Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Vấn đề an toàn điện ở VN

"Trận đồ bát quái" lưới điện Việt Nam  (nhất thế giới-!?)
Có thể nói rằng điện là thứ năng lượng vô cùng quan trọng đối với con người trong hiện tại. Mọi hoạt động, sinh hoạt của con người đều cần sự hỗ trợ của điện và điện đóng vai trò khởi động cổ máy xã hội mỗi ngày.
Nhưng, với Việt Nam, đặc biệt là với người dân Sài Gòn, từ dây điện cho đến cách tính tiền điện và bắc đồng hồ điện, cầu dao tổng ngoài trụ chẳng khác nào cái bẫy lửa đối với mọi nhà. Người dân Sài Gòn luôn sống trong nỗi lo thấp thỏm về cháy nổ do điện gây ra.
Coi đồng tiền lớn hơn mạng người
Một cư dân tên Lạc ở quận Tân Bình, Sài Gòn, bày tỏ bức xúc: “Sợ nhất là mấy trụ điện cao thế, mấy hộp điện đó. Ở trên trời khi mưa gió thì có thể có những tai nạn từ trên trời rơi xuống, có thể là dây nó rơi trúng người mình chẳng hạn. Ở dưới đất thì có những đường cống, nhiều khi họ làm rồi họ mở nắp cống, trời mưa, nhiều người bước chân ra rồi rơi xuống cống luôn, bao nhiêu trường hợp vậy rồi. Ở Việt Nam thì ngay cả thợ điện cũng không biết an toàn điện luôn, nhiều khi họ trèo lên, không có mũ bảo hộ, không có bảo hộ, cứ vậy trèo à. Ở những thành phố lớn đông dân như Sài Gòn thì nó tùm lum à. Đó là lỗi hệ thống rồi, giờ muốn chỉnh thì phải chỉnh lại từ gốc luôn, chứ cắt đầu này ráp đầu kia thì cũng y chang vậy à.”
Theo ông Lạc, vấn đề dây điện đan chằng chịt khắp thành phố có thể nói đã trở nên phổ dụng và không có gì đáng ngạc nhiên. Mà cũng không riêng gì Sài Gòn mới có, hầu như mọi thành phố, mọi ngõ quê đều có thể bắt gặp hình ảnh dây điện chằng chịt, điều này giống như một biểu tượng của ngành điện lực Việt Nam, nơi nào có dây chằng chịt, nhằng nhịt, nơi đó có điện lực Việt Nam.
Nhưng thành phố Sài Gòn vẫn cho cảm giác đặc biệt hơn, một thứ cảm giác vừa bất an vừa rất thú vị mà chỉ có những ai thần kinh đủ mạnh hoặc vượt quá ngưỡng bình thường như say rượu, tâm thần và cảm giác bị chai lì mới có thể bắt gặp được trạng thái này. Ông lạc nói rằng đôi lần ông say rượu và nhìn thấy Sài Gòn là một thành phố lãng mạn chim lồng cá chậu, mỗi người dân trở thành một con chim nhỏ bay tung tăng dưới chiếc lồng bằng dây điện và mỗi sợi dây điện trở thành một sợi dây lưới che chở cuộc đời người dân Sài Gòn.
Đó là cảm giác khi say rượu, lúc tỉnh táo, ông Lạc nói rằng mỗi sáng bước ra đường, nếu chỉ nhìn từng đoàn xe máy, xe hơi ngược xuôi không thôi thì còn đỡ. Nếu ngồi lại chỗ nào đó, nhìn ngang thì xe cộ vù vù, nhìn lên thì dây điện như mạng nhện, cảm giác ngột ngạt và xa lạ kéo đến, nếu thần kinh không đủ mạnh sẽ dẫn đến stress. Và Sài Gòn, nếu tính ra cho một đời người, những thứ lặp đi lặp lại trong một ngày kiếm cơm sẽ là kẹt xe, nhìn thấy dây điện đan lưới và ngập nước vào mùa mưa.
Đáng sợ nhất là thành phố này có lưu lượng xe cộ, người đi lại quá đông đúc, trong khi đó, nạn kẹt xe và ngập nước là thường xuyên mà dây điện lại quá chằng chịt, thật là đáng sợ. Chỉ cần một cú chập điện, hở điện đâu đó vào mùa mưa thì khó mà lường được hậu quả của nó. Vào mùa nắng thì nếu có sự cố về điện, sẽ dẫn đến cháy nổ.
