Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 28 tháng 5, 2015

Liều thuốc độc của Phan học sĩ

 Lễ an vị tượng Đại học sĩ Phan Thanh Giản 
tại trường Trung học Phan Thanh Giản, Bến Tre năm 2009.
* VĨNH THÔNG
Mặc dù suốt hàng chục năm qua, người ta đã cố gắng tìm mọi bằng chứng để giải oan cho ông lão ấy, giới trí thức và các tổ chức chuyên ngành đã mạnh dạn đưa ra những luận cứ khoa học chính xác để khẳng định ông lão ấy là một nhà yêu nước đáng được tôn vinh.
Vậy mà mãi cho đến nay, dường như nỗi oan khuất vẫn còn lấp ló đâu đây, niềm đau vẫn còn rõ ràng đó, nước mắt vẫn âm ỉ rơi. Và, vẫn còn những lời râm ran kết tội bán nước cho một ông già hơn bảy mươi tuổi. Ông lão ấy bán nước, để được cái gì?
Đó là một nhân vật lịch sử không còn xa lạ, giới sử học đã từng bàn luận rất nhiều: Phan Thanh Giản.
Phan Thanh Giản là Tiến sĩ đầu tiên của Nam kỳ, đại thần ba triều Minh Mạng - Thiệu Trị - Tự Đức và từng giữ nhiều chức vụ quan trọng. Pháp tấn công nước ta, triều đình cử cụ Phan ký Hòa ước Nhâm Tuất. Đúng là chính cụ đã ký Hòa ước nầy, nhưng là quan trong triều làm sao có thể trái lệnh vua? Đó là chủ trương của triều đình mà vị lão đại thần được cử làm người thừa hành. Rồi sau đó cũng chính triều đình bắt ông già gần bảy mươi nầy sang tận Paris để chuộc lại ba tỉnh miền Đông! 
Năm 1867, Pháp tấn công ba tỉnh miền Tây, thấy tình thế không cân sức, cụ đã giao thành với điều kiện Pháp giữ lời hứa đảm bảo an toàn cho dân chúng. Rồi cụ uống thuốc độc tự tử ở tuổi 72 để chuộc tội với nước vì cho rằng mình đã làm mất ba tỉnh miền Tây - một cái chết để đổi cho hàng vạn dân chúng được bình an. Trong thư tuyệt mệnh để lại, cụ Phan có câu nói nổi tiếng: “Lá cờ ba sắc không thể phấp phới bay trên một thành lũy mà nơi ấy Phan Thanh Giản còn sống”.
Như thế là bán nước sao? Cụ đã được nhận một đồng nào từ Pháp? Cái cụ nhận được là lời hứa của Pháp: không gây nguy hại đến tính mạng của dân. Trước sau như một, Phan Thanh Giản cũng chỉ hết lòng nghĩ cho dân. Đã gần đất xa trời, nếu là người bán nước sao cụ không hưởng an nhàn từ lợi ích Pháp ban cho mà lại tự tử? Lỗi đó không phải thuộc về Phan Thanh Giản. Đó là thời cuộc. Đó là lịch sử. Một nước nhỏ bé, lạc hậu và khép kín, đứng trước một cường quốc đầy sức mạnh về quân sự, khoa học. Trong khi, xâm lược thuộc địa đã trở thành một “hiện tượng” tất yếu của thế kỷ. Giả dụ là không có cụ Phan, liệu đất nước có tránh khỏi họa xâm lăng không?
Nói rằng, tôn vinh Phan Thanh Giản là phủ nhận công lao những người kháng chiến, đó là một cách nói hết sức thiếu logic. Khi tôi khen áo trắng đẹp, điều đó không có nghĩa là tôi chê áo đen xấu. Muốn nhận định đúng về trường hợp Phan Thanh Giản, không phải theo kiểu “tôi chủ chiến là đúng, ông chủ hòa là sai” mà phải đặt vào tình hình thời đại. Khi Pháp chiếm miền Tây, các cuộc khởi nghĩa có thành công không? Nhứt là lúc Pháp vừa nổ súng tấn công, trong tay cụ Phan được bao nhiêu quân, vũ khí thế nào? Đánh, chắc chắn sẽ thua, mà thua sẽ dẫn đến thường dân vô tội chết oan, vậy có nên đánh vào lúc đó không? Ta thử giả sử ngày đó cụ Phan biết là thất bại nhưng vẫn đánh thì kết quả thế nào? Người chết vô số, và Pháp sẽ càng thẳng tay đàn áp miền Tây dã man hơn. 
