Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 3 tháng 5, 2015

Obama 'rất quan tâm' nhân quyền VN

Blogger Điếu Cày nói ông đã chuyển tới Tổng thống Mỹ
một danh sách các bloggers, nhà báo, nhà hoạt động nhân quyền
đang bị chính quyền Việt Nam giam giữ, bỏ tù.
Tổng thống Barack Obama 'rất quan tâm' tới tình hình tự do ngôn luận, báo chí và nhân quyền ở Việt Nam, theo blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải, cựu tù nhân lương tâm, người vừa được nhà lãnh đạo Hoa Kỳ mời tới Nhà Trắng để gặp gỡ và trao đổi nhân ngày Tự do Báo chí Quốc tế hôm 01/5/2015.
Trao đổi với BBC từ Washington D.C. hôm thứ Bảy, nhà báo tự do Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải nói: "Chuyến gặp lần này đã cho tôi một cảm xúc rất đặc biệt. Tổng thống Obama là một người rất bình dị. Khi chúng tôi ngồi ở bên cạnh nhau để thảo luận về các vấn đề tự do báo chí, tự do ngôn luận của các nước có các nền báo chí tồi tệ, tôi thấy rằng Tổng thống Obama rất quan tâm đến tình hình của các nước như là Ethiopia, Nga hay Việt Nam.
"Cách Tổng thống diễn đạt những câu chuyện rất bình dị và ấm áp."
Khi được hỏi vì sao Tổng thống Mỹ chọn gặp ba nhà báo từ Việt Nam, Nga và Ethiopia trong cuộc gặp này, blogger Điếu Cày đáp:
"Đấy cũng là một chỉ dấu cho thấy là ba quốc gia này có nền báo chí tồi tệ nhất.
"Theo tôi được biết có một danh sách trên 30 nhà báo được lựa chọn, nhưng chỉ có 3 người được vào gặp Tổng thống, và như vậy cũng cho thấy rằng những người mà đã bị đàn áp ở những quốc gia có nền báo chí tồi tệ, thì Tổng thống lựa chọn để gặp mặt."
'Giữ kín cuộc gặp'
Blogger Điếu Cày cho hay ông đã được biết trước về cuộc gặp cách đó không lâu: "Tôi đã biết trước được khoảng một tuần trước, nhưng vì lý do an ninh nên cái này phải giữ kín...
"Bên Bộ Ngoại giao và sau đó là bên phía Nhà Trắng (đặt vấn đề mời)."
Điếu Cày cũng chia sẻ thêm về một danh sách các tù nhân lương tâm, trong đó có nhiều nhà báo, blogger đang bị giam giữ ở Việt Nam, mà ông đã gửi Tổng thống Obama nhân dịp này.
Blogger, chủ nhiệm Câu lạc Bộ Nhà báo Tự do mới tái lập ở Hoa Kỳ nói: "Có Trần Huỳnh Duy Thức, Tạ Phong Tần, anh Vinh Ba Sàm (blogger Ba Sàm - Nguyễn Hữu Vinh), chị Bùi Hằng, Trần Vũ Anh Bình, Việt Khang và một số tù nhân nữa, chúng tôi có đưa một danh sách."
Khi được hỏi về phản ứng của Tổng thống Hoa Kỳ, blogger Điếu Cày cho hay:
"Tổng thống đã rất quan tâm tới câu chuyện này," nhà tranh đấu cho tự do báo chí, ngôn luận và nhân quyền ở Việt Nam nói với BBC hôm 02/5/2015.
'Hoàn toàn ngẫu nhiên'
Bình luận về việc Tổng thống Hoa Kỳ tiếp đón nhà báo tự do, blogger Điếu Cày - Nguyễn Văn Hải tại Nhà Trắng, Tiến sỹ Nguyễn Quang A, một nhà quan sát chính trị, xã hội Việt Nam, nói với BBC: "Nhân ngày tự do báo chí quốc tế, Tổng thống Obama đã gặp ba nhà báo như vậy, trong đó có anh Điếu Cày.
"Tôi nghĩ đây thể hiện một sự quan tâm của nước Mỹ cũng như là của Tổng thống Obama rất nhiều đến vấn đề tự do ngôn luận ở Việt Nam
"Mà anh Điếu Cày là một người tiêu biểu bị đàn áp trong vấn đề không có tự do ngôn luận ở nước ta (Việt Nam)."
