Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Tự trọng cá nhân và tự tôn dân tộc

* NGUYỄN ANH TUẤN
Hình ảnh cử nhân Phùng Đức Ninh, sinh năm 1990, mới tốt nghiệp Đại học Điện lực, cầm tấm biển xin việc để có tiền mua sữa cho con ở một đường phố Hà Nội, làm nóng bỏng các trang mạng.
Ninh trạc tuổi các sinh viên của tôi mới tốt nghiệp đầu hè vừa rồi, và giờ chắc cũng đang đôn đáo nháo nhác chạy xin việc. Một vài ý kiến trên báo như một lời phán xét chính thống cho rằng đó là một hành động "nhục nhã"!
Riêng tôi, muốn suy ngẫm thêm: có phải ý ngầm, hay ý xa của phán xét cay nghiệt đó, là thiếu lòng tự trọng cá nhân, rộng hơn là thiếu lòng tự tôn dân tộc?
Theo tôi, cần khẳng định ngay: việc làm của Ninh là biểu hiện của lòng tự trọng. Bởi, cậu ta đã thể hiện công khai cái mong muốn được làm việc phù hợp với ngành nghề ăn học suốt 4 năm của mình: "Bạn cần tuyển tôi"!
Abraham Maslow từng đưa ra thuyết 5 nhu cầu như sau: 1. Tồn tại (ăn, mặc, ở) - 2. An toàn (tính mạng, tài sản) - 3. Giao tiếp - 4. Được tôn trọng - 5. Tự khẳng định mình. Nhưng, nếu không kiếm được việc làm phù hợp với năng lực của mình, đối với một người có lòng tự trọng, cả 5 nhu cầu kia sẽ trở thành ảo mộng xa vời!
Sau nữa, theo nhà văn Nguyễn Quang Thân: "Chuyện đòi việc làm với hình thức phong phú, độc đáo khác như đeo bảng trước ngực hay hình thức khác vẫn xảy ra như cơm bữa ở các nước dân chủ văn minh, chẳng ai lấy làm lạ"- motthegioi.net).
Và điều đáng nói hơn cả, là hành động của Ninh giúp mọi người càng thấy nhức nhối với hiện tượng đã trở thành trọng bệnh của xã hội: Những người có năng lực, có tâm, thì ít có cơ hội để bộc lộ sự đóng góp cho xã hội của bản thân, bởi cơ chế bùng nhùng, bởi lợi ích nhóm bao phủ, bởi sự đố kỵ, hẹp hòi, định kiến của lãnh đạo và đồng nghiệp; trong khi đó thì nhiều công chức ăn lương hẳn hoi chỉ giỏi chuyện "ăn cắp" thời gian trong giờ làm việc để tán gẫu, làm việc riêng, rồi chăm chăm tìm mọi cách biển thủ vật tư tiền bạc nhà nước.
Không ít công chức cỡ bự thì lợi dụng quyền chức địa vị và các mối quan hệ kiểu "mafia" để tham nhũng, đục khoét công quỹ, "ăn bẩn không chừa một thứ gì!" (Lời Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan).
Chính đội ngũ công chức tha hóa này đã góp phần tạo ra sự bất công ghê gớm trong xã hội, mà một trong những bất công đó là những người có tài không được sử dụng, sinh viên đào tạo ra hàng đống mà tiếp nhận để làm việc lại nhỏ giọt, (biên chế vốn chỉ dành cho thân hữu, cánh hẩu, hoặc là hàng hóa để mua bán), và buộc họ phải chạy chọt mất tư cách, phải tiêu cực đi đêm với kẻ có quyền ban phát công việc!
Và kết quả là lại bắt đầu khởi động những cuộc chiến chạy chức chạy quyền để thu lại cái vốn "tiêu cực" đã bỏ ra! Và chúng ta hãy chịu khó nghe chuyên gia kinh tế Lê Đăng Doanh thuật lại trong một buổi báo cáo cho trung ương Đảng: "Ngày 01 tháng 12 này cũng có một cái Hội nghị tài trợ. Tôi xin báo cáo rất chân thành với các anh là ra đấy chỉ khổ tâm thôi. Nhiều thằng nó nói với tôi là chúng mày định ngửa tay đi ăn xin đến bao giờ nữa? Chúng mày là người thông minh, có học, về mặt nào đấy chúng mày không kém gì chúng tao cả… Tại sao chúng mày cứ ăn xin miết thế. Chúng mày giỏi thế mà chúng mày nghèo lâu đến như thế là thế nào?".
Còn thế nào là tự trọng của công chức ư? Đã có rất nhiều tấm gương cổ -  kim, trong nước và thế giới, chỉ xin dẫn một câu chuyện cảm động đáng ngẫm ngợi: Một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi, Kishi Ryoichi, đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư mà ông để lại.
