Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2015

Ấn Độ với Biển Đông

Tàu khu trục INS Ranvijay của Hải quân Ấn Độ 
và tàu sân bay USS Carl Vinson của Hải quân Mỹ 
trong cuộc tập trận chung Malabar ngày 16.4.2012 
                                              Ảnh: Hải quân Mỹ
Với các nước châu Á - TBD, giao tranh Mỹ-Trung trên Biển Đông thật sự là một viễn cảnh ác mộng; nhưng một cuộc đụng độ khác cũng sẽ gây ra hậu quả nặng nề không kém cho khu vực.
Trong một bài phân tích đăng trên tạp chí National Interest, chuyên gia Darshana Baruah thuộc Viện nghiên cứu Chiến lược ORF (Ấn Độ) nhận định, diễn biến trên Biển Đông hiện nay có mối liên hệ mật thiết với lợi ích quốc gia cũng như vai trò của Ấn Độ trong khu vực.
Từ trước đến nay, Nel Delhi vẫn áp dụng chính sách giữ khoảng cách và tránh trình bày quan điểm trực tiếp về các vấn để thế giới nổi cộm như Biển Đông, mà thay vào đó nhấn mạnh sự cần thiết của việc đảm bảo quyền tự do đi lại.
Tuy nhiên, theo bà Baruah, có dấu hiệu cho thấy Ấn Độ đang "mạnh dạn" hơn. Dưới sự lãnh đạo của Thủ tướng Narendra Modi, New Delhi đã biến chính sách đối ngoại "Nhìn sang phía Đông" trở thành "Hành động ở phía Đông".
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đã có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Modi. Ảnh: AP
Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đã có những thay đổi đáng kể dưới thời ông Modi. Ảnh: AP
Cụ thể, ông Modi đã có những phát biểu thẳng thắn về sự cần thiết của việc giải quyết tranh chấp Biển Đông, kí kết hiệp ước tầm nhìn chiến lược chung với Mỹ tại châu Á - TBD, cũng như đàm phán với các đối tác trong khu vực để cải thiện hợp tác quân sự, đặc biệt là trên biển.
Theo bà Baruah, chính phủ Modi đã nhìn ra tầm quan trọng của Biển Đông trong mối quan hệ chiến lược của Ấn Độ với các nước phía Đông. Và để đẩy mạnh quan hệ ngoại giao với các quốc gia này, Ấn Độ phải cho thấy hình ảnh một thế lực có khả năng đảm bảo an ninh khu vực.
Trước mắt, Ấn Độ đã phần nào thể hiện được vai trò này với việc công khai bày tỏ quan ngại trước tình hình Biển Đông thay vì những phát biểu vòng vo, bóng gió.
Bà Baruah nhận định, tâm thế mới của Ấn Độ trong vấn đề an ninh hàng hải châu Á-TBD có thể coi là biểu hiện của việc nước này đã sẵn sàng linh động trong chính sách trung lập hoàn toàn của mình khi cần.
Với sự nổi lên đi kèm mưu đồ bành trướng sang Ấn Độ Dương của Trung Quốc, Ấn Độ giờ đây đã nhận ra họ cần liên minh với các đối tác chiến lược trong khu vực trước những diễn biến phức tạp trong mô hình an ninh Thái Bình - Ấn Độ Dương.
Ngoài ra, ngay tại "sân nhà" của mình, Ấn Độ cũng gặp phải không ít rắc rối dọc biên giới với Trung Quốc. New Delhi cũng tỏ rõ sự lo ngại khi Trung Quốc bắt đầu "nhúng tay" vào Ấn Độ Dương.
Theo bà Baruah, sự ngang ngược của Bắc Kinh thể hiện ở chỗ dù một mặt cảnh cáo Ấn Độ ngừng hợp tác dầu khí với Việt Nam tại Biển Đông, nhưng mặt khác Trung Quốc vẫn bảo vệ hành lang kinh tế của mình với Pakistan.
Một diễn biến có thể ảnh hưởng tới an ninh hàng hải Ấn Độ Dương trong tương lai là việc tàu ngầm Trung Quốc đã cập cảng Pakistan năm nay cũng như Sri Lanka năm ngoái, như một lời cảnh cáo của Bắc Kinh rằng Ấn Độ không nên coi Ấn Độ Dương như "sân sau" của mình.
Tàu ngầm Trung Quốc đã cập cảng Pakistan vào năm nay và Sri Lanka trong năm ngoái. Ảnh: Reuters
Tàu ngầm Trung Quốc đã cập cảng Pakistan vào năm nay và Sri Lanka trong năm ngoái. Ảnh: Reuters
Có thể khẳng định, sự hiện diện của Trung Quốc trên Ấn Độ Dương giờ không còn là một "khả năng" nữa, mà đã là thực tế. Với Ấn Độ, thách thức trước mắt là điều tiết diễn biến "lành ít dữ nhiều" này đồng thời đảm bảo lợi ích chiến lược của mình trong khu vực.
Ấn Độ Dương đã, đang, và sẽ luôn là ưu tiên chiến lược hàng đầu của New Delhi, và sự hiện diện ngày một rõ rệt của Trung Quốc rõ ràng sẽ là thách thức đối với trật tự an ninh hiện nay tại khu vực này.
Ấn Độ và Trung Quốc từ trước đến nay luôn "hục hặc" xung quanh các tranh chấp lãnh thổ, nhưng nay những xung đột này đã lan sang cả lãnh hải. An ninh hàng hải Ấn Độ Dương sẽ phải chịu những hậu quả nghiêm trọng nếu hai "gã khồng lồ" châu Á này không thể kiểm soát xung đột.

