Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Xử lý án oan sai - Quốc hội và Chánh Trương nói khác nhau

Chủ tịch Quốc hội: “Oan sai ở đâu, cán bộ ở đó phải chịu trách nhiệm”
“Làm sai là vi hiến, xâm phạm quyền con người, quyền tự do, công bằng và làm méo mó công lý", Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Tiếp tục chương trình làm việc, sáng 10/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe báo cáo kết quả giám sát về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự theo quy định của pháp luật.
Oan sai ở đâu thì nơi đó phải chịu trách nhiệm
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá cao sự phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện trách nhiệm giám sát việc thi thành Hiến pháp, pháp luật, nhằm không để oan, sai đối với công dân.
“Làm sai là vi hiến, xâm phạm quyền con người, quyền tự do, công bằng và làm méo mó công lý. Nếu cơ quan tư pháp sai thì làm sao chúng ta bảo vệ được công lý, do đó cuộc giám sát có ý nghĩa đối với toàn ngành”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Cũng theo Chủ tịch Quốc hội, Nghị quyết phải đánh giá đúng hệ thống tư pháp thực thi công vụ một cách nghiêm túc, tận tâm, cố gắng và thực hiện các Nghị quyết của Trung ương có nhiều tiến bộ. Bên cạnh đó, phải đánh giá thực trạng oan sai vẫn còn và đã oan sai là nghiêm trọng chứ không kể 1 trường hợp, 5 hay 10%. Oan sai ở đâu thì cơ quan, tổ chức, đơn vị, người chỉ huy, cán bộ ở đó phải chịu trách nhiệm, tức chỉ rõ trách nhiệm từng khâu để oan sai và kết luận trách nhiệm, đòi hỏi xử lý nghiêm túc.
“Người chết trong quá trình tạm giam, tạm giữ thì công an hoàn toàn chịu trách nhiệm, dù là tự tử hay bức cung nhục hình, tùy mức độ mà xử lý theo pháp luật. Còn tòa án xử sai thì phải chịu”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh và yêu cầu trên cơ sở đó để có kiến nghị theo Hiến pháp, không thể chung chung.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước cũng cho rằng Nghị quyết phải thể hiện thái độ của Quốc hội là phải giải quyết ngay những vụ việc mà đoàn giám sát nêu. Về đánh giá số vụ việc oan, sai, theo ông Phước không vì số lượng ít mà coi nhẹ, vì dù 1 người bị oan, sai cũng phải quan tâm với tinh thần tuân thủ đúng pháp luật để bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Ông Ksor Phước nhấn mạnh để giảm tình hình oan, sai thì trước tiên phải làm đúng quy trình và lãnh đạo các ngành liên quan phải tăng cường công tác kiểm tra.
“Kiến thức, kỹ năng ngày càng được nâng cao, phương tiện kỹ thuật không phải là vấn đề và cũng không có có chuyện thiếu người. Vấn đề là lãnh đạo, chỉ huy. Có tỉnh mấy chục phần trăm oan sai thì những vị lãnh đạo đó còn tại vị không? Tôi không hiểu tại sao có vụ 5-7 chiến sĩ cùng vi phạm, do đó cần làm nghiêm hơn”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nói và đề nghị 3 ngành điều tra, VKS, tòa án phải họp, rà soát những tồn tại và vụ án còn ý kiến khác nhau để báo cáo Quốc hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn thì băn khoăn: “Đánh giá oan sai thế nào là nhiều, thế nào là ít. Oan sai cần một vụ là rúng động xã hội rồi. Số liệu tổng hợp đã chính xác chưa? Bao nhiêu vụ báo chí phanh phui, bao nhiêu vụ do kêu oan kéo dài, bao nhiêu do cơ quan liên quan phát hiện?”
Ông Huỳnh Ngọc Sơn cũng cho rằng báo cáo giám sát chưa làm rõ việc xử lý vi phạm đối với những người làm sai cũng như tác động của việc làm sai đến xã hội, dư luận, dẫn đến người dân không tin, thậm chí cho rằng xử thế nào cũng được!
Lọt nhiều tội về chức vụ, tham nhũng?
