Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 17 tháng 5, 2015

Xung đột Myanmar-Trung Quốc – Phép thử hay “Ý thức hệ”?

Giao tranh tại biên giới Trung Quốc-Myanmar, 21-2-2015
BÙI VĂN BỒNG
Dư luận trên thế giới đã bình luận khá nhiều về xung đột Trung Quốc-Myanmar. Diễn biến theo tiến trình cải cách chính trị-kinh tế và thay đổi chính sách đối ngoại theo hướng xoay chiều gắn kết ‘thân phương Tây’ khiến người ta cũng không quên đặt ra câu hỏi: “Phải chăng nguyên nhân sâu xa là sự áp đặt nhiều thập kỷ về “Ý thức hệ” (CNXH) của Trung Quốc đối với Myanmar bị đổ vỡ, nhất là sự ngày càng thể hiện rõ vai trò của Mỹ ở Myanmar và sự “kiên quyết thoát Trung’ của Myanmar, một nước vốn có nhiều ‘lợi thế’ đối với  Trung Quốc về địa-chính trị ở khu vực này?

Myanmar là một trong những nước nghèo nhất thế giới với hàng mấy thập kỷ ở trong tình trạng trì trệ, quản lý kém và bị cô lập. Sau khi một chính phủ nghị viện được thành lập năm 1948, Thủ tướng U Nu đã nỗ lực biến Miến Điện trở thành một quốc gia thịnh vượng. Chính quyền của ông đã thông qua Kế hoạch kinh tế hai năm nhưng tiếc thay đây là một kế hoạch sai lầm.
            Từ 1948 – 1974 đặt ‘Quốc hiệu’ là Liên bang Myanma. 
          Từ năm 1974-1988 đổi tên nước thành Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanma (Ý thức hệ này là nỗ lực lớn sau nhiều năm của Trung Quốc đặt vào Myanmar)
           Từ 1988 – 2010 trở lại với ‘tên gốc’ là Liên bang Myanma. 
          Từ năm 2010 đến nay là Cộng hòa Liên bang Myanma. 
         Dấu ấn đậm nhất cho ‘Công cuộc cải tổ theo hướng dân chủ’ là ngày 22 tháng 10 năm 2010, Myanmar tuyên bố đổi quốc hiệu thành Cộng hòa Liên bang Myanmar, thay đổi quốc kỳ và quốc ca. Sự kiện này diễn ra chỉ trước 17 ngày diễn ra cuộc bầu cử sau 20 năm kể từ lần bầu cử gần nhất trước đây vào năm 1990.
            ‘Bắt tay’ với Mỹ
            Sau khi Ôbama trúng Tổng thống Hoa Kỳ, Quan hệ giữa Mỹ và Myanmar đã ấm lên đáng kể từ khi Tổng thống Thein Sein nhậm chức và tiến hành một loạt các cuộc cải cách.  Ngày 19-11- 2012, Tổng thống Barack Obama đã trở thành tổng thống đương nhiệm đầu tiên của Mỹ đặt chân đến Myanmar, trong chuyến thăm lịch sử vào nhằm khuyến khích những nỗ lực cải cách tại quốc gia Đông Nam Á này. Tháp tùng ông Obama là Ngoại trưởng Hillary Clinton, người trở lại Myanmar gần một năm trong chuyến thăm đầu tiên của bà. Ông đã đến Trung tâm thương mại Yangon và gặp cả Tổng thống Thein Sein lẫn thủ lĩnh đối lập Aung San Suu Kyi. Ông Obama đã phát biểu tại Đại học Yangon, ca ngợi “những đốm lửa phát triển” ở đây. Ông nói: “Hôm nay, tôi đến để giữ lời hứa và chìa bàn tay hữu nghị. Song cuộc hành trình đáng nhớ này chỉ mới khởi đầu và đoạn đường phải đi hãy còn xa”. Bài diễn văn của ông Ôbama tại địa điểm biểu tượng từng là khai mào nhiều phong trào nổi dậy của sinh viên được xem là điểm nhấn chính trong chuyến thăm lịch sử của tổng thống Mỹ. Cũng trong chuyến thăm lịch sử này, Tổng thống Ôbama đưa ra cam kết về khoản viện trợ phát triển 170 triệu USD cho Myanmar, đồng thời thông báo mở lại Văn phòng Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID) tại nước này sau nhiều năm vắng bóng. Khoản tiền được rót trong hai năm sẽ phục vụ cho việc xây dựng xã hội dân sự và cải thiện giáo dục tại đất nước Đông Nam Á. Trong chuyến thăm ông Obama tái khẳng định cam kết của Washington giúp Myanmar thông qua quá trình chuyển đổi dân chủ hơn.
 Tổng thống Mỹ Barack Obama và Ngoại trưởng Hillary Clinton đến Myanmar
                                                                                 Ảnh: AFP
           Myanmar liên tục không ổn định
Nhìn lại những biến động, chuyển hóa và cải cachs ở Myanmar: Vụ đảo chính năm 1962 tiếp sau là một kế hoạch phát triển kinh tế được gọi là Con đường Miến Điện tiến tới Chủ nghĩa xã hội, một kế hoạch nhằm quốc hữu hóa mọi ngành công nghiệp, ngoại trừ nông nghiệp. Năm 1989, chính phủ Myanmar bắt đầu bãi bỏ kiểm soát tập trung hóa nền kinh tế và tự do hóa một số lĩnh vực kinh tế. Các ngành công nghiệp mang lại lợi nhuận như ngọc, dầu khí và lâm nghiệp vẫn bị kiểm soát chặt chẽ. Gần đây những ngành này đã được một số tập đoàn nước ngoài liên doanh cùng chính phủ tham gia khai thác.
Giai đoạn dân chủ kết thúc năm 1962 với một cuộc đảo chính quân sự do Tướng Ne Win lãnh đạo. Ông này cầm quyền trong 26 năm và theo đuổi chính sách xã hội chủ nghĩa. Năm 1974, Myanmar lấy quốc hiệu mới là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Myanma. Cùng năm này, đám tang của U Thant dẫn tới một cuộc biểu tình chống chính phủ đẫm máu.
Năm 1988, “Cuộc nổi dậy 4 số 8 (8888)” đẩy đất nước tới bờ vực cách mạng. Để đối phó, Tướng Saw Maung tiến hành một cuộc đảo chính. Ông thành lập Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang (SLORC). Myanmar quay trở lại quốc hiệu Liên bang Myanmar. Năm sau, quốc hiệu bằng tiếng Anh đổi từ Union of Burma thành Union of Myanmar. Năm 1989, thiết quân luật được ban bố sau những cuộc biểu tình rộng lớn. Các kế hoạch bầu cử Quốc hội đã hoàn thành ngày 31 tháng 5 năm 1989. Năm 1990, lần đầu tiên các cuộc bầu cử tự do được tổ chức trong vòng 30 năm. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đảng của bà Aung San Suu Kyi, thắng 392 trong tổng số 485 ghế, nhưng các kết quả của cuộc bầu cử đã bị SLORC huỷ bỏ và họ từ chối giao lại quyền lực. SLORC đổi tên Miến Điện (Burma) thànhMyanma năm 1989. Dưới sự lãnh đạo của Than Shwe, từ năm 1992 chính quyền quân sự đã tiến hành các thoả thuận ngừng bắn với các nhóm du kích thiểu số. Năm 1992, SLORC tiết lộ các kế hoạch thành lập một hiến pháp mới thông qua Hội nghị Quốc gia, bắt đầu ngày 9 tháng 1 năm 1993. Năm 1997, Hội đồng Khôi phục Trật tự và Luật pháp Liên bang được đổi tên thành Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang (SPDC). Ngày 23 tháng 6 năm 1997, Myanmar được chấp nhận gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. Hội nghị Quốc gia tiếp tục được triệu tập và hoãn lại. Nhiều đảng chính trị lớn, đặc biệt Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, đã bị trục xuất và có ít tiến bộ đã được hoàn thành. Ngày 27 tháng 3 năm 2006, hội đồng quân sự đã di chuyển thủ đô đất nước từ Yangon tới một địa điểm gần Pyinmana, đặt tên chính thức cho nó là Naypyidaw, có nghĩa "vùng đất của những ông vua". Năm 2010, quốc hiệu của Myanmar đổi thành Cộng hòa Liên bang Myanma.
Các đại biểu được bầu ra trong cuộc bầu cử Quốc hội nhân dân năm 1990 hình thành nên Liên minh Chính phủ Quốc gia Liên bang Miến Điện (NCGUB), một chính phủ hải ngoại vào tháng 12 năm 1990, với trách nhiệm vãn hồi nền dân chủ tại Myanma. Sein Win, người anh họ của Aung San Suu Kyi, là thủ tướng hiện thời của NCGUB. Tuy nhiên, NCGUB có rất ít quyền lực và đã bị đặt ra ngoài vòng pháp luật tại Myanmar. Lãnh đạo Nhà nước hiện nay là Thống tướng Than Shwe, người giữ chức vụ "Chủ tịch Hội đồng Hòa Bình và Phát triển Quốc gia". Ông nắm mọi quyền lực quan trọng, gồm quyền bãi nhiệm các bộ trưởng và các thành viên chính phủ, đưa ra các quyết định quan trọng trong vấn đề chính trị đối ngoại. Khin Nyunt từng là thủ tướng cho tới ngày 19 tháng 10 năm 2004, và đã bị thay thế bởi Tướng Soe Win, người có quan hệ mật thiết với Than Shwe. Đa số các bộ và các vị trí chính phủ đều do các sĩ quan quân đội nắm giữ, ngoại trừ Bộ y tế, Bộ giáo dục, Bộ lao động và Bộ kinh tế và kế hoạch quốc gia, do các viên chức dân sự quản lý.
Sự đa dạng chủng tộc dân cư ở Myanmar đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định chính trị, lịch sử và nhân khẩu học của quốc gia này thời hiện đại. Hệ thống chính trị của nước này vẫn nằm dưới quyền kiểm soát chặt chẽ của Hội đồng Hòa bình và Phát triển Liên bang, chính phủ quân sự do Thống tướng Than Shwe lãnh đạo từ năm 1992. Từng là một nước thuộc địa bên trong Đế quốc Anh cho tới tận năm 1948, Myanmar tiếp tục đấu tranh cải thiện những căng thẳng sắc tộc, và vượt qua những cuộc đảo chính. Nền văn hóa nước này bị ảnh hưởng nhiều từ các nước xung quanh, dựa trên một hình thức Phật giáo duy nhất có hòa trộn các yếu tố địa phương.
Sự biến “4 số 8”
Năm 1988, quân đội Myanmar đã dùng vũ lực đàn áp các cuộc biểu tình phản đối sự quản lý kinh tế yếu kém và sự áp bức chính trị. Ngày 8 tháng 8 năm 1988, quân đội nổ súng vào những người biểu tình trong vụ việc được gọi là “cuộc Nổi dậy 8888”. Tuy nhiên, cuộc biểu tình năm 1988 đã dọn đường cho cuộc bầu cử Quốc hội Nhân dân năm 1990. Kết quả của cuộc bẩu cử sau đó đã bị chính quyền bác bỏ. Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ, do Aung San Suu Kyi lãnh đạo, thắng hơn 60% số phiếu và 80% ghế trong quốc hội trong cuộc bầu cử 1990, cuộc bầu cử đầu tiên được tổ chức trong 30 năm. 
Bà Aung San Suu Kyi
         Aung San Suu Kyi được quốc tế công nhận là một nhà hoạt động vì dân chủ tại Myanmar, đoạt Giải Nobel Hòa bình năm 1991. Bà đã nhiều lần bị quản thúc tại gia. Dù có lời kêu gọi trực tiếp từ Kofi Annan tới Than Shwe và áp lực của ASEAN, hội đồng quân sự Myanmar vẫn kéo dài thời hạn quản thúc tại gia đối với Aung San Suu Kyi thêm một năm ngày 27 tháng 5 năm 2006 theo Luật Bảo vệ Quốc gia năm 1975, trao cho chính phủ quyền cầm giữ hợp pháp bất kỳ người nào.  Hội đồng quân sự ngày phải đối mặt với sự cô lập quốc tế. Vào tháng 12 năm 2005, lần đầu tiên tình trạng của Myanmar đã được thảo luận không chính thức tại Liên hiệp quốc ASEAN cũng đã bày tỏ sự thất vọng của mình với chính phủ Myanmar. Tổ chức này đã thành lập Cuộc họp kín liên nghị viện ASEAN đề bàn bạc về sự thiếu dân chủ tại Myanma. Sự thay đổi chính trị lớn ở nước này hiện vẫn khó xảy ra, vì sự ủng hộ từ các cường quốc trong vùng, đặc biệt là Trung Quốc.
          Quá trình chuyển tiếp của Myanmar trong mục tiêu độc lập-tự chủ-dân chủ-bắt nhập kinh tế thị trường đã làm thay đổi khá nhanh tình cảnh đất nước. Theo cựu đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Myanmar Chu Công Phùng: “Khi tôi nhận nhiệm sở tại Myanmar vào năm 2009, TP Yangon rất thưa thớt xe cộ, phần lớn là xe cũ và đường phố trở nên vắng ngắt sau 8g tối. Nhưng ấn tượng nhất là tại hội chợ hàng Việt Nam tổ chức lần đầu tiên tại TP Yangon vào tháng 4-2010, người dân Myanmar xếp từng hàng dài để tranh nhau mua các mặt hàng bột giặt, màn chống muỗi, giỏ đi chợ, quần áo, giày dép... do các doanh nghiệp Việt Nam đem qua. Những gói bột ngọt cũng là một món quà quý dành cho các bạn bên đấy. Thế nhưng đến TP Yangon vào thời điểm này, bạn sẽ thường xuyên chứng kiến cảnh kẹt xe với rất nhiều ôtô mới, đường phố luôn sôi động kể cả ban đêm. Tôi được biết chỉ trong năm 2012, số lượng ôtô nhập khẩu tại TP Yangon lên tới 70.000 chiếc. Tương tự, hàng hóa tại những thành phố lớn ở Myanmar đã phong phú hơn rất nhiều, không còn cảnh xếp hàng hay chen nhau giành mua như trước. Đặc biệt giá bất động sản Myanmar tăng vọt. Cách nay hai năm, giá thuê phòng tại một khách sạn năm sao ở Yangon chỉ có 60-70 USD/đêm thì nay tăng lên 250-300 USD/đêm nhưng không phải lúc nào cũng có chỗ”.
