Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 11 tháng 7, 2015

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng suy nghĩ gì về Thomas Jefferson?

* BÙI VĂN BỒNG
            Chuyến thăm Hoa Kỳ mới rồi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được đánh giá là ‘dấu ấn, là dấu mốc’ lịch sử. Suốt 85 năm qua, lần đầu tiên một Tổng bí thư đảng CSVN thăm chính thức Hoa Kỳ và  được Tổng thống Mỹ tiếp tại Nhà Trắng. Sự xích lại lịch sử này được cả Việt Nam và Hoa Kỳ mong đợi sau 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt-Mỹ. Lịch sử đất nước Việt Nam hơn 4.000 năm qua có nhiều cựu thù. Trung Quốc là cựu thù dai dẳng nhất, cũng là nguy hiểm nhất, và hiện nay vẫn chưa từ bỏ mưu đồ xâm lược Việt Nam để bành trướng xuống Đông Nam Á.
 Đảng vẫn giữ (và cố nuôi) mối tình Hữu Nghị Việt-Trung, cho dù thực chất đó là thứ ‘hữu nghị viễn vông’ (Nguyễn Tấn Dũng). Nhưng nhân dân đều xác định rõ kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm, hàng ngày hàng giờ đe dọa Việt Nam vẫn là Trung Quốc, với nhiều mưu sâu, kế hiểm từ nhà cầm quyền Trung Nam Hải. 
           Nếu gọi là "kẻ thù xâm lược", thì Mỹ chỉ 'xâm lược' Việt Nam một lần. Còn đế quốc Đại Hán từ phương Bắc, hết triều đại này sang triều đại khác xâm lược Việt Nam cả chục lần; hiện nay vẫn đang thực hiện các ‘chiến lược, chiến dịch xâm lược mềm’ hòng thu phục, chiếm giữ Việt Nam, bắt Việt Nam phải lệ thuộc Trung Quốc, thậm chí còn mưu đồ biến Việt Nam thành Khu Tự trị  hoặc một tỉnh thuộc đảng CS, nhà nước Trung Quốc (!?). Với nước Mỹ bên kia bán cầu, dù là ‘cựu thù’, nhưng cuộc chiến đã ngừng 40 năm nay, Mỹ đã rút quân khỏi Việt Nam 42 năm, còn Trung Quốc đang ráo riết bằng mọi thủ đoàn hòng 'nuốt trọn' Việt Nam.
            Sự tiếp đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng thể hiện ‘tầm nhìn thời đại’ của Tổng thống Obama cũng như các đảng cầm quyền ở Mỹ là sự cần thiết phải thay đổi thế giới quan về ý thức, về hệ tư tưởng, về chủ nghĩa… trong thời đại hiện nay. Toàn cầu hóa, thế giới phẳng mở ra xu thế thời đại, chính xu thế thời đại buộc mọi người trên trái đất phải có 'Tầm nhìn thời đại'. Thời đại ngày nay không còn ‘phân tuyến, phân phe’ như thời kỳ chiến tranh lạnh. Thời đại ngày nay là thời đại cần có quan điểm đích thực về lợi ích quốc gia, dân tộc về an sinh của con người. Thời đại ngày nay không còn quan điểm xâm lược, ăn cướp, chiếm đoạt thị trường bằng sức mạnh vũ khí, tràn ngập lãnh thổ, mà là thời đại chiếm lĩnh thị trường bằng chất lượng hàng hóa, bằng khoa học công nghệ, bằng năng lực cạnh tranh trong kinh tế thị trường, hai bên cùng có lợi. Thời đại ngày nay đòi hỏi cách nhìn thấu đáo, thiết thực về các mối quan hệ song phương, đa phương, bình đẳng trong hòa bình, không ai chèn ép, khống chế ai bởi sức mạnh quân sự, đe dọa vũ trang. Thời đại ngày nay không còn là thời đại lệ thuộc bởi 'các thứ chủ nghĩa', người này dễ dàng có quyền áp đặt ‘ý thức hệ’, tư tưởng cho người khác…
            Sau hơn 4 thế kỷ, khi Thomas Jefferson thảo ra Tuyên ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, xu hướng ‘toàn cầu hóa’ đang đặt ra cho con người phải thực thi và thể hiện cho cuộc đời mỗi con người, cho mỗi dân tộc sự phát triển theo hướng coi con người là trung tâm trái đất, đã sinh ra trên đời bất kỳ ai cũng có quyền được làm người, đúng như Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ được Tuyên bố ngày 4-7-1776: "Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
            Thăm Mỹ lần này, hoạt động đầu tiên, ghi dấu ấn và mang ý nghĩa tốt đẹp, sâu sắc là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đến viếng thăm Nhà tưởng niệm cố Tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ, Thomas Jefferson.
Thomas Jefferson (13 tháng 4 năm 1743–4 tháng 7 năm 1826), người sáng lập ra Đảng Dân chủ-Cộng hòa Hoa Kỳ (Democratic-Republican Party), và là một trong những người theo chủ nghĩa tự do nhiệt thành lớn nhất thời cận đại. Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ là văn bản chính trị tuyên bố ly khai khỏi Anh của 13 thuộc địa Bắc Mỹ. Tuyên ngôn độc lập của Hoa Kỳ ghi dấu ảnh hưởng của triết học Khai sáng và cả kết quả của Cách mạng Anh năm 1688.
Từ năm 1789, với tư cách là ngoại trưởng Mỹ trong nội các của Tổng thống George Washington, ông đã công bố tư tưởng dân chủ mà dựa vào đó Đảng Dân chủ Hoa Kỳ được xây dựng, điều này đã đưa đến việc Jefferson đắc cử Tổng thống Mỹ năm 1800. Sau 2 nhiệm kì, ông rút lui và cống hiến những năm cuối đời cho việc thiết lập trường Đại học Virginia, được ông xem là một trong những công trình quan trọng nhất của mình.
Nội dung chính của bản tuyên ngôn được dựa trên tư tưởng của một triết gia người Anh ở thế kỷ 16, John Locke. Theo lý thuyết của John Locke, ba quyền cơ bản không thể bị tước đoạt của con người là quyền được sống, được tự do và được sở hữu. Quyền sở hữu được Jefferson đề cập tới trong bản tuyên ngôn là "quyền được mưu cầu hạnh phúc". Những ý tưởng khác của John Locke cũng được Jefferson đưa vào bản tuyên ngôn như sự bình đẳng, Nhà nước hạn chế, quyền được lật đổ Chính quyền khi Chính quyền không còn phù hợp. Bản tuyên ngôn cũng vạch tội nhà cầm quyền Anh, đại diện là vua George III, bởi chính sách thuế khóa nặng nề và tàn bạo.
Tuy nhiên, sự quan tâm đến các vấn đề xã hội của Jefferson không cho phép ông hưởng thú ẩn dật. Ông được cử làm thành viên Viện đại biểu bang Virginia, và khi các vấn đề thuộc địa trở nên gay gắt, ông đóng vai trò tích cực ngày càng tăng trong phong trào đấu tranh giành độc lập. Những kiến nghị của Jefferson trong đoàn đại biểu Virginia với Hội nghị lục địa được công bố trong quyển sách nhỏ tựa đề "Quan điểm tóm tắt về các quyền của nước Mỹ", đã đưa ông lên vị trí của một trong những nhà lãnh đạo cách mạng hàng đầu. Ông được cử làm công tác đặc biệt ở Anh, và tại Mỹ ông được các cộng sự chọn để dự thảo bản Tuyên ngôn Độc lập năm 1776.
Từ bỏ ghế đại biểu ở Quốc hội, Jefferson quay ra quan tâm đến việc xây dựng một bản hiến pháp cho quê hương Virginia. Nhiều tư tưởng của ông tập trung trong văn kiện đó, và nhiều ý tưởng khác được thể hiện trong các đạo luật ban hành những năm sau đấy. Năm 1779, Jefferson được bầu làm thống đốc bang Virginia và giữ chức vụ này cho đến năm 1781. Năm 1783, trở lại tham gia Quốc hội một lần nữa, ông đứng đầu ủy ban được cử ra để xem xét hiệp ước hòa bình với Anh. Năm kế ông được cử làm công sứ đại diện cho chính phủ Mỹ non trẻ ở Pháp và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ này.
Jefferson mất ngày 4 tháng 7 năm 1826 (cũng đúng ngày Tuyên bố Tuyên ngôn độc lập Hoa Kỳ, quốc khánh Hợp chủng quốc Hoa Kỳ), ở Monticello, gần Charlottesville, tại căn nhà tự ông xây cất, cùng một ngày với John Adams, hưởng thọ 83 tuổi. Trên mộ bia được ông chọn từ trước, có mang dòng chữ: "Đây là nơi an nghỉ cuối cùng của Thomas Jefferson, tác giả của bản Tuyên ngôn Độc lập Mỹ, của Đạo luật Virginia về tự do tín ngưỡng, và là cha đẻ của trường Đại học Virginia".
Thomas Jefferson đã đóng góp rất lớn lao vào các nguyên tắc của nền Dân Chủ Hoa Kỳ. Cùng với Tổng thống George Washington, ông là một trong các nhân vật vĩ đại của cuộc Cách mạng Bắc Mỹ mà danh tiếng đã vang lừng trên khắp Thế giới. Ông Jefferson đã ủng hộ các Quyền của Con Người, các tự do ngôn luận, tôn giáo và báo chí và cũng vì tôn trọng nền tự do sau này mà ông đã phải chịu đựng nhiều vụ nói xấu của các tờ báo vô trách nhiệm.
Thomas Jefferson còn là một nhà canh nông. Ông đã phát minh ra một thứ máy cày được nông dân Mỹ dùng trong nhiều năm. Ông đã đưa loại máy đập lúa từ châu Âu vào Hoa Kỳ và khuyến khích Robert Mills trong việc phát triển loại máy gặt. Ông cũng là một trong những người chủ trương phương pháp luân canh. Là một nhà khoa học, ông Thomas Jefferson khuyến khích việc phát minh ra "thì kế", không những được dùng trong các cuộc chạy đua mà còn trong các công cuộc khảo sát thiên văn. Ông cũng là người đặt niềm tin vào loại tàu ngầm và về y tế, là một trong các nhân vật quan trọng chấp nhận chủng ngừa đậu mùa. Các con cháu của ông cũng đồng lòng chủng ngừa như ông.
Về kiến trúc, ông Thomas Jefferson đã vẽ kiểu cho Tòa nhà Monticello gồm 35 phòng của ông. Đây là một trong các dinh thự lịch sử đẹp nhất của Hoa Kỳ. Ông cũng đã vẽ kiểu Điện Capitol của Thủ phủ Richmond và các tòa nhà ban đầu của Đại Học Virginia. Về các dụng cụ dùng trong nhà, ông Thomas Jefferson đã nghĩ ra các loại ghế xếp, ghế đu đưa, cùng cải tiến nhiều vật dụng khác. Ông thường được gọi là "Người cha của Văn phòng bằng sáng chế" bởi vì đạo luật đầu tiên về phát minh, sáng chế đã được ông giám sát…
            Viếng thăm Nhà tưởng niệm cố Tổng thống Thomas Jefferson, chắc chắn đây là kỷ niệm khó phai mờ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ngày 2-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn quyền con người trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ. Chỉ khi đã có quan điểm đúng về “quyền bình đằng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, mới trân trọng viếng thăm lãnh đạo, vĩ nhân Thomas  Jefferson của nước Mỹ.
            Còn hơn nửa năm là đến Đại hội XII của đảng, ông Nguyễn Phú Trọng cũng hết nhiệm kỳ làm Tổng Bí thư . Rồi cũng như bao nhân vật thuộc “đỉnh cao trí tuệ” khác, ông Nguyễn Phú Trọng sẽ được ‘trút gánh nặng quyền lực’. Trước khi qua đời, Tổng thống Thomas Jefferson để lại câu nói nổi tiếng: "Không một người tù nào cảm thấy nhẹ nhàng hơn tôi khi tôi trút được gánh nặng quyền lực"
           Đúng là ‘dấu ấn lịch sử’, như Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden đã chọn câu Kiều đặc sắc nhất, phù hợp bối cảnh nhất cho chuyến thăm nước Mỹ lần này của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ‘trời còn dành cho’ còn muốn ban ‘hồng phúc’ cho đất Việt, một cơ hội không dễ gì có được:
“Trời còn để có hôm nay
Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời”.
        Thời cơ không đến hai lần, qũy thời gian không nhiều, lại rơi vào thời điểm nhiều sự kiện tiếp nối, sau chuyến thăm này, TBT Nguyễn Phú Trọng có “dám vén mây và biết vén mây’ hay không, tùy thuộc vào sự xoay đổi hoàn toan tư duy, thực sự có bản lĩnh, năng lực, cái tài lãnh đạo phù hợp “Tầm nhìn chung, tầm nhìn thời đại’ của ông. Đó cũng chính là khách quan, biện chứng.
     Về Hà Nội, Tổng Bí thư  Nguyễn Phú Trọng suy nghĩ gì về điểm nhấn ‘Quyền con người’ (nhân quyền) trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ, nghĩ gì về người đã viết ra bản Tuyên ngôn ấy, và nhất là câu nói trên đây của Thomas Jefferson. Ông đã chuẩn bị cho cuộc ‘trút gánh nặng quyền lực’ sắp tới, để lại dấu ấn gì cho dân cho nước?
BVB
-------------