** Phó Chủ tịch Viện nghiên cứu Carnegie, ông DOUGLAS PAAL:
Hợp tác chế ngự Trung Quốc trên Biển Đông là mục tiêu lâu dài trong việc đẩy mạnh quan hệ với Ấn Độ của Mỹ. Đó đơn giản là kêu gọi bạn bè và đồng minh tham gia bảo vệ trật tự thế giới. Những gì đã được thiết lập tại Tây Thái Bình Dương suốt hơn 70 năm qua cần được gìn giữ, và người Ấn Độ có thể đóng góp một phần trong tiến trình đạt được mục tiêu đó.

Thông điệp của Trung Quốc đã quá rõ ràng: Bắc Kinh muốn trở thành một siêu cường, và sẽ tăng cường hiện diện trên các vùng biển ở châu Á và xa hơn nữa để đạt được tham vọng đó. Nếu Thái Bình Dương đã không yên, thì Ấn Độ Dương bất ổn chỉ còn là vấn đề thời gian.
Theo bà Baruah, Ấn Độ đã tính toán sai lầm khi không cử Bộ trưởng Quốc phòng nước này, ông Manohar Parrikar, tới tham gia Đối thoại Shangri-La 2015, qua đó mất đi cơ hội đóng góp tiếng nói vào các vấn đề an ninh khu vực.
Sự có mặt của Parrikar cũng như những tương tác của ông với đại diện các nước tham gia Shangri-La đáng lẽ ra đã có thể giúp New Delhi khẳng định thông điệp rằng Ấn Độ sẵn sàng đảm đương trách nhiệm và đóng góp phần mình vào tiến trình gìn giữ an ninh khu vực.
Tuy nhiên, ngoài thiếu sót nói trên, Ấn Độ vẫn đang đẩy mạnh quan hệ song phương với các quốc gia ASEAN. New Delhi đã nhận ra sự cần thiết của việc hợp tác đa phương trong việc ổn định an ninh khu vực.
Ông Modi đã nhắc đến việc khôi phục lại cuộc tập trận Bộ Tứ (Quad) cùng Mỹ, Australia, và Nhật Bản. Nhật Bản lần đầu tiên sau 8 năm sẽ trở lại tham gia tập trận Malabar cùng Mỹ và Ấn Độ. Ấn Độ và Australia cũng sẽ tập trận trên biển lần đầu tiên vào tháng 10 tới.
Ngoài ra, New Delhi đã tính đến việc tăng cường hợp tác quân sự trên biển với Indonesia. Ấn Độ cũng là chủ nhà của cuộc họp ba bên cấp Ngoại trưởng với Nhật Bản và Australia vào tháng 6 vừa qua.
Theo bà Baruah, chia sẻ trách nhiệm là phương án tiếp cận tốt nhất trong bối cảnh hiện nay, và Ấn Độ đang cho thấy họ sẽ đóng vai trò lớn hơn trong đảm bảo an ninh khu vực.
Có nhiều lý do để New Delhi tiếp tục nâng cao vai trò của mình — việc quá cẩn trọng với Trung Quốc như những gì họ đã thể hiện sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh một "quốc gia đảm bảo an ninh đáng tin cậy" mà Ấn Độ mong muốn.
Tóm lại, để làm được điều này, bà Baruah nhấn mạnh New Delhi cần phải có những bước đi thường xuyên và công khai hơn, dù là lời nói mang ý nghĩa biểu tượng hay những hành động thực chất.
Ấn Độ hoàn toàn có thể làm được điều đó mà vẫn tránh được "thất sách"— một cuộc đối đầu trực diện với Trung Quốc, viễn cảnh không hề có lợi cho cả hai bên tham gia và cũng là "ác mộng" đối với toàn thể khu vực châu Á-TBD.
--------------

8 nhận xét:

  1. Ấn Độ luôn muốn tỏ ra mình Trung lập hiền lành, nhưng không hèn và cũng không yếu.
    Về dân số, Ấn Độ xấp xỉ với dân số Trung Quốc.
    Về Văn hóa và Khoa học, Ấn Độ có truyền thống lâu đời, lại tiếp thu sâu sắc nền Văn hóa và Kinh tế nước Anh. Hãy cẩn thận, đừng trêu vào quốc gia Anh Ấn này.

