Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 9 tháng 4, 2015

Việt Nam 'dẫn đầu' và 'nhất thế giới'?

"Ở Việt Nam ta đã có cả một rừng luật nhưng khi xét xử lại dùng luật rừng!"
                                                                                             (Luật gia Ngô Bá Thành)

* ĐẶNG HÙNG VÕ
Năm 2013, Ngân hàng Thế giới chỉ ra: Việt Nam thuộc nhóm nước dẫn đầu thế giới về xây dựng pháp luật nhưng lại thuộc nhóm nước yếu kém nhất thế giới về thực thi pháp luật.
Năm 2013, Ngân hàng Thế giới đã phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai chương trình đánh giá chỉ số quản trị đất đai của Việt Nam. Một kết luận không mới nhưng đủ cơ sở thực tiễn để chứng minh: Việt Nam thuộc nhóm nước dẫn đầu thế giới về xây dựng pháp luật nhưng lại thuộc nhóm nước yếu kém nhất thế giới về thực thi pháp luật (Khảo sát đã công bố năm 2013 của WB và Bộ TN&MT - Xem tại đây).
Mới đây nhất, chuyện sửa Luật BHXH ngay khi vừa được QH thông qua, và hàng loạt văn bản pháp luật... 'trên trời' khác buộc phải điều chỉnh đã cho thấy, rất nhiều chính sách được xây dựng xa cách đời thực, thiếu ý kiến khách quan từ người dân.
Chúng ta rất cố gắng đưa pháp luật vào cuộc sống nhưng còn rất nhiều khó khăn vì chưa đưa được cuộc sống vào pháp luật trong quá trình xây dựng.
        Ngay trong Luật Đất đai, có những điều không bao giờ được thực hiện, ví dụ như quy định “giá đất của Nhà nước phải phù hợp với giá đất trên thị trường”.
Quy định này không được thực hiện theo đúng nghĩa vì Luật giao cho cơ quan hành chính nhiệm vụ định giá đất, vừa khó khăn và vừa lạ lẫm. Người dân biết nhưng các cơ quan hành chính ở địa phương vẫn muốn nắm giữ thẩm quyền này...