Đánh, phải có sự chuẩn bị lực lượng thời gian dài, không phải ngày một ngày hai. Càng không phải lúc nào cũng có thể đánh, mà phải đánh đúng thời cơ mới là người có tầm nhìn. Đánh là “đánh chắc” chứ không phải “đánh bậy”. Chẳng phải ngày xưa, Lê Lợi và Nguyễn Trãi cũng đã từng nhiều năm cố thủ trên núi Chí Linh, thậm chí xin hòa với quân Minh để có thời gian chuẩn bị lực lượng đó sao? Rõ ràng, yêu nước không phải bằng tay chân để bạ đâu đánh đó, mà yêu nước là ở cái đầu. Không phải khen cụ Phan là phủ nhận công lao của những người kháng chiến, mà là trong từng hoàn cảnh khác nhau, mỗi người sẽ có cách giải quyết khác nhau.
GS sử học Đinh Xuân Lâm nhận định: “Nếu ta cứ đánh sáp vô thì nhứt định sẽ phải chịu rất nhiều tổn thất và cuối cùng thì cũng vẫn thua. Vì thế, ông cho rằng, trước tiên Nhà Nguyễn lúc đó cần phải tiến hành một số cải cách, trên cơ sở cải cách lúc bấy giờ thì mới phát triển một số mặt và lúc có đủ điều kiện về vật lực thì mới tính đến chuyện đánh đuổi giặc Pháp. Chúng ta hiện nay đã có đủ căn cứ tư liệu để nói rằng Phan Thanh Giản là một trong những người có tư tưởng đổi mới đầu tiên ở nước ta… Rất nhiều các nhân vật khác nữa cũng nghĩ như thế. Họ đều là những người yêu nước, đều có tinh thần dân tộc mạnh mẽ, họ đều nhận thức mình kém chưa đánh được mà phải chờ thời cơ”.
Lại có một số người cho rằng Phan Thanh Giản là tay sai của Pháp tiêu diệt các cuộc kháng chiến. Nhận định như thế là thiếu chứng cứ lịch sử. Miền Tây mất năm 1867, cụ Phan cũng mất năm đó, thì lấy đâu ra một Phan Thanh Giản nào khác để đàn áp các cuộc khởi nghĩa sau khi Pháp chiếm miền Tây (vì phải khi có xâm lược thì mới có khởi nghĩa chứ).
Hiện nay chưa có một nguồn tư liệu nào đề cập đến việc cụ Phan đàn áp các cuộc khởi nghĩa cả. Trong khi những tên tay sai khác đều có bằng chứng ghi lại ở các tác phẩm lịch sử. Một chi tiết đáng lưu ý, theo chính sử triều Nguyễn, ghi chép của người Pháp và lời kể của nhân dân, thì cụ Phan là một vị quan thanh liêm, có cuộc sống đơn giản, thậm chí kham khổ. Nếu là tay sai Pháp thì cụ có nghèo khó đến thế không?
Người dân miền Nam hiểu rõ về trường hợp Phan Than Giản, nên hầu như ai cũng kính cụ, tình cảm dành cho cụ rất lớn, gọi hành động của cụ là “vì dân nuốt độc”. Nếu không phải người miền Nam kính cụ Phan thì tại sao cụ Đồ Chiểu lại viết “Phải trời cho cán huyền phá lỗ, Trương tướng quân còn cuộc nghĩa binh. Ít người đặng xem tấm bảng phong thần, Phan học sĩ hết lòng mưu quốc”.
Năm 1963, giới sử học miền Bắc đem Phan Thanh Giản ra bàn luận và kết tội “bán nước”. Sau năm 1975, tất cả đường phố, trường học mang tên Phan Thanh Giản ở miền Nam đều bị đổi tên, các bức tượng cụ bị đập bỏ. Báo chí kể lại rằng năm 1975 tượng cụ ở trường Phan Thanh Giản (Cần Thơ) bị đập, nhiều giáo viên và học sinh đã khóc. Có thể mọi bức tượng Phan Thanh Giản không còn, nhưng người miền Nam đã dựng sẵn tượng đài cụ Phan trong lòng, “tượng đài lòng dân” ấy luôn trường tồn vĩnh cửu.
