Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Hun Sen bất ngờ thừa nhận cạo sửa bản đồ là có ẩn ý

 Hun Sen đã công khai vạch rõ thực chất của những “là bài chính trị bản đồ”, mặc dù những gì ông nói không phải là lời tuyên bố mạnh mẽ, rõ ràng thường thấy.
LTS: Xung quanh những phát biểu của Thủ tướng Campuchia Hun Sen liên quan đến biên giới Việt Nam - Campuchia và quá trình đàm phán, phân giới cắm mốc giữa hai nước ông nói trước cuộc họp Nội các hôm Thứ Sáu 24/7, Tiến sĩ Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ có một vài lời bình luận xin trân trọng gửi đến độc giả.
* TRẦN CÔNG TRỤC
Là người đã tham gia đoàn đàm phán về biên giới với Campuchia ngay từ đầu những năm 80 của thế kỷ trước, tôi cho rằng Thủ tướng Hun Sen đã nói đúng sự thật về việc Campuchia cạo sửa bản đồ trước khi đàm phán với Việt Nam: “Tôi không làm gì sai về điều này. Khi các cán bộ có thẩm quyền của Campuchia nhận được chỉ thị của Hoàng thân Norodom Sihanouk năm 1964, họ đã chỉnh sửa bản đồ của Campuchia, lúc đó tôi chỉ mới 12 tuổi."
Phát biểu của Thủ tướng Hun Sen đã phản ánh đúng thực tế của quá trình nghiên cứu, lựa chọn các mảnh bản đồ bonne tỷ lệ 1/100.000 của Sở Địa dư Đông Dương in trước năm 1954 do 2 đoàn đàm phán cấp chuyên viên về biên giới Việt Nam và Campuchia thực hiện ngay từ khi hai bên đồng ý tiến hang đàm phán về biên giới.
Cụ thể là, phía Campuchia đã đưa ra 26 mảnh bản đồ dọc tuyến biên giới đã được cắt dán thành 3 mảnh lớn, trên đó có cạo sửa 7 khu vực, lớn nhất là khu vực Bu - phơ - răng. Phía Việt Nam đã kiểm tra 3 mảnh bản đồ lớn này và đã phát hiện chỉ có 5 mảnh là của Sở Địa dư Đông Dương in, 5 mảnh không xác định được Cơ quan in vì bị cắt dán, 16 mảnh do Campuchia in và tái bản.

Những mảnh bản đồ bonne bị cạo sửa là: 156w- 172w- 192w-201e- 219e-219w -218e. Việt Nam đã thẳng thắn trao đối với phía Campuchia về những phát hiện này, phía Campuchia cũng đã phải thừa nhận và cuối cùng hai bên đã thống nhất lựa chọn được 26 mảnh bản đồ bonne gốc để đính kèm Hiệp ước nguyên tắc giải quyết vấn đề biên giới năm 1983.
Từ tình hình nói trên cho thấy, thực chất của những mảnh bản đồ mà một số nhân vật thuộc đảng phái đối lập Campuchia CNRP đang sử dụng chỉ có thể là những mảnh bản đồ bị cạo sửa theo lệnh của Hoàng thân Norodom Sihanouk. Vì vậy, có thể nói đó chỉ là những “lá bài chính trị" trong ván cờ quyền lực đang diễn ra hết sức khốc liệt ở Campuchia.
Chính Thủ tướng Hun Sen đã công khai vạch rõ thực chất của những “là bài chính trị bản đồ”, mặc dù những gì ông nói không phải là lời tuyên bố mạnh mẽ, rõ ràng thường thấy của những chính khách bản lĩnh mà chỉ là những lời phân bua, thanh minh đầy cảm xúc trước tình thế chính trị hiện nay của Campuchia.
Liên quan đế chủ quyền các đảo bao gồm Phú Quốc, thậm chí cả đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, Thủ tướng Hun Sen nói: “Ở thời điểm đó, họ đã “bỏ rơi” đảo Koh Tral (tức đảo Phú Quốc của Việt Nam) và Kampuchea Krom (tức người Khmer ở Nam Bộ, ViệtNam)…cho Việt Nam. Tôi không thể đòi lại được”.
Phát biểu này nếu quả đúng là do chính miệng ông Hun Sen nói ra thì phải chăng đây là một sự né tránh bị động trước sức ép của phe đối lập kích động cử tri chĩa mũi nhọn vào đảng cầm quyền CPP hiện nay? Hay đây lại là cách thức mà Thủ tướng Campuchia buộc phải sử dụng để làm “hài lòng” cho những thế lực đang áp dụng mọi thủ đoạn để hạ bệ ông? Hoặc phải chăng lời nói ấy xuất phát từ nhận thức theo xu hướng chủ nghĩa dân tộc cực đoan đang trỗi dậy tại Campuchia?
Để trả lời những câu hỏi này không đơn giản một vài câu là xong, xin vui lòng đón đọc phần bình luận tiếp theo để thấy rõ quá trình xác lập chủ quyền hợp pháp của Việt Nam cũng như việc phân định chủ quyền các đảo và vùng biển giữa Việt Nam và Campuchia một cách công khai, minh bạch, hợp pháp.
TCT/(GDVN)
--------------