76 nhận xét:

  1. Biết lui về đúng lúc cũng là tạo động lực để xã hội phát triển.Thời Nhà Trần các vị vua sớm lui về giao trọng trách cho người trẻ để tạo cơ hội cho họ phát triển tài năng,bản lĩnh làm lợi cho đất nước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hà Nguyên Phươnglúc 19:16 11 tháng 7, 2015

      Bài viết chọn lọc tư liệu và cách phân tích rất hay, sát thực tế thời đại @ hiên nay!

      Xóa
    2. Có một điều làm cho mọi người đau đớn đến tận tâm can - đó là,mình hành hạ con cái mình đến độ thậm tệ (cấm đoán những điều cơ bản nhất,không được ăn no,không được nói trái ý- mặc dầu mình quá đổi sai trái như ngu ngốc,tham lam vô độ,phá hoại tài sản của gia đình ...) ĐỂ ĐẾN NỔI NGƯỜI LỐI XÓM ĐẾN NĂN NỈ MÌNH ,XIN MÌNH THA CHO CON CÁI MÌNH ! trời ạ,như vậy mình là gì đây ? súc vật chăng ? hay ác quỉ ?

      Xóa
    3. Rất khó để ông Trọng thay đổi vì VN hiện nay tất cả đều mờ mịt và mù tịt do chính CSVN sinh ra:
      Trong các kỳ đại hội đảng, người ta cũng có những bản báo cáo về những thành tựu trong quá khứ cũng như những kế hoạch năm năm, nhưng tất cả đều được viết theo những công thức chung chung, mơ hồ và rối rắm. Người ta vẫn nói đến chủ nghĩa xã hội và tư tưởng Hồ Chí Minh nhưng tất cả đều không có một nội dung cụ thể nào cả.
      Không ai có thể hiểu chủ nghĩa xã hội sau khi bị phá sản ở Liên Xô và các nước Đông Âu ấy có diện mạo ra sao.
      Còn cái gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh đến nay vẫn chưa có một đường nét rõ rệt. Ngay cái gọi là kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà người ta thường lặp đi lặp lại trong các nghị quyết cũng như trong ngôn ngữ tuyên truyền cũng không ai biết là gì.
      Từ các văn bản chính thức ở các đại hội đảng ấy, dân chúng hoàn toàn không thể hình dung con đường mà đảng Cộng sản muốn dẫn dắt mọi người đi sẽ đến đâu. Không. Hoàn toàn không thể biết. Ngay chính ông Trọng cũng không biết khi thừa nhận có khi đến tận cuối thế kỷ 21 người ta mới có thể đạt đến chủ nghĩa xã hội. Lâu. Lâu quá. Trong hiện tại thì tất cả đều mù mịt. Trước sự mù mịt ấy, mọi danh xưng lãnh đạo đều mất hết ý nghĩa. Thế mà ông Trọng cứ đòi đảng lãnh đạo những cái đám mờ mịt ấy?
      Mà chưa bao giờ dân tộc Việt Nam cần sự lãnh đạo của một đảng chân chính như là bây giờ, nhất là trong chiến lược hợp tác toàn diện sau khi ông Trọng sang Mỹ về.

      Xóa
    4. Việt Nam có vẻ muốn thắt chặt quan hệ với Mỹ nhưng quan hệ ấy sẽ được đẩy xa đến mức nào? Việt Nam sẽ tìm kiếm điều gì ở Mỹ? Đó chỉ là một trò đu dây để mua thời gian hay một thực tâm muốn có đồng minh để đối đầu với Trung Quốc?

      Tất cả những thắc mắc ấy không có ai trả lời cả. Ở điểm dân chúng cần sự lãnh đạo nhất, những người gọi là lãnh đạo lại kín như bưng. Mà chưa chắc họ đã có một chính sách nào cụ thể.

      Thực ra, CSVN hiện nay hoàn toàn bế tắc về phương hướng, mờ tịt về tương lai XHCN, thử hỏi cái đảng CSVN với tâm thế như vậy có làm được điều gì không? Nhất là ông Trọng lại càng có câu hỏi là ông có suy nghĩ gì sau khi đi Mỹ về???

