Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 29 tháng 4, 2015

Truyền hình Mỹ đang nói gì về chiến tranh Việt Nam?

Mới đây, tờ New York Times (Mỹ) đã có bài viết với tiêu đề “Việt Nam là tâm điểm của các chương trình truyền hình tuần cuối tháng 4”. Những ngày này, truyền hình Mỹ đưa tin gì về chiến tranh Việt Nam?

Trong bài viết, New York Times đã giới thiệu một số chương trình đáng chú ý sẽ phát sóng trên màn ảnh nhỏ của Mỹ những ngày tới đây. Mỗi khi tháng 4 đến, đặc biệt vào những năm kỷ niệm chẵn như năm nay, báo chí Mỹ luôn dành sự quan tâm lớn cho chiến tranh Việt Nam.
Những chùm ảnh, những bài viết được các tờ báo lớn thực hiện với những góc nhìn chuyên sâu, nhiều chiều. Truyền hình Mỹ đương nhiên cũng “vào cuộc” đưa tin điểm nhấn trong tuần cuối tháng 4. Tuy vậy, một điều chắc chắn là không khí đưa tin trên tất cả các phương tiện truyền thông của Mỹ đều được thực hiện ở mức độ “cầm chừng”.
Người Sài Gòn xuống đường trong ngày vui chiến thắng.

Người Sài Gòn xuống đường trong ngày vui chiến thắng.

Những chương trình bàn luận về chiến tranh Việt Nam đã được thực hiện và chuẩn bị lên sóng. Dù những chương trình này không phát sóng “rầm rộ”, nhưng chắc chắn có xuất hiện trên màn ảnh nhỏ của Mỹ để người Mỹ thuộc mọi thế hệ không quên một trang sử “muốn quên” của chính họ.
Dịp này, truyền hình Mỹ phát lại bộ phim tài liệu “Last Days in Vietnam” (Những ngày cuối cùng ở Việt Nam - 2014) của nữ đạo diễn Rory Kennedy. Bộ phim đã được đề cử ở hạng mục Phim tài liệu xuất sắc nhấttại giải Oscar hồi đầu năm nay.
“Last Days in Vietnam” đã ra rạp ở Mỹ hồi năm ngoái. Bộ phim cho thấy lại hình ảnh những cuộc rút quân cuối cùng của lính Mỹ khỏi Sài Gòn trong những ngày cuối tháng 4/1975.
Đoàn Quân Giải phóng khẩn trương tiến về Sài Gòn, hoàn tất công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Lính Mỹ tháo chạy trong hoang mang, lo sợ, và hỗn loạn. Đó cũng chính là hình ảnh Sài Gòn trong những ngày cuối cùng trước khi được hoàn toàn giải phóng, cũng là tinh thần chủ đạo của bộ phim tài liệu.
Người Sài Gòn xuống đường trong ngày vui chiến thắng.

Những gì còn lại của lính Mỹ, lính Việt Nam Cộng hòa trên một đường phố ở ngoại ô Sài Gòn. (Ảnh: Jacques Pavlovsky/Sygma/Corbis)

Bộ phim sẽ cho thấy lại một cách chi tiết nhất tình trạng hỗn loạn, bát nháo quanh những chuyến bay về nước của lính Mỹ. Cây cối trong sân bãi của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam khi đó đã phải chặt bớt để máy bay có thể hạ cánh.
Thêm vào đó là một nhiệm vụ cuối cùng dành cho một biệt đội lính thủy đánh bộ của Mỹ, họ đã đốt sạch 1 triệu đô la tiền mặt, hòng gây khó dễ về mặt kinh tế cho Quân Giải phóng khi tiến về giải phóng Sài Gòn.
“Trong những ngày điên cuồng đó, có vô số những quyết định sai lầm đã được đưa ra, sự hỗn loạn hiện hữu khắp nơi” - New York Times bình luận.
Còn New York Daily News thì cho rằng “24 giờ cuối cùng của chiến tranh Việt Nam không kém ngớ ngẩn chút nào so với tất cả những năm trước đó”.
Người Sài Gòn xuống đường trong ngày vui chiến thắng.