Tại An Giang, không biết từ khi nào, một ngôi đình thần sừng sững dưới chân núi Ba Thê được dựng lên để thờ Phan Thanh Giản. Nhân dân đã trân trọng tôn vị Hiệp biện Đại học sĩ nầy làm Thành hoàng của làng để tỏ lòng nhớ công ơn của cụ đối với đất nước. Trong đình có một bức tượng cụ Phan được điêu khắc và trang trí tinh tế, mỹ thuật, với vẻ mặt phúc hậu, ung dung. Đây là một trong những ngôi đình hiếm hoi thờ Phan Thanh Giản ở miền Nam. Điều đó nói rằng, nhân dân không cần giới nghiên cứu sử học phải nhận định, cũng không quan tâm giới chuyên môn nhận định đúng hay sai. Vì trong lòng dân, cụ Phan từ lâu đã nghiễm nhiên trở thành một bậc đại công thần rồi! Đối với đồng bào miền Nam, mọi nghiên cứu lịch sử về cụ đều không xứng đáng với tấm lòng của người dân dành cho cụ.
Báo chí cho biết vào những năm 1990, cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt khi về Bến Tre thấy mộ và đền thờ cụ Phan hư hỏng, ông rất xúc động. Ông đã đề nghị tỉnh Bến Tre thiết kế khu đền thờ cụ Phan và xin bỏ ra trên 300 triệu để xây dựng lại. Cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt cũng từng có lần nói: “Mỗi người yêu nước theo cách của mình. Đừng bắt Phan Thanh Giản yêu nước theo cách của Trương Định và ngược lại cũng đừng bắt Trương Định yêu nước theo cách của Phan Thanh Giản”. Một câu nói có lý, có tình !
Nhà văn Hoàng Lại Giang thì kể rằng ông có làm cuộc thăm dò 15 người, gồm giáo sư, tiến sĩ, nhà nghiên cứu về câu hỏi: “Đánh giá về Phan Thanh Giản, người đương thời có cụ Nguyễn Đình Chiểu, thời hiện đại có Trần Huy Liệu, ông tin ai?”. Cả 15 người đều trả lời: “Tôi tin cụ Nguyễn Đình Chiểu”. Và theo nhà văn, đó là câu trả lời rõ ràng nhứt.
Vậy mà cho đến nay, vẫn còn một số người không hiểu về Phan Thanh Giản, không hiểu tình cảm của người miền Nam đối với cụ, họ vẫn tiếp tục lên án cụ Phan. Sao lại phũ phàng thế? Rõ ràng ở đây, việc thích hay không thích một nhân vật nào đó là quyền của mỗi người, chúng ta không thể ép buộc ai được. Nhưng bàn xét về một vấn đề mang tính chất lịch sử, không thể áp đặt quan điểm chủ quan là thích hay ghét, mà phải nói đến luận cứ khoa học khách quan.
Cố nhà văn Võ Hồng có câu nói rất hay: “Mừng rỡ bấu vào một lời nói của người khác để dồn sức công kích, đó là cốt cách đồ tể. Chỉ căn cứ vào những điều phát biểu mà tự hào rằng hiểu hết tâm hồn một người, đó là cốt cách thầy lang, thầy bùa. Hiểu một người phải hiểu cả những điều người ấy không nói”.
Và cũng xin nhắc lại câu văn tế của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu: “Phải trời cho cán huyền phá lỗ, Trương tướng quân còn cuộc nghĩa binh. Ít người đặng xem tấm bảng phong thần, Phan học sĩ hết lòng mưu quốc”.
Phải, chính vì là bản phong thần nên ít người có thể xem, chỉ có những người thực sự “có lòng” mới xem được, còn những người. Xin đừng lên án người chịu chết cho miền Tây được sống - Phan Thanh Giản!
V.T/Văn chương Việt
-------------

