Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 7 tháng 6, 2015

Trung Quốc xây đảo nhân tạo, củng cố ‘mộng bành trướng’

* TS. Patrick M. Cronin
Chiến lược của Trung Quốc không hẳn là không đánh mà thắng (theo binh pháp Tôn Tử) mà là tìm cách đặt mình vào một vị thế có lợi hơn thông qua các chiến dịch tuyên truyền, pháp lý và tâm lý (hay còn được gọi là “ba mặt trận”) kết hợp với cách tiếp cận gián tiếp khi đụng đến các vấn đề về phòng thủ quân sự.
Chúng ta đang ở trong một giai đoạn cạnh tranh gia tăng ở Châu Á. Động lực chính của cuộc cạnh tranh này là một Trung Quốc ngày càng mạnh hơn, quyết tâm thiết lập các luật lệ can dự mới xung quanh phạm vi lãnh thổ rộng lớn của mình và Biển Đông là tâm điểm của sự cạnh tranh này. Nhằm mở rộng ảnh hưởng ở Đông Nam Á, Trung Quốc tin rằng mình chỉ đơn giản đang lấy lại vị trí xưa kia của mình trong lịch sử với tư cách là cường quốc thống trị ở khu vực. Trung Quốc cũng có thể nghĩ rằng những hành động của họ chỉ mang tính chất tự vệ, nhằm bảo vệ an ninh, quyền tiếp cận tài nguyên và các tuyến liên lạc biển quan trọng. Tuy nhiên, Trung Quốc biết rằng trật tự thế giới hậu Chiến tranh Thế giới II được kiến tạo chủ yếu bởi Mỹ sẽ cản trở mục tiêu này. Vì vậy, Trung Quốc vừa mong muốn thay thế vị trí của Mỹ, vừa muốn dần dần thống trị các nước láng giềng theo cách không gây ra các phản ứng đáp trả tức thời hoặc mạnh mẽ. Không may là Mỹ chưa đưa ra được một chính sách để ngăn cản khả năng trên biến thành sự thực. Ở Washington, thông thường các vấn đề chiếm nhiều sự chú ý hay lấn át những vấn đề thực sự quan trọng. Nếu chúng ta cứ chờ đợi các diễn biến ở Đông Nam Á tự vận hành theo chiều hướng hiện nay của nó, nước Mỹ và các đồng minh, đối tác của Mỹ sẽ sớm mất đi những lợi thế đáng kể liên quan đến các quy tắc và chuẩn mực ứng xử ở khu vực và sẽ còn gặp nhiều rủi ro an ninh hơn trong tương lai.
Tuy Trung Quốc muốn phát huy quyền kiểm soát lớn hơn quanh biên giới của mình, nhưng Trung Quốc không phải là kẻ thù của Mỹ. Trung Quốc không muốn gây ra chiến tranh mà muốn tự đặt ra các luật chơi và phát huy ảnh hưởng của mình trong nền hòa bình mong manh này. Các mục tiêu của họ vốn bắt nguồn từ nhiệm vụ ổn định kinh tế và chính trị: đó là duy trì tăng trưởng kinh tế và sự cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCS). Hai trụ cột này của ĐCS Trung Quốc đang ngày càng gặp nhiều khó khăn, khi tốc độ tăng trường kinh tế giảm và một tầng lớp trung lưu đang lên cùng một tầng lớp nông dân rất manh động đang có xu hướng muốn thay đổi khế ước xã hội với Bắc Kinh. Trong giai đoạn cầm quyền của Tập Cận Bình, quyền lực và niềm tin của Trung Quốc đã tăng lên đến mức độ mong muốn về một vùng kiểm soát ảnh hưởng thực tế của Trung Quốc đang làm suy yếu trật tự hiện hành của khu vực. Bị thúc đẩy bởi các lực lượng an ninh và chủ nghĩa dân tộc, Trung Quốc đang đẩy nhanh nỗ lực nhằm thay thế, cản trở và loại bỏ sức mạnh của Mỹ một cách hiệu quả. Trung Quốc đang tìm cách vô hiệu hóa năng lực quân sự truyền thống đáng kể của Mỹ thông qua khả năng chống tiếp cận/ phong tỏa khu vực, đồng thời ngăn chặn các nỗ lực của Mỹ trong việc đoàn kết các nước Đông Nam Á chống lại sức mạnh Trung Quốc.