Cửa sau Đại sứ quán Mỹ (Sài Gòn) những ngày trước khi Quân Giải phóng tiến về hoàn tất công cuộc thống nhất nước nhà. (Ảnh: Jacques Teyssier)

Người Sài Gòn xuống đường trong ngày vui chiến thắng.

Trước đó, ngay tại nơi này, Đại sứ quán Mỹ đã tổ chức những buổi tiệc lớn ngoài trời. (Ảnh: Jacques Teyssier)

Đạo diễn của phim - cô Rory Kennedy là con gái út của thượng nghị sĩ Robert Kennedy - em trai của Tổng thống Mỹ John Kennedy. Rory ra đời 6 tháng sau khi bác ruột bị ám sát.
Nói về “Last Days in Vietnam”, Rory cho rằng: “Chiến tranh Việt Nam đã khép lại cách đây 40 năm, nhiều trường học ở Mỹ đã không còn dạy về cuộc chiến này nữa, nhưng chúng ta - những người Mỹ - cần phải nhớ về cuộc chiến này, bởi chúng ta cần phải học được những bài học từ đó… Tôi có thể nói rằng cách tốt nhất để tránh khỏi tình huống (như đã thấy trong phim) chính là đừng gây ra chiến tranh ngay từ đầu”.
Người Sài Gòn xuống đường trong ngày vui chiến thắng.

Những chuyến bay cuối cùng chở người Mỹ về nước trong những ngày cuối tháng 4/1975. (Ảnh: Dirck Halstead/Liaison)

Những
chuyến bay đưa người Mỹ khẩn trương rời khỏi Việt Nam. (Ảnh: Dirck
Halstead/Getty Images)

Những chuyến bay đưa người Mỹ khẩn trương rời khỏi Việt Nam. (Ảnh: Dirck Halstead/Getty Images)

Đài PBS - đơn vị sản xuất chương trình truyền hình cấp quốc gia được tín nhiệm hàng đầu ở Mỹ, dịp này cũng đã thực hiện một số chương trình, dù không đi sâu vào cuộc chiến, nhưng cũng đủ khiến người Mỹ nhớ về một câu chuyện lịch sử ê chề.
Dịp này, PBS đã sản xuất chương trình “Kent State: The Day the ‘60s Died” (Đại học Kent State: Cái chết của thập niên 1960), tưởng nhớ về 4 sinh viên ở trường Đại học Kent State, bang Ohio, đã bị giết hại trong khi tham gia biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam hồi tháng 5/1970.
Khi Tổng thống Richard Nixon quyết định mở rộng cuộc chiến, ngay lập tức những cuộc biểu tình phản đối đã nổ ra. Tại Đại học Kent State, biểu tình đã trở thành bạo lực, cảnh sát được gọi tới, và vào ngày 4/5, cảnh sát đã nổ súng.
Người dân Sài Gòn xuống phố chào đón Quân Giải phóng. (Ảnh: Jacques Pavlovsky/Sygma/Corbis)

Người dân Sài Gòn xuống phố chào đón Quân Giải phóng. (Ảnh: Jacques Pavlovsky/Sygma/Corbis)

