Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 14 tháng 7, 2015

Dự án khổng lồ mấy chục nghìn tỉ quyết cái... là xong

Tuyến đường Kim Liên – Ô Chợ Dừa – Hoàng Cầu
chỉ dài có 500m nhưng phải đầu tư tới hơn 500 tỉ đồng để xây dựng. 
"Rồi dự án khổng lồ mấy chục nghìn tỉ đồng quyết định một cái là xong, không qua quy trình thẩm định gì cả, đến lúc không có tiền mà vẫn cứ phải lao theo. Việc này vô cùng lãng phí”. 
Tình hình kinh tế xã hội năm trước vẫn chưa vượt qua những khó khăn làm cản trở bước phát triển, bội chi ngày càng lớn là chuyện nhức nhối, nợ công có thể lên đến 64% GDP – theo thông tin từ Ủy ban Kinh tế Xã hội của Quốc hội, vẫn là một thách thức cho việc triển khai các dự án lớn trọng điểm liên quan đến quốc kế dân sinh.
Trong bối cảnh như vậy thì thất thoát và lãng phí trong các công trình xây dựng thời gian qua là một bức tranh màu xám, khiến năm nào cũng vậy, đến kỳ họp bàn về ngân sách vấn đề lại được Quốc hội mổ xẻ xem ra cũng đến nơi đến chốn nhưng vẫn chưa có giải pháp hạn chế.
Tình trạng này dẫn đến nhiều hậu quả vượt ra ngoài chuyện tiền bạc, chuyện ngân sách, đến mức một đại biểu Quốc hội khi bàn về dự án xây dựng sân bay Long Thành trên địa bàn tỉnh Đồng Nai – nơi vị này đại diện cho cử tri – đã bày tỏ sự lo lắng như đã từng nhiều lần đề cập trước đây mà ông gọi là “hội chứng mất lòng tin”. Ông nói trong một phiên họp gần đây rằng bất kỳ một dự án nào đưa ra, câu hỏi đầu tiên của người dân là có thất thoát không, có lãng phí không, có lợi ích nhóm không?
Băn khoăn như vậy không phải là thiếu cơ sở. Mặc dù chưa có một cơ quan nào công bố chính thức mức độ tác hại của tình hình này vào GDP với những con số như nhiều chuyên gia nhận định là từ 20 đến 30%, nhưng thất thoát và lãng phí là điều nghiêm trọng và xảy ra ở khắp nơi.
Có thể dẫn chứng vài sự kiện gần đây:
Dự án đường vành đai 1 (Hà Nội) liên tiếp lập kỷ lục “tuyến đường đắt nhất Việt Nam” khi chi phí làm một mét đường lên tới 2,5 tỉ đồng. Đoạn đường dài 697m, rộng 50m, tổng mức đầu tư 1.767 tỉ đồng và được dự kiến xây dựng trong ba năm, từ 2015 đến 2018.
Ban quản lý khu kinh tế tỉnh Hà Tĩnh vừa thông báo sẽ chấm dứt dự án nhà máy liên hợp gang thép Vạn Lợi vì chủ đầu tư là Công ty cổ phần gang thép Hà Tĩnh không thể duy trì dự án sau sáu năm bỏ hoang. Hơn 750 tỉ đồng các ngân hàng Nhà nước bỏ ra cho dự án này có nguy cơ mất trắng khi toàn bộ thiết bị máy móc, phương tiện mang về từ gần 10 năm nay đã gỉ sét, hư hỏng và mất trộm. Các hạng mục đầu tư trị giá gần 1.000 tỉ giờ chỉ là đống sắt vụn.
Tình trạng các dự án đầu tư công khắp cả nước bị đội giá so với dự toán đang trở thành vấn đề nghiêm trọng, gây thất thoát, lãng phí ngân sách, ảnh hưởng mức huy động nguồn lực của Nhà nước. Thị trấn đìu hiu sau khi hoàn thành xây dựng, chợ không ai họp, tiểu thương sau khi bị giải tỏa tìm nơi khác bán buôn. Những công trình hoành tráng, chẳng hạn như đại lộ Mai Chí Thọ, vừa xây xong đã lún, xuất hiện nhiều đường “sóng lưng trâu”… là những thực tế đau lòng.
Giải trình trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội, khi cho ý kiến về luật Đầu tư công sửa đổi, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Bùi Quang Vinh nhấn mạnh, ngoài nguyên nhân thất thoát trong thi công, xây dựng, thủ phạm chính là do chủ trương đầu tư sai ngay từ ban đầu.
"Lãng phí nhất, thất thoát nhất chính là chủ trương đầu tư, còn thi công thất thoát 3 – 5% chỉ là đồng tiền cụ thể. Có lần, trong một phiên họp tổng kết, người đứng đầu Chính phủ cũng đã từng bức xúc khi đặt câu hỏi: tại sao đường miền núi mà lại làm rộng 60-70 mét, ai quyết định đầu tư?.
Rồi dự án khổng lồ mấy chục nghìn tỉ đồng quyết định một cái là xong, không qua quy trình thẩm định gì cả, đến lúc không có tiền mà vẫn cứ phải lao theo. Việc này vô cùng lãng phí”. Rõ ràng có một thực tế là nhiều địa phương không cần biết mình có bao nhiêu tiền nhưng cứ ký đầu tư dự án tràn lan, không bố trí, không thẩm định nguồn vốn.
Trong khi đó, Ủy ban Kinh tế Xã hội của Quốc hội nhận định, một số dự án đầu tư công chậm tiến độ, phát sinh chi phí, khả năng phải tăng vốn ở mức cao. Nhiều dự án, công trình được xây dựng, hoàn thành nhưng chưa khai thác một cách hiệu quả, gây lãng phí không nhỏ.