Vì vậy, tuy không phải là một kẻ thù nhưng rõ ràng Trung Quốc là một đối thủ đáng gờm - một đối thủ đang vượt qua Mỹ. Tận dụng các xu thế toàn cầu, Trung Quốc có thể gia nhập cùng với Nga và các nước khác nhằm thúc đẩy một thế giới đa cực, giúp cho Trung Quốc có lợi thế hơn trong ứng xử với các nước láng giềng. Trên vị thế là đối tác kinh tế hàng đầu của hầu hết các quốc gia Đông Nam Á, Trung Quốc đang tô vẽ hình ảnh về sức mạnh quân sự của Mỹ như là một rào cản và là căn nguyên gây ra đối đầu. Sử dụng tất cả công cụ hiện có, Trung Quốc đang cố gắng thúc đẩy các sáng kiến - thường là các khẩu hiệu ném ra hàng loạt để thử xem cái nào sẽ được đón nhận - nhằm tăng cường sức mạnh đang lên của mình so với các nước khác. Hiện đang có một cố đấu giữa các danh hiệu ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Trong 1-2 năm qua, Trung Quốc đang xây dựng hình ảnh của mình là một cường quốc không chỉ quan tâm đến kinh tế mà còn đến sự phát triển của khu vực. Trong khi đó, Trung Quốc khắc họa hình ảnh Mỹ là một quốc gia tìm kiếm các thỏa thuận nhằm chia rẽ khu vực, từ các quan hệ đồng minh cho đến một hiệp định thương mại chỉ dành riêng cho 12 nước (Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương) hay như sự phản đối của Washington đối với sáng kiến Ngân hàng Đầu tư và Cơ sở hạ tầng của Trung Quốc.
Chiến lược của Trung Quốc không hẳn là không đánh mà thắng (theo binh pháp Tôn Tử) mà là tìm cách đặt mình vào một vị thế có lợi hơn thông qua các chiến dịch tuyên truyền, pháp lý và tâm lý (hay còn được gọi là “ba mặt trận”) kết hợp với cách tiếp cận gián tiếp khi đụng đến các vấn đề về phòng thủ quân sự. Các nỗ lực hiện đại hóa quân đội của Trung Quốc đủ công khai và mạnh mẽ để thay đổi nhận thức của các nước láng giềng nhỏ hơn, nhất là khi họ còn nhiều nghi ngờ về sức mạnh tương lai và ý chí chính trị của Mỹ trong việc bảo vệ họ hay duy trì một cán cân quyền lực khu vực. Sự phát triển của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc cũng đủ nhanh và tiến bộ đến mức có thể gây khó khăn một cách nghiêm trọng cho khả năng phát huy sức mạnh của Mỹ tại Đông Á nhằm bảo vệ lợi ích của Mỹ và các đồng minh. Nhưng Trung Quốc chưa phát triển đến mức muốn đấu ngang sức với Mỹ. Thực chất, Trung Quốc đang có xu hướng ngần ngại trước một liên minh Mỹ-Nhật đang được tái củng cố, trong đó giới lãnh đạo Nhật ngày càng chủ động và quyết tâm hơn trong việc bão vệ dãy đảo phía tây nam nước này và bản hướng dẫn hợp tác quốc phòng mới giữa hai bên đang hướng tới xây dựng một liên minh có khả năng phối hợp chặt chẽ hơn. Trong khi đó, lập trường cứng rắn của liên minh về vấn đề Biển Hoa Đông đã chuyển hướng phần nào sự quyết đoán của Trung Quốc sang Biển Đông, nơi không có một cam kết tương tự như Điều V và việc có quá nhiều chủ thể và yêu sách chồng lấn khiến khu vực mất cân bằng.
Cách tiếp cận gián tiếp ưu tiên cái mà chúng ta vẫn gọi là “sức mạnh thông minh.” Đối với Trung Quốc, chiến lược này bao gồm việc sử dụng một loạt công cụ chính sách của sức mạnh cứng và sức mạnh mềm và kết hợp chúng ở nhiều mức độ khác nhau để đạt được một cân bằng có lợi cho Trung Quốc, tại thời điểm hiện tại lẫn trong tương lai. Vì vậy, ngay cả những động thái nhẹ nhàng như việc bất ngờ theo đuổi các biện pháp xây dựng lòng tin và phát triển cơ sở hạ tầng thông qua sáng kiến “một vành đai, một con đường,” có thể tạm thời đẩy lùi các phản ứng bất lợi, và nếu thành công, sẽ khiến đối thủ mất đi ý định tiến hành các biện pháp trả đũa trong tương lai. Việc thường xuyên cân chỉnh đi cân chỉnh lại các công cụ chính sách khác nhau này có thể được tóm gọn trong một cụm từ đó là “tiến hai bước, lùi một bước.” Trung Quốc luôn ý thức về việc làm sao để gia tăng quyền lực của mình ở khu vực, không ngần ngại đẩy nhanh tiến độ khi cơ hội xuất hiện và thay đổi hướng đi cũng như thông điệp khi cần thiết để giảm bớt các chi phí cơ hội và rào cản. Điều này không có nghĩa là Trung Quốc lúc nào cũng thực thi các chiến lược cổ xưa của mình một cách hoàn hảo. Bản thân tôi đã tham dự nhiều hội thảo khi cùng một quan chức hay chuyên gia vừa