Tin tức nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Thổ Nhĩ Kỳ và rất nhiều người tán dương lòng tự trọng của người kỹ sư, thậm chí một số người còn đề nghị đặt tên cây cầu theo tên ông. 
Lòng tự trọng cá nhân, hay là liêm sỉ, có mối quan hệ mật thiết tới lòng tự tôn tự hào dân tộc. Nếu không có nổi lòng tự trọng, làm sao có đủ tư cách để dám nói tới lòng tự tôn, tự hào dân tộc!
Một cô học sinh năm cuối phổ thông TH đã phát biểu những lời khiến bất cứ ai còn chút lương tri cũng phải ứa nước mắt: "So với nhiều nước trên thế giới, ngay cả những nước trong khu vực, Việt Nam ta còn thua kém, tụt hậu về khoa học công nghệ, chỉ số GDP, tiềm lực kinh tế, tiếng nói chính trị… Ta chưa làm chủ được công nghệ mà vẫn phải nhập của nước ngoài, rồi thậm chí phải thuê chuyên gia nước khác về vận hành.
Ta đi sau các nước bạn cả về kinh tế, về chỉ số con người… trong khi tiềm lực ta lớn. Chúng ta vẫn là một nước lạc hậu so với thế giới bên ngoài tiên tiến, hiện đại, không ngừng phát triển từng giờ. Tại sao một nước Việt Nam không nhỏ như chúng ta đã thấy lại trở nên bé nhỏ đến vậy khi sánh vai với các cường quốc năm châu? Và tại sao, chúng ta phải đối diện với con số khủng khiếp rằng 197 năm nữa Việt Nam mới đuổi kịp Singapore - một quốc đảo thậm chí còn nhỏ hơn thành phố Hồ Chí Minh?" (Hoàng Khánh Linh, THPT chuyên Nguyễn Huệ - Hà Đông, Hà Nội)
Cách đây đã lâu, tôi có được xem một bộ phim Ba Lan; không phải là phim kinh điển, cũng chẳng có gì nổi bật lắm về nghệ thuật để đoạt được giải trong các LHP Quốc tế, song câu chuyện phim cứ ám ảnh tôi suốt mấy chục năm ròng, xin kể lại làm kết cho bài viết nhỏ này:
Một gia đình nước ngoài đến Ba Lan du lịch, vào một khách sạn. Khi gia đình này trả khách sạn, bỏ quên một chiếc va ly. Anh nhân viên trực phòng khi phát hiện ra, đã tìm mọi cách để trao trả lại: dò hỏi các du khách, gọi điện các nơi, đến sân bay, vào đồn công an, tới đại sứ quán... Nhưng đều vô vọng. Nhiều năm sau, tình cờ anh nhân viên khách sạn gặp được vị khách nọ, và xin trao trả lại chiếc va ly còn nguyên vẹn, chưa hề được mở suốt hơn chục năm qua. Ông khách ngạc nhiên, và đã quên bẵng từ lâu chiếc va ly lẫn sự bỏ quên của mình!
Ông ta còn ngạc nhiên hơn nữa vì sự kỳ công vất vả của anh nhân viên đối với một chiếc valy chắc không có mấy giá trị. Rồi ông ta gặng hỏi: vì lý do gì anh lại làm như vậy? Câu hỏi vừa tò mò vừa biểu thị sự trịch thượng của kẻ thừa tiền khiến anh nhân viên dù rất buồn và tự ái cũng cố kiềm chế để "độp" lại một cách lịch sự: "Thưa ông, tôi làm như vậy vì đặt mình trong địa vị người bỏ quên: nếu nó không có giá trị nhiều về vật chất thì cũng gắn bó với tôi  như một kỷ niệm đặc biệt. Hóa ra, người cho tôi kỷ niệm đặc biệt đó lại là ông! Và xin thưa với ông, tôi làm điều này để cho những người như ông biết: người Ba Lan chúng tôi, dù nghèo túng đến đâu cũng không bao giờ đụng chạm đến đồ bỏ quên của người khác..."
Vâng, lòng tự trọng của một con người bình thường cũng có ý nghĩa lớn lao trong việc bảo vệ danh dự và lòng tự tôn Dân tộc là như vậy. Đó cũng là điều còn thiếu, thiếu trầm trọng trong xã hội chúng ta hiện nay.
Tôi hy vọng cậu cử nhân thất nghiệp Phùng Đức Ninh - dù còn phải tiếp tục thất nghiệp dài dài nữa, song đừng cố sống cố chết để chạy chọt vào làm cơ quan nhà nước bằng được - nếu cơ chế hoạt động của nó cứ ỳ tại chỗ như bao năm qua để "dinh dưỡng" cho sự mất tự trọng hàng ngày nảy sinh như nấm độc!
Chúc Ninh tìm được việc làm, và trong hoàn cảnh nào vẫn luôn giữ được lòng tự trọng, để từ đó giữ được lòng tự tôn, tự hào dân tộc chân chính của mình!
N.A.T/Motthegioi
-------------