28 nhận xét:

  1. Khi không làm được việc, nói cách khác là thất bại, thì đổ lỗi do khách quan, cái mà người xưa gọi là vận Trời. Còn khi làn nên việc thì lại nói là ở tài người, cái gọi là chủ quan. Cách nói mang tính cưỡng từ đoạt lý ấy dùng ở môi trường tự do là khó có thể mang lại hiệu quả. Khi bàn về việc gì thì vừa mang tính tổng quan, vừa mang tính chi tiết mới được. Chính trị thời Nguyễn, ngay từ thời kỳ đầu, đã là không khả quan, mất lòng dân, chưa lúc nào tình hình trong nước ổn định. Họ Phan có phản ứng gì khi Trương Đăng Quế dùng vũ lực đưa Tự Đức lên ngôi ? ..v.v..v.v... Tại sao triều đình không cử người khác mà cử họ Phan đi ký hòa ước ? Không thể đưa một làng ra mà lại nói là nhân dân được, chỉ được nói là dân một làng ấy thôi. Về việc thờ cúng Thành Hoàng, dân ta có câu "Thánh làng nào làng ấy thờ" là có ý sâu xa cả...xin mời tác giả bài viết nghiên cứu về Thành Hoàng xem tình hình thế nào.
    Nói như tác giả thì Trần Di Ái, Trần Ích Tắc cũng đều có lòng nhân, muốn dân ta khỏi tai vạ cả. Và thế của quân Nguyên ngày ấy cũng chỉ là vớ vẩn mà thôi !
    Muốn gì thì nói, bản thân vẫn là một cấu thành của hệ thống thất bại. Ta thử xem Trần Ích Tắc làm bộ làm tịch thế nào khi gặp sứ thần ta sang đi sứ nhà Nguyên, sau khi nhà Nguyên thất bại lần thứ 3. Trích Đại Việt Sử Ký Toàn Thư :
    -Nguyễn Đại Phạp đến nước Nguyên, người Nguyên gọi là Lão lệnh công. Đại Phạp tới Ngọc Châu, vào yết kiến các quan bình chương ở hành tỉnh. Lúc ấy Chiêu QuốcVương Ích Tắc cũng ngồi ở đó. Đại Phạp [61b] chỉ không chào một mình hắn. Ích Tắc hỏi:
    "Ngươi không phải là tên biên chép ở nhà Chiêu Đạo Vương đó ư?" (Chiêu Đạo Vương trước tên là Quang Xưởng, là con thứ của Thái Tông, anh cùng mẹ của Ích Tắc). Đại Phạp trả lời :
    "Việc đời đổi thay, Đại Phạp trước vốn là tên biên chép cho Chiêu Đạo Vương, nay là sứ giả (thay mặt cho vua), cũng như Bình Chương xưa kia là con vua, nay lại là người đầu hàng giặc".
    Ích Tắc có vẻ hổ thẹn. Từ đấy về sau, sứ ta đến, hắn không còn ngồi ở tỉnh đường nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi không chê cụ Phan, nhưng rất đồng tình với nhận xét này. Tác giả bài viết chỉ nghĩ và viết theo quan điểm cá nhân, còn rất nôn cạn. Đã là lịch sử thì phải dựa vào lịch sử mà xét. Quả cụ Phan trí cùng, lực kiệt khôn ngoan mượn cái chết và cách nói nọ nói kia để biện minh. Tôi rất tán đồng nhận xét này và suy nghĩ. Đừng tát nước theo mưa.

      Xóa
    2. Rất cảm ơn bác vì đã ủng hộ quan điểm của chúng tôi. Chẳng qua, gần đây, có nhiều cái nhân danh “nhà sử học”, đưa ra lý luận ca tụng nhà Hồ, nhà Mạc, chúa Trịnh…v.v.. vỉ những lý do có thể suy đoán được. Do đó nhân bài viết này, chúng tôi mới có vài thiển ý như vậy. Sử gia của bất kỳ giai đoạn nào, khi ghi chép sử cũng không tránh được sự chủ quan, đó là điều hiển nhiên. Đồng thời nhiều việc không thể chép rõ ra được vì nhiều lý do, trong đó có lý do chính trị. Trong khi chép sử, nhiều người đã phải dùng cách nói ẩn ý, hoặc đưa ra các việc mà người xem cần phải suy luận. Việc tham khảo nhiều nguồn tư liệu để đối chiếu là việc quan trọng.
      Họ Phan thuộc phe chủ hòa trong triều đình, việc ấy là hợp với ý của Tự Đức và giặc Pháp. Vì vậy họ Phan mới được chỉ định đi đàm phán. Tất nhiên có ký kết gì là phải theo ý vua và phe cánh ủng hộ, chứ họ Phan không thể quyết theo ý riêng được. Nhưng, như đã nói, quan điểm của họ Phan là giống quan điểm của vua, vậy nên việc ký hòa ước cũng là ý riêng của họ Phan. Điều xỉ nhục lớn là trong điều ước có điều khoản chống lại những người Việt chống Pháp. Khi điều ước được ban bố công khai, gặp sự phản ứng dữ dội của các tầng lớp dân chúng, Tự Đức đã tìm cách thí xe hòng giữ tướng, mưu ổn định tình hình. Họ Phan lúc ấy lâm vào đường cùng, đành chọn giải pháp tối ưu là nói vài lời sáo rỗng và uống thuốc độc tự tử, mong vớt vát được điều gì. Đấy là điều ngoài ý muốn của họ Phan.
      Dân chúng của một làng tri ân họ Phan, lập làm Thành Hoàng để thờ, đấy là một khu vực nhỏ, mang tính riêng biệt, không thể lấy nó ra làm ý chí của người trong cả nước được. Ở ta, nhiều làng thờ tà thần, trộm cướp, giặc nước ngoài. Không thể vì thế mà nói đấy là là lòng người Việt được !
      “Vua chèo còn chẳng ra gì
      Quan chèo mặt nhọ khác chi thằng hề”

      Xóa
    3. Chỉ tiếc cụ Phan không làm theo cách của bác Trần Dân Tiên. Nếu cụ Phan làm như vậy thì bây giờ nơi nơi có tượng, tỉnh nào cũng có nhà thờ. Đâu chỉ có được thờ trong một làng!