Ngoài ra, PBS còn sản xuất “Dick Cavett’s Vietnam” (Việt Nam qua góc nhìn Dick Cavett) và “The Draft” (Chế độ quân dịch).
“The Draft” khai thác một thực trạng trong chế độ quân dịch đã diễn ra trong lịch sử Mỹ từ thời Nội chiến và vẫn còn tiếp tục diễn ra trong thời kỳ đầu của chiến tranh Việt Nam, phản ánh sự bất công trong xã hội Mỹ một thuở, khi người giàu có thể trả tiền để thuê người khác thay mình ra chiến trường.
“Dick Cavett’s Vietnam” với nội dung xoay quanh những clip được trích ra từ một chương trình talk show trên truyền hình, bàn về chiến tranh Việt Nam, do người dẫn chương trình Dick Cavett dẫn hồi tháng 6/1971.
Ở thời điểm này, những chính trị gia nổi tiếng của Mỹ vẫn còn rất “mạnh miệng” bàn luận công khai về chiến tranh Việt Nam trên sóng truyền hình. Những tranh luận đã thể hiện hai phe, hai tư tưởng, hai đường lối - chủ chiến và phản chiến. Những tranh cãi nảy lửa trên sóng truyền hình khi đó đã thu hút cả Tổng thống Mỹ và dư luận Mỹ.
Trước cuộc tranh luận công khai bộc lộ rõ sự đuối lý của phe chủ chiến, Tổng thống Mỹ Nixon trong một cuộc điện thoại với Tham mưu trưởng Nhà Trắng lúc bấy giờ đã phải thốt lên rằng: “Có cách nào để chúng ta có thể bắt vít tay Cavett này lại không? Tôi muốn như thế. Phải có cách nào đó chứ”.
Người dân Sài Gòn xuống phố chào đón Quân Giải phóng. (Ảnh: Jacques Pavlovsky/Sygma/Corbis)

Người dân phấn khích xuống đường hòa vào cùng đoàn quân Giải phóng. (Ảnh: Jean-Claude Labbe/Gamma-Rapho)

Trên đây là một số chương trình điểm nhấn của truyền hình Mỹ trong những ngày này, ngoài ra còn có những bản tin, những chương trình bình luận khác…
Kết lại, xin mượn lời của nữ đạo diễn Rory Kennedy, rằng chiến tranh Việt Nam đã khép lại cách đây 40 năm, nhưng tất cả nhân loại vẫn cần phải nhớ về cuộc chiến này, bởi chúng ta cần phải học được những bài học từ đó, rằng cách tốt nhất để tránh khỏi sa lầy vì chiến tranh chính là đừng gây ra chiến tranh ngay từ đầu.
Bích Ngọc
Theo New York Times/Dân trí
--------------

12 nhận xét:

  1. "Thêm vào đó là một nhiệm vụ cuối cùng dành cho một biệt đội lính thủy đánh bộ của Mỹ, họ đã đốt sạch 1 triệu đô la tiền mặt, hòng gây khó dễ về mặt kinh tế cho Quân Giải phóng khi tiến về giải phóng Sài Gòn"?
    Tôi không tin! 1.000.000 USD chỉ là 10.000 tờ (100USD). Không đến 5kg. Tại sao không mang đi được?
    Bài này không chính xác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi! CS mà bạn, LÁO là bản chất rồi, nhất là những bồi bút của đảng, luôn tìm mọi cách để xuyên tạc sự kiện là chính.

      Đây bạn đọc câu nầy:
      "Tuy vậy, một điều chắc chắn là không khí đưa tin trên tất cả các phương tiện truyền thông của Mỹ đều được thực hiện ở mức độ “cầm chừng” (!?) .(TRÍCH)

      Bạn có tin rằng truyền thông tư nhân của Mỹ "thực hiện ở mức độ “cầm chừng” (cầm chừng = kiểm duyệt!?) KHÔNG?
      Hỏi tức là trả lời.

      Xóa
    2. Bác nói vậy chưa chính xác là vì Mỹ cũng
      có bồi bút,là những người mà chính phủ
      Mỹ trả lương để BÁN chính sách của nhà
      nước Mỹ cho người dân của họ.
      Ở đây là chính sách "chạy làng" hay "bỏ
      của chạy lấy người",khác hẳn hoàn toàn
      với trước kia Mỹ chủ động trực tiếp can
      thiệp vào miền Nam/VN.với kịch bản lật đổ
      TT.Ngô Đình Diệm năm 1963 cho cái chiến
      lươc sụp đổ kiểu con bài Domino.
      Miền Nam bất lợi về quyền tự do báo chí là
      thế,cái gì cũng bị suy diễn theo ý đồ thiếu
      lương thiện của ký giả Mỹ.Ngược lại phía
      CS.bưng bít thông tin hoàn toàn,do đó hầu
      như cả thế giới mù tịt về miền Bắc CS.