      Nhất định trong giai đoạn này phải có người đứng ra chèo lái con đường VN chứ chả lẽ 90 triệu dân VN lại phụ thuộc vào 16 UV BCT đang như đám gà rù trước con diều hâu Tàu phù???

      Ông Nguyển Tấn Dũng có làm được không? Hay ông Trương Tấn Sang.
      Người ta hay nói ông Dũng đang có thế lực vì có quyền và tiền, nói ai cũng phải theo, nhưng ông này lại cũng sẽ là một nhà độc tài.
      Có lẽ ông Trương Tấn Sang với vai trò chủ tịch nước đứng ra thay đổi là hợp nhất vì ông không có những lú lẫn như ông Trọng, không tham nhũng khủng và độc tài như ông Dũng.

      Xóa
    5. Xin cám ơn Đại Tá Bùi Văn Bồng đã ‘đăng đàn’ với một tiểu luận thật tuyệt vời: một sự tổng hợp tài tình giữa tài văn chương, kiến thức về quốc-tế công-pháp, chính-trị học, luật hiến-pháp và sử-học.
      Người đọc cùng chung lòng với đa số quý vị độc giả ước mong rằng hương hoa từ những tư tưởng quý báu của những tiểu-luận như thế này cùng với chuyến đi vừa qua ở Washington D.C sẽ giúp Ông Nguyễn Phú Trọng vượt qua ‘cơn mê’ để trổi dậy, mạnh dạn ‘vén mây’ mù ‘ý thức hệ cọng sản’ đã che khuất và hủy diệt tương-lai và thách đố sự sống còn của Dân Tộc và Đất Nước Viêt-Nam trong gần một thế kỷ qua.

      Xóa
    6. Nac-danh 20:32 ngay 11/7 noi' hay qua', het suc chinh-xac !
      Cai dangcsVN noi' thi` cu noi' , mua' van cu mua', mot minh` mot coi~ sau khi thang-loi. va nam' quyen`, nhung dot-nat' cang` ngay` cang`thay' ro~ tu tren xuong' duoi'. Da dot' lai. tham-lam&tham-tan`, do' chinh' la` Noi Dau trong suot giong` Lich-su Dan-toc !

      Xóa
  2. Xin bổ sung một chút, vào năm 1767, lúc Thomas Jerfferson mới 34 tuổi, khi là nhân viên ngoại giao Mỹ làm việc tại Pháp, ông đã đến Việt Nam gặp Hoàng tử Cảnh để xin giống lúa của VN để về trồng ở Mỹ.... Từ đó đến nay đã 148 năm, hôm nay tên ông được nhắc lại một cách trân trọng.

    Trở lại với bài viết của tác giả BVB, tôi cho là rất thú vị khi ta phỏng đoán "biến đổi nội tâm" của ông TBT sau khi thăm nước Mỹ trở về

    Tôi đoán thế này.
    Trước khi đến Mỹ, chắc ông TBT chẳng kịp suy nghĩ gì nhiều và chắc là các chuyên gia ngành ngoại giao đã cung cấp cho ông quá nhiều thông tin, trong đó có thông tin về Thomas Jerfferson .... nhưng những ngày đó đâu chỉ có thông tin tốt lành, nhiều thông tin khác khiến ông hoang mang như những cú điện đàm từ Bắc Kinh hàng ngày nhắc nhở uy hiếp ông, rồi việc Phùng Quang Thanh mất tích, rồi việc thu xếp ông không nên xuất hiện tại Đại hội thi đua toàn quân ngày 1/7, rồi những nội dung, những bài viết ông phải phát biểu tại Mỹ.... Rồi lịch trình làm việc những ngày ở Mỹ.... Và lúc này cái tên cố Tổng thống Thomas Jerfferson mới bắt đầu gây ấn tượng trong ông.
    Khi một loạt bài của Viện trưởng Viện chiến lược Bộ ngoại giao VN đăng trên Vietnamnet thì chắc chắn đều đã chuyển đến ông Tổng từ trước, nhưng có thể ông chưa kịp đọc và ông chỉ "xem lại" cho rõ hơn Thomas Jerfferson là ai, thì ông mới thấy thú vị về nhân vật lịch sử này.

    Thật tuyệt, ông thấy thật thú vị khi ông được đến đặt vòng hoa tưởng niệm ngài cố TT nước Mỹ với vai trò là chính khách đầu tiên của VN.... Trong tiềm thức, ông cảm thấy mình chính là người phải thực hiện tư tưởng của vị cố TT này trên đất Việt, một đất nước mà ngài đã đặt chân đến gần mười năm trước khi ngài viết ra bản tuyên ngôn độc lập bất hủ đó..... Đ/c TBT cảm thấy thật hãnh diện.

    Ông muốn làm một việc gì đó để đời nhưng ông chưa tìm ra????
    Nhớ lại thái độ rất vui vẻ của phó TT Mỹ khi đọc mấy câu thơ của Nguyễn Du. Đúng là sương đã ta, nắng đã chiếu xuống, nhưng hành động thì khó qua.... Trong thâm tâm, ông có đôi chút ân hận vì mình hiểu ra hơi chậm.
    Nhưng không sao
    Better late than never .
    Người Mỹ đã nghĩ thế trong cuộc đón tiếp mình, thì mình hãy cô gắng làm được điều gì đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thay vì nói: đảng đã cho ta sáng mắt sáng lòng thì sau chuyến đi Mỹ về, đặc biệt là sau khi viếng thăm Nhà tưởng niệm cố Tổng thống Thomas Jefferson, chắc chắn là ông Trọng đã phải thầm suy nghĩ nước Mỹ đã cho ta sáng mắt sáng lòng.
      Từ đó, có thể ông Trọng sẽ thay đổi quan điểm về “quyền bình đằng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”, tức là nhân quyền.
      Liệu ông có làm một việc gì đó có ý nghĩa trước khi rời quyền lực không? Điều tốt nhất là ông nên đề nghị một cuộc Hội nghị "Diên Hồng", bàn kế hợp tác toàn diện với Mỹ để chống lại sự lệ thuộc và uy hiếp của Trung quốc, đưa đất nước đi theo quỹ đạo dân chủ thực sự.
      Ông Trọng có thể đề nghị sửa đổi một số điều trong hiến pháp cho phù hợp hơn về những gì mà ông đã thấy, Bác Hổ đã nói về ‘Quyền con người’ trong Tuyên ngôn Độc lập của nước Mỹ.

      Xóa
    2. Người Mỹ đúng là rất mong ông Trọng sẽ là người "vén mây giữa trời", làm thay đổi tầm nhìn và quan điểm của VN trong mối quan hệ với Mỹ.
      Nhưng ông Trọng liệu có thuyết phục được 15 vị còn lại trong Bộ Chính trị hay không? Vì ông hình như không còn uy tín nào ở BCT cũng như TW CSVN.
      Mời ông Trọng sang Mỹ là phép thử của người Mỹ đối với lập trường của BCT.
      Nếu vẫn còn "tâm tư lắm" với tụi Tàu thì Việt Nam và Mỹ không thể có hợp tác toàn diện được.
      Trong mối quan hệ tay 3 Mỹ, Việt, Tàu, phải có một người có bản lĩnh, tài giỏi, khôn khéo và ngoại giao tốt mới có thể làm nên chuyện được.
      Còn ông Trọng đã nhiều lần nói về quan hệ với Tàu: Ta không thể thay đổi láng giềng được. Vậy tại sao ông không nhìn sang Hàn quốc, cũng ở sát nách Tàu nhưng do hợp tác toàn diện với Mỹ nên Hàn quốc phát triển rất nhanh và mạnh như ngày nay.

      Xóa
    3. Sửa sai.
      Thomas Jerfferson đến VN lần đầu cách đấy 248 năm ( năm 1767 )

      Xóa
    4. Còn chế đgì ộ cộng sản thì không thể làm gì hay hơn được vì vẫn lệ thuộc ý thức hệ vào CS Tàu.
      Với bản tính bảo thủ, lú lẫn, trì trệ...ông Trọng sẽ không dám làm một điều gì hơn là ngồi yên để lấy lòng tụi CS Tàu.
      Ông vẫn còn tin vào CS Tàu chứ không nghĩ ra rằng CS Tàu bây giờ là bọn đế quốc bành trướng rồi. Thế mà vẫn còn tin để kiên quyết giữ chế độ CS độc tài.

      Xóa
    5. Cả cuộc đời chính trị của ông Trọng đã bị gán cho nhãn hiệu“Thờ Thiên triều!” Nay phải quay 180 độ để sang Mỹ, tức là đã chịu thua – không những thua trong nội bộ đảng mà còn thua cả trong chính sách ngoại giao.