Chẳng hạn như việc xây dựng trụ sở làm việc; xây dựng một số cầu mới thay cầu cũ ở quốc lộ 1 từ Trung Lương đi Mỹ Thuận, quốc lộ 91 Long Xuyên đi Châu Đốc, cầu cũ dài từ 75 đến 200 mét bắc qua sông, rạch nhỏ lại thay bằng cầu mới dài 500m; một số đường giao thông nội thị, thị xã (thành phố) thuộc tỉnh với quy mô chưa đến 100.000 dân nhưng xây dựng đường với tám làn xe, sáu làn xe có dải phân cách cứng cây xanh, vườn hoa.
Theo Ủy ban, hạn chế dễ thấy nhất là việc đầu tư từ ngân sách Nhà nước vẫn còn tập trung vào một số ngành, lĩnh vực mà khu vực tư nhân sẵn sàng tham gia đầu tư.
Cách đây không lâu, cơ quan Kiểm toán Nhà nước đã khái quát một số dạng sai phạm dẫn đến tham nhũng, lãng phí và tiêu cực trong đầu tư xây dựng như sau:
- Thất thoát, lãng phí trong khâu chủ trương đầu tư: Xác định sai chủ trương đầu tư, dẫn đến đầu tư không có hiệu quả, hoặc hiệu quả đầu tư kém.
- Thất thoát trong khâu khảo sát thiết kế: Khảo sát không đảm bảo chất lượng, chưa đủ mẫu, chưa sát với thực tế hoặc không đúng với những tiêu chuẩn, quy chuẩn dẫn đến việc phải khảo sát lại hoặc phải thay đổi, bổ sung, điều chỉnh thiết kế, phương án thi công nhiều lần, kéo theo là làm thay đổi dự toán, làm chậm tiến độ thi công,… gây lãng phí thời gian, tiền của, không đảm bảo chất lượng, không đồng bộ gây lún, nứt phải phá đi làm lại; phương án thiết kế không hợp lý, sử dụng vật tư, vật liệu không phù hợp với loại công trình.
- Thất thoát trong khâu đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng: Bớt xén tiền đền bù của dân; đền bù không thỏa đáng, không đúng đối tượng; chi trả tiền đền bù không theo định mức, khung giá Nhà nước và địa phương ban hành; khai khống diện tích, khối lượng tài sản được đền bù; làm giả hồ sơ đền bù… từ đó làm tăng thêm vốn đầu tư xây dựng công trình.
- Thất thoát, lãng phí trong công tác triển khai và điều hành kế hoạch đầu tư hằng năm: Bố trí danh mục các dự án đầu tư quá phân tán, dàn trải, không sát với tiến độ thi công của dự án đã được phê duyệt.
- Thất thoát, lãng phí trong khâu lựa chọn nhà thầu: Làm sai lệch bản chất đấu thầu như không thực hiện đúng trình tự đấu thầu; xét thầu, đánh giá để xếp loại nhà thầu khi lựa chọn nhà thầu không chính xác, thiếu chuẩn mực.
- Thất thoát, lãng phí trong khâu thi công xây lắp công trình: Thi công không đảm bảo khối lượng theo thiết kế được phê duyệt hoặc thi công không đúng thiết kế dẫn đến phải phá đi làm lại; sử dụng vật liệu không đảm bảo chất lượng; khai khống khối lượng; ăn bớt vật liệu trong quá trình thi công, chất lượng công trình không đảm bảo…
Thực tế vừa trình bày trên đây cho thấy thất thoát, lãng phí không chỉ do nguyên nhân khách quan như bởi cơ chế chính sách về quản lý đầu tư mà còn có nguyên nhân quan trọng, thậm chí chủ yếu, dẫn đến thất thoát, lãng phí là từ con người và bắt đầu từ người giữ vai trò giám sát trong bộ máy Nhà nước.
Một số nghiên cứu của Hội Khoa học Kỹ thuật xây dựng trước đây cho thấy lỗi sai phạm của chủ đầu tư và các nhà quản lý đầu tư trong quá trình thực hiện các dự án chiếm khoảng gần 60%, trách nhiệm của các nhà thầu xây lắp, cung cấp vật tư, thiết bị trên 30% và do các nhà quản lý tư vấn là hơn 10%. Vì vậy, việc làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý và thực hiện các giai đoạn của dự án đầu tư, đặc biệt là trách nhiệm của cá nhân những người đứng đầu như chủ đầu tư và các nhà quản lý đầu tư, các nhà thầu xây lắp, tư vấn thiết kế, giám sát, các nhà thầu cung cấp trang thiết bị, các cơ quan tổ chức thực hiện chi đền bù giải phóng mặt bằng,… là hết sức cần thiết để có thể đưa ra giải pháp xử lý phù hợp và triệt để trong việc chống lãng phí và tham nhũng.
Chẳng lẽ bó tay với tình trạng này? Đó là lời kêu gọi của không chỉ ở cơ quan Nhà nước mà còn là đòi hỏi của người dân, bởi mọi sự lãng phí trong đầu tư xây dựng đều làm thiệt hại ngân sách, cũng có nghĩa là bào mòn lòng tin của người dân.
Khi những sai phạm đã được vạch ra, đã gọi đúng tên, đã có địa chỉ rõ ràng thì vấn đề còn lại là sự quyết tâm, điều mà lúc nào chúng ta cũng có thừa trong lời nói nhưng quá thiếu trong hành động.
Hoàng Hải /(DNSG cuối tuần)/VnN
------------