11 nhận xét:

  1. Ở Hà -Nội có chợ người, bạn Ninh cứ ra đấy xếp hàng chờ người đến thuê, chắc chắn sẽ có đủ tiền mua sữa cho con và cho cả bạn nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây dúng là thiên đường CS mà đảng ta đang đi tìm

      Xóa
  2. lương tâm thời đạilúc 03:16 29 tháng 8, 2015

    Bạn Ninh này không sai.
    Nhưng nếu tôi là bạn tôi không làm như thế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy phải làm gì hả bạn lương tâm thời đại .??? Hay tìm mọi cách để xin vào cơ quan nhà nước để được luồng xâu leo cao hà ban ...???

      Xóa
  3. Chỉ bọn tham nhũng mới phê phán thanh niên này - "Sao hổng biết ăn cắp như chúng tao? Cứ nhoay nhoáy mà chôm! Chúng tao có Thẻ Chôm Đỏ! Ha ha!"

    Trả lờiXóa
  4. nếu bạn tranh nhau cống hiến tranh nhau phục vụ nhân dân thì bạn hãy xin vào nhà nước

    Trả lờiXóa
  5. KẾT LUẬN của TS HÀ SĨ PHU người đã giữ chức vụ Viện Phó Phân Viện Đà Lạt của Viện Khoa Học Việt Nam, về hưu năm 1993[1]

    Hiện tượng một chủ nghĩa ảo tưởng, phi lý và phản tiến hóa như chủ nghĩa Cộng sản lại rộ lên một thời rộng lớn, thu hút đám đông, trong đó có cả những trí thức lớn, nghịch lý quá lớn ấy khiến thiên hạ phải chiêm nghiệm mà đúc kết thành một quy luật, quy luật liên kết và hoán vị loại trừ lẫn nhau trong 3 thành tố, tạm gọi là luật “loại trừ một trong ba” hay luật “Hai khử một”.

    Ba thành tố ấy là Tâm hồn Lương thiện, Trí tuệ Thông thái và Lập trường Cộng sản, liên kết và loại trừ nhau như sau:

    - Đã Thông thái và Cộng sản thì không Lương thiện (phải mưu mẹo, gian hùng)

    - Đã Lương thiện và Cộng sản thì không Thông thái (phải nhẹ dạ, nông cạn)

    - Đã Lương thiện và đủ Thông thái thì không theo Cộng sản.[1]

    - See more at: https://www.danluan.org/tin-tuc/20130225/ha-si-phu-gop-phan-giai-ma-mot-the-he-dan-than#sthash.9L8IEBWO.dpuf