tuyên bố rằng không ai có thể ngăn cản hành động của Trung Quốc lại vừa cho rằng Trung Quốc đang bị bắt nạt bởi các nước láng giềng nhỏ hơn của mình. Tâm lý nạn nhân xem kẽ với những yêu sách rất ngang ngược nhằm tạo ra các khu vực ảnh hưởng như kiểu chính trị cường quyền của thế kỷ 19, thời kỳ mà các nước lớn có quyền sai khiến nước nhỏ. Các thông điệp lẫn lộn của Trung Quốc không phải bao giờ cũng được đón nhận như mong muốn, dù mục đích thực sự của Trung Quốc không phải là cố làm rõ quan điểm của mình. Đôi khi đối với Trung Quốc, sẽ có lợi hơn khi đưa ra nhiều quan điểm, dù chúng có mâu thuẫn lẫn nhau đến thế nào.
Chiến lược của Trung Quốc cũng chú ý đến yếu tố thời gian trong các diễn biến chính trị ở khu vực. Nói rộng ra, Trung Quốc đang muốn đảm bảo tương lai quyền lực của mình, trong đó khẳng định rõ việc vượt mặt Trung Quốc sẽ là một hành vi rất khinh suất. Trong ngắn hạn, Trung Quốc sẽ điều chỉnh thái độ của mình tùy theo thời điểm của các sự kiện chính trị quan trọng ở khu vực như các cuộc bầu cử hoặc các chức chủ tịch luân phiên trong các tổ chức như ASEAN. Vào những thời điểm khác, Trung Quốc sẽ trì hoãn các hành động tập thể bằng cách đổ lỗi việc gây mất ổn định cho mắt xích yếu nhất trong bối cảnh chính trị khu vực. Nghĩa là, nếu Philippines hoặc Việt Nam phản ứng quá mạnh với sự cứng rắn của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tìm cách thuyếtphục các thành viên khác của ASEAN rằng một quốc gia riêng lẻ đang cố tình làm xáo trộn trật tự của cả khu vực.
Trung Quốc cũng sử dụng cả con bài lịch sử, hoặc cụ thể trong trường hợp Biển Đông là con bài quyền lịch sử. Mời gọi hợp tác trên một đảo nhân tạo - một đảo mà theo luật quốc tế chắc chắn không thuộc về Trung Quốc và cũng sẽ không ảnh hưởng đến yêu sách lãnh thổ bởi vì ban đầu nó là một thực thể chìm dưới nước - là một cách để Trung Quốc cố gắng tìm sự chấp thuận của cộng đồng quốc tế đối với yêu sách quyền lịch sử mơ hồ của mình.
Mặc cho những mô tả chính sách Trung Quốc như đã nêu trên, chúng ta không nên mặc định rằng giới lãnh đạo hiện nay tại Bắc Kinh đang có một kế hoạch hành động rất chi tiết. Nếu điều đó là sự thực, thì những khẩu hiệu như “cuộc phục hưng vĩ đại” và “giấc mộng Trung Hoa” sẽ phải có những mục tiêu rõ ràng, cụ thể hơn. Trên thực tế, đã có nhiều nghiên cứu quan trọng nhằm chỉ ra các thách thức mà ông Tập đang phải đối mặt trong việc cai trị một Trung Quốc hiện đại, đa dạng nhưng cũng dễ tổn thương hơn nhiều. Việc nắm rõ những bất ổn và điểm yếu của Trung Quốc sẽ rất quan trọng trong việc đưa ra được một lập trường hiệu quả nhằm thuyết phục Trung Quốc từ bỏ lối hành xử cưỡng ép đơn phương và chuyển sang hợp tác đa phương nhiều hơn. Như Ngoại trưởng John Kerry đã phát biểu với người đồng cấp của ông ở Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ được lợi nhiều hơn khi nỗ lực xây dựng hợp tác khu vực, thay vì xây các đảo nhân tạo. 
(Bài viết được đăng lần đầu tiên trên trang War on the Rocks./Người dịch: Kim Minh)
---------------
** TS. Patrick M. Cronin là Giám đốc Cấp cao của Chương trình Nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương của Trung tâm An ninh Mỹ mới và từng là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc gia thuộc Đại học Quốc phòng Mỹ. TS. Audrey Kurth Cronin là Giáo sư tại Khoa Chính sách, Chính phủ và Quan hệ Quốc tể của Đại học George Mason và Giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế mới được thành lập. /Bài viết này là phiên bản rút gọn của một loạt bài viết về các nỗ lực của Trung Quốc trong việc đạt được bá quyền ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương./
------------