10 nhận xét:

  1. "Làm đường là có ăn nhất!" Dân làm ăn kinh tế thị trường định hướng XHCN khẳng định.

    Trả lờiXóa
  2. Đây là một trong những ưu việt của nền kinh tế "Đinh hướng XHCN"
    Tại sao ư?
    Tại vì
    Đặc điểm của kinh tế XHCN là
    "LÀM THEO NĂNG LỰC, HƯỞNG THAEO VIỆC LÀM"
    nhưng ở mức cao hơn, tiếp cận với Kinh tế CSCN hơn, thì sẽ là
    LÀM THEO NĂNG LỰC, HƯỞNG THEO NHU CẦU.
    Hai chữ NHU CẦU này nhiều nghĩa lắm.
    Muốn chia mầu cho Chủ đầu tư ( bên A ) rồi đến Tổng thầu ( Tổng B ) rồi đến Nhà thầu ( B ) rồi đến Thầu phụ ( B phẩy ) rồi đến Giám sát...Với.từng ấy ban bệ, muốn ăn chia mà lại là ăn to, thì không có cách nào hơn là phải tăng vốn đầu tư thôi.
    Việc đó dễ ợt.
    Không tin hỏi anh Tổng Trọng mà xem, chỉ cần giơ tay ( hoặc bấm nút ) thông qua tại Bộ chính trị thôi, là tiền chẩy về tài khoản ủy thác tại ngân hàng.... Vậy đó, không có số Tổng vốn đầu tư cực lớn thì lấy đâu ra mà ăn chia?