          Trong khi đó, những hộp đồng hồ điện và cầu dao tổng lại gắn ngoài trụ điện, gắn khá cao, gọi là để chống trộm hoặc tránh tình trạng khách hàng gian lận tiền điện. Nhưng trong tình trạng có chập mạch, hở dây, người dân muốn ngắt cầu dao điện thì vô cùng khó, phải gọi đến những thợ điện khu vực, có khi vài giờ đồng hồ sau họ mới có mặt. Không có nhân viên nhà đèn thường trực cũng như không có đường dây nóng cho việc này. Mà nếu có số điện thoại nóng thì khi xảy ra sự cố, gọi điện thứ bảy, thứ hai số điện thoại nóng mới trả lời và có khi chủ nhật tuần sau mới có người đến xử lý. Đợi người đến xử lý thì mọi thứ đã thành tro.
Ông Lạc bức xúc kết luận rằng nhà nước quá coi thường mạng dân, vì ngành điện lực do nhà nước quản lý, nếu nhà nước không coi thường mạng dân thì phải thiết kế làm sao để người dân dễ bề xử lý nhất khi có sự cố. Đằng này chỉ vì sợi người dân ăn gian tiền điện, chỉnh gian đồng hồ hay mà tập trung toàn bộ đồng hồ và cầu dao tổng ngoài trụ, mỗi khi có sự cố, người dân rơi vào thế bị động. Những vụ hỏa hạn do điện gây ra ở Sài Gòn trong nhiều năm trở lại đây là một bằng chứng đau đớn cho việc coi đồng lãi hằng tháng cao hơn sinh mạng người dân.
Và việc này là do nhà nước. Nếu nhà nước không coi thường mạng dân thì ngành điện sẽ không bao giờ lộm thuộm, tệ hại như hiện nay.
Mối nguy đầu mùa mưa
Một người dân Sài Gòn khác tên Minh, tỏ ra lo lắng:“Thì nó chằng chịt sẵn rồi, chuyện lớn khủng khiếp mà không lo, lo cái mớ dây điện chằng chịt làm chi. Một cái mớ dây điện còn chẳng chịt trong trí tuệ con người mà không giải quyết được.”
Theo ông Minh, tình trạng dây điện chằng chịt ở Sài Gòn là tình trạng không thể cứu vãng được nữa. Vì cách tổ chức và bố trí điện hết sức manh mún, trong đó tham nhũng, móc ruột quá nhiều nên chất lượng dây điện thấp, tải lực cũng thấp, chính vì vậy mỗi khi có một hộ kinh doanh mới thì nhà đèn buộc phải kéo một đường dây mới đi kèm với đường dây cũ. Cứ như vậy, dây mới và dây cũ đi với nhau, kết thành chùm dưới những tán cây, nếu có sự cố điện va chập thì những cành cây sẽ trở thành mồi lửa, những búi dây nhanh chóng thành bó đuốc thần tốc mang lửa đền nhà dân.
Và một khi dây điện đã chằng chịt đến độ thành mạng lưới bao phủ khắp thành phố, vấn đề an toàn điện sẽ trả về số không. Hiện tại, mạng lưới dây điện cũng như cách bố trí dây điện, cầu dao điện trên cao hoặc dưới lòng đất tại thành phố Sài Gòn sẽ trở thành cái bẫy giết chết hàng ngàn người trong phút chốc khi mùa mưa tới.
Ông Minh lắc đầu nói rằng cũng may Sài Gòn là thành phố ít bị bão, chỉ có mưa và ngập lụt. Nhưng cả mưa và ngập lụt sẽ trở nên nguy hiểm vô cùng khi có một đường dây điện nào đó hở mối hoặc hỏng vỏ. Lúc đó, cả con đường ngập nước sẽ thành một dòng sông điện chôn sống đoàn người mắc kẹt trong đó.
Vả lại, người ta phân bổ dây điện đi luồn dưới cây xanh là chuyện hết sức ngô nghê, khôi hài mà có lẽ chỉ có Việt Nam mới có. Hơn nữa Việt Nam là nước có nhiều thiên tai, gió bão, không hiểu sao ngành điện lại tư duy ra được một kiểu bố trí dây điện nằm lẫn trong cây xanh. Trong khi đó, để tránh được tình trạng này thì không cần phải học cho cao, chỉ cần một người xóa mù chữ cũng có thể vẽ được bản thiết kế tránh dây điện móc vào cây xanh.
Với mức nguy hiểm và bất an như hiện tại, cộng thêm giá tiền điện mỗi ngày một tăng nhanh đến độ ngộp thở. Người dân chỉ còn mong vào một ngày nào đó ngành điện không còn độc quyền nhà nước. Và tư nhân sẽ đứng ra kinh doanh điện, cạnh tranh lành mạnh. Chỉ có như vậy người dân mới có thể yên tâm mà sống. Ông Minh đưa ra kết luận này trước khi kết thúc câu chuyện về điện.
RFA(Nhóm phóng viên tường trình từ Việt Nam)
------------