2 nhận xét:

  1. Bành trướng,xâm lược,gây hấn,độc ác...là bản chất ngàn năm của bọn Tàu phù !- nhân loại phải hiểu rõ điều này !

    Trả lờiXóa
  2. Chú SAM và Bác Ô-Ba-Má ĐANG BÀNG HOÀNG THỨC DẬY !!!!!!



    Nơi Bắc Mỹ : Chú SAM ngồi trầm tưởng đơn côi một góc trời !
    ***********************************************


    Diễn biến Hòa bình trong Mùa Chiến tranh Lạnh
    Không đánh mà Chiến thắng tranh hùng tương tranh
    Trật tự thế giới lại đang trên đà thay đổi mạnh
    Gấu Nga đặt luật chơi vùng Ukraina giật giành
    Tàu Khựa đang đảo lộn trật tự tài chính quốc tế
    Thế cờ bị thách thức sau Thế chiến Hai hình thành
    Từ chối luật chơi cũ Trung-Nga đang vùng trỗi dậy
    Thách thức thay đổi trật tự trên bằng Chiến tranh !
    Câu lạc bộ phương Tây đứng đầu là Anh Cả Mỹ
    Liên Hiệp Châu Âu đối trọng ôn hòa tương thanh
    Thế giới Nga sau Chiến tranh Lạnh giở trò thuốc súng
    Như Thời Liên Bang Xô Viết rồi sụp đổ tan tành
    Chiếm vùng Ukraina chống thân phương Tây Kiev
    Nga đoạn tuyệt Hệ hậu Chiến tranh Lạnh mong manh
    Ép duyên Ukraina làm tình với Gấu Nga bạo lực
    Thừa nước đục thả câu trên biển xây Vạn lý Trường thành
    Chiếm đoạt Hoàng-Trường Sa nay nhòm ngó Kinh Các, Nhật
    Bằng chiến thuật địa kinh tế yêu sách không ngừng gia tăng
    Núp sau «Giấc mơ Trung Hoa» trỗi dậy trong Hòa bình
    Càng giàu càng mạnh Khựa càng ngông cuồng thô bạo
    Tranh bá tranh hùng muốn giành ngôi bá chủ Bắc Kinh
    Chỉ trích hung bạo Siêu cường kinh tế hàng đầu Mỹ
    Cướp đảo chiếm đất đoạt biển Nhà Nước Hải tặc gây điêu linh
    Hải quân hùng mạnh tầu sân bay cường làm Biển Đông nổi sóng
    Tập Cận Bình mơ «Giấc Trung Hoa» khó đi cùng Thanh bình
    Liên minh Nga-Tàu ma-quỷ dấy lên Tân Chiến tranh Lạnh
    Coi chừng Châu Âu Hoa Kỳ cùng Chiến lược Đồng minh !
    Thế Sử nay tưởng chừng như Bánh xe Luân hồi lập lại
    Chu kỳ «Giấc mơ Trung Hoa» Thời Tân Xuân thu Chiến chinh .. ..
    Tiếc Chú Sam chóng già cô đơn đơn côi góc trời Bắc Mỹ !
    Giờ đó ngồi suy tư nghiền ngẫm lại chính Chính sách mình .. ..
    Bỗng nguyên Đệ nhất phu nhân, nghị sĩ, cựu Ngoại trưởng…
    Còn Ai hơn NÀNG được nữa chạy đua vào Bạch Cung nguyên trinh ? ? ?
    Bác Ô-Ba-Má từ ấy chỉ trầm tưởng ngồi vì thụ động
    Mặc cho Đại Hán múa gậy vườn hoang Chú CHỆT Tập Cận Bình !



    TỶ LƯƠNG DÂN

    Trả lờiXóa