    Trả lờiXóa
  3. Cứ có công trình xây dựng là chúng cứ đội giá trời ơi đất hởi để rút tiền dân đóng thuế bỏ túi.
    Nếu có hư hại, đéch giống ai thì "dân quyết định, thì dân chịu chứ trách ai" (lời Hùng hói).
    Mã tổ cái đảng khốn nạn Việt gian cs thối thổ tả bán nước, hại dân.
    Sao chúng bây không đi chết đi cho dân nhờ.
    500m = 500 tỷ, như một mét là 1 tỷ.
    1 tỷ = 50 ngàn ĐÔ
    Dân làm trung bình 2000-3000 ĐÔ một năm.
    Như vậy dân làm còng lưng để chúng bóp cổ bóp hầu nặng cho ra 500 tỷ để làm có 500 mét.
    Hết biết

    Trả lờiXóa
  4. "nợ công có thể lên đến 64% GDP" (!?)
    "CÓ THỂ LÊN ĐẾN" thật ra nó đã QUÁ CON SỐ nầy rồi Trời ạ.
    Hủ mắm nầy chưa XÌ ra đó thôi, chúng dấu kỷ và lừa dân hay lắm. Không nghe chúng thường nói "xấu che, tốt khoe" đó sao. Sau nầy nó mà XÌ ra thì chỉ có dân chịu chết thôi.
    Tin cái lũ khốn cs nầy thì chỉ có bán lúa giống.

    Trả lờiXóa
  5. "vấn đề lại được Quốc hội mổ xẻ xem ra cũng ---
    đến nơi đến chốn-- NHƯNG vẫn ---chưa có giải pháp hạn chế.---"
    Như vậy làm TRÒ mỗ xẻ làm c... gì cho thêm THỐI.

    Trả lờiXóa
  6. Độc đảng CS là như vậy đấy vì không có phản biện, vừa đá bóng vừa thổi còi

    Trả lờiXóa
  7. Cái quan trọng nhất để có thể giảm thiểu và hạn chế những điều tại hại cho ngân sách nhà nước như đã nêu trên là :
    - Luật phải do các nhà lập pháp độc lập có đủ trình độ và nhận thức thực tế, kết hợp với sự phản ánh của báo chí và ý kiến của nhân dân thì mới chuẩn được, mới kiểm soát được mức độ chuẩn xác về tính khả thi và hiệu quả của dự án . Hiện tại chủ yếu các luật đều do các bộ ngành liên quan soạn và khi thông qua thì có nhiều ông Nghị gật thông qua nên thực tế luật rất lằng nhằng và hiểu theo nhiều góc cạnh đều được.
    - Thanh tra, Kiểm toán ... chưa thực sự quan tâm những điều to lớn về lãng phí thất thoát vốn mà chỉ mổ xẻ những sai phạm nhỏ với những tiêu chí mà các cá nhân đó có thể nhìn vào để hạch sách... Nếu thực sự quan tâm đến hiệu quả của dự án đã làm xong thì rất dễ phát hiện ra dự án đó được nghiên cứu có chất lượng không? Hiệu quả kinh tế thực tế có được như thuyết minh của dự án đã nêu không? Có phương án khác thay thế tốt hơn nhưng vẫn lãng quên và cố tình thực hiện theo phương án lãng phí không?...Những điều đó có thể làm rõ nhưng ai muốn và ai ra lệnh để làm?
    -Luật pháp còn lỏng lẻo lắm.

    Trả lờiXóa
  8. Mai mai nhu vay, luon luo nhu vay
    Muon nam nuoc ngheo, muon nam dan kho

    Trả lờiXóa
  9. Truoc day toi cu nghi se den luc VN bi vo no cong, nhung dieu do se khong xay ra o che do nay duoc vi chinh sach va con so thong ke hoan toan do chung tu tao ra
    Su that bai ve kinh te cua che do nay chi the hien bang cuoc song khon cung cua nguoi dan ma thoi. Con chung luc nao cung thanh cong va dung dan het

    Trả lờiXóa
  10. Những sự việc như thế chỉ có thể xẩy ra ở những nước xhcn độc tài hay ở các nước dân chủ với một hệ thống quản lý nhà nước quá tồi tệ và tham nhũng. Điển hình nhất hiện nay chúng ta có thể nhìn vào nước Hy Lạp đang nợ ngập đầu và chờ phá sản.

    Trả lờiXóa