      Xóa
    4. Khi viên đại uý Garnier tấn công thành Hà Nội,người giữ thành là danh tướng Nguyễn Tri Phương với quân số khoảng 7,8 ngàn.Đây có thể nói là lực lượng tốt nhất mà nhà Nguyễn có được vào thời điểm đó.Tướng Nguyễn quyết tử thủ và không bao giờ đầu hàng.Trong tay Garnier chỉ có khoảng 200 quân,trong đó,150 lính đánh thuê người Quảng Châu,số lính còn lại là ô hợp từ nhiều nguồn như châu Phi,Bồ...lính Pháp chỉ có ba mươi mấy người.Với đạo quân đó mà Garnier chỉ mất vài tiếng đồng hồ đã chiếm được thành Hà Nội,bắt sống tướng Nguyễn Tri Phương,giết chết phò mã Nguyễn Lâm,con trai của tướng Nguyễn Tri Phương,với thiệt hại rất ít.Từ đó,có thể thấy rằng,với thực lực của triều Nguyễn thời điểm đó,không thể nào chống lại thực dân Pháp.Vua Tự Đức không phải là kẻ bán nước,chỉ trách ông ta quá u mê,coi Nho giáo,Khổng giáo như "đỉnh cao trí tuệ" mà phớt lờ những biện pháp canh tân đất nước do Nguyễn Trường Tộ,Phan Thanh Giản...đưa ra.
      Với thực trạng đất nước như thế,chủ hoà để tránh núi xương sông máu,đất nước kiệt quệ,rồi tìm kế tự cường sau này không phải là hành động hèn nhát
      Khi Nhật Hoàng đầu hàng đồng minh,trong tay ông ấy có gần 1 triệu quân Quan Đông tinh nhuệ sẵn sàng chiến đấu đến người cuối cùng,nhưng người Nhật vẫn không coi đó là hành động hèn nhát.Mà tinh thần dân tộc của người Nhật thì ai củng biết rồi
      Tại thời điểm cụ Phan,chắc chắn cụ thừa biết,nếu đối đầu trực diện với thực dân Pháp thì cái giá phải trả là rất đắt mà củng sẽ thất bại.Lựa chọn chủ hoà,tìm kế canh tân đất nước,tự cường dân tộc để thoát khỏi áp bức là một lựa chọn nhân văn.Các cụ Phan Chu Trinh,Phan Bội Châu...củng như nhiều nước châu Á khác đều lựa chọn như thế
      Dùng bạo lực để giành chính quyền như đường lối của đcs thì hậu quả như thế nào bây giờ nhiều người đã rõ.Vì khi đã bỏ xương máu ra để giành chính quyền thì khi đoạt được,anh sẽ có tâm lý trả thù,có quyền cho phép mình được hưởng những đặc quyền,đặc lợi để tương xứng với những gì đã mất

      Xóa
    5. Then chốt là nhà Nguyễn không được phần lớn dân chúng ủng hộ, mà họ Phan lại ủng hộ triều đình.
      "Hai mươi triệu đồng bào đua sức
      Năm mươi ngàn giống khác được bao"
      "Vương Công Kiên là người thế nào? Nguyễn Văn Lập, tỳ tướng của ông lại là người thế nào? Vậy mà đem thành Ðiếu Ngư nhỏ tày cái đấu đương đầu với quân Mông Kha đường đường trăm vạn, khiến cho sinh linh nhà Tống đến nay còn đội ơn sâu!"
      Họ Vương làm được việc ấy là do
      "Tướng sĩ một lòng phụ tử
      Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào"
      Còn chưa đánh đã chạy như vịt, thì có tài bằng mười họ Nguyễn cũng chịu chết mà thôi. Cứ xem việc gần đây là biết.

