Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

NỢ - Các con số còn ‘nhảy múa’ (!?)

Việt Nam nợ quá hạn nước ngoài 
hơn 310 triệu USD

Các khoản nợ quá hạn chưa thanh toán gồm 214,5 triệu USD của Vinashin (nay là SBIC) và 96,4 từ các dự án khác.
Theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước vừa công bố tháng này, đến cuối năm 2013, tổng giá trị các khoản vay nước ngoài được Chính phủ cho vay lại đạt 12,14 tỷ USD. Trong đó, các khoản nợ quá hạn chưa thanh toán đạt 310,9 triệu USD, chủ yếu là từ Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin), nay là Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (SBIC), trị giá 214,5 triệu USD. Số còn lại là của 62 dự án đã bị xử lý theo thủ tục phá sản, đang cơ cấu lại nợ, khoanh nợ hoặc chờ bán tài sản để thu nợ…
Số nợ quá hạn từ Vinashin vẫn đang tạo áp lực lên các khoản vay của Việt Nam.
Tổng dư nợ các dự án có nợ quá hạn đạt hơn 1,26 tỷ USD, chiếm hơn 10% tổng dư nợ cho vay lại, gồm 1,02 tỷ USD từ Vinashin và gần 240 triệu USD của các dự án.
“Kết quả kiểm toán cho thấy việc đối chiếu với các cơ quan cho vay lại chưa được Cục Quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính) thực hiện kịp thời, còn tình trạng Ngân hàng Phát biểu (VDB) trả nợ, lãi về quỹ tích lũy theo quý hoặc theo tháng, không đúng thời hạn quy định tại hợp đồng cho vay lại”, báo cáo nêu.
Liên quan đến nợ công, một lần nữa Kiểm toán Nhà nước nhắc lại câu chuyện Bộ Tài chính đã thống kê, tổng hợp số liệu nợ công chưa kịp thời, đầy đủ. Việc báo cáo thừa, thiếu một số khoản vay dẫn đến số liệu nợ công đến 31/12/2013 giảm 25,28 tỷ đồng so với số báo cáo tại báo cáo về các chỉ tiêu giám sát nợ năm 2013.
Công tác tổ chức và quản lý nợ công vẫn chưa được tập trung thống nhất theo quy định của Luật Quản lý nợ công, thiếu sự gắn kết chặt chẽ giữa khâu huy động vốn với tổ chức thực hiện và trả nợ vay, dẫn đến bị động trong việc cân đối nguồn trả nợ cũng như khuyến khích sử dụng vốn vay hiệu quả, tiết kiệm. Việc tổng hợp số liệu nợ công theo một đầu mối thống nhất còn khó khăn, dẫn đến sai sót. Hệ thống mẫu biểu báo cáo về nợ công chưa đáp ứng yêu cầu quản lý và chưa được các đơn vị tham gia quản lý nợ công lập đầy đủ hoặc gửi kịp thời.
Báo cáo của Bộ Tài chính cho hay tổng dư nợ công đến 31/12/2013 theo Luật quản lý nợ công là gần 2 triệu tỷ đồng, bằng 54,5% GDP, tăng gần 19% so với năm 2012. Cơ cấu nợ của Chính phủ tiếp tục thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng nợ vay trong nước, giảm tỷ trọng nợ vay nước ngoài.
Cuối năm 2013, dư nợ nước ngoài của Chính phủ tương đương 763.198 tỷ đồng, tăng 5% so với năm 2012. Dư nợ vay trong nước đạt 764.933 tỷ đồng, tăng 39%.
Về nợ nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh, dư nợ đạt 188.486 tỷ đồng, tăng 24% so với năm 2012. Tuy đây không phải là các khoản do Chính phủ trực tiếp đi vay, nhưng kiểm toán cũng cảnh báo một phần có nguy cơ biến thành nghĩa vụ trực tiếp của Ngân sách Nhà nước. Nguyên nhân là quá trình xây dựng, thẩm định và phê duyệt dự án không sát thực tế, đầu tư không đồng bộ, triển khai chậm, một số doanh nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản trị chi phí, rủi ro hối đoái, dòng tiền… dẫn đến việc sử dụng vốn vay chưa hiệu quả…
Tại thời điểm thẩm định cấp bảo lãnh, hầu hết các chủ dự án chỉ cam kết sẽ đảm bảo tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu bằng 20% tổng vốn đầu tư, song chưa báo cáo đầy đủ tiến độ góp vốn chủ sở hữu trong quá trình triển khai dự án. 38 dự án đã hoàn thành rút vốn và nghiệm thu quá 6 tháng đều chưa đăng ký tài sản đảm bảo. Các chủ đầu tư dự án thực hiện chế độ báo cáo không kịp thời, đầy đủ theo quy định, một số dự án nộp phí bảo lãnh chậm hoặc khó khăn chưa nộp phí bảo lãnh.
Trong nước, số dư nợ được Chính phủ bảo lãnh đạt 207.576  tỷ đồng, tăng 8% so với năm 2012. Trái phiếu được bảo lãnh Chính phủ phát hành có kỳ hạn ngắn (2-5 năm), trong khi không ít dự án có thời gian cho vay kéo dài từ 5-12 năm, dẫn đến rủi ro mất cân bằng kỳ hạn giữa huy động và cho vay, làm tăng hạn mức bảo lãnh phát hành trái phiếu để đảo nợ hoặc rủi ro nghĩa vụ nợ dự phòng do ngân sách gánh chịu.
Báo cáo cũng phản ánh vệc quản lý nợ chính quyền địa phương chưa được kiểm soát chặt chẽ, chưa có chế tài xử lý đối với các trường hợp vi phạm. Đến 31/12/2013, nợ của chính quyền địa phương là 30.016 tỷ đồng, không bao gồm khoản vay VDB 22.760 tỷ đồng. Theo Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính tổng hợp nợ chính quyền địa phương theo số liệu báo cáo của các địa phương, không nắm đầy đủ, chính xác nợ của chính quyền địa phương và giới hạn vay nợ theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
Số dư quỹ tích lũy trả nợ nước ngoài đến cuối năm 2013 đạt 49.885 tỷ đồng. Nhưng theo Kiểm toán Nhà nước, việc lập kế hoạch chi hoàn trả ngân sách từ quỹ không sát thực tế; chuyển trả ngân sách các khoản trả nợ nước ngoài vay về cho vay lại không kịp thời; chưa theo dõi nguồn hình thành tài sản, nguồn hình thành và cơ cấu hình thành quỹ; không đánh giá lại số dư các khoản ngoại tệ tại thời điểm cuối kỳ kế toán…
Phương Linh – Chí Hiếu/VnEx
-------------

