Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 1 tháng 7, 2015

Thám tử điều tra ?

- Trên cây có 10 con chim, người thợ săn nổ súng bắn chết 1 con, hỏi trên cây còn lại mấy con? Đáp án cuối cùng đưa ra quả là rất siêu!
- Thầy giáo hỏi: “Trên cây có 10 con chim, người thợ săn bắn chết một con, hỏi trên cây còn lại mấy con?”.
- Học sinh: “Thưa thầy là dùng súng lục vô thanh hay là loại súng khác giảm thanh?”.
- Thầy giáo: “Không phải súng lục vô thanh mà cũng không phải loại súng khác giảm thanh”.
- Học sinh: “Tiếng súng có cường độ bao nhiêu?”.
- Thầy giáo: “Khoảng 80 -100 deciben”.
- Học sinh: “ Vậy âm thanh đó có thể gây chấn động đến nhói tai, đúng không thầy?”.
- Thầy giáo: “Đúng vậy”
- Học sinh: “Ở địa phương đó, bắn chim không phạm pháp ạ?”
- Thầy giáo:“Không phạm pháp”
- Học sinh: “Thầy có chắc chắn là con chim đó bị bắn chết rồi không?”
- Thầy giáo: “Chắc chắn”
- Thầy giáo có chút không kiên nhẫn được nữa, “Thôi nào, em chỉ cần nói cho thầy biết trên cây còn lại mấy con chim là được rồi!”
- Học sinh: “Dạ, nhưng trong mấy con chim đó có con nào bị điếc không ạ?”
- Thầy giáo: “Không có”
- Học sinh: “Trong đó có con nào có vấn đề về nhận thức không? Nghĩa là bị đần độn đến mức nghe thấy tiếng súng nổ mà không biết đường mà bay đi ấy?”
- Thầy giáo: “Không có, chỉ số thông minh của chúng đều trên 200”
- Học sinh: “Có con nào bị nhốt trong lồng không ạ?”
- Thầy giáo: “Không có”
- Học sinh: “Có con nào bị tàn tật hay là đói quá đến nỗi không bay nổi không ạ?”
- Thầy giáo: “Không có, con nào cũng đều khỏe cả”
- Học sinh: “Có tính cả chim con trong bụng mẹ không ạ?”
- Thầy giáo: “Chúng đều là chim trống”
- Học sinh: “Người thợ săn đó có bị hoa mắt không? Thầy đảm bảo là 10 con chứ?”
- Thầy giáo: “10 con”
- Học trò vẫn tiếp tục truy hỏi: “Có con nào ngốc đến mức không sợ chết không ạ?”
- Thầy giáo: “Chúng đều sợ chết”
- Học sinh: “Có con nào là tình nhân của nhau không ạ? Vì có thể một con bị bắn chết, con còn lại sẽ chủ động tự tử theo?”
- Thầy giáo: “Đồ ngốc! Lúc trước không phải thầy đã nói với em chúng đều là chim trống rồi hay sao?”
- Học sinh: “Có thể bắn một phát trúng hai con không ạ?”
- Thầy giáo: “Không thể”
- Học sinh: “Bắn một phát trúng ba con?”
- Thầy giáo: “Không thể”
- Học sinh: “Bắn một phát trúng 4 con?”
- Thầy giáo: “Càng không thể”
- Học sinh: “5 con thì sao?”
- Thầy giáo hoàn toàn hết kiên nhẫn: “Thầy nói lại một lần nữa, một phát súng chỉ có thể bắn chết một con”.
- Học sinh: “Vâng, tất cả những con chim ấy đều có thể tự do bay lượn chứ ạ? Khi chúng kinh sợ bay lên, liệu vì hoảng loạn mà va vào nhau không ạ?
- Thầy giáo: “không thể, mỗi con chim đều tự do bay lượn”
- Học sinh: “Nếu đúng như những gì thầy giáo nói”
             Học sinh nói một cách đầy tự tin: “Con chim bị bắn chết ấy, nếu như vướng phải cành cây mà không bị rơi xuống, thì trên cây còn một con; còn nếu như nó bị rơi xuống thì trên cây không còn một con nào ạ”.
            Chờ đến lúc học sinh trả lời xong, thầy giáo cố nén cảm xúc choáng váng đến suýt ngã xuống đất rồi run rẩy nói: “Em không cần phải học tiểu học nữa đâu, hãy lập tức ứng tuyển làm thám tử điều tra đi”.
(Theo NTDTV/Mai Trà biên dịch/(Đại Kỷ Nguyên VN)
--------------