            Nhà quan sát cho rằng phía Mỹ đã có sự chuẩn bị từ trước cho sự kiện này.
Theo ông, cuộc gặp đã diễn ra 'ngẫu nhiên' sau khi chính quyền Việt Nam long trọng kỷ niệm 40 năm ngày 30/4 với một bài diễn văn của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được cho là có một số lời lẽ 'không mới' và khá 'rắn' khi nói về nước Mỹ.
Tiến sỹ Nguyễn Quang A nói: "Tôi nghĩ rằng đây là một sự ngẫu nhiên hoàn toàn, bởi vì một cuộc tiếp các nhà báo của các nước khác bị đàn áp, thì Nhà Trắng đã phải chuẩn bị từ lâu rồi.
"Chứ không phải là vì cái chuyện lời phát biểu của ông Nguyễn Tấn Dũng hôm trước đó mà họ có phản ứng như thế này," ông nói với BBC hôm thứ Bảy từ Hà Nội.
'Hy vọng tiến bộ'
Còn từ Sài Gòn, thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung, cựu tù nhân lương tâm, nhà tranh đấu cho nhân quyền và dân chủ hóa của Việt Nam chia sẻ cảm tưởng của mình về cuộc gặp giữa ông Obama với blogger Điếu Cày cùng các nhà báo quốc tế.
Thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung, người từng được Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush mời gặp mặt vào tháng 8/2006 trước khi về lại Việt Nam sau thời gian du học ở nước ngoài, nói: "Đầu tiên, tôi thấy rất vui bởi vì tôi còn có một người bạn nữa thân thiết là chị Tạ Phong Tần vẫn đang ở trong tù, thì qua sự kiện này, cộng với sự kiện trước đó nữa là Bộ Ngoại giao Mỹ đã liên tiếng yêu cầu Việt Nam cần phải trả tự do ngay lập tức cho chị Tạ Phong Tần, tôi thấy chứng tỏ chính phủ Hoa Kỳ rất quan tâm đến tình trạng các bloggers Việt Nam bị giam giữ nói riêng và tình trạng nhân quyền của Việt Nam nói chung, cho nên tôi hy vọng là thời gian tới sẽ có những tiến bộ hơn nữa về nhân quyền Việt Nam...
"Vừa qua ngày 1/5 là ngày Tự do Báo chí Quốc tế cho nên Tổng thống Mỹ gặp gỡ những nhà báo, bloggers đã bị đàn áp, và tôi nghĩ anh Điếu Cày cũng hạn chế trong việc đưa ra danh sách những người, chủ yếu là những bloggers, nhà báo ở Việt Nam bị giam giữ.
"Còn những người bị bắt giữ vì lý do khác, như là 'gây rối trật tự công cộng', hay là kết các tội khác ngoài vấn đề 'tuyên truyền, chống phá' này nọ, thực ra những anh em, đồng đội của tôi ở Mỹ, ở châu Âu, kể cả ở Việt Nam nữa thì đều có sự vận động đối với quốc tế.
"Để mà thả tất cả những tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm và tù nhân tôn giáo Việt Nam ra, thì điển hình như sắp tới Đối thoại Nhân quyền Việt - Mỹ, phía Mỹ cũng có nói chuyện với tôi để biết quan điểm của phía tôi như thế nào để mà có thể đối thoại với phía Việt Nam.
"Và tôi nghĩ phía Mỹ cũng san sẻ với rất nhiều người đấu tranh dân chủ khác để họ nắm được bức tranh toàn diện về vấn đề nhân quyền Việt Nam để mà có thể đối thoại với Việt Nam, cũng như nắm được thông tin về các tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm và tù nhân tôn giáo, để có biện pháp thuyết phục chính quyền Việt Nam cần phải thả họ ra," thạc sỹ Nguyễn Tiến Trung nói với BBC hôm 02/5.
---------------