9 nhận xét:

  1. Tôi đã nói nhiều rồi . Nhân dân VN cứ tưởng quan chức cs VN làm kinh tế ngu dốt , tham nhũng tràn nan , bạn bệ chồng chéo , lạm pháp quan chức mà người dân không hề hấn gì . Hãy đợi đấy !!!!!!!!!!.

    Của cải không tự trên trời mà có . Có làm thì phải chụi . Nợ nước ngoài chia đều trên mỗi đầu người sẽ nặng thêm , Rồi thuế , phí sẽ còn tăng dài , tăng mãi.... , Xăng trong nước tăng ngược với giá thế giới như vừa qua là một ví dụ . Lãnh đạo cs VN sẽ móc túi tôi , các bạn và nhân dân VN một cách hợp pháp thôi !!!

    Trả lờiXóa
  2. Chẳng bao giờ người dân chúng tôi lại tin vào những con số này !

    Trả lờiXóa
  3. Thấy các bạn còm trên báo quốc doanh kêu trời về chuyện tăng giá xăng là bất hợp lý và tất cả không đồng tình với cách giải thích của bộ trưởng bộ công thương .

    Cac bạn đừng kêu trời vô ích !!!!.
    Tôi hỏi các bạn : Thế tiền thất thoát do tham nhũng , quan chức cs họ lấy của nước ngoài chăng ???.
    Không tăng giá thì lấy tiền đâu để bù thất thoát do tham nhũng và nuôi bộ máy chính trị cồng kềnh của đảng ???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bổ sung ý kiến của bạn TNT
      Tuyên giáo xem lại quân của mình đi! Cứ xem hay đọc báo chí, TV "trính" thống kêu ca sự bất lực của fáp luật với cái xấu trong xã hội VN hiện nay, có phải đang tạo ra một sự bất mãn của người dân với "chế độ tốt đẹp"?!
      Chẳng hạn, "60 giây" trên HTV tối qua hiu hắt đưa tin sự bất lực của chính quyền địa phương với nạn cát tặc!

      Xóa
  4. Dầu khí có còn không? Tài nguyên khác ra sao?
    Chẳng có vẻ gì là tích cực cả.
    Moi tiền từ dân nghèo luôn là các một "chính" quyền bạc nhược guếc luệc làm... Nhất là ở xứ 94 triệu dân - "góp" "gió hiu hắt" thành "bão đen"...

    Trả lờiXóa
  5. Vay ma nhieu nguoi con bao do la tien nha nuoc, chung khong dong den tien cua toi la duoc.Dung la ngu qua lon
    Ho dau hieu rang ban than da dong rat nhieu cac loai thue phi cong khai cung nhu an trong cac hang hoa va dich vu
    Khi ngan sach eo hep cung dong nghia voi cat giam phuc loi va ha tang dan sinh cung nhu dong luong huu cua chinh ho
    Qua ngu hay la dang dung phep thang loi tinh than kieu AQ, nhan vat cua Lo Tan

    Trả lờiXóa
  6. VN sap thanh con no chay bua roi cac bac nhi, mung hon la lo

    Trả lờiXóa
  7. Đây cũng là một nguyên nhân làm số nợ của đất nước tăng thêm . Trích một đoạn báo vietnamnet :

    ..." - Mặc dù mới đưa vào vận hành, khai thác sử dụng từ tháng 2/2015 nhưng công trình đập dâng 1.000 tỷ đã có biểu hiện xuống cấp. Mái, dầm bị võng, nứt, bê tông bong tróc nhiều chỗ, chắp vá nham nhở khắp thân đập."...

    Chỉ mới 2 tháng mà công trình hàng 1000.000.000.000 đồng của chế độ xhcn đã xuống cấp !!!! ngiêm trọng

    Trả lờiXóa