    Trả lờiXóa
  2. Đã có 1 TPP thì chắc chắn TQ không thể bước cái giò ra biển Đông. Họ, TQ chỉ có thể đột phá thông qua một VN, tham gia hoặc không tham gia TPP. Cho nên mặt trận Thái Bình Dương quyết định bởi VN. VN vững mạnh phát triển hoặc suy tàn do quyết định của đảng CSVN và chính phủ VN.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn lại đang tự sướng như ông Tổng BT roài ! Đâu phải VN quyết định mà là Mỹ sẽ quyết định , nếu không ông TBT đi Mỹ làm dề? Vào TPP VN hy vọng kiếm chác USD để có tiền chia nhau và nhờ vậy mà an ninh biển Đông được Mỹ che chở.

      Xóa
  3. Tổng thống Obama đã nhìn thấy tầm quan trọng của Châu Á-Thái Bình Dương, và quyết tâm “xoay trục”, để bảo vệ lợi ích chiến lược và vai trò lãnh đạo của Mỹ, đồng thời bảo vệ các nước đồng minh và bạn bè ở khu vực trước mối đe dọa của Trung Quốc. Tầm nhìn mà bà Hillary Clinton đề xướng đang được chính quyền Obama triển khai. Chỉ có điều là hành động như thế nào để tầm nhìn có ý nghĩa và trở thành hiện thực (trước khi quá muộn). Bởi vì, trong khi người Mỹ và người Việt vẫn đang nhảy điệu “slow waltz” theo “tiếng kèn ngập ngừng”, thì người Trung Quốc không ngồi yên, đang nhảy “rock’n roll”.

    Có người cho rằng, ông Obama đã có tầm nhìn và hiểu đúng về Trung Quốc, nhưng đáng tiếc điều đó không còn thực sự có ý nghĩa nữa. Bởi vì, những gì Trung Quốc đang làm tại Biển Đông hay Việt Nam có thể làm cho những gì Mỹ đang “xoay trục” trở thành quá ít và quá muộn

    Trả lờiXóa
  4. Đụng đến Ấn độ thì tụi tàu phải coi chừng, vì Ấn độ đã có các đạn tên lửa Agni mang đầu đạn hạt nhân. Trong đó, Agni-V là tên lửa đạn đạo tầm xa, tiệm cận với tên lửa xuyên lục địa, với tầm bắn 5.000-5.500km.
    Ngoài ra, những năm gần đây, Ấn Độ đầu tư rất mạnh cho hải quân, năm 2004, New Delhi đã nhập khẩu tàu sân bay INS Vikramaditya của Nga. Tàu sân bay phục vụ trong Hải quân Ấn Độ từ tháng 6/2014.
    Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng tiến hành đóng mới tàu sân bay hạng trung INS Vikrant tải trọng 40.000 tấn, đã hạ thủy trong tháng 8/2013, lớn hơn tài sân bay Liêu Ninh của TC chỉ có 33.000 tấn.
    Như vậy, Ấn độ có 2 tàu sân bay trong khi Trung cộng chỉ có 1 tàu sân bay, mà lại là loại tàu củ mua lại của Ucraina, về chế lại như xe wave tàu thì không đủ sức đọ nhau trên biển với người Ấn.

    Trả lờiXóa
  5. Về những vấn đề khác . Tôi không bàn , Công nhận Ấn Độ cọ những bước đi đúng hướng . Tuy nhiên trên mặt trận đối kháng với Tàu , tôi thú thật , không tin mấy bác mặc váy lắm . Gì thì gì chứ đánh nhau mà mặc váy thì cũng khó cơ động .

    Trả lờiXóa
  6. TQ là thằng cha 2 mặt : vừa có quan hệ thương mại với Ấn , lại vừa thân với Pakistan - kẻ quấy rối Ấn suốt bao năm qua , không loại trừ những vụ quấy rối của Pakistan cũng có sự xúi đểu của Tàu. Biết vậy nên Ấn cũng chờ cơ hội cho khựa bài học.

    Trả lờiXóa
  7. Giặc Tàu là loại giặc gian manh và man rợ nhất trong lịch sử nhân loại !

    Trả lờiXóa