      Nhưng Nguyễn Phú Trọng vui vẻ chịu nhục, vì chuyến đi này lại là một cách rửa mặt trước khi về vườn. Một người Việt biết mình sắp chấm dứt cuộc đời chính trị, không ai muốn để lại trong lịch sử cái tiếng “Tay sai Tàu!” Ông Trọng cần phải rửa sạch cái nhãn hiệu đó, trong khi còn giữ chức tổng bí thư. Nhìn thấy làn sóng phẫn nộ của 90 triệu người dân Việt Nam, Ông Trọng biết rằng sớm muộn ngọn triều dâng sẽ thay đổi hết. Đảng Cộng sản Việt Nam sớm muộn sẽ phải quay sang nhờ vả Mỹ; chỉ mong quên mối nhục đem con voi Tàu về dày mả tổ tiên rồi bám theo ăn bã mía hơn nửa thế kỷ vừa qua.

      Xóa
    6. Tốt nhất là ông Trọng hãy làm lại chính trị VN theo như những ngày đầu lập nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đổi tên đảng CSVN thành đảng Lao động Viêt Nam, cho phép lập lại 2 đảng thời đó là đảng dân chủ và đảng xã hội. Lấy hiến pháp năm 1946 làm hiến pháp chính thức của VN.
      Làm những điều này rất dễ vì đây chính là điều mà các ông hay hô hào: sống theo gương ông Hồ Chí Minh. Vậy thì hãy làm lại những gì mà ông Hồ Chí Minh đã làm khi lập quốc.
      Nếu ông đề nghị làm những điều này thì không ai dám phản đối cả. BCT và TW CSVN đều phải theo hết.

      Xóa
    7. Dân mong ngóng cơ trời thay đỗi
      Tháng năm dài trôi nỗi thở than
      Đem những tốt những vàng ra sáng
      Đúng đồ dổm rỏ ràng ra đó
      Cũng khổ nỗi do vần mây ám
      Giờ thật hư cám cảnh ơn người
      Bao năm những tốt những vàng
      Đem ra so lại bẻ bàng lắm thay

      Xóa
  3. Trong nhà tôi treo khá nhiều hình các nhân vật đáng tôn vinh của thế giới. Trong đó có T. Jefferson.
    Đó là những người vị tha (altruistic; selfless; unselfish; public-spirited - sống vì người khác) vĩ đại.

    Trả lờiXóa
  4. "Mỹ chỉ xâm lược VN một lần"
    Đây là hạt sạn trong bài viết của bác Bồng mà tôi không thể đồng ý với bác được.
    Năm xưa,Quân đội Mỹ đến Nam Triều Tiên với sứ mạng chẳng khác gì khi đến Nam VN.
    Bây giờ,chẳng có người Hàn Quốc nào nói Mỹ xâm lược nước họ cả.Trái lại,họ biết ơn người Mỹ thì có.
    Sau chiến tranh thế giới thứ 2,Mỹ cũng đóng quân ở Tây Đức để chống sự bành trướng của Stalin.Và gần đây,bà Merkel đã phát biểu trước quốc hội Mỹ rằng,nếu không có người bạn Mỹ,chúng tôi sẽ không có ngày hôm nay.Hiện nay,chẳng người Đức nào nói hành động của Mỹ đem quân đến Tây Đức năm nào hành động xâm lược cả.
    "Quân xâm lược Mỹ" là cụm từ mà đảng đã nhồi sọ cho toàn dân tộc VN suốt mấy chục năm qua.
    Bác Bồng có đăng com này không thì tuỳ bác,nhưng quan điểm của tôi vẫn vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng ý với bạn.

      Xóa
    2. Có tin đại tướng "tâm tư" bị cánh cấp tiến quản thúc không biết thật không?

      Xóa
    3. Mỹ cũng như Pháp, đến Việt Nam không phải là để xâm lược như CSVN tuyên truyền. Trái lại tụi Tàu đã xâm lược VN hàng trăm lần, có lần đô hộ VN cả 1000 năm Bắc thuộc.
      Pháp đến VN để khai hóa và bảo hộ cho VN theo con đường TBCN, nếu không có Pháp thì còn lâu VN mới có tuyến đường sắt xuyên Việt và tiếng Việt gốc La tinh như ngày nay.
      Còn Mỹ đến VN để giúp chế độ VNCH ngăn chặn họa CS lan tràn xuống Đông Nam Á.
      Ông HCM lúc lập quốc rất muốn làm hòa với Pháp để vào khối các nước Liên hiệp Pháp mà không được. Ông cũng rất muốn theo Mỹ bằng cách viết thư cho tổng thống Mỹ mà không được Mỹ tin tưởng.
      Thế mà CSVN bị tụi Tàu phù nhồi sọ, ngày đêm ca ngợi Việt Nam Trung Hoa và ra rả chửi Pháp là thực dân còn Mỹ là đế quốc xâm lược.
      Không biết bây giờ CSVN đã tỉnh ngộ ra chưa trước họa xâm lược của tụi Tàu?

      Xóa
    4. Tại sao cho đến bay giờ, Bộ quốc phòng VN luôn luôn hô hào: Các cơ quan, đơn vị trong toàn quân phải thường xuyên nắm chắc, dự báo đúng tình hình, không để bị động, bất ngờ về chính trị trong mọi tình huống.
      Bất ngờ về chính trị là bất ngờ gì? Là Mỹ quay lại làm diễn biến hòa bình lật đổ chế độ CSVN chăng? Đúng là không có chuyện này qua chuyến đi của ông Trọng sang Mỹ. vậy thì chỉ còn bị bất ngờ với tụi Tàu xâm lược VN thôi.
      Đã biết rõ là như vậy mà từ ông TBT đến Bộ trưởng BQP vẫn luôn luôn đồng chí anh em với tụi tàu, thật không thể hiểu nổi???
      Chỉ có lú lẫn và điên khùng mới hành động như tổng Lú và bộ trường Khùng QT!!!

      Xóa
    5. Tôi đồng ý với ban. Chuẩn

      Xóa
    6. Chử xâm lược được tác gỉa đặt trong móc ngặc “ Xâm lược “ , có nghĩa là được tạm cho là vậy , nói vậy nhưng chưa hẳn là vậy .

      Xóa
    7. Tôi không đồng ý với bạn vì "lú lẫn và điên khùng" không đồng nghĩa với "Việt gian bán nước ". Đi theo TC và dâng nước Việt này cho chúng là hành động của bọn Việt gian bán nước. Chúng không lú mà cũng chẳng khùng. Chúng là tội đồ của dân tộc !

      Xóa
    8. Dùng sức mạnh quân sự đơn phương tấn công quốc gia khác thì mới gọi là xâm lược , quân đội Mỹ đến với sự nhất trí cùa VNCH ( VNCH lúc đó là một quốc gia được LHQ công nhận ) .
      Ngày 17 . 2 . 1979 , TQ đơn phương tấn công xâm lược VN .
      Ngày 30 . 11 . 1939 , Liên Xô tấn công xâm lược Phần Lan , chiếm giữ một vùng đất rộng lớn , nơi đây có các mỏ kim loại quý hiếm , qua các ví dụ nhỏ chúng ta thấy ai là kẻ xâm lược . Mỹ không có ý đồ chiếm đoạt VN mà chỉ giúp VNCH chống CNCS , còn LX và TQ là những kẻ xâm lược với mục đích sử hữu rõ ràng .

      Xóa
  5. Đả mang tiếng lú trong trời đất
    Phải tỏ danh thơm cho núi sông

    Trả lờiXóa
  6. Đại tá quân đội (BVB) còn nhận ra rõ ràng xu hướng cũng như lẽ sống của thời đại, lẽ nào một vị TBT lại không nhận ra? Nhưng nhận ra vấn đề cũng như biết rõ v/đ là một chuyện, còn làm được hay không lại là chuyện khác! Giống như chuyện chống tham nhũng thôi!. Chưa có căn cứ nào để tin rằng ... Mặc dù nếu làm thế (cũng như chống tham nhũng) thật là được lòng dân, được dân ủng hộ hết mức.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Độc đảng toàn trị mà cũng đòi chống tham nhũng? có mà đĩ chuyên nghiệp tự khoe còn trinh.
      độc tài toàn trị là để tham nhũng chứ không thì độc đảng toàn trị làm gì để người đời chửi cho? không thì cạnh tranh thi thố cho nó lành./
      Tôi Căm thù độc tài toàn trị đã phá nát đất nước, bán nước và làm nô lệ cho Tàu.