Cho đến nay, Chính phủ và Quốc hội cũng đã có nhiều lần quyết định lấy ý kiến của dân đối với một số Luật quan trọng. Chi phí lấy ý kiến của dân cũng được quyết định ở mức khá cao, triển khai rộng khắp, bố trí đủ nhân lực để thực hiện. Ví dụ như vừa qua thực hiện việc lấy ý kiến của dân đối với Hiến pháp và Luật Đất đai sửa đổi, hay như Bộ luật Dân sự hiện nay.
Thứ nhất, việc lấy ý kiến của dân chưa được thực hiện đối với tất cả các văn bản quy phạm pháp luật, việc này chỉ được thực hiện đối với một số Luật khi lãnh đạo đất nước thấy cần thiết.Thứ hai, cách lấy ý kiến vẫn chủ yếu dựa vào hội thảo với chuyên gia và giao cho chính quyền cấp xã tổ chức họp dân.
Trên thực tế, không phải chuyên gia nào cũng sát với đời thực và không phải chính quyền cấp xã nào cũng biết thực nghe nguyện vọng của dân. Nghe rồi song tiếp thu ra sao, có khách quan hay vẫn chủ quan.
Cảm giác của nhiều người vẫn là văn bản pháp luật tiếp tục được phát hành từ các văn phòng có máy lạnh theo tư duy chủ quan của người quản lý, kể cả các văn bản đã được lấy ý kiến “cẩn thận” của dân.
Đây là lý do chính làm cho các văn bản quy phạm pháp luật có đời sống không dài, phải sửa đổi liên tục. Luật Đất đai trước năm 2003 cứ 2,5 năm phải sửa một lần, sau đó Luật Đất đai 2003 cũng phải sửa 2 lần mới tới được Luật Đất đai 2013, nay Luật Đất đai 2013 vừa có hiệu lực thi hành hơn nửa năm thì đã có quy định vênh với Luật Nhà ở 2014.
Làm gì để các văn bản quy phạm pháp luật không chỉ đi ra từ các phòng có máy lạnh mà phải tiếp nhận được sức nóng khách quan từ đời thực. Một cơ hội tuyệt vời để giải quyết tận gốc việc này đã đến: Quốc hội hiện đang xem xét để thông qua Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi trong kỳ họp sắp của tới Quốc hội. Đây là đạo luật gốc để ban hành mọi văn bản pháp luật, tầm quan trọng chỉ kém có Hiến Pháp.
Vấn đề thứ nhất được đặt ra là việc lấy ý kiến của dân đối với các văn bản quy phạm pháp luật có cần được coi như một nguyên tắc xuyên suốt trong quy trình xây dựng luật pháp hay không? Điều này dễ thấy là cần thiết. Từ năm 1945, Bác Hồ đã nói “mọi quyền lực đều thuộc về nhân dân”, có nghĩa là nhân dân có quyền tham gia quyết định luật pháp, hạ tầng trụ cột của Nhà nước pháp quyền. Hiến pháp 2013 đã đưa tinh thần này vào thành quy định tại Điều 28 “Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước. Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân”.
Vấn đề thứ hai là việc lấy ý kiến của nhân dân cần được thực hiện như thế nào để bảo đảm người dân có cơ hội được phát biểu thực lòng, ý kiến được thành tâm lắng nghe để tiếp thu hợp lẽ và Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm kinh phí phù hợp, tạo điều kiện hợp lý để thực hiện hiệu quả nhất.
Trước hết, nội dung quy định của pháp luật phải được chuyển tải giản dị nhất tới dân. Sau đó, người dân mong được phát biểu ý với các tổ chức xã hội gần gũi với mình để ý kiến của mình được chuyển trung thực đến các cơ quan xây dựng luật pháp.  Cuối cùng, người dân muốn nhận được ý kiến phản hồi mang tính trách nhiệm giải trình từ các cơ quan xây dựng pháp luật với lý lẽ hợp lý về việc tiếp thu hay không tiếp thu ý kiến của dân. Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi cần có những quy định chi tiếp để việc lấy ý kiến của dân là thực.
Vấn đề thứ ba là trách nhiệm thẩm định dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật nên đặt vào tay cơ quan nào? Cho đến nay ở Việt Nam, mọi việc thẩm định đều do các cơ quan nhà nước thực hiện, giữ nguyên như thời kỳ bao cấp. Như vậy, cơ quan nhà nước nghiên cứu, cơ quan nhà nước dự thảo, cơ quan nhà nước thẩm định và cơ quan nhà nước ban hành đã trở thành chuỗi quy trình thiếu vắng những ý kiến mang tính khách quan để chỉ ra các quy định sinh ra từ cách suy nghĩ mang tính lối mòn quản lý (vẫn gọi là quan liêu), và cũng để kiểm soát việc quy định thẩm quyền quản lý không hợp lý (vẫn gọi là nguy cơ tham nhũng).
Đây chính là nguồn cơn để xây ra tình trạng các Bộ xây dựng luật pháp vẫn vun vén quyền cao nhất cho mình. Để giải quyết vẫn đề chủ quan quản lý trong quy trình xây dựng pháp luật, cơ chế thẩm định nằm giữa dự thảo và quyết định là điểm chốt của vấn đề. Như vậy, có thể đổi mới cơ chế thẩm định dựa trên nguyên tắc: bên cạnh nhiệm vụ thẩm định giao cho cơ quan hay hội đồng của Nhà nước, cần giao nhiệm vụ thẩm định độc lập cho một hội đồng gồm các tổ chức xã hội ngoài nhà nước là đại diện cho lợi ích của các cộng đồng cư dân. Hội đồng thẩm định độc lập sẽ chỉ ra những bất cập trong dự thảo đối với việc bảo vệ lợi ích chính đáng của nhân dân và của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Việc lấy ý kiến thực chất của các tổ chức xã hội, của người dân và việc tổ chức thẩm định độc lập với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật sẽ làm cho Nhà nước phải chi phí nhiều hơn, thời gian mất nhiều hơn và đòi hỏi nguồn nhân lực tham gia cũng nhiều hơn. Những tốn kém này nhằm đánh đổi lấy các văn bản pháp luật phù hợp hơn với cuộc sống, tuổi thọ pháp luật dài hơn, hiệu lực thi hành cao hơn. Hơn nữa, đây là quá trình thực thi dân chủ, mang lại bền vững xã hội cao. Tổng lại thì lợi ích vẫn lớn hơn chi phí, nên đó là việc cần làm. Nhìn sang các nước công nghiệp mới, các luật đều có đời sống tới vài chục năm; ở các nước phát triển, các luật đã được hình thành vài trăm năm mà vẫn giữ nguyên hiệu lực.
Việc giải quyết tất cả mọi vấn đề nêu trên đều trông chờ vào Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi. Việc cần làm ngay là phải lấy ý kiến thật đầy đủ, chi tiết, thành tâm của các tổ chức xã hội, của mọi công dân về dự thảo Luật này để cùng nhau có được một quy trình xây dựng pháp luật đạt hiệu suất, hiệu quả và hiệu lực cao. Đây là nền tảng để tạo dựng một Nhà nước pháp quyền bền vững, của dân, do dân và vì dân. 
Gs. TsKh Đ.H.V/(Tuần Việt Nam)
----------------