7 nhận xét:

  1. Câu trả lời rất thông minh vì chính xác qúa !

    Trả lờiXóa
  2. Cái kiểu đối đáp dài dòng làm tôi nhớ đến câu chuyện trong phòng bảo tàng lịch sử của đất nứơc nọ.
    Cô hướng dẫn viên đưa đoàn khách du lịch tới tấm hình lớn, chụp toàn cảnh các vị nãnh đạo cấp kao, khoảng 100 người, Và lần lượt giới thiệu thân phận từng người. Cô quay lưng lại đoàn khách, hăng say dùng cây chỉ thẳng vào mặt mỗi nãnh đạo, nói về thân thế và sự nghiệp.
    Hết! Cô quay lại thì thấy... không còn một ai.
    Họ từ sớm đã tự động kéo nhau đi ngắm bức tranh sơn dầu thiếu nữ khỏa thân của họa sĩ Phái.

    Trả lờiXóa
  3. Sống ở thiên đường XHCN thì phải suy xét , ngó trước , hỏi sau , nghi ngờ như vậy , trả lời ngay là bại liền , bài toán có nhiều bẫy giống như những cái bẫy mà CSVN dành cho dân Việt nam vậy !

    Trả lờiXóa
  4. Việc gì cũng phải suy xét kỹ lưỡng. Không có chuyện nhồi nhét nghị quyết được. Không có gì quang vinh cả. Nắm nhiều tình huống có khả năng xảy ra thì xác suất thất bại là nhỏ.

    Trả lờiXóa
  5. Ở Việt Nam hiện chỉ còn một CON CHIM không mấy thông minh, nhưng rất bảo thủ cực đoan, là còn toàn tâm kiên trì đường lối XHCN ( cho dù 100 năm nữa cũng chưa thấy được CNXH ra sao ) đó là ông đương kim TBT.
    Lâu nay CON CHIM ấy cố công tìm kiến các hạt giống để gieo trồng một CON CHIM kế cận ( tức là sẽ kế nghiệp chức TBT của ông ta )

    Nhưng nhân tài hiếm như lá mùa thu. Con người mà ông ta tin cậy đã vừa liên tục phạm 2 lỗi lớn :

    Lỗi thứ nhất là món quà cắp nach mang sang Mỹ với ý định chế riễu xỉ nhục một thượng nghị sĩ Mỹ, thì trở thành trò cười cho dân chúng Mỹ và cộng đồng Người Việt ở khắp nơi.

    Lỗi thứ 2 thì mới xẩy ra gần đây thôi, là sáng kiến chặt mấy nghìn cây cổ thụ trên đường phố Hà Nội, làm cho không chỉ dân Hà Nội, không chỉ dân VN mà nhân dân cả thế giới căm phẫn khinh bỉ.

    Nghe qua câu chuyện buồn lòng này, thầy giáo liền hỏi cậu học trò:
    "Một thằng ngu đi tìm trong 90 triệu dân một thằng ngu hơn mình, để bồi dưỡng nhân tài đi theo con đường tối tăm mà mình đã nhọc công vun đắp gần 70 năm qua, nhưng kẻ ngu kia càng trổ tài thì càng ngu....vậy trong 90 triệu dân đó liệu có tìm thấy ai ngu hơn để thực hiện bồi dưỡng kẻ kế cận nữa hay không?
    Cậu học trò đưa ra nhiều giả thiết vặn vẹo thầy rồi kết luận:
    "Không thể tìm ra kẻ ngu hơn đâu ạ"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi phục Bạn ,bạn đưa ra một câu chuyện phải nói là SIÊU HAY

      Xóa
  6. Không riêng thám tử mới phải truy nguyên mọi tình huống có thể đâu ạ.

    Nếu bác nào là dân thiết kế ,không tính đến mọi khả năng,tình huống thì ai duyệt đề án cho trừ khi người duyệt không biết gì về chuyên môn.

    Tuy nhiên ,ở VN hiện nay ,chỉ riêng có đề án về chính trị,tức là cương lĩnh chính trị của đất nước ấy ,tuy chả ai hiểu cơ chế kinh tế thị trường là gì,mô hình xã hội chủ nghĩa nó đã được thực tế hóa ở đâu mà cả một đại hội mấy trăm người đại diện bốn triệu đảng viên vẫn vui vẻ biểu quyết tán thành mới thánh chứ ,thật không bằng một phần mười cậu học sinh trong câu chuyện này.

    Trả lờiXóa