      Xóa
  7. Tôi tâm đắc đoạn sâu đây bác Bồng phân tích chính xác:
    > " Sự tiếp đón Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng thể hiện ‘tầm nhìn thời đại’ của Tổng thống Obama cũng như các đảng cầm quyền ở Mỹ là sự cần thiết phải thay đổi thế giới quan về ý thức, về hệ tư tưởng, về chủ nghĩa… trong thời đại hiện nay. Thời đại ngày nay không còn ‘phân tuyến, phân phe’ như thời kỳ chiến tranh lạnh. Thời đại ngày nay là thời đại cần có quan điểm đích thực về lợi ích quốc gia, dân tộc về an sinh của con người. Thời đại ngày nay không còn quan điểm xâm lược, ăn cướp, chiếm đoạt thị trường bằng sức mạnh vũ khí, tràn ngập lãnh thổ, mà là thời đại chiếm lĩnh thị trường bằng chất lượng hàng hóa, bằng khoa học công nghệ, bằng năng lực cạnh tranh trong kinh tế thị trường, hai bên cùng có lợi. Thời đại ngày nay đòi hỏi cách nhìn thấu đáo, thiết thực về các mối quan hệ song phương, đa phương, bình đẳng trong hòa bình, không ai chèn ép, khống chế ai bởi sức mạnh quân sự, đe dọa vũ trang. Thời đại ngày nay không còn là thời đại người này dễ dàng có quyền áp đặt ‘ý thức hệ’, tư tưởng cho người khác…:.
    Cảm ơn Đại tá!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CHINH XAC...

      Xóa
    2. Chưa bao giờ "bọn" cầm đầu tư bản thèm áp đặt ý thức hệ gì cho các dân tộc.
      chỉ có những kẻ cầm đầu các đảng cs mới cố gắng làm chuyện đó, để lừa bịp người dân mà toàn trị độc tài.

      Xóa
  8. Hay! Rất hay nhưng xin chớ vội Mừng. Quả thật tôi không muốn làm nguội bớt kỳ vọng của các bạn, nhưng cứ từ từ xem. Kinh nghiệm WTO đã cho người Việt Nam những bài học sáng giá.Việc lang thang của những bóng ma là lẽ thường tình của mọi thời đại./.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét của bạn Nặc danh18:18 Ngày 11 tháng 07 năm 2015 là khách quan và tỉnh táo hơn bạn Lê Lam Kinh18:14 Ngày 11 tháng 07 năm 2015 vì bạn Nặc danh18:18 Ngày 11 tháng 07 năm 2015 hiểu rõ bản chất của các đảng cs xưa nay.
      "qua cầu là rút ván";"qua sông đấm b...uồi váo sóng" -khi đạt được mục đích vào TPP rối, thằng bố Tàu đỡ bắt nạt rồi, thì sẽ thấy csVN lại dở mặt ngay, "dĩ bất biến, ứng vạn biến" mà. Rồi xem.

      Xóa
  9. Người VN chân chínhlúc 18:24 11 tháng 7, 2015

    Tôi nghĩ không riêng chi tiết nào, mà cả chuyến đi để lại cho ông nhiều cảm nhận mới mẻ bình an lắm.
    Đáng tiếc, ông không phải người thông minh nhậy bén.
    Cuộc đời lúc nào cũng bị chi phối bởi chủ nghĩa Mác Lê và 4 tốt cùng 16 chữ vàng, làm cho ông chai sạn , thậm chí mất phương hướng, vô cảm.
    Nay như bừng tỉnh và ông suy nghĩ mông lung.....
    Và lại còn trò quấy nhiễu từ phương Bắc nữa chứ

    Tôi thực sự thông cảm với ông.
    Mong ông bảo trọng

    Thằng cha họ Tập không dễ gì để ông yên đâu.

    Trả lờiXóa
  10. Chẳng có gì phải ồn ào, bình luận phấn khởi thái quá.
    Vì Obama tiếp đón Tập Cận Bình ra sao, cũng làm thế với Phú Trọng.
    Lịch làm việc trong năm mà thôi.

    Trả lờiXóa

  11. Bắc Kinh là nước Cộng sản nhưng Bắc kinh tự cho mình cái quyền quan hệ với Mỹ. Nhưng Bắc Kinh lại cấm VN quan hệ với Mỹ.
    Tại sao?
    Tại Bắc Kinh rất sợ mối quan hệ này.

    Đây không phải lần đầu.
    Từ Hội nghị Geneve 1954 đến Hội nghị Paris lúc nào Bắc Kinh cũng chen vào quyết định thay VN

    Đây là lần đầu tiên Bắc Kinh thấy "chúng nó tư tình với chủ nghĩa đế quốc"
    Bắc Kinh hốt hoảng.
    Anh Trọng hãy cẩn thận
    Cho dại cắn càn

    Trả lờiXóa
  12. Dân quyền, dân sinh, dân chủ, đó là sức mạnh dân tộc, cũng là tổng lực trong xu thế thời đại, sức mạnh của đổi mới!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dân quyền, dân chủ, dsan sinh là sức mạnh của dân tộc, cũng là tổng lưc trong xu thé của thời đại. Chỉ có như vậy mới là con đường đúng đắn nhát, chủ nghĩa, tư tưởng này nọ chỉ là thứ viển vông, mơ hồ

      Xóa
  13. Không chỉ là 'đổi mới tư duy', ông Trọng phải dám mạnh bạo, kiên quyết xoay đổi hắn tư duy 180 độ!

    Trả lờiXóa
  14. Bản chất rụt rẻ bảo thủ giáo điều, chỉ mấy hôm trước đây thôi, anh cùng đông đảo cán bộ cao cấp của ĐCS về dự lễ khánh thành tượng Nguyễn Văn Linh xây ở Hải Dương.
    Chưa nói đến cá nhân Nguyễn Văn Linh từng cướp công người khác, mà Hội nghị Thành đô là tội ác tầy trời phải chu di tam tộc.... Ông Tổng Trọng có biết không? Ông biết rất rõ. Ấy thế mà ông cùng đ/c của ông vẫn tôn sùng NVL lên là bậc Thánh...
    Vậy hôm nay đi Mỹ về, ông có còn thấy NVL có công như trời như biển không?
    Ông không thể từ bỏ cái cũ dễ dàng như vậy đâu.

    Thế thì ông làm sao tiếp thu cái mới? Làm sao có được cuộc CM tư duy?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chưa về, chưa về! Mới sang NY, tặng cho gia đình Clinton một cái bình. Không biết ông Clinton có hiểu ý không? (nguồn http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/249951/tong-bi-thu-tham-gia-dinh-cuu-tong-thong-clinton.html). Còn TT Obama chắc sắp tới sang Hanoi sẽ được tặng cái bình to hơn. Đấy ngoại giao nó phải tế nhị và khéo léo như thế chứ đâu có như cái ông gì mặt béo béo ở Hà Nội.

      Xóa
    2. Nhân chuyện cái bình, mời đọc:"Những chiếc bình và lũ chuột" của nhà văn Tạ Duy Anh đăng trên Quê Choa, nay Quê choa không còn nữa nhưng có thể tìm đọc ở: Báo Nông nghiệp số Tết Mậu Tý (năm 2007) với đầu đề: Cha tôi, tôi và con trai, in lại trong tập truyện Lãng Du-Nhà xuất bản Thời đại 2011-và được Giải thưởng văn học Thủ đô 2012.

      Xóa
  15. Nước Mỹ có nhiều nhân vật lịch sử lổi lạc ai cũng phải biết đến, vấn đề là ở chổ các nước trên thế giới họ đều thực sự ngưỡng mộ những con người tài danh đó. Như George Washington, Thomas Jefferson, Abraham Lincoln, Franklin Roosevelt... Những cống hiến lớn lao tự nó đã làm nên tiếng vang của họ cho muôn đời sau. Chứ không phải cứ dựa vào sự tuyên truyền, kể công lao, giăng ra băng rôn khẩu hiệu như ở Việt nam. Không biết sau chuyến đi thăm nước Mỹ về ông Nguyễn Phú Trọng sẻ nghỉ gì? Khi mà ở đất nước đi đâu cũng thấy “Đảng cộng sản VN quang vinh muôn năm” để thường trực loan tin cho thế giới và người dân VN về sự thiên tài của một đảng độc quyền.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thật nực cười, một ông vua quỉ mà luôn bắt mọi người phải tôn là thánh, lúc nào cũng vạn tuế

      Xóa
    2. Đảng luôn tuyên truyền kêu gọi mọi người dân với khẩu hiệu: “Cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư”. Còn chính mình thì trương ra khẩu hiệu: “Đảng cộng sản VN quang vinh muôn năm”. 2 câu khẩu hiệu này xem ra đối nhau rất chuẩn nhất là vế: -Chí công vô tư, đối với –Quang vinh muôn năm!