14 nhận xét:

  1. Tất cả các nhà máy điện đều đầu tư bằng TIỀN THUẾ CỦA DÂN
    Nhưng lại giao cho một nhó người kinh doanh lấy lãi.
    Thu nhập của công nhân viên chức ngành điện rất tù mù.
    Thỉnh thoảng có dư thừa thì họ lại đầu tư vào bất động sản
    Thỉnh thoảng họ lại trình nhà nước phương án tăng tiền điện
    Mọi người dân không thể không có điện, nên giá tăng đến đâu dân cũng phải cắn răng mà chịu

    Đó là đặc điểm của nền KINH TẾ ĐỘC TÀI KHÔNG MINH BẠCH

    Trả lờiXóa
  2. Cái cột điện là bản sao của chế độ XHCN ở VN.

    Trả lờiXóa
  3. Các bạn đừng nên nhầm lẩn điện lưới với cáp viển thông nhìn vào các bức ảnh trên thì chủ yếu là cáp viển thông nhằng nhịt. Điều đáng tiếc là do cáp viển thông làm rối mất mỹ quan lại đỗ cho ngành điện là không công bằng. Mặt khác tôi thấy những năm gần đây ngành điện đầu tư hệ thống cột và dây điện khá quy củ ngay cả cho ở vùng nông thôn sâu xa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thôi , có lẽ chỉ bàn nông cạn , nói sơ sơ , nghe cho vui chơi thôi , chứ bàn sâu vào thêm thì khó nói lắm .
      Nào là mua điện TQ giá không rẽ , nào là TQ trúng thầu xây một loạt nhà máy điện chạy bằng than với kỹ thuật lạc hậu phế thải , phun bụi mịt mù khiến dân ngu khu đen mà cũng bực bội uà ra đường phản đối .
      Nào là VN có mỏ than lớn ,tốt mà cào bán mất mẹ nó hết rồi , hiện nay đã bắt đầu mua than , sắp tới phải nhập than để chạy máy điện còn nhiều khủng khiếp nữa , hàng chục triệu tấn mỗi năm .

      Chưa hết , chỉ với ống dẩn nước sạch sông Đà cho Hà Nội mà còn bể lên bể xuống , hết khắc phục rồi thì qua sửa sai , không biết chừng nào mới có ổn định lâu dài .
      Với trình độ khoa học kỹ thuật như vậy mà đang xây dựng nhà máy điện nguyên tử thì ..rợn tóc gáy .
      Dù là ngoại quốc xây , nhưng ai biết mình quản lý ra sao .Đó ,đó , mua xe tải TQ , bánh xe TQ nổi hứng muốn bể lúc nào thì bể , rồi gây tai nạn , Xe tải , xe khách TQ xài 1 thời gian đạp thắng xe vẫn chạy luôn , ngán quá .

      Xóa
    2. Tôi nhất trí với bạn cáp viễn thông nhì nhằng là chủ yếu của bưu chính viễn thông Việt nam (VNPT). Khốn khổ mình lở đăng ký nhà mạng VNPT mổi khi vào intenet là bị chăn ngược chặn xuôi. Chỉ dành cho mạng báo chí nhà nước còn vào mạng xã hội như vào trang bác Bồng đây là cứ phải chui lủi như thằng ăn cắp.Trời ơi cái gọi là tự do ngôn luận tự do báo chí ở Việt nam là thế này ư?

      Xóa
  4. Còn để nghành điện lực độc quyền ( chính là nhóm lợi ích đang thâu tóm, chi phối , không muốn chuyển sang cơ chế thị trường mua bán cạnh tranh ) . Vì vậy doanh nghiệp , người dân sử dụng điện còn phải chịu cảnh ( qua sông thì phải lụi đò ) , và phải chịu nhiều chi phí vô hình được nghành điện tính vào giá điện .