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho rằng việc tổ chức giám sát với tình hình oan, sai là rất đúng vì đây là vấn đề bức xúc, Quốc hội và dư luận rất quan tâm. Đây là lần đầu tiên giám sát toàn diện, sâu về vấn đề này.
Đánh giá cao việc tổ chức, tiến hành các hoạt động giám sát, xây dựng báo cáo và các kiến nghị của đoàn giám sát, tuy nhiên, ông Phan Trung Lý đặt vấn đề: “Số liệu, tính đại diện của các vụ việc cụ thể trong báo cáo chính xác với thực tế và tiêu biểu chưa? Liệu có sự thống nhất giữa các ngành?”
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật đề nghị làm rõ nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan, trong đó có việc chưa quán triệt, nhận thức chưa đầy đủ tinh thần Hiến pháp và pháp luật như suy đoán vô tội hay nguyên tắc tranh tụng, bào chữa.
“Nếu trong điều tra, ngay từ đầu các điều tra viên quán triệt điều này, thì như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn trước hết phải nghĩ ông ấy vô tội chứ không phải nghĩ ngay người ta có tội, dựng hiện trường cố chứng minh thì sẽ không có oan sai”, ông Lý nêu ý kiến.
Cũng theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật, cần xem xét nguyên nhân liên quan xử lý vi phạm trong công tác điều tra, truy tố, xét xử: “Những ngành này có cố gắng gì để xử lý những người sai phạm, có hiện tượng bao che vì thành tích không? Rất nhiều vụ từ đầu không có gì, khi báo chí nêu lên, cấp trên có ý kiến thì thấy việc lại ngược lại, lỗi là là do ở người thi hành công vụ”.
Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội Trương Thị Mai cũng đề nghị cần nghiên cứu đánh giá một cách xác thực để tạo niềm tin cho xã hội đối với các cơ quan tố tụng.
“Báo cáo có ghi phần lớn các địa phương trong nhiều năm chưa phát hiện thấy trường hợp nào làm oan người vô tội, kể cả những nơi mặc dù có lượng án rất lớn. Chỗ này nói lên điều gì? Hoạt động điều tra ban đầu của Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm và Cảnh sát biển còn có những tồn tại, vi phạm, tiềm ẩn việc bỏ lọt nhiều hành vi phạm tội xảy ra trong lĩnh vực quản lý của các cơ quan này cũng rõ ràng có vấn đề nhưng nguyên nhân khách quan chủ quan, khách quan ra sao?”, bà Mai đặt vấn đề.
Đoàn giám sát đánh giá một số trường hợp cấp phúc thẩm sửa án sơ thẩm cho bị cáo hưởng án treo thiếu căn cứ, nhất là đối với các vụ án về kinh tế, chức vụ, tham nhũng. Bà Trương Thị Mai đặt câu hỏi: Sao vụ án tham nhũng bao giờ cũng xử nhẹ, thực tế đúng không?
Cùng quan điểm, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Nguyễn Kim Khoa dẫn báo cáo giám sát cho rằng việc sai, bỏ lọt tội phạm có chiều hướng gia tăng, trong đó có bị can, bị cáo phạm tội về kinh tế, chức vụ, tham nhũng. Việc miễn trách nhiệm hình sự được vận dụng các tiêu chí giảm nhẹ như thành phần tốt, khai báo, giải quyết hậu quả,…Số vụ tòa trả hồ sơ nhiều lần với lý do chủ yếu là bỏ lột tội phạm. Tòa án quyết định hình phạt quá nhẹ hoặc cho hưởng án treo không đúng pháp luật đối với bị cáo phạm tội kinh tế, chức vụ, tham nhũng.
“Đây là vấn đề cần hết sức quan tâm và phải chăng là nguyên nhân làm cho công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng chưa như mong muốn. Phải làm rõ nguyên nhân tại sao như thế để đánh giá chính xác. Người dân bình thường kết tội nặng còn quan chức nặng, nhưng hình phạt nhẹ là không được”, ông Nguyễn Kim Khoa nêu quan điểm.
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh cũng đề nghị làm rõ trách nhiệm của các cơ quan điều tra, tố tụng, tòa án để từ đó có giải pháp khắc phục những tồn tại đã nêu./.