      Xóa
  16. mỹ và trung quốc hay nước nào đi nữa hình dán không giống nhau ,nhưng ở trong bụng giống hệt nhau hà các bạn ơi!,,,,,,,,,,,,,,,,,,,... không hà,có gì khác đâu.

    Trả lờiXóa
  17. "Nhưng nhân dân đều xác định rõ kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm, hàng ngày hàng giờ đe dọa Việt Nam vẫn là Trung Quốc, với nhiều mưu sâu, kế hiểm từ nhà cầm quyền Trung Nam Hải." (Trích)

    Điều nầy chưa rõ ràng lắm.
    PHẢI "xác định rõ kẻ thù trực tiếp, nguy hiểm" chính là lũ GIẶC NỘI XÂM, là lũ phản dân, hại nước Việt gian thổ tả CỌNG SẢN, làm tay sai Tàu Cọng "ta đánh Mỹ là đánh cho LX, TQ" (lời Lê Duẩn) và đã dâng đất nước Việt cho Tàu Cọng thao túng, cướp lãnh thổ và lãnh hải của VN.
    Rõ ràng nhất để cứu nước Việt là hãy cùng nhau đứng lên diệt lũ nội xâm Việt gian phản động CS, trước khi triệt TÀU.
    Và xác định rõ ràng lũ Việt gian CS, chính là lũ PHẢN ĐỘNG làm tang hoang đất Việt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác hiểu sai rồi! với câu "ta đánh Mỹ là đánh cho LX, TQ" (lời Lê Duẩn) là ý bác Duẩn muốn nói : Tao chẳng phải mang ơn mang nghĩa đếch gì chúng mày( LX-TQ) mà chủ yếu nhằm vào TQ. Cũng như tướng Vịnh vừa phát biểu bên TQ: "Một nước nhỏ mà liên minh với một nước lớn để chống lại nước khác là tự sát" cũng có thể nói đến chuyện Việt Nam liên minh với TQ chống Mỹ mấy chục năm qua. Chính trị- ngoại giao phức tạp lắm bạn ạ.

      Xóa
    2. Nặc danh20:30 Ngày 11 tháng 07 năm 2015 Nói rất chính xác, đúng nguyên nhân của mọi nguyên nhân khốn nạn của đất nước, của dân tộc VN hiện nay. Phải đập vỡ bình chuột mới mong cứu được nước Việt khỏi họa mất nước và diệt chủng,

      Xóa
  18. Ông có một chút thức tỉnh để không còn ngả hẳn răm rắp theo Tầu như xưa, để không ngáng đường người khác.
    Ông cứ việc ậm ừ, vây cánh đã bị bứt hết, vài hôm nữa về hưu, ông để mặc cho phái cấp tiến hay bất cứ ai thân Mỹ ông cũng kệ.
    Ông sẽ không làm được việc gì, nhưng ông không o bế, không bao che cho bọn xấu nữa.
    Vậy là chúng tôi yên lòng.

    Trả lờiXóa
  19. Thiều Vĩnh Dươnglúc 20:35 11 tháng 7, 2015

    Thomas Jefferson là vị Tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên được bầu trong cuộc tranh cử lưỡng đảng, vị đầu tiên tuyên thệ nhậm chức tại Washington, D.C. và làm việc tại Tòa Bạch Ốc. Trong bài diễn văn nhậm chức, ông Jefferson đã nói năng ôn hòa hơn lúc tranh cử. Ông tuyên bố rằng: "Mọi khác biệt về ý kiến không phải là sự khác biệt về nguyên tắc" và sau một thời gian ngắn, những người thuộc đảng Dân Chủ-Cộng Hòa đã phải chấp nhận nhiều ý tưởng của các đảng viên Liên Bang.
    > Ông Trọng (vua VN hiện nay) đã đặt vòng hoa viếng T.Jefferson, với tư tưởng của Jeff: "Mọi khác biệt về ý kiến không phải là sự khác biệt về nguyên tắc", ông đừng cho những người bất đồng chính kiến, đòi đa đảng là "phản động", là "thế lực thù địch" nữa nhé, làm được thế cũng coi như xoay đổi quan điểm lãnh đạo theo "Tư duy thời đại" rồi đấy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó có biết ông T.Jefferson nói gì đâu, khi nào nó cũng cho nó là thông minh hơn người nên có thèm nghe ai góp ý phê phán đâu. cứ trái ý phê phán là "phản động" và "thế lực thù địch" hết.
      Căm lắm mà không làm gì được cái lũ chết tiệt ấy. Không biết dân tôi còn khổ vì chúng nó đến bao giờ?

      Xóa
  20. ngờ đâu trò nhỏ năm nào. nay thành cán bộ cấp cao giúp đời. nhìn em như ngấm hoa tươt. bỏ công chăm sóc từ thời ấu thơ......thơ cô giáo dạy học bác trọng.điều thú vị nhất bác trọng đem qua mỹ khuôn mặt người việt. hiền hòa ,chân thật ,mến khách,

    Trả lờiXóa
  21. Dân oan thời đạilúc 21:02 11 tháng 7, 2015

    Tôi tin ông đã có chút thanh thản khi ông kết thân với người Mỹ.
    Nhưng tôi không tin ông có thể làm được việc gì đáng kể lúc này.
    Bọn Tàu khựa sẽ không để ông yên, ông đừng sang Tầu nữa, sang đó là ông bị "bệnh lạ" đó.
    Sáng hôm nay ( chiều hôm qua ở NEW YORK ) tôi thấy anh cười hớn hở với Bill Cliton.
    Mai về đến nhà, anh ra lệnh thả hết tù nhân lương tâm đi.
    Thế là anh học tập Thomas Jefferson tích cực rồi

    Trả lờiXóa
  22. Có thể lão phó tổng thống Mỹ cũng thâm ra phết!
    Từ "mây" trong trường hợp này hàm ý về vấn đề gì ta?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì là mây TQ đem mù mịt trên bầu trời đất Việt ,đám mây che khất cã tương lai tươi đẹp ,đám mây biểu hiện tương lai đen tối , đám mây đen đe dọa sự tồn vong của dân tộc .

      Xóa
  23. Sẽ không cần phải suy nghĩ nhiều để nhận thấy cái tâm cái tầm của những người đứng đầu nước Mỹ; tù tổng thống Bil Clin tơn tới Phó Tổng Thống hiện tai chỉ bằng hai câu thơ trong truyện Kiều chúng ta hẳn xóa đi quan niệm về người MỸ với hình ảnh "cây gậy và củ cà rốt". Chúng ta hãy là những người làm tan sương đầu ngõ và vén mây cuối trời đi

    Trả lờiXóa
  24. Trong lịch sử của "đảng ta",nhiều nhân vật cấp tiến,có tư tưởng cải cách đã bị vô hiệu hoá,đày đoạ một cách khốc liệt bởi phe nhóm bảo thủ.
    Hi vọng ông Trọng,nếu có tư tưởng cải cách sau chuyến đi này,không bị rơi vào hoàn cảnh như thế.
    Thời gian sẽ trả lời tất cả.

    Trả lờiXóa
  25. Bài viết của đại tá nhà văn Bùi Văn Bồng rất hay. Tôi nghĩ là ông TBTĐCSVN Nguyễn Phú Trọng phải có nhiều suy ngẫm khi rời nước Mỹ trở về VN. Có điều là ông có chịu thay đổi tư duy để thực sự đi với nhân dân hay không? Hay ông còn luyến tiếc quyền lợi khi giữ mối quan hệ thân thiết với tàu cộng. Mong rằng ông sẽ bước qua nỗi sợ hãi sự trả thù của ông bạn vàng để góp công xây dựng một VN nhân quyền, dân chủ , thoát Trung. Ông làm được như thế thì thì lịch sử VN sẽ ghi công ông.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa NSUT Kim Chi, chắc chắn rồi! Không cứ gì TBT mà bất kỳ người Việt nào khi ra nước ngoài cũng suy tư khi nhìn thấy "đất nước của người ta" và buồn và thương và "có nhiều suy ngẫm" cho đất nước Việt (và mỗi chuyến đi xa, lại thấy quê hương mình vất vả - Lời bài hát :"Chiều trên bến cảng"). Lạ thay! khi trở về, "đâu lại hoàn đấy". Mong rằng TBT khác người thường.