9 nhận xét:

  1. "Tại sao đ/c Obama lại tiếp thằng ấy trước tôi? Thằng ấy hơn tôi à? Tôi không chịu đâu... Hu hu..."
    (A Nú)

    Trả lờiXóa
  2. VTV1 đăng ảnh Tổng tong Obama tiếp Điếu cày này: https://www.youtube.com/watch?v=y-qfPu4Fym4.

    Trả lờiXóa
  3. Việc tiếp Bloge Điếu Cày tại nhà trắng trước khi tiếp ông Nguyễn Phú trọng tại đây , và sau khi thủ tướng Nguyễn Tấn Dung dõng dạc đọc bài diễn văn nhân ngày 30 – 4 với lời lẽ hùng hồn lên án “ Đế quốc Mỹ “ , chứng tỏ đã có những thay đổi nhất định ………Sau chuyến thăm của ông Trọng tới Bắc kinh .

    Động thái này của Mỹ , có thể chưa đến mức như một cái tát đối với chính quyền Việt Nam , nhưng đó chắc chắn là lời quở trách nghiêm túc , không chỉ để nhắc nhở chính quyền VN về tự do tư tưởng và ngôn luận , mà còn về mối quan hệ song phương giữa hai nước Mỹ - Việt trong thời gian tới . Nếu Nhât , Mỹ đang ráo riết liên kết thành “ Trục “ trung tâm để ngăn cản sự bành trướng mạnh mẽ của Trung Quốc trên Biển đông , thì ngược lại , những gì đạt được sau chuyến thăm của ông Trọng tới Trung Quốc , có thể Việt – Trung đã hình thành “ Tấm khiên “ để đối trọng với cái trục trên .

    Nếu chính quyền Việt Nam trở lại với quyết tâm chống Mỹ đến cùng , để hợp cùng với “ tâm nguyện “ của Trung Quốc , và cũng để bảo toàn sự vững chắc cho chính thể hiện tại của VN , thì chắc rằng , một thời kỳ đen tối mới đang đến với nhân dân Việt Nam . Những thỏa thuận đạt được tại Bắc kinh , thông qua tuyên bố chung Trung – Việt dường như đã thể hiện điều này .

    Cũng qua đó Bắc Kinh đã đạt được ý định không để VN xích lại gần hơn với Mỹ , đồng nghĩa rằng Biển đông sẽ sớm “ được “ chính phủ Việt Nam chính thức trao cho ………Trung Quốc “ Bảo vệ “ trước sự “ Nhòm ngó “ của liên minh Nhật - Mỹ . Một điều tưởng như vô lý , nhưng lại thật hợp lý nếu quan sát những động thái lấn lướt thô bạo của Trung Quốc trên biển đông , và thái độ èo uột của chính phủ Việt Nam thời gian vừa qua . Có vẻ như những văn bản được ký kết tại “ Hội nghị Thành đô 1990 “ đang dần được cụ thể một cách âm thầm bởi chính phủ hai nước Việt – Trung . Như vậy việc bỏ qua quá khứ thù địch , hướng tới tương lai với Mỹ - Như chính quyền Việt Nam thường tuyên bố , chỉ là giả tạo nhằm che đậy mưu đồ riêng , mà chỉ có họ và ….. Trung Quốc mới biết .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói có lý! CSVN chẳng đủ năng lực và trình độ để tin rằng CSTQ đã vào ...giai đoạn cuối của quá trình xụp đổ. Và chuyến đi của ông TBT (nếu có) chỉ để ...chơi.