      Xóa
  2. Người Mỹ không quá quan tâm , ăn năn , và tự vấn quá nhiều như thế đâu . Sự can thiệp của Mỹ vào Việt Nam cũng chỉ khoảng 10 năm ( 1954- 1974 ) , vẫn chưa bằng thời gian của cuộc chiến họ đang tiến hành tại apganixtan ( từ 2001 đến nay ) , giữa các cuộc chiến tranh này họ còn có vô số các cuộc can dự khác .

    Bài báo trích đăng tin của New York Times , nhưng không thấy nhắc tới chuyện bà Jane Fonda – Một cá nhân phản chiến , một nghệ sỹ điện ảnh rất nổi tiếng của Mỹ , đã từng sang Việt Nam năm 1972 và từng chụp ảnh ngồi trên mâm pháo cao sạ , đến nay sau 40 năm , bà ta đã thừa nhận sai lầm , hối hận và xin lỗi các cựu chiến binh Mỹ . Các báo việt Nam Cần trích dẫn cả điều này , để có tính công bằng .

    Qua bài tổng hợp của Dân Trí , cũng thấy nổi lên sự tương phản .

    1- Vì sao chính quyền rất ủng hộ , mở Barie , và bật đèn xanh cho báo chí khai thác , “ Vắt kiệt “ các đề tài về chiến tranh Việt Nam mà Mỹ tiến hành . Nhưng các đề tài về chiến tranh biên giới với Trung Quốc thì báo chí hầu như “ Đỏ đèn “ và bị ngăn cản . Đã “ nhảy múa “ mừng chiến thắng , thì phải như nhau . Chiến tranh và sự đau đớn về chiến tranh , chỉ có một nghĩa , không nên phân biệt thứ hạng .

    2- Qua sự trích dẫn , cũng nói lên một điều . Nước Mỹ có tồn tại sự tự do ngôn luận . Báo chí viết khá nhiều điều trái với suy nghĩ của chính quyền , nhưng họ không bị ngăn cản , “ Bỏ lọ “ . Hình như nước Mỹ quá yếu đuối , đến mức chưa “ Sáng tạo “ ra được các điều luật như 258 , 88 , 79 …….Để ngăn chặn báo chí như ở Việt Nam . Dân Trí là một tờ báo của Việt Nam . Có nên quá mải mê thích thú với nỗi đau của người Mỹ , nước Mỹ , mà quên rằng “ Ta “ cũng đang rất ê ẩm chẳng kém . Để kiểm chứng điều này , Dân Trí hãy cho đăng một bài thật “ Căng “ về chiến tranh Trung – Việt , thì sẽ kết quả đến rất nhanh sau đó . Hãy thử xem sao .


    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời


    1. Tháng tư chợt lại về .. ..Tháng tư bỗng lại về ...trong tái tê
      =======================

      Tháng Tư lại về .. ..Tháng Tư lại về .. ..
      Vẫn Tháng Tư buồn .. ..
      Vẫn Tháng Tư Đen.. ..
      Xám cả mọi tế bào bộ nhớ
      Trong trí nhớ mãnh liệt một đời

      Mỗi ngày .. ..mỗi ngày hoài niệm
      Ký ức như cánh đồng chiêm
      Những nhánh lúa dịu dàng dịu dàng
      Gợi nên chân mây nỗi nhớ...

      Tháng Tư lại về .. ..Tháng Tư lại về .. ..
      Vẫn Tháng Tư buồn .. ..
      Vẫn Tháng Tư Đen.. ..
      Xám cả mọi tế bào bộ nhớ
      Trong trí nhớ mãnh liệt một đời

      Tự thầm nhủ lòng mình
      Có tín hiệu Mùa Xuân Việt Nam
      Cầu mong Đất Nước hết điêu linh
      Dân lành hết bị hạch tội tình
      Lũ âm binh 4.000.000 hết máu cộng sản
      Tim đen mỏ đỏ được mổ khỏi xác hình

      Thay tiểu óc dáo Mác lưỡi Mê quái sinh
      Lại thành Người Việt chân chính
      Thành Đồng bào thân yêu của mình