19 nhận xét:

  1. Một ý kiến hay của vị cựu thứ trưởng, buồn vì các quan về vườn mới có vị dám nói thực bụng mình cái thể chế này. Muốn được dân chủ hóa khi làm luật, trước tiên cần phải bỏ điều 4 HP, cái quy chế bầu cử mới nhất mà BCT và tổng Trọng thông qua, 2 cái này là vòng kim cô, cội nguồn của mọi tệ nạn: mất dân chủ, bè phái, cửa quyền, tham nhũng, mua quan bán chức, con ông cháu cha, kiếu kiện đất đai, dân tù oan. Chừng nào chưa cỏi bỏ khó mà làm được theo cách mà ông ĐHV đề xuất.

    Trả lờiXóa
  2. Đúng ,thưa bà Ngô bá Thành,luật được xây dựng bởi lũ khỉ đít đỏ thì chỉ là luật rừng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bà này trước 1975 thân cộng như cha bà,người
      vốn bị VNCH.trục xuất ra miền Bắc,qua cầu Hiền
      Lương nhưng An Ninh VNCH.lại...bó tay chỉ vì bà
      lu loa là tranh đấu cho "quyền sống phụ nữ" chứ
      không theo CS.Ngây thơ hết chổ nói !
      Đúng là VNCH.đã thua trước hết ở mặt trận tình báo,
      gián điệp sau khi Mỹ lật đổ NĐD.

      Xóa
  3. Chim báo bão xin thông báo:
    Tới 19h12 ' ngày 9/4/2015 ĐÃ CÓ 19.346NGUOI DANG KY THAM GIA CHIEN DICH DAU TRANH VI TU DO-DAN CHU-NHAN QUYEN CHO NGUOI DAN VN 2015.
    Kinh moi quy vi tiep tuc vao trang:
    https://www.change.org/p/the-p...
    de dang ky tham gia.

    Trả lờiXóa
  4. khôong riêng gì ông Đặng Hùng Võ ..mà toàn thể các ông đang có chức cao quyền lớn cũng biết sống như đế vương là nhờ của cải làm ra là dân nhưng rất ít ông bênh vực dân..chỉ vì cái sổ hưu nó làm cho các ông ấy không phải là người ...biết hiến pháp ,luật pháp của đảng không ra gì để lừa dân .. hại dân mà không dám đấu tranh cho lẽ phải chỉ khổ cho người tốt...

    Trả lờiXóa
  5. Luật Việt Nam do bọn CS làm ra thì chỉ là luật rừng, bảo vệ cho chính quyền CS và ức hiếp người dân, luật cái con "tự do" như một tay đại úy côn an đã quát vào dân như thế.
    Cùng giống như thời cách đây hàng trăm năm, nhưng tên vua, quan hủ bại hay vỗ ngực nói: luật là TAO!!! thì ngày nay bọn CS lưu manh cũng nói: luật là để bảo vệ chế độ XHCN dân chủ gấp vạn lần TBCN!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không phải đại úy, mà là Trung tá Vũ Văn Hiền, Phó công an Phường 6, Quận 3, Tp Hồ Chí Minh, ...