*             *              *

Xử lý dứt điểm án oan, sai gây bức xúc: “Chánh án chịu thua!“
Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình bày tỏ, có vụ xử theo pháp luật hết cấp rồi nên giờ yêu cầu Chánh án giải quyết là không thể.
Bồi thường muốn nhanh cũng phải đúng luật
Báo cáo kết quả giám sát về tình hình oan, sai trong việc áp dụng pháp luật về hình sự, tố tụng hình sự và việc bồi thường thiệt hại cho người bị oan của Đoàn giám sát Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá, trong kỳ, tổng số tiền phải bồi thường cho các trường hợp tuy không lớn (khoảng trên 30 tỷ đồng) nhưng việc bồi thường cơ bản còn chậm.
Hiện đang có một số vụ người bị oan đề nghị bồi thường với số tiền rất lớn như vụ ông Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang) hơn 9 tỷ đồng; vụ ông Lương Ngọc Phi (Thái Bình) trên 22 tỷ đồng và kéo dài 9 năm đến nay chưa giải quyết xong.
Do đó, trong Dự thảo Nghị quyết về tăng cường các biện pháp phòng, chống oan, sai và bảo đảm bồi thường thiệt hại cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự yêu cầu khẩn trương giải quyết bồi thường cho ông Nguyễn Thanh Chấn, ông Lương Ngọc Phi và các trường hợp bị oan khác đã có đơn yêu cầu bồi thường trước 1/1/2015.
Cho rằng khó thực hiện nhanh, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình nhấn mạnh, giải quyết bồi thường đối với người bị oan sai yêu cầu nhanh nhưng phải đúng pháp luật, bởi tiền bồi thường cũng là tiền thuế của dân.
Vụ ông Nguyễn Thanh Chấn, Chánh án Tòa tối cao cho biết hiện đang xử lý đơn yêu cầu bồi thường, trong đó phải chứng minh đủ căn cứ thì Tòa mới ra quyết định bồi thường.
Còn về trường hợp của ông Lương Ngọc Phi, Chánh án Tòa tối cao cho biết đã giải quyết trên 600 triệu nhưng ông Phi yêu cầu bồi thường lên 22 tỷ đồng. Tòa sơ thẩm chấp nhận nhưng giám đốc thẩm thấy căn cứ không đảm bảo nên hủy án để giải quyết lại theo tố tụng, do đó cũng không giải quyết ngay được.
“Chánh án không thể giải quyết được”
Về yêu cầu có biện pháp phù hợp theo quy định pháp luật để xử lý dứt điểm vụ án Hồ Duy Hải, vụ Nguyễn Văn Chưởng, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình cho rằng cũng cần phải xem xét, nghiên cứu.
Vụ án Hồ Duy Hải (Long An) bị kết án về tội “Giết người” và “cướp tài sản”. Theo kết luận giám sát, vụ án có sự thiếu sót, vi phạm thủ tục tố tụng nên gia đình Hải và luật sư dựa vào đó để kêu oan cho Hải, gây nên dư luận thời gian qua.
Với vụ án này, Chánh án TANDTC Trương Hòa Bình khẳng định, Chánh án và Viện trưởng không kháng nghị, Chủ tịch nước đã bác đơn ân giảm án tử hình.
“Về mặt pháp luật là hết rồi, phải thi hành bản án này thôi, nhưng thận trọng nên Chủ tịch nước yêu cầu xem lại thì liên ngành đã thực hiện và đến bây giờ vẫn chưa thấy có căn cứ để kháng nghị. Chúng tôi sẽ họp lại một lần nữa để có quyết định cuối cùng. Nếu giải quyết khác là trái pháp luật”, Chánh án Trương Hòa Bình nói.
Về vụ án Nguyễn Văn Chưởng (Hải Phòng) bị kết án tử hình về tội “Giết người” và tội “Cướp tài sản” đang có nhiều đơn kêu oan. Báo cáo giám sát khẳng định Chưởng bị kết tội cùng các đồng phạm về hai tội trên là đúng, đủ căn cứ, không oan. Tuy nhiên vai trò của Chưởng như thế nào để từ đó xác định hình phạt là chưa rõ.
Chánh án Trương Hòa Bình cho biết, Viện trưởng VKSNDTC đã có kháng nghị vì cho rằng hành động giết người của Chưởng gây ra cái chế của nạn nhân chưa rõ. Nhưng qua phân tích Chưởng là người cầm đầu và tham gia chém thì trách nhiệm tới đâu phải chịu tới đó nên Hội đồng Thẩm phán TANDTC bác kháng nghị.
Liên quan vụ án này, Ủy ban Pháp luật khóa trước đã giám sát và không có kết luận. Liên ngành Tòa án, Viện kiểm sát, công an họp có sự tham gia của đại diện Ban Nội chính, Văn phòng Chủ tịch nước đã kết luận xử Chưởng là đúng.
“Kết luận của Hội đồng Thẩm phán TANDTC là cao nhất, đại diện Viện kiểm sát cũng nhất trí không xem lại. Chưởng không có đơn xin ân giảm án tử hình và thời hạn nộp đơn cũng đã hết. Giờ giao cho Chánh án giải quyết dứt điểm vụ này thì Chánh án chịu thua, không có cách nào”, ông Trương Hòa Bình bày tỏ./.
Ngọc Thành/VOV
---------------