      Tự thầm nhủ lòng mình
      Có tín hiệu Mùa Xuân Việt Nam
      Hiếp Pháp ngay ngày đầu Thời đại Hồ Chí Minh
      Quả lừa Việt Sử vĩ đại khổng lồ
      Chình ình bác Hồ treo lủng lẳng giữa quảng trường Ba Dình
      Bày đầu dê bán thịt chó
      Nê, Dân tộc từ ấy quằn quại điêu linh

      Tháng Tư lại về .. ..Tháng Tư lại về .. ..
      Vẫn Tháng Tư buồn .. ..
      Vẫn Tháng Tư Đen.. ..
      Xám cả mọi tế bào bộ nhớ
      Trong trí nhớ mãnh liệt một đời
      Tự thầm nhủ lòng mình
      Như thư tuyệt mệnh chúc thư

      Nhỡ mai kia ngủ yên mãi
      Nơi Quê con Quê vợ bên này
      Mùa Đông Hoa Tuyết bay.. .. bay .. ..
      Giấc Đại mộng chắc vẫn còn say
      Dễ gì bó tay ! .. ..
      Quốc tịch Việt tỵ nạn vẫn hồng Trái tim
      Mối Tình chung thủy này .. ..

      Nhớ nhiều Cố nhân
      Thương Đất Mẹ triệu lương dân vẫn tảo tần
      Thế hệ Trẻ ơi cố canh tân
      Hồn lưu vong hóa thân thành cánh Hoa Xuyên Tuyết
      Vươn khỏi cổ mộ vọng về Cố Hương
      Nguyện cầu không bao giờ còn Tháng Tư Đen
      Đứt ruột đoạn trường .. ..

      Hồn lưu đày thăng hoa thành cánh Hoa Tuyết
      Nhẹ bay bay vọng về Cố Hương
      Cầu mong không bao giờ còn Tháng Tư Đen
      Đứt ruột đoạn trường .. ..

      Ơi Tháng Tư buồn !.. ..
      Hỡi Tháng Tư Đen ! ! .. ..

      Đất Pháp 30/04/2011

      Xóa
  3. Last Days in Vietnam (PBS Documentary Films) Những ngày cuối cùng ở Việt Nam.

    http://www.youtube.com/watch?v=qvnHy3FJ384&feature=youtube_gdata_player

    Trả lờiXóa
  4. Anh "phỏng giái" tôi HAY tôi giải phóng anh?
    Người MN.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Giải Phóng Tôi Hay Tôi Giải Phóng Anh -Nhật Ngân -Hải Lý -NNS

      https://www.youtube.com/watch?v=gIGG7Y8ZUpU

      Xóa
  5. Sau 40 năm 16 TẤN VÀNG của VNCH đã được bạch hóa.
    Nghĩa là TT NguYễn Văn Thiệu đã không đem ra nước ngoài như Văn Tiến Dũng và tập đoàn báo chí truyên thông của đảng đã VU KHỐNG cho TT THiệu.
    Đây là hành động bất nhân, hèn hạ, hãm hại "người thua cuộc" cố TT Thiệu mà cs đã làm

    Trả lờiXóa
  6. Va toi khong biet sau ngay Le ky-niem 30 thang 4 lan thu 40 nay`, Nha-nuoc cong-san VN se lam gi nua neu moi nam sau lai den ngay 30/4 ? Ho co tung-bung ho-het tiep-tuc "giai-phong...giai-phong"...?
    Lan thu 40 da du chua? Da ngan' chua?
    Dien-binh, dien-hanh khi-the nhu vay, bon Tau` no thay' no co run khong?
    Sao khong nhan co-hoi day-du "Quan binh-chung" oai-phong nhu the khong keo roc ra thang Hoang, Truong-sa ma lay lai bo-coi ha "dai-tuong" Phung-quang-thanh? Hay dien-hanh cho the-gioi "kham-phuc" , xong roi dem cat vao kho de nam sau, nam thu 41-giaiphongMienNam lay ra xai` lai...

