Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 3 tháng 6, 2015

Liệu có nổ ra cuộc chiến Mỹ-Trung?

* NHĨ VỆ PHONG
Trung Quốc và Hoa Kỳ đều đang lớn tiếng hùng biện về vấn đề Biển Đông. Tại Đối thoại Shangri-La diễn ra ở Singapore hồi tuần trước, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter đã kêu gọi hãy "dừng ngay lập tức và lâu dài" hoạt động xây lấn đảo tại khu vực mà Trung Quốc đang tiến hành.
"Hoa Kỳ vô cùng quan ngại về tiến độ và quy mô lấn đảo tại Biển Đông... viễn cảnh quân sự hóa thêm nữa và các hoạt động đó rất dễ dẫn đến việc tính toán sai lầm hoặc làm nổ ra xung đột giữa các quốc gia có tranh chấp," ông Carter phát biểu trong bài diễn văn.
Nhưng Trung Quốc vẫn tỏ ra cứng rắn. Phái viên của Trung Quốc có mặt, Đô đốc Tôn Kiến Quốc nói rằng "Trung Quốc đã tiến hành việc xây dựng trên một số đảo, bãi đá ở Biển Đông chủ yếu nhằm cải thiện điều kiện của các đảo, đá đó, và cải thiện các điều kiện sống, làm việc cho những quân nhân đóng tại đó."
Truyền thông Trung Quốc thì rền rĩ về vai trò của Hoa Kỳ trong cuộc xung đột ở Biển Đông. Hồi tuần trước, tờ báo chính thống mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa, Hoàn cầu Thời báo cảnh báo rằng nếu Mỹ can thiệp vào việc xây lấn đảo của Trung Quốc thì "chiến tranh là điều không tránh khỏi".
Về mặt chính thức, Hoa Kỳ nói họ không bênh ai trong cuộc xung đột, nhưng tại Bắc Kinh thì các quan chức Hoa Kỳ tin rằng Hoa Kỳ vừa công khai, vừa ngấm ngầm kích động trong vấn đề Biển Đông.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo Wall Street Journal hồi tuần trước, Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ Thôi Thiên Khải nói rằng các hành động và những lời lẽ khoa trương của Mỹ có thể sẽ đẩy khu vực vào tình thế "kém ổn định".
"Tôi không cho rằng Hoa Kỳ đứng về bên nào trong tranh chấp chủ quyền," Bonnie Glaser, cố vấn cao cấp về vấn đề Á châu từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (CSIS) tại Washington nói. "Hoa Kỳ đã theo đuổi quan điểm tôn trọng luật pháp quốc tế."
Bắc Kinh nói rằng việc xây lấn đảo của mình chỉ nhằm mục đích hòa bình, nhưng từ Washington cho tới Manila đều cảm thấy quan ngại về quy mô to lớn và tốc độ xây cất nhanh đến chóng măt của Trung Quốc, theo nhận xét của Alexander Sullivan, một nhà nghiên cứu từ Chương trình An ninh châu Á - Thái Bình Dương thuộc Trung tâm An ninh Tân Mỹ (CNAS) tại Washington.
"Quy mô và phạm vi xây lấn đảo của Trung Quốc, các kiểu cấu trúc quân sự được xây dựng trên đó, việc các quan chức Trung Quốc thừa nhận các cấu trúc đó nhằm phục vụ mục đích quân sự, và việc Trung Quốc khước từ tham gia các quá trình tố tụng quốc tế như vụ Philippines kiện ra trọng tài quốc tế, tất cả những thứ đó khiến người ta đặt câu hỏi về cam kết của Trung Quốc đối với việc tìm giải pháp hòa bình, hợp pháp cho các cuộc tranh chấp này."
Tuy nhiên, Bắc Kinh nói hoạt động của họ ở Biển Đông, nơi mà Trung Quốc coi là một phần lãnh thổ của mình, chưa bao giờ nhằm khiêu khích, gây căng thẳng trong khu vực.
Một cuộc chiến đang lấp ló?
Sau bài đăng trên Hoàn cầu Thời báo, các công dân mạng Trung Quốc sôi nổi tranh luận, thảo luận trên mạng về khả năng xảy ra chiến tranh với Hoa Kỳ. Tâm lý bài Mỹ dâng cao trong những tuần gần đây.
Một người dùng trên Weibo bình luận rằng những lời cảnh báo lặp đi lặp lại của Trung Quốc chỉ làm cho Hoa Kỳ táo tợn hơn mà thôi. Một người khác thì nói "hãy bắn hạ" đối với chiếc phi cơ do thám của Mỹ bay trên các vùng có tranh chấp hôm 20/5. "Chỉ có vậy mới chặn được Mỹ," một phóng viên Thiên Tân, @zhuifeng viết.
Alexander Sullivan từ CNAS nói với BBC rằng cả Mỹ lẫn Trung Quốc đều không muốn xảy ra cuộc giao tranh thực sự. "Bởi vào lúc này Hoa Kỳ không làm được gì mấy để chặn các nỗ lực xây lấn đảo của Trung Quốc, Washington sẽ có các biện pháp thích hợp khác nhằm đảm bảo là các đảo mới sẽ không được sử dụng để đòi chủ quyền lãnh thổ, là điều không dựa trên luật pháp quốc tế, và nhằm đảm bảo các đảo đó không được sử dụng cho các mục đích quân sự, gây bất ổn."
Nhưng Graham Webster, một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Pháp lý Mỹ-Trung thuộc Đại học Yale cho rằng phản ứng gần đây của Mỹ đối với hoạt động xây lấn đảo của Trung Quốc có động cơ khác. "Mục tiêu là nhằm làm nổi rõ vấn đề, qua đó buộc chính phủ Trung Quốc vấp phải khó khăn hơn trong chuyện tuyên bố chủ quyền đối với Biển Đông," ông nói với BBC.
"Nếu như các tàu thuyền, phi cơ của Hoa Kỳ đi vào vòng bán kính 12 hải lý quanh các điểm mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền (hoặc đe dọa sẽ làm vậy), các quan chức Trung Quốc có thể sẽ buộc phải viện đến Công ước Luật biển của Liên Hiệp Quốc để phản đối," Webster nói thêm. "Tuy nhiên, nếu đó là chiến lược của Hoa Kỳ thì đó là một chiến lược chứa đựng nhiều rủi ro."
Bất kể các động cơ đằng sau tình hình căng thẳng gần đây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ là gì, thì việc tính toán sai và nổ ra xung đột vẫn là điều không thể không tính tới, các chuyên gia nói. Rủi ro lớn nhất vẫn nằm ở nguy cơ có va chạm giữa các lực lượng quân sự Trung Quốc với các lực lượng của Hoa Kỳ hoặc của đồng minh Hoa Kỳ, như Philippines.
Sullivan nói cả Mỹ và Trung Quốc đều có lợi ích quốc gia to lớn ở Biển Đông, nhưng giải pháp rốt cuộc sẽ không thể được đưa ra bằng cách chơi trò chơi chính trị như thời thế kỷ 19.
"Washington cũng sẽ tìm cách xây dựng khả năng trong khu vực, nhằm tự vệ ở mức tối thiểu trước sự chèn ép, vũ lực có thể xảy ra. Do vậy, các vụ việc gây bất ổn sẽ không leo thang thành cuộc đối đầu Mỹ-Trung."
"Về phần mình, Trung Quốc cần có nỗ lực đưa ra tầm nhìn ở cấp quốc gia về vấn đề Biển Đông. Việc nước này không chịu nói chính xác là họ muốn gì đang khiến Washington và các nước trong khu vực lo sợ rằng Trung Quốc sẽ không dừng lại chừng nào Bắc Kinh chưa hoàn toàn kiểm soát được khu vực."
"Lo sợ sẽ còn tiếp tục dẫn tới các hành động nhằm tạo thế cân bằng trước Trung Quốc, trừ phi Bắc Kinh có thể chứng tỏ được là mình không có ý thôn tính khu vực."
NVP/BBC Tiếng Trung
 