      Xóa
  6. Có cái luật biểu tình mà hiến pháp đã ghi mà tay 3X cứ đưa ra làm mồi nhử dân mỗi khi thất thế muốn lấy lòng tin của dân. Cái luật này dứ lên dứ xuống mà tụi Cuốc hội cứ hoãn tới hoãn lui

    Trả lờiXóa
  7. Nhà làm luật nước ngoài hỏi nhà làm luật csVN:
    - Nghe các ông hay nói "lách luật", là sao?
    - À, luật của chúng tôi vang lắm. Nó luôn kêu "lách cách"! [nói bậy, chống chế]
    - Không phải! Đi ngoài đường thấy xe hai bánh gắn máy của các ông "lách" không theo luật lệ "cái con mẹ" gì hết, lộn xộn xà ngầu, thậm chí đần độn, là biết việc thi hành luật của các ông rồi! ("cái con mẹ" là cụm từ mà người bạn Việt vừa dạy tôi đấy)

    Trả lờiXóa
  8. Ông Nặc danh 19:14 ơi,không phải là khỉ đỏ đít mà ma cà rồng ! (khỉ đỏ đít đâu có làm hại gì đâu,nó cũng không độc ác // còn lũ này rất độc ác,và tàn phá sạch những gì mà VN ta có ! )

    Trả lờiXóa
  9. Nôn nóng bắt nghi can khai thác bán gỗ lậu. Bắt người trái pháp luật. Chết nghi can. Treo 3 tháng.
    Nôn nóng bắt nghi can trộm cướp. Bắt người trái pháp luật. Chết nghi can. Công tố thay vì tố cáo lại đi bảo vệ. VKSND nhanh chóng nôn nóng kỉ luật, thẩm phán nhanh chóng xử 5 năm tù.
    Hà Nội nôn nóng bảo vệ người đi đường. Chặt 6700 cây tình nghi sâu bệnh, ngã đổ.
    Có thể nhìn thanh thanh bạch bạch trên mọi bảng tin, mọi website thì thấy rõ lực lượng công quyền thực chất chủ động bảo vệ không phải người dân, lợi ích người dân.

    Trả lờiXóa
  10. Theo ông Võ : "Việc cần làm ngay là lấy ý kiến của các tổ chức xã hội, các công dân .... " Ở VN các tổ chức xã hội không được công nhận, có các công dân "lớn" như GS Tương Lai, TS Nguyễn Xuân Diện, NS Kim Chi .... đều bị làm khó dễ mãi kia mà .... Ông Võ buồn buồn viết để xem chơi.... Nếu các quan chức nghe theo lời của ông... thì họ cạp đất mà ăn hay sao ?

    Trả lờiXóa
  11. Rừng luật và luật rừng (hay!) 2 khái niệm rất tách bạch rỏ ràng nó lại đồng điệu với: “tao là luật mà luật là tao”. Nó hợp thức với độc đảng cầm quyền.

    Trả lờiXóa
  12. Soạn thảo ra cả rừng luật chồng chất củ mới để không ai còn biết đâu mà lần rồi cứ luật rừng mà xử chỉ có ở Việt nam là nhất thế giới.