      Xóa
    6. Cứ không phải là người Việt, dân tộc Việt thì với kẻ thù nào cũng thắng ngay từ đầu, nhưng chung kết thì mọi kẻ xâm lược điều thất bại. Văn hóa quân sự VN "Lấy nhân nghĩa thắng hung tàn, dùng chí nhân để thay cường bạo" và "Chiến tranh nhân dân", "dĩ đoản chế trường" ... đã làm nên điều đó. Tiếc, có người nhân danh là "Nhà sử học", đã thiếu nghiêm túc trong nhìn nhận đánh giá, rồi làm mất tính khách quan của LS. Chuyện cụ Phan được thờ, được tôn trọng, được ngợi ca ở mặt này, hay mặt khác là bình thường ... nhưng không phải là tất cả. Tôi vẫn đồng tình với quan điểm này của bác "Nặc danh"

      Xóa
  2. Phan thanh Giản sợ Pháp giết dân mà đầu hàng, Dương văn Minh sợ dân chết, lính chết mà đầu hàng, họ bị kết án. Nhưng có những kẻ ra lệnh cho lính đứng yên cho giặc bắn, ký nhượng đất cho giặc để giữ yên chức vị thì tại sao lại không len án.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kẻ ra lệnh cho lính đảo không được nổ súng giết giặc ngoại xâm, kẻ đó không bằng cục phân của Phan Thanh Giản, Dương Văn Minh,...
      Kẻ đó phải đưa ra băm vằm cho hả lòng dân, nói gì đến liều thuốc độc. Nhưng nay nó được thầy giỏi, thuốc tốt và Nhân dân tệ bên giặc Tàu nuôi dưỡng, vẫn kéo dài tuổi thọ một cách nhục nhã!

      Xóa
    2. Lên án những kẻ ra lệnh cho lính đứng yên cho giặc bắn ? Lên án đặng đi tù à ? Chỉ có việc mặc áo thun in chữ Hoàng Sa - Trường Sa thì đã có khối người ở tù rồi . Đừng xúi dại cha nội .

      Xóa
    3. đến cụ VÕ NGUYÊN GIÁP ,bà VÕ THỊ THẮNG mà bọn cộng sản còn ngậm máu phun người đổ vấy cho họ là gián điệp,thế thì cụ PHAN THANH GIẢN cũng đành chịu oan thôi , bọn cộng sản làm sao hiểu được tấm lòng của các chí sỹ ngày xưa được . còn tên LÊ ĐỨC ANH cùng bộ chính trị của nó ra lệnh cho bộ đội của ta đầu hàng TRUNG QUỐC là do ý thức hệ cộng sản với nhau ( 4 phương vô sản đều là anh em , nhà em cũng là nhà anh cứ sài )

      Xóa
  3. Khi đọc Việt Nam sử lược của Cụ Lệ Thần TRẦN TRỌNG KIM thì tôi mới được rõ và thành kính khâm phục hành động nghĩa hiệp, gương trung liệt cao cả của Cụ PHAN THANH GIẢN trước biến cố đau thương của Đất nước và Dân tộc Việt Nam hồi cuối Thế kỷ 19 !
    Nay, nhân đọc bài viết của Anh VĨNH THÔNG về Cụ PHAN THANH GIẢN , tôi xin được bày tỏ lòng thành kính tưởng niệm Cụ !
    Xin trân trọng cảm ơn Anh VĨNH THÔNG !
    Xin chân thành cảm ơn Anh Nhà Văn Đại tá BÙI VĂN BỒNG !

    Trả lờiXóa
  4. Dưới con mắt của đảng,cái gì thuộc về vương triều Nguyễn đều là "phản động" hết,nhiều người,nhiều chuyện chứ không riêng gì cụ Phan
    Viết sử với con mắt định kiến,xảo trá thì trước sau gì củng bị phơi bày
    Ông Trần Huy Liệu đã có một "tiền sự" trong vụ dựng chuyện Lê Văn Tám rồi đó

    Trả lờiXóa
  5. đặc trưng cho hành đông của các đỉnh cao trí tuệ

    "Năm 1963, giới sử học miền Bắc đem Phan Thanh Giản ra bàn luận và kết tội “bán nước”. Sau năm 1975, tất cả đường phố, trường học mang tên Phan Thanh Giản ở miền Nam đều bị đổi tên, các bức tượng cụ bị đập bỏ."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trình độ văn hóa bổ túc công nông , lấy lý lịch bần nông làm cơ sở thăng tiến , thì làm sao hiểu được giá trị hành động nghĩa khí của Cụ Phan Thanh Giản được . Với CNCS , những người trái ý họ đều bị lên án , trong khi bản thân họ làm điều tồi tệ gấp vạn lần thì đang được tung hô .