---------------

6 nhận xét:

  1. Theo tôi là không. Vì như thế TC tận mạng là cái chắc. Họ đang tính nước cờ láu cá hơn.

    Trả lờiXóa
  2. Cả Mỹ và Trung Quốc đang cố gắng thể hiện vai trò bá chủ thế giới và lấy đề tài biển Đông để 2 bên cùng thể hiện.
    2 Cường quốc số 1 thế giới này thừa hiểu là nếu chiến tranh giữa 2 nước Trung Mỹ sảy ra thì thất bại là thuộc về cả 2 phía và chẳng có bên nào được lợi .. Vậy nên Mỹ đang kích động Nhật Bản. Việt nam và Phi LiPin cùng chiến đấu với Trung quốc...Mỹ sẽ bán vũ khí và làm quan toà để phán xét. Đương nhiên Mỹ sẽ được lợi lớn nhất..Đó là mục đích của Mỹ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất nhiều nước có lợi trong việc có tự do hàng hải , trong đó có VN chứ đâu riêng Mỹ? Nhưng VN đã và sẽ thiệt nhiều nhất khi chủ quyền biển đảo bị xâm phạm , chậm trễ thì TQ sẽ hoàn tất xong gia đoạn tôn tạo đảo và tuyên bố vùng nhận diện hàng không! Hoặc hơn thế : nhòm ngó Trường sa , khi đó liệu Vn còn "tranh thủ" được TG nữa hay không? Khi người ta quan tâm , sốt sắng thì ông ngồi im. Còn khi ông bị xâm phạm , ông có gào lên thì người ta có tâm lí sẽ ...cũng im thôi , ai còn lòng dạ nào ủng hộ? Đường lối của CSVN đã được nhất quán hiện nay cho rằng : biển đông là lợi ích của Mỹ và TQ - các nước lớn , mình nước nhỏ nên ...ngồi im, không liên quan! Đấy là quan điểm sai lầm chết người . Giả dụ như TQ chưa chiếm các đảo Hoàng sa thì quan điểm đó còn được , "mi chưa đụng đến ta thì ta cũng không sờ đến mi". Còn đằng này...nguy cơ mất cả Trường sa và dĩ nhiên mất cả biển Đông là trong tầm suy tính của TQ mà vẫn còn...Tôi tin , quan điểm nhất quán "bất động" của CSVN chắc là "TQ sẽ bảo kê cho sự tồn vong của CSVN nếu để yên cho TQ chiếm biển đảo , còn nếu không chính TQ sẽ lật đổ CSVN " !
      CCB

      Xóa
  3. TQ sẽ tránh mỹ, có cho kẹo cũng không dám, dù mỹ có mời thượng đài hay không. Bù vào đó sẽ tìm cách bợp em út nhỏ hơn như hiện giờ.