Theo Nhà nghiên cứu Nguyễn Trung: Tiến triển của tình hình cải cách ở Myanmar đã khiến chính quyền ngày 20-08-2012 tuyên bố bãi bỏ việc kiểm duyệt báo chí. Một thời gian sau đó tiếp theo, ngày 24-01-2013, chính quyền tuyên bố xóa bỏ nốt cơ quan kiểm duyệt báo chí và coi như hoàn tất việc thực hiện tự do báo chí. Đây là lần đầu tiên sau 48 năm Myanmar có tự do báo chí. Điều duy nhất trên 200 báo chí tư nhân ở Myanmar bây giờ phải tuân thủ là những mục tiêu quốc gia và những giá trị dân tộc đã được ghi trong hiến pháp.
Tiếp theo đó, bản lĩnh Myanmar được thể hiện rõ tại Quyết định 09-2012 của tổng thống Thein Sein hủy bỏ hợp đồng thủy điện Myitsone 3,6 tỷ USD do một số nhóm trong quân đội đã ký với Trung Quốc là một ví dụ nữa về ý chí kiên quyết và về quan điểm đặt lợi ích quốc gia lên trên hết. Quyết định này được nhân dân Myanmar nhiệt liệt hoan nghênh, vì nó đã cứu được vùng đất tâm linh của nhân dân trong vùng và tránh được cho Myanmar một thảm họa môi trường sẽ không thế khắc phục được. Trung Quốc đã phản đối quyết liệt, nhưng không đảo ngược được tình hình
Quan hệ Trung Quốc-Myanmar
Sau nhiều thập niên dồn công sức, tiền của để "định hướng XHCN" cho Mynanmar không thành (1988, sau 14 năm theo đường lối XHCN do Trung Quốc dựng đặt), Myanmar đã từ bỏ XHCN, đặt tên nước trở lại Liên bang Myanmar như xưa), Trung Quốc có sự thất vọng, cay cú!? Trung Quốc đã mường tượng sự 'ra đi' của một láng giềng hữu nghị "đồng minh ý thức hệ'. Vì thế, xung đột biên giới vừa và nhỏ vẫn liên tiếp xảy ra. 
Myanmar có 2.185 km đường biên giới với Trung Quốc. Sau khi Myanmar từ bỏ con đường XHCN, tiến hành nhiều cuộc cải tổ và gần đây chính thức quan hệ mở rộng với Mỹ và các nước phương Tây, Trung Quốc vẫn không ngừng tìm mọi cáh ‘níu kéo’ Myanmar đừng có ‘thoát Trung’. Ngày 16-11-2014, Trung Quốc cam kết hỗ trợ tài chính được Lý Khắc Cường đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Obama gặp lãnh đạo đảng đối lập Myanmar bà Aung San Suu Kyi. South China Morning Post ngày 15/11/2014 đưa tin, Trung Quốc và Myanmar đã ký kết hơn 20 thỏa thuận hợp tác trị giá hơn 8 tỉ USD khi Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường kết thúc chuyến thăm Myanmar, động thái cho thấy Bắc Kinh đang tham gia tranh giành ảnh hưởng với Washington tại quốc gia Đông Nam Á này. Các thỏa thuận thương mại bao gồm 200 triệu USD dành cho xóa đói giảm nghèo và một thỏa thuận xuất khẩu 100 ngàn tấn gạo Myanmar sang Trung Quốc. Lý Khắc Cường đã hội đàm với Tổng thống Myanmar Thein Sein và đến thăm một trường học trước khi trở về Bắc Kinh.
Trong cuộc hội đàm với Tổng thống nước chủ nhà, ông Cường cho biết Trung Quốc rất ủng hộ Myanmar tiếp tục phát triển theo “Con đường phù hợp” và Bắc Kinh cam kết sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ hợp tác song phương. "Myanmar là quốc gia đầu tiên ở châu Á giải quyết tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. Ổn định biên giới chung đã tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển của quan hệ song phương và sự giao lưu hợp tác giữa nhân dân hai nước", ông Lý Khắc Cường bình luận.
Tuyến biên giới Trung Quốc - Myanmar dài 2.185 km được phân định bằng một hiệp ước ký năm 1960 giữa Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai và Thủ tướng U Nu, loại bỏ tất cả các tranh chấp lãnh thổ. Các thỏa thuận được ký kết giữa Trung Quốc với Myanmar một quốc gia có vị trí chiến lược, giàu tài nguyên nông nghiệp, tài chính và năng lượng. Lý Khắc Cường cho biết: Trung Quốc đã được cung cấp đủ gạo nhưng vẫn nhập thêm từ Myanmar sau khi "xem xét nhu cầu" của Naypiydaw. Và rằng: “Trung Quốc và Myanmar đã có truyền thống quan hệ chặt chẽ dựa vào nhau, Myanmar cần dựa vào một nước láng giềng hùng mạnh để hỗ trợ về kinh tế và ngoại giao khi bị phương Tây trừng phạt trước khi bắt tay vào cải cách chính trị 4 năm về trước.
Giao tranh đường biên
 Thế nhưng, chỉ hơn 3 tháng sau sau khi Myanmar-Trung Quốc bắt tay, cam kết "hữu hảo", ngày 21-2-2015 xảy ra cuộc giao tranh đẫm máu tại biên giới Myanmar-Trung Quốc làm ít nhất 61 binh sĩ chính phủ Myanmar và 72 phiến quân ở nước này đã thiệt mạng.
              Gần một tháng tiếp đó, ngày 17-3-2015, đã xảy ra cuộc ‘Giao tranh dữ dội’ giữa quân chính phủ Myanmar và quân nổi dậy thân Trung Quốc trên biên giới với Trung Quốc, khơi ngòi cho những tiếp diễn phức tạp xung đột quân sự giữa hai nước. Tình hình căng thẳng đột biến tại khu vực Kokang, bang Shan, Myanamr, một khu tự trị của người Hán, có thể trở thành nguyên nhân xung đột quân sự với Trung Quốc. Hiện nay, tại đây đang diễn ra những trận đánh ác liệt giữa quân chính phủ và các đơn vị nổi loạn của Quân đội Liên minh dân chủ quốc gia Myanmar (MNDAA). Không quân Myanmar đã thực hiện nhiều đợt không kích vào lãnh thổ Trung Quốc, gần biên giới nước này. Tuy nhiên, đại diện Văn phòng Tổng thống Myanmar đã bác bỏ cáo buộc của Trung Quốc về việc máy bay chiến đấu Myanmar xâm phạm không phận Trung Quốc và ném bom vùng giáp biên cảu Trung Quốc. Đồng thời, Bộ trưởng Thông tin Myanmar lên tiếng về các hành động của một số nhóm phiến quân từ lãnh thổ Trung Quốc. Giới chức Bắc kinh nổi giận với chuyện xảy ra và tỏ ý hy vọng duy trì quan hệ tốt đẹp với Myanmar. Cuộc gặp giữa các ngoại trưởng hai nước đã được tổ chức để bàn về vấn đề Kokang.
Người dân chạy trốn xung đột ở biên giới Myanmar-Trung Quốc
 tại một trại tị nạn ở 
Lashio,Myanmar