    Trả lờiXóa
  7. Ở Mỹ cũng có DLV nhể? Tếu thế!

    Trả lờiXóa

  8. https://anhbasam.wordpress.com/2015/02/11/3374-binh-luan-phim-nhung-ngay-cuoi-cung-tai-viet-nam/

    3374. Nhận xét phim: Những ngày cuối cùng ở Việt Nam
    Posted by adminbasam on 11/02/2015
    Trọng Đạt ( 11-02-2015 )

    Phim mới, dài 1 giờ 38 phút, thực hiện năm 2014. Đạo diễn Rory Kennedy, truyện phim của Keven McAlester, âm nhạc của Gary Lionelli, kịch bản: Keven McAlester, Mark Bailey, nhà sản xuất: Keven McAlester, Rory

    Last Days In Vietnam mới cho chiếu online chắc nhiều quí vị đã xem qua. Đây là cuốn phim tài liệu giá trị đã làm sống lại những trang sử bi thảm của miền Nam nước Việt sụp đổ vào tay CS. Nói chung những thước phim đã diễn tả chính xác lịch sử miền nam VN trong những ngày cuối cùng của tháng Tư đen 1975.

    Nhà làm phim chủ trương diễn tả lại lịch sử khách quan nghiêng về khía cạnh nhân bản, đầy tình yêu nhân loại, khác với cuốn phim khuynh tả Vietnam, a Television History 1945-1975 dài 11 tiếng quay 1983, Last days in Vietnam 2014 đứng về phía chính nghĩa miền Nam tự do, kết án CS tàn ác, phần kết luận chê trách Hoa Kỳ thất hứa với đồng minh.

    Trọng tâm của phim diễn tả kế hoạch của chính phủ vào những ngày cuối cùng tại Việt Nam để cứu cho được nhiều người Việt. Một chính phủ không có thực quyền, một ông Tổng thống bù nhìn trước sự thao túng của Quốc hội Dân chủ không làm gì hơn là cứu được nhiều nạn nhân của đất nước bị bỏ rơi, khả năng hữu hạn của ông chỉ làm được đến thế. Kinh Do Thái có câu: “Ai cứu được một mạng người thì cứu được cả thế giới”. Nguyên văn: Whoever saves one life, saves the world entire.

    Giữa năm 1965, trước ngày miền nam VN sụp đổ đúng 10 năm, Tổng thống Dân chủ Johnson đưa đại binh vào miền nam để ngăn chặn CS chiếm Đông nam Á, nhưng đã thất bại. Bốn năm sau, họ để lại một gia tài đổ nát, tân TT Nixon phải lo hốt cái đống rác vĩ đại do Hành pháp tiền nhiệm để lại, đó là đưa về nước nửa triệu quân, lập lại hòa bình trong danh dự. Theo lời Kissinger trong White House Years, chính họ đã gây nên cuộc chiến sa lầy, thay vì giúp cho chính phủ mới gỉải quyết cuộc chiến, họ tiếp tay với phản chiến chống đối cuộc chiến kịch liệt, cương quyết cắt mọi khoản viện trợ để bỏ Đông Dương.

    Cộng hòa bị tai tiếng vì vụ Watergate, đảng đối lập Dân chủ kéo nhau vào Quốc hội rất đông, họ chiếm 67% Hạ viện và 60% Thượng viện, nắm quyền sinh sát trong tay. Kissinger nói về thực trạng bi đát miền nam VN trong Years of Renewal: nước Mỹ tê liệt vì chia rẽ, đứng nhìn Cộng quân tiến vào Sài Gòn.

    Cuốn phim cũng là một bất lợi rất lớn cho CSVN, hình ảnh bằng nghìn lời nói: không khí binh đao khói lửa máu chảy thịt rơi sẽ khiến người ta đặt câu hỏi “ai gây nên cảnh điêu tàn”, người dân chen chúc, hốt hoảng di tản tại Đà nẵng, Sài gòn cho thấy miền nam VN ghê tởm CS là nhường nào.
    ..............

    Trả lờiXóa