    Trả lờiXóa
  4. Chẳng có mục đích gì rõ ràng.
    TC làm càn. Mỹ đối phó cầm chừng.
    Người tính - Trời định...

    Trả lờiXóa
  5. Kịch bản Biển Đông càng ngày càng rõ nét . Nếu Ukrain có thể trở thành vùng trái độn cho Nga và Châu Âu thì VN là Trái độn cho TQ và các nước Đông Nam Á . Chính những nước có dã tâm bành trướng vào một khu vực , bước trước tiên ho phai tạo được một trái độn hợp pháp để làm bàn đạp .

    Dầu cho TQ đã chiếm được Hoàng sa vào 1974 , nhưng chỉ được một nửa Miền Bắc thừa nhận . Nên trong kỳ tổ chức Thế vận hội vừa qua TQ muốn rước đuốc qua Hoàng sa , thử nghiệm này không thực hiện được . Dàn khoan HD981 thử nghiệm kế tục cũng chẳng thành công khi chính quyền VN im lặng .

    Đấy chính là lý do tại sao Biển Đông hôm nay căng thẳng . Căng thẳng theo một thoả thuận được sắp xếp cho tương lai quyền lợi của đa Quốc gia nằm xung quanh Biển Đông . Chủ xị vẫn là Mỹ và TQ .

    Những đòn đánh nhá xảy ra , những chiêu thức Xoay trục về Thái bình Dương , Con Đường tơ lụa biển , khát dầu , ngân hàng AIIB , kênh đào qua Thái Lan , bồi đắp Đảo , vùng nhận dạng không lưu , vú khí TQ đã đưa lên Bãi cạn ....vv..cũng như Mỹ sẽ tháo gỡ cấm vận bán vũ khí cho VN ! Tất cả đều sốt dẻo như một Đại thế chiến lần thứ Ba sắp nổ ra .

    Và nếu đây là một kịch bản do TQ và Mỹ sắp xếp , thì nó sẽ nổ ra như thế nào để kinh tế TQ và Mỹ không thiệt hại , tài sản quân sự không hao phí ?

    Không đâu tốt bằng VN . Mỹ sẽ thoả thuận bán Vũ khí cho VN , TQ lấy cớ áp sát quân đội vào các tỉnh biên giới phía bắc VN . Tiếp tục Mỹ theo yêu cầu của VN cho phép Mỹ xử dụng lại cảng Cam Ranh như một căn cứ quân sự của Mỹ nhằm yểm trợ cho VN .

    Mỹ chẳng đánh Hải Nam , Hạm đội Thái Bình dương của Mỹ củng chẳng bị TQ tấn công so cựa , chỉ có các Tỉnh giáp biên giới phía bắc VN loạn lạc , ăn pháo cách nhật của TQ ì đùng .

    Thế đủ cho thế giới lên tiếng la ó , kêu gọi . Đủ cho Liên hợp Quốc nhảy vào hoà giải . Đủ cho dân tình Hải Nam và VN run rét . Là đủ để cho các nước hợp pháp ăn chia , chỉ VN chịu thiệt .

    Nếu không chịu , cũng đành chịu . Đơn giản vì Đảng muốn tiếp tục tồn tại trên cương vị lãnh đạo .

    Ăn chia theo phương thức :

    VN phải thoả thuận cho TQ về mặt pháp lý xử dụng Hoàng Sa dưới hình thức sang nhượng hoặc mua bán .

    Trường Sa chính thức được chia phần trăm theo thoả thuận các nước đang tranh chấp .

    TQ và các nước tranh chấp , không được phép đặt các hình thức Quân sự lên Hoàng Sa lẫn Trường Sa .

    Mỹ phải được VN cho phép xử dụng cảng Cam Ranh với những khế ước dài hạn như Hoà sa với TQ .

    VN sẽ là một trái độn Phi liên minh Quân sự với bất cứ nước nào như quan điểm ngoại giao Ba không mà VN đã tuyên bố .

    Tóm lại , Mỹ khoái Cam Ranh , TQ khoái Hoàng Sa còn tất cả chỉ là tung bảy chỉ cần hứng được ba , thì cả TQ lẫn Mỹ đều thoả nguyện .

    Chỉ riêng VN ta , vì yếu kém lạc hậu đành chịu thiệt thế thôi .!

    Trả lờiXóa