Tiếp đến, theo báo chí Trung Quốc, ngày 8 và 13/3/2015, các máy bay tiêm kích MiG-29 của Không quân Myanmar đã tấn công quân nổi dậy đang ẩn náu trên đất tỉnh Vân Nam, tây nam Trung Quốc, gây một số thương vong cho thường dân nước này. Tại khu tự trị Kokang, Myanmar đã áp đặt tình trạng khẩn cấp 90 ngày, còn chính quyền được giao cho quân đội. Trung Quốc tuyên bố áp dụng các biện pháp nhằm ngăn chặn xâm phạm không phận của mình. Theo dư luận dân chúng địa phương, tại các vùng giáp biên các lực lượng quân đội được tăng cường, các phương tiện phòng không, trực thăng và xe thiết giáp đang được điều đến. Tại đây đã triển khai các trạm radar trinh sát và quan sát cơ động, các sở chỉ huy phòng không.
Nhìn lại lịch sử: Cuộc nội chiến ở Myanmar giữa chính phủ và phe đối lập cộng sản diễn ra từ năm 1948. Một trong những nguyên nhân là ý đồ kiểm soát việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thuốc phiện. Chiến tranh chỉ thực sự chấm dứt vào năm 2012 nhờ chính sách tự do hóa kinh tế, chính phủ có các nguồn thu lớn từ khí đốt và công tác thực hiện với các cộng đồng dân tộc thiểu số. Tuy vậy, thỉnh thoảng tình hình lại căng thẳng và giao chiến lại tái tục. Gần đây, quân đội Myanmar mở các chiến dịch chống các tay súng sắc tộc ở vùng Kokang, giáp giới Trung Quốc. Theo các diện của quân đội giải phóng của sắc tộc thiểu số Palaung, hiện nay họ đang chiến đấu chống lại anh túc, thành phần chính của heroin. Đến năm 2003, Myanmar đứng đầu thế giới về sản lượng thuốc phiện. Sau vài năm suy giảm, hiện nay, nhu cầu của khu vực và địa phương đối với anh túc lại nổi lên. Năm 2013, tại Myanmar sản xuất ra 870 tấn thuốc phiện, cao hơn 26% chỉ số năm 2012 và là cao nhất trong thập niên gần đây. Ở một số điểm dân cư của bang Shan trên biên giới với Trung Quốc, một nửa dân cư, kể cả trẻ em 13 tuổi, bị nghiện ma túy. Các trận đánh giữa quân chính phủ và các nhóm nổi loạn tái tục sau khi quân nổi dậy bắt làm tù binh Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và 3 cảnh sát. Ông bộ trưởng đã được thả, nhưng các cảnh sát vẫn bị giữ làm con tin. Lực lượng nổi dậy MNDAА xuất thân từ đảng Cộng sản Miến Điện vốn được Trung Quốc ủng hộ nhiều năm.
Quan hệ song phương không hề bình thường, êm ả. Chính quyền Myanmar nghi ngờ Trung Quốc ủng hộ các phần tử nổi loạn thân Trung Quốc ở khu vực biên giới hai nước, còn Bắc Kinh thì phủ nhận điều đó. Chiến sự tái diễn vào tháng 2/2015 đã cướp đi mạng sống của gần 130 người của cả hai phía. Ban lãnh đạo Myanmar yêu cầu Trung Quốc hợp tác với chính quyền trung ương để cảnh báo các sự cố quân sự. Khả năng xảy ra chiến tranh. Tình hình ở các vùng của Myanmar giáp biên giới Trung Quốc nơi có đa số dân cư là người gốc Hoa hiện nay cực kỳ mơ hồ. Cực kỳ khó có thể khẳng định về khả năng chiến tranh lớn giữa Myanmar và Trung Quốc. Nhưng một khi nổ ra, nó sẽ làm nổ tung toàn bộ hình hình ở Đông Nam Á. Với tất cả sức mạnh của mình, quân đội Trung Quốc cũng sẽ không thể giành thắng lợi chớp nhoáng. Hiện nay, quân đội chính phủ Myanmar vốn chiến đấu liên tục hơn 60 năm qua, cho đến những năm 2000, cùng với quân đội Việt Nam, là một trong những quân đội mạnh nhất khu vực.
Phép thử, hay cái gốc ‘Ý thức hệ”?
Theo báo Đất Việt, ngày 20-3-2015, căng thẳng biên giới Myanmar: Trung Quốc đang dùng phép thử. Theo chuyên gia phân tích, TQ đang dùng phép thử khi tăng cường thiết bị quân sự lên vùng biên giới giữa Myanmar và Trung Quốc. Liên quan đến tình hình căng thẳng giữa biên giới Myanmar và Trung Quốc, chiều ngày 19/3, chia sẻ với báo Đất Việt, Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược (Bộ Công an) cho biết: "Thứ nhất, về khách quan mà nói, chúng ta chưa rõ việc ném bom này là có thật hay không có thật. Thứ hai, giả sử có chuyện bom của Myanmar rơi vào lãnh thổ Trung Quốc thì tôi cho rằng đây chỉ là bom rơi đạn lạc thôi chứ Myanmar không bao giờ có ý đồ khiêu chiến hay một ý đồ khác gì với Trung Quốc. Điều thứ ba, tôi cho rằng quan hệ giữa Trung Quốc và Myanmar có đụng chạm chút ít nhưng không thể vì vụ này dẫn tới đổ vỡ mối quan hệ. Chỉ có điều, theo tôi, qua vụ việc này, chính quyền ông Thein Sein phải cân nhắc tới việc điều chỉnh chính sách với phương Tây và Trung Quốc". Ông Cương phân tích: "Dứt khoát chính quyền ông Thein Sein cần phải mở cửa ra với phương Tây nhưng cũng đồng thời phải giữ quan hệ với Trung Quốc. Chính quyền Myanmar không thể tách khỏi Trung Quốc. Đây không phải lần đầu xảy ra chuyện bom rơi đạn lạc nằm ngoài mục đích, ý đồ của Myanmar nhưng cũng đúng là lần này Trung Quốc làm lớn chuyện hơn. Họ làm lớn chuyện như vậy là phục vụ chính sách đối ngoại của họ hay còn gọi là phép thử. Nó giống như một con bài của Trung Quốc, chỉ đưa ra có ý nhắc nhở mà thôi. Đây là lời nhắc nhở gián tiếp, một thông điệp ngầm."
Trong khi đó, cũng liên quan đến căng thẳng biên giới Myanmar-Trung Quốc, chia sẻ với báo Đất Việt ngày 17/3, nhà nghiên cứu Dương Danh Dy, cựu Tổng lãnh sự Việt Nam tại Quảng Châu, Trung Quốc cho hay: "Trung Quốc rất lo ngại nếu tình hình căng thẳng ở biển Đông xảy ra thì đường ống dẫn dầu của họ từ Trung Đông về Trung Quốc bị cản trở. Chính vì thế, trong những năm gần đây, Trung Quốc đầu tư vào Myanmar khá nhiều về chính trị, văn hóa để xây dựng đường ống dẫn dầu từ Trung Đông về Trung Quốc. Trong khi hiện tại mối quan hệ giữa hai nước không được tốt lành như xưa nên ý đồ của Trung Quốc về xây đường ống dẫn dầu gặp trục trặc. Có thể nói, ý đồ của Trung Quốc sẽ khó khăn và khó thực hiện hơn".
Gần đây nhất, sáng 13/5, súng máy hạng nặng và pháo dã chiến của quân đội Myanmar đã nhằm thẳng vào xe tuần tra của quân đội Trung Quốc khai hỏa, nhưng vì tránh tranh chấp… Mạng Đa Chiều ngày 15/5 đưa tin, giao tranh giữa quân đội Myanmar với lực lượng ly khai ở Kachin giáp biên với tỉnh Vân Nam, Trung Quốc lại tiếp tục nóng lên. Ngày 14/5 bi kịch lại tái diễn khi có 6 quả đạn pháo của quân đội Myanmar rơi xuống thành phố Lâm Thương tỉnh Vân nam làm ít nhất 4 người chết, 8 người bị thương.
Do sau sự kiện bom Myanmar lạc vào Vân Nam làm chết người hôm 13/3, Quân ủy trung ương Trung Quốc đã chỉ thị cho các đơn vị quân sự trên địa bàn tuần tra cẩn mật, thấy máy bay quân sự Myanmar phải lập tức xuất kích xua đuổi, ngăn chặn chứ không nói gì về giải pháp xử trí những tình huống tương tự, do đó đơn vị quân sự này rút lui để tránh thành một điểm nóng quốc tế.
Xung quanh căng thẳng biên giới Trung Quốc - Myanmar, đài RFA ngày 15/5 đưa tin, các nhà chức trách Myanmar ở Kokang đã bắt giữ 3 công dân Trung Quốc với cáo buộc làm gián điệp cho quân đội Bắc Kinh do thám tình hình quân đội Myanmar, thu thập tin tức bằng điện thoại di động. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh hôm qua 15.5 tuyên bố nước này yêu cầu Myanmar thực hiện các biện pháp có hiệu quả để ngăn chặn các vụ tương tự tái diễn.
Dư luận trên thế giới đã bình luận khá nhiều về xung đột Trung Quốc-Myanmar. Diễn biến theo tiến trình cải cách chính trị-kinh tế và thay đổi chính sách đối ngoại theo hướng xoay chiều gắn kết ‘thân phương Tây’ khiến người ta cũng không quên đặt ra câu hỏi: “Phải chăng nguyên nhân sâu xa là sự áp đặt nhiều thập kỷ về “Ý thức hệ” (CNXH) của Trung Quốc đối với Myanmar bị đổ vỡ, nhất là sự ngày càng thể hiện rõ vai trò của Mỹ ở Myanmar và sự “kiên quyết thoát Trung’ của Myanmar, một nước vốn có nhiều ‘lợi thế’ của Trung Quốc về địa-chính trị ở khu vực này?
BVB 
--------------------