17 nhận xét:

  1. Nhận thiếu sót quen rồi. Rút kinh nghiệm cũng quen rồi nhưng nhận trách nhiệm là không ai quen làm vì cơ chế này không thằng ngu nào đi nhận trách nhiệm mà không đổi được cái lợi ích gì.

    Trả lờiXóa
  2. Thằng nào làm sai thì không những chính nó mà con cháu của nó cũng bị tai họa thảm khốc! Đừng mong thoát khỏi luật Trời!

    Trả lờiXóa
  3. Bọ nhớ người, người nhớ Bọ
    Mừng vì lâu lắm mới được đọc Bọ! Mừng vì văn phong còn giữ được!
    Chúc Bọ khỏe

    Trả lờiXóa
  4. Thực sự trong ngành công an, vsk, tòa án hiện tại thông qua báo chí vài ba năm gần đây không có gì tốt đẹp. Giả dối, trân tráo gần như là công khai. Những vị trí cao nhất lại thường phát biểu ngây ngô kiểu như "Ngoài đường có cái gì mà thích ra đứng?" không ít cũng vài ba câu mỗi năm.
    Rồi VKS, tòa án thay vì làm công tác công tố, xét xử lại quay ra giảng đạo đức rồi phán đền bù hơn trăm triệu cho 1 vụ say rượu lái xe hơi tông chết người bỏ trốn. CA giấu xe, vks làm công việc bảo vệ bị cáo, thẩm phán giảng đạo đức. Toàn bộ thông qua báo chí. Có đọc báo, đôi khi thấy mấy tờ báo lớn của mình hèn thật nhưng cũng tội, họ chiến đấu cũng rất tuyệt vọng. Có thể nói báo chí là một đấu sĩ bị 2 cái đinh sắt cắm vào lưng mà tồn tại. Thế thôi, đừng nói tới công an hay vks hay tòa án. Chẳng ai tự do, tự phản biện, tự chịu trách nhiệm thì cứ gian trá như thế mà tồn tại.