    Trả lờiXóa
  5. Các nước tiên tiến tất cả hệ thống điện đều đi ngầm không có mạng nhện như VN

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn VN là TIỀN tiến nên nó mới thế , với trình độ VN mà đi ngầm thì lại đào bới quanh năm , cái họa còn lớn hơn mạng nhện bội phần . Nghiến răng mà sống cùng với cái kỷ lục đặc biệt này để thể hiện là người VN dũng cảm !

      Xóa
  6. Tiền lương hưu của tôi chỉ đủ đóng tiền điện nước hàng tháng, sống nhờ con cháu. Điện ngày tăng giá trong khi chất lượng phục vụ và độ an toàn rất đáng ngại nhất là khi mưa bão ra đường.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giá điện tăng liên tục là chứng tỏ ngân sách quốc gia thâm hụt vì không có khoản thu nào đập vào , ở Đông Âu , Bulgaria cũng rứa ! Năm 2 lần , vì tiền điện là tiền tươi , ăn ngay và chắc chắn nên họ viện đủ lý do để móc túi người dân bù vào lỗ hổng ngân sách . Chỉ các nước không có nền kinh tế ổn định và nạn tham nhũng nên mới nghĩ ra cái trò mèo này .

      Xóa
  7. Mới đây đọc báo có thấy chuyện vài anh thanh niên người dân tộc Thái ở vùng quê , kéo dây điện ra suối chích điện cho cá chết , một kiểu bắt cá tận diệt , dễ dàng , ít tốn công nhưng rất dễ bị sơ ý , điện giật là chết liền .
    Thỉnh thoãng có tin có người bị điện giật chết vì đụng vào hàng rào , vì đi vào rẫy của người sợ bị ăn trộm nên gài dây điện . Trời bão dây điện đứt , lái xe , đi bộ qua bị dính điện giật . Thậm chí vì ghen dí điện giết vợ .

    Trên thế giới , Mỹ và Canada , thêm 1 sô ít nước khác xài điện nhà 110 volt , có bị giật thì tê giật mình , nhưng không sao . Còn đa số các nước nghèo , ngay cã Châu Âu cũng vẫn xài điện 220 volt ,điện truyền đi ít hao hụt , ít tốn kếm hơn , nhưng nguy hiểm .
    Điện 220 v xài mạnh , nhưng lở đụng bị điện giật , chết liền , 110 v an toàn nhưng tốn kém thêm các cục hạ thế , nói chung là thêm nhiều dụng cụ , mắc .

    Điện VN hiện tại , muốn cải tạo thành điện nhà 110v để có an toàn trong nhà , ngoài đường , với cơ chế kinh tế , xã hội hiện tại , trong vòng 20, 30 năm nữa mà đổi điện 220v được qua điện 110v quả là mơ mộng , vì chỉ trong 1 nhà mà phải thay hết tất cã dụng cụ mới xài được điện 110v , quá khó cho toàn xã hội .

    Thế mà tụi Ngụy , miền Nam 50 , 60 năm lúc trước , chỉ dùng điện 110 V . Khi miền Nam mua máy hảng xe Citroen của Pháp về làm ra chiếc Ladalat bán khắp nơi , lúc đó ông tổ của Samsung còn đang đi cày ruộng ( Nam Hàn sau chiến tranh Nam Bắc 1950 xã hội còn nghèo , nát bét )

    Trả lờiXóa
  8. Khoãng 2 năm trước , tôi có thấy trên báo Times của Mỹ chụp bức hình 1 cây cột điện ở VN chằng chịt dây điện thấy còn ghê hơn hình trên đây , rồi họ cũng có bức hình giống y như vậy ở bên TQ . Ý của họ là ở xứ nghèo lạc hậu , mạng điện là như thế ấy .
    Muốn cải thiện thì chỉ có khi đất nước giàu hơn mới sửa đổi từ từ , chứ làm sao bây giờ .
    Mà nếu nói giàu thì có nước XHCN nào trên thế giới giàu đâu .
    Thôi đành chịu vậy , rán khắc phục . Chỉ có điều phải luôn nhớ trong đầu : Điện 220 Volt ở VN bị giật là chết liền , đừng táy máy mà sửa chửa , còn xui thì là do số trời .

    Trả lờiXóa
  9. Ở Mỹ 117V, Nhật 100V. An toàn, tuy tổn thất hao hụt trên đường dây cao hơn 220V.
    Con người là quan trọng với bọn "giãy chết". Thảo nào họ không chết.

    Trả lờiXóa
  10. Thế này mà thợ điện không bị điện giật chết mới là lạ!

    Trả lờiXóa