30 nhận xét:

  1. Nổ lực tiêu diệt Trung Cộng là nhiệm vụ của nhân loại ( của tất cả mọi người trên trái đất ), nếu không, loài người sẽ biến thành loài vật dưới sự cai trị của loài giặc quá sức nguy hiểm và độc ác này !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. csVN là con đẻ của Tàu cộng, vì tàu cộng mà phục vụ nên luôn luôn vâng lời Tàu, có chửi móc mả bố các thằng Lê chiêu Thống trong bộ chính trị csVN thì chúng cũng cứ cúi đầu cúc cung tận tụy cho bọn cs Bắc kinh. chứ đâu dám bắn trả như Miến Điện, thế nhưng lúc nào cũng huyênh hoang tự sướng "đánh thắng ba đế cuốc to?"

      Xóa
  2. Dương Hùng Tháilúc 06:28 17 tháng 5, 2015

    Ôi, tai hại cái "Ý thức hệ" mà TQ dựng đặt vào Myanmar (CHXHCN Myanmar) làm nghèo khổ, rối ren, mất tự do dân chủ ở Myanmar nặng nề nhất 14 năm (1974-1988) mà Myanmar kịp tỉnh ngộ, 'thoát Trung', thoát cái "Ý thức hệ' bằng cuộc "4 số 8" (ngày 8-8-1988) , nếu không, nay Myanmar còn lụn bại hơn. Và nếu không, Myanmar cũng bị cái "Thành Đô" hoặc gì đó tương tự biến đất nước này thành Khu tự trị, tỉnh...thuộc TQ!
    Bài viết của Đại tá đầy đủ, sâu sắc, lột tả thăng trầm Myanmar từ 1948 đến nay.

    Trả lờiXóa
  3. Lại cũng có fần giống quan hệ Trung-Việt : hữu hảo , bắt tay chưa xong là đã chiếm đất , chiếm đảo , cấm đánh ca...Nhưng khác ở chỗ là Miến cũng oánh luôn , còn VN : tướng đi nhận quà , lính im thin thít , vua quan vẫn tung hô 16 chữ vàng!

    Trả lờiXóa
  4. Qua vụ này mới biết Trung Cộng không dám đụng vào 1 nước không phải cộng sản. Thậm chí dù Myanmar đã ném bom và pháo kích qua đất Trung Cộng. Vì sao? Trung Cộng rất sợ Mỹ và Đồng Minh cứu giúp Myanmar.
    Đó cũng là lý do Trung Cộng bóp cổ bóp họng csVN, không cho VN thoát khỏi ý thức hệ CNCS! Một ý thức hệ đần độn!
    Tin vui là Nhật Bản đã quay lại Biển Đông. Ai cũng cảm thấy không để Trung Cộng tự tung tự tác được. Trừ 1 kẻ bất lực, chỉ còn biết chôm chỉa trong nhà.

    Trả lờiXóa

  5. Ông Cương làm tổng thống Myanma đi cho rồi . ông nói như bố người ta :

    "Dứt khoát chính quyền ông Thein Sein cần phải mở cửa ra với phương Tây nhưng cũng đồng thời phải giữ quan hệ với Trung Quốc. Chính quyền Myanmar không thể tách khỏi Trung Quốc “
    Thế nào và vì sao “ không thể tách khỏi TQ “ . Ai có thể quyết định vận mệnh dân tộc Myanma ngoài họ .

    Nghe ông này nói y như ông Trọng nói : “Ta sống với Trung Quốc hàng nghìn đời nay, đã hiểu Trung Quốc lắm rồi. Ta là láng giềng của Trung Quốc, nói nôm na là phải ăn đời ở kiếp với nhau, không thể bỏ nhau đi đâu được. Vậy phải xử lý mối quan hệ thế nào cho tốt? Tôi chỉ nói về phương pháp luận, mong được các bác thông cảm”. ( TBT nguyễn Phú trọng phát biểu tại cuộc tiếp xúc cử tri Hà nội ngày 9-5-2015 – Theo Tuổi Trẻ online )

    Là một cử nhân văn chương , GS – TS triết , nhưng nói và hiểu về các câu : “ Phải Ăn đời ở kiếp “ , “ Không thể bỏ nhau “ …….. Thật là nông cạn , sai lầm , không đúng đối tượng . Làm “ Vua “ một xứ , nhưng “ Phương pháp luận “ này thật quá dấm dớ , ngớ ngẩn , lẩn thẩn . không hiểu về lịch sử dân tộc , đầy bạc nhược và thiếu lòng tự trọng . Với những tư duy nhược tiểu như vậy Việt Nam mãi mãi sẽ làm nô lệ cho TQ , Và trong tương lai , có thể cả Lào và Campuchia .

    Lịch sử phát triển của Myanma cũng chậm chạp và rối như canh hẹ do có sự chi phối của Trung Quốc . Không hiểu TQ có tặng nước này chữ gì không . Nhưng xem ra Myanmar đang quyết tâm thay đổi để rũ bỏ xiềng xích bấy lâu nay , tuy rất đau đớn . Trong khi ĐCSVN không có bản lĩnh và quyết tâm như họ .