    Trả lờiXóa
  5. Quốc hội cần ra tay!
    1. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng nói rất đúng và có trách nhiệm: (a) “Làm sai là vi hiến, xâm phạm quyền con người, quyền tự do, công bằng và làm méo mó công lý. Nếu cơ quan tư pháp sai thì làm sao chúng ta bảo vệ được công lý, do đó cuộc giám sát có ý nghĩa đối với toàn ngành”,(b)“Người chết trong quá trình tạm giam, tạm giữ thì công an hoàn toàn chịu trách nhiệm, dù là tự tử hay bức cung nhục hình, tùy mức độ mà xử lý theo pháp luật. Còn tòa án xử sai thì phải chịu”.
    Thế chứ! Chủ tịch Quốc hội-Người được cử tri ủy quyền đứng đầu Cơ quan Lập pháp của Quốc gia phải có nhận thức và quan điểm rõ ràng, có bản lĩnh và trách nhiệm với người dân và cử tri như vậy chứ. Dân tôi, rất cảm ơn và mong các vị ủy viên BTV Quốc hội, các ông bà Chủ nhiệm các UB của Quốc hội đi sát cuộc sông của muôn dân, bằng trí tuệ và dũng khí của mình giám sát các cơ quan tư pháp (Kiểm sát, Tòa án) và nội vụ (Công an) trong thực thi pháp luật liên quan đến mạng sống của người dân, đừng lập lại sự oan sai cho người dân yếu thế như Nguyễn Thanh Chấn, Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng...!
    2. Dân tôi đề nghị các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cần sớm đưa ra kỳ họp Quốc hội kỳ tới thảo luận và ra Nghị quyết đình chỉ hoạt động và bãi nhiệm chức vụ Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao đối với ông Trương Hòa Bình.
    Bởi lẽ, Trương Hòa Bình thiếu kiến thức về pháp luật, thiếu tầm suy nghĩ và lương tâm một con người, một con người vô cảm và ăn nói hàm hồ; không xứng tầm đảm nhận chức danh Chánh án TANDTC-Người đứng đầu Cơ quan xét xử cao nhất Nước CHXHCN Việt Nam. Điển hính:
    a. Vụ án Hồ Duy Hải (Long An) là án truy xét. Từ đầu đến cuối, Hải cho rằng mình không phạm tội, nên không có đợn xin giảm án, chỉ một mực kêu oan. Thế mà Trương Hòa Bình tỉnh khô nói rằng: "đến bây giờ vẫn chưa thấy có căn cứ để kháng nghị".“Về mặt pháp luật là hết rồi, phải thi hành bản án này thôi…. Nếu giải quyết khác là trái pháp luật”. Các vị ngẫm xem, Trương Hòa Bình có thiếu tim và óc hay thiểu năng trí tuệ (?)
    b.Vụ án Nguyễn Văn Chưởng (Hải Phòng) cũng là án truy xet, có nhiều dấu hiệu và chứng cứ Chưởng bị nhục hình, bức cung nên phải nhận tội. Tại Tòa sơ thẩm, Chưởng kêu oan. Đến Tòa phúc thẩm, Chửởng vẫn một mực kêu oan, không phạm tội giết người; các nhân chứng đều xác nhận khi sẩy ra vụ giết thiếu tá Sinh ở Hải Phòng, Chưởng đang ở quê Hải Dương, cách hơn 40 km. Các luật sự nêu hơn 20 điểm không hợp lý và chưa rõ trong cáo trạng, nhưng bị Hội đồng xét xử không chấp nhận.
    Nguyễn Văn Chưởng có đơn tiếp tục kêu oan, Viện trưởng VKSNDTC đã có kháng nghị. Hội đồng Thẩm phán Tòa an Nhân dân Tối cao gồm 11 thành viên tham gia xét xử do Trương Hòa Bình-Chánh án Tòa án NDTC chủ tọa phiên tòa không chấp nhận kháng nghị của Viện trưởng VKSTC và giữ nguyên bản án tử hình đối với Nguyễn Văn Chưởng.
    Đến nay báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội vẫn cho rằng: “Kết luận của Hội đồng Thẩm phán TANDTC là cao nhất, đại diện Viện kiểm sát cũng nhất trí không xem lại. Chưởng không có đơn xin ân giảm án tử hình và thời hạn nộp đơn cũng đã hết. Giờ giao cho Chánh án giải quyết dứt điểm vụ này thì Chánh án chịu thua, không có cách nào”.(hết trích) Vì sao ? Vì chính Trương Hòa Bình với hệ thống người giúp việc (từ dưới lên) đã cố tình làm sai lệch vụ án Nguyễn Văn Chưởng, nên nay, cố tình cho rằng “không có cách nào”. Các vị ngẫm xem, có lạ hay không?
    Qua sự việc trên, đủ thấy, trình độ và nhân cách, lương tâm và trách nhiệm với người dân của Trương Hòa Bình chẳng khác mấy với một tên đồ tể, một kẻ hăng máu giết người, không sợ luật nhân quả. Tin sẽ là như thế! Hãy đợi đấy mà coi!
    Bởi vây, đề nghị Quốc hội cần sớm ra tay loại trừ! Tránh hậu họa cho muôn dân Đất Việt!