3 nhận xét:

  1. Shihanook sáng nắng, chiều mưa. Cam cũng thế thôi. Dân Cam nhận thức còn thấp nên dễ bị lôi kéo.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi cho rằng vấn đề biên giới Việt-Cam sẽ Lạnh-Nguội-Ấm hay Nóng là tùy thuộc vào quan hệ Việt-Trung thế nào thôi.
    Vấn đề tôi muốn góp ý ở đây là cách gọi những nhà lãnh đạo.

    Điển hình như ông Vua Campuchia trước kia, ông Nô-Rô-Đôm Si ha húc:
    Khi tôi còn bé, thấy đài tiếng nói VN nói "Hoàng thân..." sang thăm, có trao đổi với Bác Hồ thân mật lắm.
    Trong chiến tranh ở Nam VN mà chơi thân được với Vua Cam thì tốt quá rồi còn gì..., việc Hoàng thân sang thăm chỉ có tính tượng trưng, nó thể hiện thái độ của ông vua này với phía Bắc Việt, chứ chuyến thăm viếng ấy không có một ký kết chính thức nào được thực hiện. Thế nên Bút Tre mới viết:
    Hoan hô Hoàng thân Si Ha
    Núc na núc ních sang ta lại về.
    Khi Bác Hồ mất, đài-Báo ta cũng đăng trân trọng "Hoàng Thân.."

    Nhưng trong thời kỳ chiến tranh biên giới, chẳng hiểu sao mà tôi đọc được một bài báo trong đó gọi nhân vật này là "Con lợn. Si ha núc.."
    Thế rồi sau này lại thấy những tờ báo ấy, gọi nhân vật ấy là "Hoàng thân" với những nhời nhẽ trân trọng.

    Không hiểu sao, mặc dù vẫn biết mình chỉ là một công dân tầm thường, những lời nói đoạn viết ấy chả ảnh hưởng gì đến mình mà tôi cứ thấy nó... ngường ngượng làm sao ấy!.

    Nay ông Hun Sen là người nói tiếng Việt rất sõi, có thời gian làm nguyên thủ quốc gia với những kỷ niệm đẹp giữa hai nước.
    Vì lợi ích quốc gia, dân tộc của họ, không phải lúc nào người ta cũng có thể có những lời nói và hành động hợp với mình, có lợi cho mình.được
    Gần đây, thấy nhiều bài dùng: Hun Sen thế này, Hun Sen thế nọ... mà lại thấy tự ngương thay..!

    Một người đã là nguyên thủ một quốc gia mà lúc ta gọi trân trọng, lúc ta "Chống không"..., lúc ta dùng lời miệt thị...

    Thì cái miệng của ta nó là cái gì nhỉ....?
    Ta là hạng người nào nhỉ..?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. -Có lần, khoảng 1967, Đài SaiGon VNCH gọi Shihanook là”Xin ăn hút” do tính 2 mặt (có tới 4 mặt) không chỉ đối với VNCH.

      Xóa