      Xóa
  4. Chính sách ngoại giao của VN không nhất quán. Đu bên này, vịn bên kia. Không biết anh Trọng khi qua gặp Obama có nhầm lẫn gọi "đồng chí Obama" không. Vì hai tiếng "đồng chí" nó thành thói quen cửa miệng của quan chức VN rồi. Ca tụng nhau cũng "đồng chí", chửi nhau cũng "đồng chí", gí súng sau lưng nhau cũng "đồng chí", hạ bệ nhau cũng "đồng chí", hội họp với các hội nghề nghiệp như hội nghề cá, ...cũng "đồng chí", mà ngó xuống chả có "đồng chí" ngư dân nào là đảng viên ĐCSVN cả. Hic

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Đồng chí": cùng bị một loại con chí Tham nhũng chui vào đầu tóc quần áo.

      Xóa
    2. Người miền Trung gọi con chí hay con trấn chính là con rận. Nên ở đây "đồng chí" = "đồng rận".

      Xóa
  5. Trích dẫn từ bài phỏng vấn: http://www.voatiengviet.com/content/dai-su-pete-peterson-noi-my-khong-ngam-muon-thay-doi-y-thuc-he-trong-long-viet-nam/2744333.html

    "Các vấn đề về nhân quyền có thể được giải quyết bằng sự hiểu biết và sự trưởng thành của nhà nước Việt Nam." (trích dẫn 1)
    '…giải quyết bằng sự hiểu biết và sự trưởng thành của nhà nước Việt Nam…'.= 'nhà nước VN chưa đủ hiểu biết vì chưa trưởng thành'…. Có thể hiểu sâu câu này như câu trả lời cho việc nhà nước VN biểu lộ trong ngày lễ 30/04/2015 …Đối vơi tôi thì …quá đúng, quá đã!

    "Để Việt-Mỹ từ mối quan hệ đối tác toàn diện tiến tới quan hệ đối tác chiến lược, nhân quyền Việt Nam sẽ là vấn đề chính phải thảo luận và phải tìm ra giải pháp. Theo tôi, việc này đòi hỏi phía Việt Nam phải có một số thay đổi về chính sách quốc gia." (Trích dẫn 2)

    'Thay đổi về chính sách quốc gia' , nghĩa là: PHÁP QUYỀN >< ĐÃNG QUYỀN

    NDVN đứng bên DÂN CHỦ PHÁP QUYỀN (chú thích: NDVN= người dân VN đã tĩnh thức)
    Đcsvn về bên ĐỘC TÀI ĐÃNG QUYỀN
    Bên nào sẽ thắng đây ?, vì bài phỏng vấn chỉ nói ' NHÂN QUYỀN LÀ ĐÒI HỎI CHÍNH YẾU TỪ PHÍA MỸ' … xin tiếp lời với nghi vấn "NDVN ĐÃ HẾT MÊ MUỘI VÌ TUYÊN TRUYỀN CŨA CS CHƯA ???" , bởi vì nếu chỉ 1 mình đãng trưởng thành và thay đổi thì không giãi quyết được gì cả !
    Giúp NDVN HẾT MÊ MUỘI VÌ TUYÊN TRUYỀN CŨA NHÀ NƯỚC CS …phải nên là mục tiêu hàng đầu cũa xã hội dân sự …

    Trả lờiXóa
  6. Một người Việt nam được tổng thống Hợp chủng quốc Hoa kỳ trân trong tiếp đón đó là ông Điếu Cày. Hi, lẻ ra hệ thống truyền thông nhà nước dịp nay thi nhau mà ca tụng dưới sự lãnh đạo sáng suốt tài tình của đảng nên người VN mới tài giỏi như thế. Đằng này lại cứ im re tảng lờ đi bởi một nổi ông Điếu cày mới bị nhà nước VN bỏ tù vì tội thực hiện quyền cơ bản của con người là tự do ngôn luận tự do báo chí...!

    Trả lờiXóa