    Cảm ơn bài tổng hợp của đại tá Bùi Văn Bồng

    Để gió cuốn đi



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huỳnh Quang Tuấnlúc 09:34 17 tháng 5, 2015

      ĐGCĐ nói đúng, ông Cương chưa thật lòng, còn nói dựa để chiều lãnh đạo VN, còn ngụy lý à uôm theo những quan điểm bảo thủ, thủ cựu. Đi đường nào thì dứt khoát, chẳng lẽ Myanmar còn cái kiểu đứng giữa ngã ba đường, ngoại giao "đu dây" như VN hay sao? "Dứt khoát chính quyền ông Thein Sein cần phải mở cửa ra với phương Tây nhưng cũng đồng thời phải giữ quan hệ với Trung Quốc. Chính quyền Myanmar không thể tách khỏi Trung Quốc “ - ông đã dùng từ "dứt khoát" lại nèo thêm "nhưng" đàng sau, tự mình mâu thuẫn?!

      Xóa
    2. Bản lĩnh lãnh đạo Myanmar không cái kiểu "nhóm lợi ích" thực dụng ỡm ờ "tay ba tay tư", không cái kiểu nước đôi "bắt cá hai tay" như VN đâu, ông tướng Cương ạ! Đi bên lề nào đi hẳn, đứng giữa ngã ba đường thì ...xe cán!

      Xóa
    3. Người Thiếu phụ Ngưỡng Quang như Hoa Kim Cương cứng hơn Sắt thép

      https://www.youtube.com/watch?v=RssgFIG9qbo










      Người Thiếu phụ Ngưỡng Quang như Hoa Kim Cương cứng hơn Sắt thép

      *********************************************



      Cảm tác nhân xem phim THE LADY……..








      Ái nữ của vị Anh hùng Dân tộc Miến Điện

      Cành Hoa Dạ Lan mảnh khảnh dịu hiền

      Người Mẹ thương con – Người vợ yêu chồng

      Nghe hung tin hồi hương chăm sóc Mẹ già

      Từ Anh Quốc Quê chồng rời mái ấm gia đình

      Trở về Quê Mẹ hầu mẫu thân đau yếu

      Tạm giã từ chồng con tưởng vài tuần trở lại

      Ai ngờ Định mệnh ra đi không có ngày về ! …

      *

      Biến cố 8888 (1) nhìn qua khung cửa hẹp Nhà thương cùng bên Mẹ

      Trong bệnh viện Thủ đô Ngưỡng Quang

      Chứng nhân Quân phiệt thẳng tay nã súng bắn vào đoàn biểu tình

      Hàng ngàn dân lành thiệt mạng thảm thương

      Người con hiếu thảo bên giường bệnh Mẹ đang hấp hối

      Người con theo gương Cha dấn thân đấu tranh Dân chủ

      Aung San Suu Kyi, Người đàn bà đẹp như Hoa Hồng mềm mại

      Nhưng cương nghị cứng hơn Sắt thép

      Noi theo tấm gương Thánh Gandhi

      Thành Biểu tượng Tự Do của Dân tộc Miến chống lại độc tài

      Sát cánh lãnh đạo Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ

      Aung San Suu Kyi hiện thân Cánh chim đầu đàn

      Quân phiệt trấn áp từ đe dọa tinh thần qua giam lỏng đến cầm tù

      Anh thư Dân chủ đã vượt qua mọi Nỗi sợ

      Đi bình thản tiến về hàng lính giăng ngang súng nạp đạn

      Các nòng súng đang nhắm vào khuôn mặt Nữ Anh hùng

      Những đôi mắt nhắm bắn các ngón tay sẵn sàng bấm cò …

      Anh thư Dân chủ vượt qua Nỗi sợ

      Bước tới bình thản tiến về hàng lính giăng ngang súng đạn …













      Người con yêu quý của Dân tộc Miến trăn trở :

      Về Quê chồng trọn tình phu thê khi đau ốm

      Căn bệnh Ung thư hành hạ Người chồng

      Về Anh Quốc trọn tình phu thê hay phụ tình ở lại Quê Cha ?

      Về Quê chồng chắc Quân phiệt mừng thầm sẽ không cho trở lại Quê Mẹ !

      Lòng cao thượng không nỡ đòi vợ trở về chăm sóc bệnh tình

      Lại còn khuyên vợ mình lấy Tình Nước đặt trên Tình nhà …

      Căn bệnh Thế kỷ cướp mất Người chồng cao quý

      Để lại hai đứa con nhỏ dại mồ côi

      Trong tù giam lỏng không được tiễn đưa chồng lần cuối .. ..

      Nơi Đất nước Tự do không có Chọn lựa đớn đau như vậy !

      Vùng đất độc tài chúng ta bị kết án ngay trong Lựa chọn ! !

      *

      Bi kịch gia đình Anh thư hòa tan vào thảm kịch Dân tộc Miến Điện

      Những năm tháng đau khổ lấy Hạnh phúc mình hiến dâng đời

      Những giây phút cam go Tình thương là động lực thôi thúc

      Những giây phút trăn trở nhưng rồi Bao dung tất thắng

      Ý chí bảo dưỡng Lửa thiêng cho đấu tranh vì Đại cuộc

      Mọi điều hun đúc Cánh Hoa Dạ Lan dịu hiền

      Thành Đóa Hoa Kim Cương xén cắt ngọt cả Sắt thép

      Đôi Uyên-Ương Văn minh Đông-Tây đan quyện trong Miến Sử hiện đại

      Từ Cận cảnh gia đình chan hòa vào Toàn cảnh Miến Điện

      Định mệnh cá nhân đan bệnh vào Vận mệnh Dân tộc

      Hai Nửa Tâm hồn Miến-Anh hợp thành nhất thể hài hòa

      Đồng nhất thanh cao lãng mạn trữ tình bay trên Sử lịch Miến Điện….




      TỶ LƯƠNG DÂN

      Paris-La Défense, 30/11/2011




      1. Chính quyền quân phiệt của Ác tướng Than Shwe
      bảo thủ cứng rắn ra lệnh quân đội thẳng tay đàn áp
      không ngần ngại nã súng bắn vào đám đông người biểu
      tình khiến hàng ngàn người bị thiệt mạng vào ngày 8
      tháng 8 năm 1988 cho nên sự kiện này được gọi là Biến
      cố 8888

      Xóa
    4. Các vị : Huỳnh Quang Tuấn , Đinh Văn Hồng , Nguyễn Viện và rất nhiều Còm sỹ trên trang BVB là những người hiểu biết rất sâu sắc về thời cuộc , thế thái nhân tình . Qua thời gian đã cho tôi thấy điều đó , thật đáng để ngưỡng mộ và khâm phục . Tôi luôn chờ để được đọc còm của các vị mỗi ngày .