    Trả lờiXóa
  6. Sẽ có rất nhiều còm có quan điểm khác nhau. Người ta có thể nói rằng ừ thì "bách nhân bách tính", để giải thích cho chuyện này.
    Nhưng không phải vậy tất cả sự khác nhau đó phản ánh một điều là: người Việt bắt đầu tranh luận và định nghĩa lại các giá trị đạo đức. Ví dụ ăn (tham nhũng) là khôn hay dại; nói dối là dại hay khôn; ăn cướp là tốt hay xấu; đi ăn xin (ví dụ xin được ODA) có đáng tự hào hay xấu hổ... Chả lẽ lại nói rằng: các giá trị đạo đức của dân tộc kết tinh từ ngàn năm nay (ba con số) do cha ông gây dựng đã bị đảo lộn do một thời kỳ CM có thời gian hai con số tính bằng năm?

    Trả lờiXóa
  7. chế độ thối nát này làm gì có chỗ cho những SV mới ra trường, bao nhiêu chỗ chúng nó dành hết cho người nhà, từ vị trí nhỏ đến to, còn không thì chúng bán với giá cắt cổ. Con Nguyễn Tấn Dũng, đứa làm thứ trưởng, đứa Bí thư tỉnh đoàn, con Nguyễn Văn Chi thì là Phó chủ tịch Đà Nẵng, con Nông Đức Mạnh từ một thằng bụi đời hè phố trở thành Bí thư tỉnh ủy, con Lê Thanh Hải thì trở thành chủ tịch quận trẻ nhất, con Nguyễn Chí Thanh từ một thằng ăn cắp chuyên nghiệp nay thành thứ trưởng...nếu liệt kê thì chẳng biết đến chừng nào mới hết. Hình ảnh cậu cử nhân cầm biển xin việc làm chính là cái tát cho bọn cầm quyền, là bản án cho chế độ hiện nay. Nhục nhã nhất hiện nay là ông Nguyễn Phú Trọng một kẻ ba hoa khoác lác, ca tụng CNCS lên tận trời xanh nhưng thực tế lại diễn ra ngược hoàn toàn những gì ông ta nói.

    Trả lờiXóa
  8. Đồng ý với Nặc danh 11:56 => cho nên con dân đen làm gì còn chỗ !

    Trả lờiXóa
  9. Đang có cuộc "Triển lãm 70 thành tựu kinh tế - xã hội của đất nước" (báo điện tử ĐCSVN đăng tít là: "Khai mạc triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội năm 2015"). Chắc là triển lãm hoành tráng lắm đây.
    Không biết là những thành quả đó là những gì, đứng ở top nào trong ASEAN?
    - Công nghiệp thì chúng ta chắc chắn là Lafovaf Căm phu chia
    - Nông nghiệp thì đã xuất khẩu gạo có lúc đứng thứ 2 thế giới (nhưng hộ nghèo và cận nghèo là bao nhiêu? thiếu gạo ăn là bao nhiêu?
    - Lâm nghiệp thì chúng ta đã cơ bản phá xong rừng chưa?
    - Nợ ODA để con cháu phải trả là bao nhiêu so với GDP?
    Nói về kinh tế thì phải nói đến nguồn lực con người.
    vậy thì tổng kết xem 70 năm chúng ta đã đào tạo ra bao nhiêu tiến sĩ, bao nhiêu trong số đó có công trình khoa học thực sự hữu ích? Bao nhiêu công trình khoa học dược thế giới công nhận?
    - Nhiều vị lãnh đạo nói dân trí ta thấp. Nếu vậy có phải do lỗi của dân không? Cần nhớ, sau CM tháng 8/1945, gần 90% dân só mù chữ, nhưng với nỗ lực xóa mù chữ của Cụ Hồ cùng với ê kíp như cố bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên, cụ Nguyễn Hữu Đang .... trên 70% dân số đã thoát nạn mù chữ. Nhưng ngày nay, quan trí còn thấp hơn cả dân trí. rất nhiều cán bộ trung cao cấp viết không trơn, đọc không chạy chữ.
    Trước 1975, Thailand, còn thua xa miên Nam, đặc biệt là Bangkok so với SG chỉ như một thành phố cấp tỉnh so với TP cấp trung ương hiện nay. Còn ngày nay, SG lại mơ được như Bangkok (chưa dám nói mơ như Singapore hay Kuala Lumpur).

    Trả lờiXóa