      Xóa
  6. Đồng ý với quan điểm,tâm tình cùng cái nhìn về lịch một cách khách quan công bình và chính xác của tác giả bài viết ! xin cảm ơn !

    Trả lờiXóa
  7. Tối qua cả nhà tôi ngạc nhiên vì những tuyên bố chống Trung Cộng khá cứng rắn của chính quyền cộng sản Việt Nam phát trên VTV? Cứ như là "cầm gươm ôm súng xông tới!"?
    Liệu sự dân Việt Nam có phải "hy sinh" hão tiếp không? Khi chỉ bốc đồng đánh giặc kia cho... giặc này?
    Lạy Trời cho chúng ta thoát khỏi rối rắm u mê hỗn độn. Đa Nguyên, kỳ vọng của dân Việt bao giờ mới từ giấc mộng thành hiện thực?

    Trả lờiXóa
  8. "Phan - Lâm mãi quốc, Triều đình khi dân...":
    >http://vi.wikipedia.org/wiki/L%C3%A2m_Duy_Hi%E1%BB%87p
    >http://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_Thanh_Gi%E1%BA%A3n

    > Nhưng nay: "Đỗ-Lê bán nước, triều đình quan tham"/ Còn dân cơ cực gian nan/ Nhà Sản gọi Khựa-bạn vàng mến yêu/ Tướng Phùng lại nói rất liều: "Nhân dân ơi hãy biết yêu giặc Tàu"?!

    Trả lờiXóa
  9. Phan Thanh Giản hối hận vì vô tình bán nước, đã uống thuốc độc tự tử.
    Ngày nay, chẳng có ai còn danh dự như vậy.
    Ông được nhiều người kính trọng vì tính cương trực, khẳng khái, hiếu nghĩa, thanh liêm. Tuy nhiên, trong cơn nước biến, thái độ ôn hòa của ông khiến không ít người đã phàn nàn. Tháng 11 năm 1868, vì làm mất Nam Kỳ, triều đình Huế đã xử ông án "trảm quyết" (nhưng vì chết nên được miễn), lột hết chức tước và cho đục bỏ tên ông ở bia tiến sĩ. Mãi đến 19 năm sau (1886) ông mới được vua Đồng Khánh khôi phục nguyên hàm Hiệp tá đại học sĩ và cho khắc lại tên ở bia tiến sĩ.
    Ngược lại, cũng có nhiều trí thức đương thời đã tỏ lòng thông cảm cho ông. Như Nguyễn Thông đã từng dâng sớ lên vua Tự Đức để giãi bày nỗi oan cho ông. Và nhà thơ đương thời Nguyễn Đình Chiểu cũng đã tỏ thái độ thương tiếc, trân trọng ông qua bài thơ điếu:
    Minh tinh chín chữ lòng son tạc,
    Trời đất từ rày mặc gió thu.
    Trong bài "Văn tế lục tỉnh sĩ dân trận vong", một lần nữa Nguyễn Đình Chiểu lại nêu cao tinh thần của Phan Thanh Giản:
    Ý người đặng xem tấm bản phong trần, Phan học sĩ hết lòng cứu nước.
    Hai con trai của ông, Phan Tôn (1837 - 1893), Phan Liêm (1833 - 1896), nổi lên chống Pháp tại tỉnh Vĩnh Long.
    Một sĩ quan Pháp là Reunier, người đã từng tham gia chiến tranh ở Trung Quốc và Nam Kỳ, đã nhận xét về ông như sau:
    "Sống trong 4 tháng gần vị lão thành cao thượng ấy, chúng tôi có thể đánh giá các đức tính của ông ta...trong thời gian vượt biển này (chuyến đi sứ sang Pháp) ông không ngớt được khuyến khích bởi lòng nhiệt thành ái quốc của ông, và thúc đẩy bởi nguyện vọng thực hiện được công chuyện hữu ích cho nước nhà."
    Nhà văn Sơn Nam: "Tuy làm quan to nhưng ông tự xem mình như người dân thường ở nông thôn, đối xử như người bình dân, không bao giờ phô trương quyền lực."

    Trả lờiXóa
  10. Càng thấy rõ bản chất lưu manh đầu đường xó chợ của Cơm Sườn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cơm Sườn này tẩm hóa chất độc hại lên những miếng thịt hôi thối. Nhiều người không biết, ăn ngấu nghiến, khen "Ngon quá! Ôi thơm nừng" - rồi mang căn bệnh ung thư...

      Xóa
  11. Tôi thấy chính quyền Miền Nam trước đây đã đi trước rất xa khi ghi nhận cụ Phan Thanh Giản . Tượng của cụ được đắp , đường mang tên cụ .