      Tuy đôi khi phê phán gay gắt , nhưng đâu phải vì tư thù cá nhân , chẳng qua cũng mong muốn thấy một đất nước VN phát triển . Sau mấy chục năm hòa bình nhưng đất nước cứ tụt hậu mãi . Là người dân trong quốc gia đó , chúng ta đau chứ , chẳng hay ho gì một đất nước luôn viện cớ chiến tranh để xin xỏ viện trợ , đau lòng khi người Việt ra nước ngoài làm Osin cho người khác , bảng , biển ngăn chặn người Việt ăn cắp được treo khắp nơi . Thân làm lãnh đạo đất nước , sao không lấy những điều này làm nỗi nhục dân tộc để sửa mình , để thay đổi , thay vì phỉnh phờ người dân để đạt được ngôi cao ghế cứng . ngôi cao như thế cũng là tuyệt đỉnh , sao không nghĩ việc để tiếng cho đời , làm vẻ vang cho nước . Vài tiếng khen dua nịnh lãn nhau , liệu có bằng lời cảm ơn , thán phục của cả chục triệu người không . Vài mảnh bằng GS- TS tự vẽ ra , làm sao bằng được lòng dân ghi tạc , nhưng tại sao họ không chọn , hẳn cũng vì đua chen vài thứ danh hão - Sẽ hòa vào bùn đất trong nay mai , mà bỏ đi báu vật lòng tin trong nhân dân . Thật tiếc rằng họ vẫn chưa vượt qua được hai chữ Tầm Thường .

      Tôi chợt nhớ tới những vần thơ rất ý nghĩa trong bài “ Trên ghế cao “ của Bác Bùi Văn Bồng .

      “Khi người ta ngồi trên ghế cao
      Nhìn dân chúng giống như bầy kiến
      Khoa môi, múa mép và quyền biến
      Đạo đức ư?
      - Đâu sánh được tiền-vàng

      Có ghế rồi vơ vét thật giàu sang
      Lũ trí thức đừng xếp hàng ‘kiến nghị’
      Trí thức ư?
      Ta không cần tri thức
      Tiền!
      Tri thức không phải…tiền
      Ta ít học nhưng nắm quyền vương đế
      Lũ dân kia dẫu khổ đau rơi lệ
      ………………….
      Ta nhắm mắt và bịt tai tất cả
      Kêu đi, liệu mà ra bã
      Trên cao vững ghế ta ngồi. “

      Xin cảm ơn vì đã chia sẻ . Chúc các vị và gia đình mạnh khỏe , bình an .

      Để gió cuốn đi

      Xóa
  6. "Ý thức hệ"?!
    Mác là Quỷ Đỏ nhập tràng! Bè lũ Pol Pot, là sinh viên học ở Pháp, nhưng bị nhiễm ý thức hệ Mác, vậy là quay về đập đầu dân CPC mình!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Polpot bị Trung Quốc huấn luyện, nhồi sọ, bỏ bùa mê thuốc lú, như cái máy, về Campuchia diệt chủng hết dân tộc mình để trống đất cho TQ đưa dân Tàu sang, không xâm lược, nhưng bằng cách dựng lên bè lũ "Cộng sản Khmer Đỏ "tự diệt chủng" đó, TQ biến Campuchia thành lãnh thổ TQ!!

      Xóa
  7. Dương Đắc Hoànlúc 11:44 17 tháng 5, 2015

    Tướng Thein Sein nhậm chức tổng thống Myamar chưa đầy hai năm. Dưới quyền ông, Myanmar từ bóng tối của chế độ quân phiệt đẫm máu đang bước ra ánh sáng của một thể chế chính trị dân chủ. Bạn bè gần xa của Myanmar đến hôm nay vẫn chưa hết ngỡ ngàng về bước phát triển này...
    - Còn tướng Phùng bên ta: “Xu thế ghét Trung Quốc nguy hiểm cho dân tộc” (Tại hội nghị của Chính phủ với địa phương triển khai Nghị quyết của Quốc hội về nhiệm vụ kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2015 ngày 29/12).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. “Tôi thấy lo lắng lắm, không biết tuyên truyền thế nào, chứ từ trẻ con đến người già có xu thế ghét Trung Quốc. Ai nói tích cực cho Trung Quốc là ngại. Tôi cho rằng, cái đó là nguy hiểm cho dân tộc"...
      >He....he...!!! "Lo lắng lắm, tâm tư lắm, và gì gì lắm lắm"!

      Xóa
  8. Trương Minh Tịnhlúc 12:15 17 tháng 5, 2015

    Tôi thi tôi cho rằng Việt-Nam xui hơn Miến Điện. Dính cái Cọng-Sản là cái họa lớn nhất trần gian. Nước nào bị là kể như tiêu.Nước nào nhiều phúc đức mà Trời cho thoátt được sớm là may mắn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gần Trung quốc + Dính Cộng Sản = nghèo lụn bại .

      Xóa
  9. có TBTmọt sách chỉ mở mồm là lý thuyết suông là "phương pháp luận"thì bộ trưởng QP sợ giặc xâm lược là đương nhiên... lạy trời cho dân VN chúng ta có người anh hùng như ông Thein Sein xuất hiện cứu dân tôc chứ 16 vị kia chỉ như giá áo túi cơm,biển đảo,đất đai lần hồi bị cướp đoạt mà cấm thấy ai mở mồm phản đối.đến nhục

    Trả lờiXóa


  10. BIỂN ĐÔNG đang dậy vừa SÓNG DỮ Thách thức lẫn SÓNG LÀNH Thời cơ cho TỔ QUỐC VIỆT NAM


    http://dcvonline.net/wp-content/uploads/2014/05/babui_25052014.jpg


    Thế kỷ 21 nhìn ra Biển Đông
    Khói sóng Cửu Long - sông Hàn - sông Hồng
    Không che khuất Dòng Chủ lưu ngoài Biển cả
    Vùng châu Á - Thái Bình hỡi Ngư ông !
    Nhật Sử như chu kỳ vẫn lập lại
    Như đầu Thế kỷ 20 Nhật trở lại Biển Đông
    Lần này cầm còi trọng tài giùm cho Mỹ
    Phân giải ý định cố tình mù mờ cho xong


    http://www.bilaterals.org/IMG/jpg/tpp-ttip.jpg


    Nhật - Mỹ cùng trở lại .. .. Nên làm gì ta ?
    Hoàng Sa - Trường Sa - Đông Sa - Trung Sa
    Xưa bốn quần đảo nay thành Tứ giác chiến lược
    Cân bằng sao Tam giác quyền lực Mỹ-Trung-Nga ?
    Giữ Chủ quyền gìn Hòa bình tìm riêng giải đáp
    Khi Mỹ có Nhật đồng minh Đông Nam Á bước ra
    Dứt Thời người khổng lồ kinh tế nhưng lùn quân sự
    Cấm Đại Hán đổi tên Kinh Các thành Điếu ngư đảo xa
    Chiến lược Tàu tầm thực biển láng giềng kiên định
    Như Đại Nga đang xâm lấn hòa bình Ukraina
    Biển Đông đang dậy vừa Sóng dữ Thách thức
    Lẫn Sóng lành Thời cơ cho Tổ Quốc chúng ta
    Tổng thể vĩ mô Chú Sam đang thực hiện Chiến lược
    Bao vây (1) làm giảm ưu thế kinh tế Tàu lên quá đà
    Tự do xuyên Đại tây dương - Thái Bình Dương về Thương mại
    Chuyển trục quân sự về châu Á tìm bạn cũ thiết tha
    Đây là Thời cơ trong Thế Sử ngàn năm có một
    Việt Nam ơi vươn mình lên nắm ngay Vận hội Nước nhà
    Thoát Trung khai thác tiềm năng phương Tây thoát Hán
    Xây dựng Dân chủ - Pháp quyền hiện đại Dân trí Dân ta
    Biển Đông đang dậy vừa Sóng dữ Thách thức
    Lẫn Sóng lành Thời cơ cho Quê Mẹ Quê nhà .. ..