      Xóa
  26. Bài viết của tác gĩa đã nói thật rành rẽ , không còn gì để nói rõ thêm nữa nổi lòng của người dân VN trong tình thế hiểm nguy của đất nước hiện tại hiện tại .
    Đúng là đã giãi bày cạn hết lời rồi .
    Từ nay đến cuối cuộc đời , nếu ông Tổng lúc nào có nghĩ đến chuyến đi Mỹ là dĩ nhiên phải nhớ đã đến thăm nơi tưỡng niệm của TT Thomas Jefferson thì bài viết này đáng để ông lấy ra đọc , vì đây là bài viết phân giãi quá rõ ràng về ý nghĩa của cuộc viếng thăm này .
    Nên xắn tay để “ Vén mây “ , còn như vẫn khăng khăng “ VN chỉ có tù nhân phạm pháp “ , vẫn như cũ , nhất định “ bỏ điều 4 hiến pháp “ là tự sát , VN vẫn không thay đổi chế độ , thì chuyến đi nói chuyện Mỹ chỉ là vì lợi ích kinh tế , gạt gẩm nhất thời như :
    Nước võ lựu , máu mào gà ,
    Mượn màu chiêu tập vẫn là còn nguyên .

    Trả lờiXóa
  27. Ông Tổng ơi , chính ông đã đi thăm và thấy trước mắt , rõ ràng gần 200 năm nay Thomas Jefferson vẫn được người ta kính trọng , ngưởng mộ , ông muốn sau này người Việt nhớ đến ông kiểu như vậy hay là kiểu của Tần Cối , mỗi khi người Tàu bỏ giò cháo quẩy vào chảo dầu để chiên thì vẫn cứ nói , đó là vợ chồng Tần Cối .
    Khi đưa tay gạt cần lái con thuyền thì lập tức mũi tàu chuyễn hướng đi về 1 phương trời khác biệt liền .
    Hướng Jefferson hoặc hướng Tần Cối chỉ do “ Vén mây “ hay là “ Vẫn gỉữ nguyên trạng “ ,đơn giãn chỉ vậy thôi .

    Trả lờiXóa
  28. Đảng, nhà nước, quốc hội...nhân dân. Cái gì cũng nhân dân 'ubnd' 'vksnd' 'tand' 'cand' vv và vv nhưng, chẳng có cái nào " của dân, cho dân và vì dân " một sự tương phản 'khủng' ! Đã gọi là sa mạc thì...ít khi có mưa.

    Trả lờiXóa
  29. Các bạn nghĩ sao từ một góc nhìn khác về chuyến thăm Mỹ của TBT NPT khi phe nhóm lợi ích và bảo thủ của ĐCS sẽ tuyên bố hùng hồn rằng : Mỹ đã công nhận vai trò lãnh đạo của ĐCS VN và chúng ta cần phải duy trì và ổn định thể chế này. Chính trị là vậy đó. Hãy chờ xem !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đúng như vậy, họ sẽ lại tự hào và cho là mình có chính daanh, và đường đi họ là đúng.
      Chỉ chết dân Việt

      Xóa
    2. Trên tất cả, Obama đang dùng Binh Pháp Tôn Tử với cả TC và VC.

      Xóa
  30. Việc TBT NPT có thể làm cuối nhiệm kỳ sau chuyến thăm nước Mỹ là cho xây tượng đài Thomas Jefferson tại một công viên nào đó ở trung tâm Thủ đô Hà Nội. Sự thay đổi nhỏ của một cá nhân đặc biệt sẽ là sự thay đổi lớn của cả dân tộc Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  31. Ban Le Thuy noi khong sai!

    Trả lờiXóa
  32. Tôi chỉ dặn ông Tổng một điều:
    Hãy xóa đường dây nóng nối phodng làm việc giữa ông và Bắc Kinh.
    Hay từ chối mọi chuyến đi "công tác khẩn cấp" hay đi "Nghỉ dưỡng" do Bắc Kinh bố trí.
    Còn tại nhà mình, trên đất mình ông sẽ được an toàn

    Trả lờiXóa
  33. Có hai kịch bản chuẩn bị khá công phu cho chuyến đi Mỹ của TBT Trọng . Thứ nhất hình ảnh ông Trọng và phát biểu của ông về T Jefferson , thứ hai Phó Tổng thống Mỹ lẫy Kiều .

    Quả là một hình thái ngoại giao tuyệt vời , chuẩn bị kỹ lưỡng , đầy màu sắc và âm điệu thân thiện nâg tầm cao hiểu biết lẫn nhau giữa hai đối tác chính trị mang tính chất cựu thù đứng đầu thế giới , trong cuộc chiến ý thức hệ tự do & cộng sản .

    Nếu liên kết những hình ảnh trên với chuyến đi sang TQ của ông Trọng trước khi sang Mỹ , chúng ta sẽ thấy được một sự đồng thuận từ ông Tập cho chuyến đi này .

    Do đấy , khi Mỹ chuyển trục về châu Á , có thể thành phần đa số Lãnh đạo ĐCSVN & ĐCSTQ cũng có khuynh hướng chuyển trục về phía Mỹ .


    Những phát biểu sặc mùi hiếu chiến của Hoàn cầu Thời Báo , những hình ảnh xâm chiếm bành trướng Biển Đông , tất cả cũng giống như bài phát biểu của Thủ Tướng Dũng tại VN vào ngày 30 tháng tư hàng năm nhắc đến kẻ thù đế quốc Mỹ tưởng khó phai , sẽ ảnh hưởng khó khăn cho chuyến Mỹ du của ông Trọng .

    Như vậy , khi những thành phần lãnh đạo cộng sản thủ cựu cố chấp thuộc trung ương đảng chưa được loại trừ ( như Phùng quang Thanh ) , thì chiến lược xâm chiếm Biển Đông vẫn phải lây lất tiếp tục thể hiện tại TQ , cũng như sự bảo vệ cho hành động TQ xâm chiếm vẫn tiếp tục kéo dài tại VN .

    Một điểm khác cũng rất quan trọng , tháng 9/ 2015 ông Tập lại sang Mỹ . Con đường ngoại giao giữa TQ và Mỹ vì vậy khiến chúng ta khó tin ở mặt nỗi của những phát biểu trên truyền thông . Ngược lại chúng ta cần chú ý đến hành động xích lại gần nhau của các lãnh đạo .


    Hình ảnh của những chế độ XHCN gặp nhiều khó khăn về đối nội lẫn đối ngoại , kinh tế sắp lâm vào bước đường cùng , sẽ ảnh hưởng không ít đến tinh thần chính trị của các nhà Tư Bản Đỏ đang nắm vai trò lãnh đạo nhà nước XHCN ! Chính họ phải quyết định số phận của bản thân họ trước tiên sau đó mới đến lượt Đảng và Nhà Nước !

    Xích lại gần Mỹ là con đường ngắn nhất , duy nhất cho sự lựa chọn của các lãnh đạo Tư Bản Đỏ XHCN ....!!!



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người dân yêu nướclúc 15:23 12 tháng 7, 2015

      To Nặc Danh 14.04
      Tôi chưa đồng ý với ý kiến cho là việc đi Mỹ của ông Tổng Trọng được họ Tập đồng tình.
      Ngược lại, biết không thể cấm cản ông Tổng đi Mỹ, họ Tập gọi ông sang để dặn dò đe dọa hướng dẫn cách ứng xử để ông Tổng bị tẽn tò như Phạm Quang Nghị đã bị để khi trở về ông Tổng chi còn con đường duy nhất là cúc cúc cung tận tụy với họ Tập mà thôi.

      Chính đây là điều không ngờ nhất.
      Chính họ Tập tự coi mình là "Con Trời" vừa bị một cú "Tập hậu" rất ngoạn mục.

      Rõ ràng là chuyến đi Mỹ của ông Tổng đã được những người có thiện chí trong quan hệ Việt Mỹ chuẩn bị rất công phu. Không phải ngẫu nhiên mà những nhà nghiên cứu chiến lược lục lọi trong kho tàng lưu trữ của Triều đình Huế để tìm ra sự kiện ngài Thomas Jefferson đã đến Phú Xuân tìm gặp Hoàng Tử Cảnh thừ khi ông còn rất trẻ và 25 năm sau vua Gia Long mới lên ngôi ( tình tiết mờ nhạt này không được ghi trong sạh báo phương Tây, nhưng lại được Triều đình Huế ghi chép và lưu lại cùng với việc các nhà truyền giáo phương Tây xây dựng chữ quốc cho chúng ta ) Cũng không phải vô cớ mà phó TT Joe Binden thuộc được câu Kiều hay nhất nói về sự đoàn tụ sau nhiều năm lưu lạc của nàng Kiều...
      Tôi nghĩ những tình tiết tinh tế này là những "chuyện vặt" mà hôm nay Trung Nam Hải thấy phải vả vào mặt mình vì ngu xuẩn và chủ quan khinh địch nhất,

      Còn các chuyện lớn hơn?
      Chuyện lớn sờ sờ ra trước mắt chúng ta là kế hoạch lật đổ chiếm từng khúc của VN dâng cho bọn Tầu mà Phùng Quang Thanh cùng Tay chân đang thực hiện trên bình diện cả nước. Kế hoạch đó đã bị dẹp nhanh gọn cùng với sự biến mất của Phùng Quang Thanh và chuyến công du đầy thi vị của ngài TBT.