    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đừng tin những gì tay Hùng hói này nói, đây chỉ la thằng hề đang diễn trò hề mỵ dân thôi, tay nay chuyên ăn nói linh tinh, nói lấy được còn bản thân hắn chẳng chịu trách nhiệm gì cả qua câu nói: Cuốc hội là dân, cuốc hội quyết sai thì dân phải chịu trách nhiệm (chứ không phải hắn!)

      Xóa
  6. báo cáo UBTV cuốc hội "..thằng HỒ DUY HẢI nó phải nhưng cháu bạn tôi nó cũng phải bằng 2 thằng Hải ạ.."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vụ Nguyễn Thanh Chấn rõ ràng là oan sai, rõ ràng phải đền thì phải tạm ứng cho người ta đủ sống để tới khi đền bù được thì họ đã chết rồi thì việc đền bù ấy ích gì

      Xóa
  7. Lập pháp chẳng ra lập pháp , Tư pháp chẳng ra tư pháp , hai tay bá láp tốt nghiệp Đại học trường ĐỔN LÀNG đang đập nhau tung bụi .

    Cứ tiếp tục duy trì Hiến Pháp vô pháp , Đảng sẽ tự diễn biến vì không đủ khả năng thực chất lãnh đạo trước tiến bộ vượt bậc của thế giới . Cuối cùng Đảng sẽ phải Đầu Hàng mà thôi .

    Nghề lãnh đạo chính trị Mác Lê Mao , hoàn toàn Không phù hợp cho thế giới tư bản . Đại học ĐẢNG đã lỗi thời chẳng khác chi Tứ thư Ngũ kinh nho giáo .

    Cái ĐẢNG nhà ta đã hỏng rồi
    Mười thằng theo học , chín thằng thôi
    Dại gì theo ĐẢNG nghe dân chưởi
    Cúi cổ , khom lưng thẹn kiếp người .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. anh H.hói mà học như bác En xin tuyên bố giải tán...kiếp nạn này thì dân tộc VN đuc tượng thờ,mong lắm thay..!

      Xóa
  8. Chúng mày đang làm bậy gì đó? Mà khi chúng mày bị tai nạn giao thông chết thảm thì đông đảo quần chúng nhân dân vỗ tay phấn khởi?! Họ nói "Tai nạn giao thông thay Trời hành đạo"!

    Trả lờiXóa
  9. Viện kiểm soát nhân dân tối cao mà phát biểu như một tên đồ tể ,chẳng lẽ vu an sai từ khi điều tra đến khi chủ tịch nuớc xét bác đơn thì cứ việc thi hành a? Luật pháp được xây dựng đề bảo vệ lẽ phải chứ đâu phải bảo vệ người sai,trong khi tất cả mọi chứng cứ đều không đúng,đều sai quy trình tố tụng mà cac ông cứ vien lý do đã hết thời gian theo quy dinh pháp luật là phải thi hành, có phải muốn diệt khẩu?để mau kết thúc vụ an?,tay hòa Bình này cứ đọc« chân dung quyền lực» là hiểu bản chất của hắn.Đề nghị mọi đại biểu quốc hội kiến nghị chủ tịch nước đình chỉ vụ an,điều tra lại từ đầu không thể để người vô tội chết mà không cứu ?,như vậy thì không còn gì là luật pháp nữa