    TRIỆU LƯƠNG DÂN



    (1) Hai Hiệp định Tự do Thương mại Xuyên châu lục :

    1. TTIP (Hiệp định Thương mại Tự do xuyên Đại tây dương)

    2. TTP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương)

    là hai sáng kiến về Chiến tranh Kinh tế có dụng ý sẽ gây suy giảm ưu thế kinh tế Trung Quốc


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Docteur Nguyễn hữu Viện ơi, bác vui lòng viết sít lại, chứ viết một hàng bỏ một hàng làm chướng mắt nguời đọc quá !
      Merci !

      Xóa
    2. Xin thứ lỗi quý Bạn đọc ...
      Tôi chép lại trong kho dũ liệu ý kiến của mình
      http://www.hanoiparis.com/construct.php?page=poeme&idfam=31&idpoeme=8731
      ....nên KHÔNG BIẾT có cái CODE gì kiến nó nhảy hàng lung tung và không có thời gian sửa lại ....
      Docteur gì đâu bác Nặc danh20:44 Ngày 17 tháng 05 năm 2015
      CHỈ LÀ Y TỚ miệt Vườn rừng tháp CÀ MÂU thôi như đ/c 3X
      https://tunhan.files.wordpress.com/2015/05/babui-2-danlambao.jpg
      Chúc bác cùng gia đình DZUI KHỎE !!!
      TRIỆU LƯƠNG DÂN

      Xóa
  11. Myanmar đã gỡ cái mặt dựng XHCN xuống nên Trung Quốc nổi đóa. Thê mới biết mà vì sao Việt Nam không thể hoặc không dám gỡ mặt dựng này xuống. Chỉ có gỡ cái mặt dựng CNXH xuống hì những quốc gia vốn phụ thuộc TQ mới thoát Trung được. Cũng mong người dân Trung Quốc cũng tự mình gỡ cái bẳng hiệu XHCN xuống. Có như vậy thì mới có láng giềng thân thiện thật sự, chẳng cần phả 16 chữ với 4 tốt làm chi.

    Trả lờiXóa
  12. Thử và Thật!
    1. Bác Bùi Văn Bồng ơi! Cám ơn bài viết của Bác, có phân tích và dẫn chứng đầy đủ và cụ thể về sự kiện, về thồi gian quá trình diễn biên từ chính quyền "ý thức hệ" cộng sản Mao ít Tàu Cộng sang chế độchính trị xã hội dân chủ ở Myanmar,. Mong sao CHXHCN Việt Nam cũng sớm có được sự chuyển biến như Myanmar (!)
    2. Trở lại vấn đề trên "Xung đột Myanmar-Trung Quốc – Phép thử hay “Ý thức hệ”?. Ở đây có cả hai yếu tố "Thử" và "Thật". (a) Thử là Tàu Cộng muốn nắn gân xem nền tảng và sự bền vững của xã hội dân chủ ở Myanmar từ khi thoát "ý thức hệ cộng sản" ra sao. Đồng thời đánh lừa dư luận thế giới về hành vi bồi đắp đảo nhân tạo và đưa Siêu Tàu 981 ra Biển Đông. (b) Thật là mưu đồ của Tàu Cộng muốn những người Hán theo cộng sản Mao ít ở Kokang nổi dây và Tàu Cộng lấy cớ nhẩy vào chiếm cứ vùng này đất cát nay. Các bác ngẫm xem ?
    3. Tàu Cộng không chỉ thèm muốn Myanmar, mà nhiều năm qua còn thò bàn tay Đại Hán và đôi mắt "Hán Tham" lũ lượt và ồ ạt kéo nhau sang vùng Châu Phí chiếm đất cát và sua đuổi người bản địa (da đen) phải ra đi, nhường lại đất cát cho Tàu Cộng. Thế nhưng, các nước Anh, Pháp, Đức...ngủ mệ không nhận ra để tăng cường đầu tư giúp dân Châu Phí có cuộc sống tốt đẹp hơn. Thế là Tàu Cộng chiếm được vùng đất Châu Phi, dòng người sinh sống ngàn đời nay lũ lượt di tản... các nước Châu Âu phải đón nhận. Đó là sự Thật Tàu Công đang làm!
    Cho nên "Xung đột Myanmar-Trung Quốc – Phép thử hay “Ý thức hệ”? vừa là Thue và lại cũng là Thật!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Yên chí, Châu Phi thì họ hiền và mộc mac, nhưng khi giết .... thì như chớp, cứ chờ đấy.

      Xóa
  13. Nhân cách của lãnh đạo ĐCS VN hiện nay thua xa lãnh đạo Myanma

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không riêng gì nhân cách , mà cả năng lực điều hành, cả trình hiểu biết, trí tuệ ...cũng kém xa (thế mà lúc nào cũng thể hiện ta là đỉnh cao trí tuệ! Hi hi...)

      Xóa
    2. Tôi cho rằng " Nhân cách " là quá xa sỉ với họ .

      Xóa
    3. Không phải "xa xỉ", mà là XA LẠ!...

      Xóa
  14. Giặc Tàu cộng nổi ôn dịch chết hết đi cho loài người bớt khổ đau !

    Trả lờiXóa
  15. Làm gì có "Nhân cách" mà thua? "Súc vật cách" thì có!

    Trả lờiXóa
  16. Hòa thượng Thích Nhận Địnhlúc 06:48 18 tháng 5, 2015

    Ngày 13 Tháng Năm, ông Ted Osius, đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, xuất hiện trên làn sóng Đài Tiếng Nói Việt Nam (VOV), với chi tiết được dư luận đặc biệt chú ý: “Chúng tôi sẽ đón tiếp Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng với những nghi thức cấp cao nhất.”
    Đến lúc này, hiển nhiên là cuộc đối thoại nhân quyền Việt-Mỹ đã đạt được một kết quả quá không thất vọng, đủ để phía Mỹ quyết định sẽ đón tiếp ông Trọng “với nghi thức cấp cao nhất.”
    Nhưng khác nhiều thời điểm 2007 với lối đi WTO “chỉ có được, không có mất,” vào lần này Việt Nam đang phải đối diện với thử thách người Mỹ nắm cuộc chơi đằng chuôi.
    Dự luật nhân quyền Việt Nam do Dân Biểu Mỹ Chris Smith khởi xướng vừa được thông qua tại Hạ Viện vào giữa Tháng Năm. Một yêu cầu đưa Việt Nam trở lại Danh Sách Các Quốc Gia Cần Quan Tâm Đặc Biệt (CPC) cũng đang rậm rịch tái khởi động.
    Người cầm trịch của Đảng CSVN, và cả Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng, sẽ làm gì để thoát khỏi thế chiếu tướng ấy?
    Vào năm 2013, sau hàng loạt cải cách chính trị và thả tù nhân lương tâm, Tổng Thống Thein Sein của Miến Điện đã được Nghị Viện Liên Minh Châu Âu tiếp đón đúng với tư cách một nguyên thủ quốc gia. Liệu Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng của Việt Nam có muốn được tái hiện hình ảnh đáng hãnh diện đó trong chuyến công du Hoa Kỳ đang đến rất gần? (Theo Phạm Chí Dũng).

    Trả lờiXóa