      Nhiều người lấy làm lạ là tại sao ông Tổng lại có thái độ thung dung bình tĩnh đáng kinh ngạc như thế?
      Dễ hiểu thôi.
      Ông đã được động viên bồi dưỡng và chấn an cả rồi.
      Ông đã bị chặt hết tay chân, nhưng ông bình tĩnh lên đường đến Washington DC như chính ông là kẻ "chủ mưu" làm những việc tày trời đó trước kho ông lên đường sang Mỹ. Đó chính là mấu chốt khẳng định Trung Nam Hải không có "công" hay "tội" gì cả trong chuyến đi Mỹ của ông Tổng nhà ta.
      Vậy ai làm việc đó?
      Chỉ có thể nói một cách đơn giản là Trời làm. Đúng vậy, mọi cố gắng mưu đồ của con người là hữu hạn, nhưng quyền lực của ông Trời là vô hạn.

      Tôi nghĩ, vai trò của ông Tổng đến đây là hết. Những ngày tới bọn xu nịnh vây quanh ông lâu nay sẽ không làm gì được nữa và ông chỉ có một con đường để lựa chọn: Yên tâm là bản thân mình và gia đình mình vẫn còn chốn dung thân. Còn việc Tập Cận Bình đi Mỹ, việc cảng Cam Ranh do ai kiểm soát đã có người lo.

      Việc cuối cùng, tôi xin "nói nhỏ" rằng diễn văn 30/4 mà ông TT đã đọc là một trong những "bước đi" để có kết quả hôm nay đấy. Không tỏ ra chống Mỹ như vậy thì sao ông được yên thân đến hôm nay?
      Hãy tin, ông TT không giỏi, nhưng mưu của ông rất cao

      Xóa
  34. Nhiều lãnh đạo ĐCSVN nên nghiên cứu về nước Mỹ và lịch sử của đất nước này để học tập , chiêm nghiệm , nếu họ là những người còn biết suy nghĩ cho đất nước .
    Nghiên cứu về Mỹ để biết rằng trong lịch sử nhân loại , không chỉ có Việt Nam mới là nước từng bị xâm lược , bị đô hộ .

    Trước khi trở thành nhà nước phát triển văn minh , hùng mạnh như hôm nay , nước mỹ cũng từng chịu hàng trăm năm đô hộ của thực dân Anh , Pháp , Hà Lan ……Nước Mỹ cũng từng tan hoang trong nội chiến (1861–1865) .Tóm lại , Những điều gì có ở VN , cũng từng xảy ra với Mỹ . Cũng như các dân tộc khác , người Mỹ cũng phải lao động , chống trọi với hoàn cảnh , với thiên nhiên và kẻ thù . Người Mỹ đã biết chiến đấu , tha thứ . khoan dung , Biết cách không để quá khứ ám ảnh và vươn lên . Còn VN thì chưa làm được

    Cần nhớ rằng , sau khi giành được quyền độc lập năm 1776 từ thực dân Anh , chỉ một thời gian sau đó , mối quan hệ giữa hai nước Anh – Mỹ đã dần dần được thiết lập , không có “ Thù muôn đời muôn kiếp không tan “ , Không còn “ mối hận nô lệ ngàn năm “ . Những oán cừu dần được xóa bỏ . Để hôm nay họ trở thành đồng minh thân thiết . Điều mà VN không làm được với Pháp sau hơn 60 năm , và sau 40 năm với Mỹ.

    Điều gì đã cản trở cá mối quan hệ Việt – Mỹ tiến triển , Có lẽ là xoay quanh vấn đề Ý thức hệ . Chính vấn đề này là cản trở mạnh nhất . Nếu không có Chủ Nghĩa Mác – Lênin xuất hiện thì lịch sử VN đã thay đổi , có thể VN chưa làm nên điều kỳ diệu , nhưng chắc chắn không thể tệ hại như hôm nay .

    Nếu cho rằng “ Ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô , Trung Quốc “ thì cũng có thể hiểu rằng VN đã Căm thù Mỹ , pháp và CNTB …. “ Hộ “ LX – Trung Quốc . Tư tưởng lệ thuộc vào ý thức hệ CS đã ăn rất sâu trong não những nhà lãnh đạo CSVN bấy lâu nay . Họ không đủ tỉnh táo để phân biệt tại sao phải căm thù đế quốc truyền đời , thay vì cần phải chuyển thù thành bạn như người Mỹ từng làm với Anh , như Nhật với Mỹ , Đức với Mỹ - Dù có thời gian họ từng là kẻ thù không đội trời chung .

    Sự căm thù tột độ đế quốc và CNTB đã không làm VN khá lên , cũng không làm CNTB chết đi như mong muốn . Trái lại nước Việt ngày càng tàn tạ và lụn bại như đã thấy .

    ( còn tiếp )


    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  35. ( Tiếp theo )


    Không chỉ đứng ra căm thù đế quốc , thực dân …..“ Hộ “ cho TQ , LX , mà dường như lãnh đạo CSVN còn phát hiện ra rằng , “ Nuôi sự căm thù triền miên “ chính là cách hữu hiệu để đo lường và kiểm soát tư tưởng của dân chúng . Ai càng căm thù đế quốc bao nhiêu , đương nhiên chứng tỏ trung thành với chế độ hiện hành bấy nhiêu , và ngược lại – Dù họ cũng biết rằng điều này phần lớn là lừa bịp lẫn nhau , nhưng tự ru ngủ và tự nhấm nháp sự dối trá cũng là thú vui riêng dầy khoái trá của các nhà lãnh đạo CS .

    Chính quan niệm “ Còn đảng còn mình “ , tâm lý sợ mất “ Sổ Hưu “ ….. Và thích được độc quyền lãnh đạo của ĐCS đã kìm hãm sự phát triển của dân tộc , Sự ích kỷ chỉ chăm lo cho sự tồn tại của đảng , mà quên đi lợi ích dân tộc , đã đánh bật những cá nhân và những tư duy tiến bộ có thể làm thay đổi đất nước . Họ cần dân chúng nghèo nàn nhưng dễ bảo , hơn là để dân tộc phát triển văn minh , thịnh vượng nhưng thoát khỏi sự kiểm soát của họ . Đồng thời chính quyền thường tận dụng , kích động Tâm trạng oán giận , căm thù Mỹ và CNTB để thanh minh cho sự yếu kém của họ trong quản lý và điều hành đất nước .

    Trong khi kiểm soát chặt chẽ dân chúng về mặt tư tưởng , đời sống . các nhà lãnh đạo đã không quên tự dành cho mình quyền được ưu tiên tuyệt đối khi còn sống và cả sau khi chết đi . Họ luôn muốn hưởng sự ca tụng mãi mãi , và không mấy khi từ chối những món đồ xa xỉ , đắt tiền của CNTB , Họ tận hưởng cuộc sống xa hoa hoang phí trên sự nghèo đói của nhân dân và sự bần cùng của đất nước một cách hết sức vô tư và thản nhiên .

    Tất cả những điều trên đã một phần lý giải tại sao VN kém phát triển , chậm chạp trong mối quan hệ với Mỹ , và các nước TB - dù người Việt Nam rất thông minh , năng động , siêng năng , và tài trí không thua kém bất kỳ dân tộc nào .

    Nhà báo Bùi Văn Bồng đã làm người đọc ngạc nhiên thích thú với một bài viết sâu sắc mang một phong cách mới và lạ . Bài viết đã tạo nên nhiều suy tư và cảm xúc cho bạn đọc .
    Chúc Bác Mạnh khỏe , bình an

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Buôn gió nói đúng quá, nhưng những kẻ ghét sự thật thì không muốn anh nói ra điều này.

      Xóa
  36. Ngày nào không vào dọc được trang này (BVB) là mình cảm thấy như bị mât mác một thứ gì trân quí lắm vậy..! Rất cảm ơn gia chủ .Đăc biệt bài này hôm nay bB.viết rất công phu ,đầy sức thuyết phục và ý thưc gợi mở rất cao,,,cho người đọc.Vậy mà chợt gờ lên một chút quan điểm :" ..Mỹ xâm lược một lần.."khiến cho còm Lệ Thủy 17:48 bị dị ứng cũng như Tôi tiếc quá..! Còn ông bạn nặc danh 19:52 lại phán ",,Pháp không xâm lược nữa..!nhưng không sao,vì bài chủ qua hay nên khõa lấp cả./

    Trả lờiXóa