    Tôi không phải là học giả chuyên nghiên cứu các nhân vật lịch sử . Tuy nhiên tôi có ví dụ đơn cử sau để thấy rằng nếu dựa trên tư duy và lý luận của Chủ Nghĩa Mác - Lê - Mao để áp đặt cho cá nhân hay triều đại , nhà nước .......Nào đó là phản động , là hoàn toàn thiếu cơ sở , không nhân văn .
    Ví dụ 1 : - Ai sẽ đánh giá , và đánh giá thế nào về sự kiện Việt Nam để mất Hoàng Sa 1974 và Gạc Ma ( 1988 ) . Về phía chính quyền VNCH đã thực sự có hành động để bảo vệ , nhưng lực bất tòng tâm . Nhưng chính quyền VNDCCH thì phản ứng về hùa với địch ( Qua công hàm Phạm Văn Đồng 1958 ) và thái độ vô can , dửng dưng với sự kiện này . Hiện nay nay nếu dứng trên cái gọi là : “ lý luận biện chứng “ Thì nhà nước VN hiện tại thường giải thích loanh quanh và lấp liếm về hai sự kiện này , và cho rằng “ lọt sàng xuống nia “ . tức là để TQ quản lý hộ thì cũng như VN thôi , vì đều cùng là đồng chí với nhau “ Bốn phương vô sản đều là anh em “ .

    Ví dụ 2 : Không phải do lỗi lầm trực tiếp của mình ( Do lỗi cả hệ thống triều đình bấy giờ ) nhưng Cụ Giản vẫn nhận lấy trách nhiệm về mình , đó là hành động lẫm liệt , vì nước mà tuẫn tiết , thay vua , thay dân , đáng được đời sau nghi nhận . Lấy đó mà so sánh với các sự kiện Hoàng Sa 1974 và Gạc Ma 1988 , thì thấy rằng thế hệ lãnh đạo VN sau này rất hèn , bằng chứng là không ông nào dám uống thuốc , các ông chứng kiến các vụ này vẫn béo tốt , lại khỏe ra . Không có ý ăn năn , ân hận gì .
    Từ những ví dụ trên có thể thấy các thế hệ lãnh đạo CSVN không thể bén gót cụ Giản về mặt ý chí và khí tiết . Họ chỉ muốn lên án cụ Giản để che lấp những khiếm khuyết về lòng yêu nước - Điều mà họ rất thiếu .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các vị ấy vẫn uống thuốc đều đấy chứ, mà chỉ uống thuốc đắt tiền thôi. Nghe anh nói thấy vui vui là. Chuyện nói cụ Phan bán nước, rồi lại yêu nước âu cũng là vấn đề của lịch sử. Xét góc độ cá nhân con người cụ Phan thì cụ là một tấm gương và là một bi kịch của lịch sử.

      Xóa
  12. Tôi sinh năm " chào 61 đỉnh cao muôn trượng" lúc nhỏ phải đi xếp hàng mua gạo, mua mắm muối ở phố Phan Thanh Giản, sau đổi là Nguyến Hữu Huân, lúc đó hỏi người lớn tại sao lại đổi tên phố thì được biết Nhà nước bảo Cụ Phan Thanh Giản là kẻ bán nước.....

    Trả lờiXóa
  13. Trong thư tuyệt mệnh để lại, cụ Phan có câu nói nổi tiếng: “Lá cờ ba sắc không thể phấp phới bay trên một thành lũy mà nơi ấy Phan Thanh Giản còn sống”.
    nếu lãnh đạo đảng csVN làm được như Cụ Phan Thanh Giản, “Lá cờ 5 sao không thể phấp phới bay trên biển đảo của VN mà khi ấy nguyễn phú trọng còn sống”? thì hãy tôn thờ đảng csvn.

    Trả lờiXóa
  14. Trương Minh Tịnhlúc 02:19 30 tháng 5, 2015

    Đối với mấy ông thì chỉ có "Thờ Mao Chủ Tịch.Thờ Stalin bất diệt". Còn danh nhân nước Việt đều là "phong kiến,tư sản,bóc lột" hết.

    Trả lờiXóa
  15. Lịch sử phán xét dựa trên những gì ông làm, không phải những gì ông hi vọng.

    Trả lờiXóa
  16. Tui tôn trọng nhưng Ông ta là kẻ hèn yếu, nếu làm quan to ai như ông ta thì mất nước sớm, VN ta là 1 quận của TQ rồi!

    Trả lờiXóa