    Trả lờiXóa
  13. Qui định và Thực thi!
    Bác Đại tá Bùi Văn Bồng thấy chưa ? Gs,Ts Khoa học Đặng Hùng Võ dù đã nhiều năm nghỉ công chức nhà nước, nhưng rất tâm huyết và có trách nhiệm với đất nước và dân tộc. Bởi lẽ nhân cách và trí tuệ là của riêng mỗi người. Dù đương chức hay “về vườn” thì cái đầu có học vẫn luôn luôn hoạt động. Vì, tư duy nhận biết là còn tồn tại!
    Nội dung bài viết của Gs Đặng nêu ra rất cụ thể những bất cập về người đề xuất và cách xây dựng, thẩm định, lấy ý kiến và ban hành luật pháp ở nước ta. Nước Việt Nam XHCN. Nó không giống một quốc gia nào trên thế giới. Các vị ngẫm xem!
    Các vị ngẫm xem. Vì sao, Ngân hàng Thế giới (WB) có nhận xét: “Việt Nam thuộc nhóm nước dẫn đầu thế giới về xây dựng pháp luật nhưng lại thuộc nhóm nước yếu kém nhất thế giới về thực thi pháp luật” (trích thông tin Khảo sát đã công bố năm 2013 của WB và Bộ TN&MT).
    Thứ nhất, Nhà nước ta xây dựng pháp luật theo phong trào. Ngày xưa, dân tôi có câu nói đại ý, trống đánh to thì nhảy cao, trống đánh bé thì nhẩy thấp. Bởi thế, khi nói xây dựng nhà nước pháp quyền thì các bộ, ngành đua nhau xây dựng pháp luật để chứng tỏ người đứng đầu có năng lực, trình độ quản lý ngành và quản trị xã hội. Không thua kém ai. Cho nên, nội dung qui định của pháp luật còn rất “sống sượng” không phải mở rộng cho người dân tự do tự chủ kinh doanh, sản xuất và chủ động trong chăm lo cuộc sống gia đình. Ngược lại, chỉ sợ người dân không nghe theo nhà nước, nhà nước không quản lý được (theo cách hiểu bề trên của dân), nên nhiều biện pháp (xa rời cuộc sống) như cấm, phạt nặng, hạn chế tự do (tạo hóa sinh ra) hoặc tăng cường kiểm tra, kiểm soát, xử phạt và xử lý hình sự…v.v. Nhưng nhà nước ta không may lại gặp phải thời buổi “quan tham và dân gian” nên có pháp luật cũng như không.
    Thứ hai, Bác Nặc danh (18:52 Ngày 09 tháng 04 năm 2015) nói có lý. “Muốn được dân chủ hóa khi làm luật” phải xem xét sự bất cập về thể chế nhà nước và tính Chính danh Quản trị Quốc gia thuộc đảng chính trị hay nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân. Hiện nay, với nhận thức và quan niệm “đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ”. Nhận thức và quan niệm này không liên quan mật thiết gì với nhau.
    Với nhận thức thô thiển của dân tôi thì rõ ràng là, Đảng đứng trên Nhà nước, đến lượt mình thì Nhà nước lại đứng trên Nhân dân, còn Nhân dân nằm dưới Hai sự quản trị của Đảng và Nhà nước. Như thế thì Con người làm sao còn được Tự do (tạo hóa ban cho) và phát triển Nhân cách và Nghị lực Làm Người để Tự nhận biết, Tự vươn lên, Tự khẳng định mình và Tự làm chủ mình bảo tồn và phát huy nền tảng Đạo đức và Luân lý của Người Việt: Nhân, Nghĩa, Lế, Trí, Tín, Cần, Kiệm trong thời đại hiện nay.
    Các vị công chức đương nhiệm nghĩ sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xin hỏi nghĩa của "bất cập"? Bu nhà chúng em chả hiểu, cứ hỏi em hoài? Theo tự điển thì nghĩa không hạp với ý người ta hay sử dụng hôm nay.

      Xóa
    2. Cám ơn!
      Rất đúng. Theo Từ điển tiếng Việt thì "bất cập" là"không kịp" hoặc "Không đủ mức cần thiết". Đó là về chữ nghĩa, còn dân tôi thường nghĩ "bất cập" cũng như là "nồi tròn, úp vung méo" hoặc công tác quản lý xa thực tế; nhân cách và trí tuệ,cách ứng xử của công bộc nhà nước có khoảng cách quá xa so với trình độ dân trí và ý thức công dân của Người dân tôi-Dân Việt sinh ra và lớn lên từ văn hóa lúa nước; không phải lúa mỳ, lúa mạch như bên Tàu, bên Tây hay một quốc gia nào khác..
      Cho nên, cụm từ "bất cập" cũng là tương đối thôi. Bác ND thông cảm cho!
      Một lần nữa cám ơn Bác Nặc danh (06:06 ngày 11/4/2015)!

      Xóa
    3. Cám ơn bạn HoangGia đã có nhận xét hay, bạn đã nhắc đến về nền tảng đạo đức và Luân lý của Người Việt làm tôi phải giật mình ừ nhỉ chúng ta vốn có nền tảng đó. Nhưng từ khi có đảng lãnh đạo nền luân lý đạo đức đó đã bị lu mờ thay vào đó đảng luôn chỉ giáo cho mọi người về một thứ đạo đức cách mạng là: “Cần kiệm, liêm chính, chi công vô tư”. Nó trở thành một câu khẩu hiệu luôn được đề cao sánh cùng với câu: “Đảng cộng sản VN quang vinh muôn năm” nhìn đâu cũng thấy...

      Xóa
  14. người rừng làm ra luật rừng do người rừng thực hiện

    Trả lờiXóa