    Trả lờiXóa
  10. Việt Nam có cả một rừng luật , người dân vi phạm thì áp dụng khung hình phạt cao nhất ( tùy từng tội danh ) . Nhưng các quan vi phạm pháp luật , làm cho nhiều người dân vô tội phải ngồi tù oan . Các quan tham nhũng, nhóm lợi ích liên kết với nhau , lợi dụng chức vụ , địa vị được giao tham ô ( ăn cướp ngày có văn hóa ) . Được ô dù cấp trên nâng , bằng không nếu có sử lý hình sự , thì lại có hàng ngàn lý do để giảm án , vì thế án tham nhũng mới có nhiều án treo nhất , so với các loại án hình sự khác. Ngược lại làm mất mát , và tổn thất thiệt hại về kinh tế là lớn nhất . Trong khi đó một số người ( có chức vụ , quyền hạn cao ) lại đưa ra đề nghị cho tội Tham Nhũng , được nộp tiền thế thân trong tù ( không phải chịu án tù trong trại ) , đây chính là hành vi tiếp tay cho tội tham nhũng hoành hành . Còn chế độ đảng trị , thì không bao giờ có truyện coi trọng pháp luật là thượng tôn .Mà họ áp dụng biện pháp bất thành văn : (Dân sử theo lý , quan thì sử theo tình ) luôn tồn tại trong một XH không có dân chủ , và nhân quyền .

    Trả lờiXóa
  11. Trung tướng + chánh án = phat xít => “Về mặt pháp luật là hết rồi, phải thi hành bản án này thôi, nhưng thận trọng nên Chủ tịch nước yêu cầu xem lại thì liên ngành đã thực hiện và đến bây giờ vẫn chưa thấy có căn cứ để kháng nghị. Chúng tôi sẽ họp lại một lần nữa để có quyết định cuối cùng. Nếu giải quyết khác là trái pháp luật". Liệu dân Long An đến năm 2016 còn bầu ông Trương Hòa Bình là đại biểu Quốc hội nữa không? Biết là sai mà không sửa, mà sai chết người chứ có sai thường đâu. Ông là đai biểu quốc hội tỉnh Long An mà lại vô cảm, vô tâm đến vậy sao? Cái "đúng pháp luật"của ông là đúng như thế nào? Tử hình người ta bằng chứng cứ là con dao mua ở chợ là đúng sao? Nói như vậy khác nào tư duy của cái thời mà máy chém được lê khắp miền nam thực thi luật 10/59 "giết nhầm còn hơn bỏ sót" của chế độ NĐD. Như vậy là quyết tâm giết nhầm để cứu người làm sai ư? Trời ơi là trời.
    Làm oan thì phải bồi thường, ông nói tiền bồi thường cũng là tiền thuế của dân. Thế các ông ăn lương nhà nước có phải tiền thuế của dân không? Làm sai nhà nước phải móc thuế dân ra bồi thường mà các ông vô can sao? Như vậy là các ông ăn lộc dân, làm sai dân cũng phải chịu. Dân nuôi các ông để rồi các ông cứ xử bậy, dân cứ chết oan, các ông cứ thăng quan tiến chức mà chẳng hề hấn gì. Ông chủ tịch quốc hội, phó chủ tịch quốc hội, ủy ban tư pháp, ủy ban pháp luật của quốc hội đã chỉ cho ông thấy cái sai mà không nghĩ ra cách nào để sửa sai, mà vẫn đòi tiêm thuốc độc cho con người ta chết ư? Ông bà mình nói chết là hết. Nhưng những trường hợp chết oan thì chết vẫn chưa hết đâu. Người Việt Nam ta đa phần theo đạo phật, hiểu được thuyết nhân quả. Thế nên chết (oan) vẫn chưa hết đâu thưa ông chánh án ạ!

    Trả lờiXóa
  12. Xin hỏi ông chánh án TANDTC và ông viện trưởng VKSNDTC một câu: Nếu sau khi xử tử Hồ duy Hải mà tìm được thủ phạm, hai ông có chịu chết để đền mạng không?

    Trả lờiXóa
  13. Cứ cho quay phim ghi âm toàn bộ từng phiên tòa xét xử thì nhân dân cũng thấy được cơ bản cái đúng cái sai trong quá trình điều tra xét xử, vậy thì các quan chuyên ngành càng hiểu hơn gốc rễ sai trái xuất phát từ đâu??? Chủ yếu là nén bạc đâm toạc tờ giấy thôi.

    Trả lờiXóa
  14. QH do dân bắt buộc phải bầu . nói hay thực hiện thì............

    Trả lờiXóa