Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 11 tháng 4, 2015

Quyền gì thì vẫn phải ‘Dưới sự lãnh đạo của đảng’

Các đại biểu Quốc hội tranh luận về 'Quyền của Thủ tướng'
 * NAM NGUYÊN
Tranh luận 'lành mạnh'?
Tranh luận sôi nổi về vấn đề mở rộng quyền hạn của Thủ tướng trong phiên họp ngày 9/4/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có thể có được điều gọi là siêu quyền lực nếu ông được tăng thêm 4 quyền mới mà Chính phủ đề xuất trong Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi. Những quyền này liên quan đến thẩm quyền nhân sự khá rộng, chưa kể quyết định liên quan đến thực hiện lệnh tổng động viên, thực hiện lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp. Phản biện của Ủy ban Pháp luật Quốc hội cho rằng việc mở rộng quyền hạn của Thủ tướng sẽ không phù hợp với Hiến pháp.
TS Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển IDS một tổ chức tư nhân ở Hà Nội đã tự giải thể, đưa ra nhận định trước các tranh luận ở Quốc hội.
SB: “Đây là một vấn đề rất quan trọng và thực sự nó chứng tỏ có rất nhiều nhóm lợi ích mà họ muốn thể hiện phần lợi ích mình. Phía Chính phủ tức là đại diện cho những người bên hành pháp thì họ muốn nhiều quyền hơn. Quốc hội những người không thuộc hành pháp thì họ không muốn cho nhiều. Đây là một cuộc tranh cãi mà tôi nghĩ nếu cứ tiếp tục tranh cãi như thế là một xu hướng lành mạnh. Tất nhiên ở trong chế độ một đảng thì thực sự là những cuộc tranh cãi như thế ít có ý nghĩa. Nhưng mà dẫu sao có sự tranh cãi như thế với các ý kiến khác nhau được thể hiện ra và đến được tai dân chúng thì tôi nghĩ là một dấu hiệu không phải là dở.”
Thẩm quyền quá lớn
Theo VnEconomy ba quyền gây tranh cãi đó là, thứ nhất Thủ tướng có thẩm quyền giao quyền Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ trong trường hợp khuyết Bộ trưởng hoặc thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, trong khi chờ Quốc hội phê chuẩn và Chủ tịch nước bổ nhiệm. Thứ hai là tạm thời giao quyền Chủ tịch Ủy ban Nhân dân Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương trong trường hợp chưa bầu được chức danh này. Thứ ba là quyết định và chỉ đạo thực hiện các biện pháp cụ thể cần thiết để thi hành lệnh tổng động viên hoặc động viên cục bộ, lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp và các biện pháp cần thiết khác để bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm tính mạng, tài sản của nhân dân.
Riêng điều thứ ba này, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng bày tỏ sự quan ngại là với thẩm quyền lớn như vậy sẽ dễ vi phạm quyền con người, quyền công dân. Theo ông Hùng nếu bổ sung quyền này thì phải qui định cụ thể ngay trong luật, khi thi hành tổng động viên thì Thủ tướng được quyền gì, dùng biện pháp nào…chứ không thể nói chung chung.
Cùng về vấn đề liên quan, TS Nguyễn Quang A nhận định: “Quyền ban bố tình trạng khẩn cấp không thể giao cho một người mà phải có một sự thống nhất nào đấy ở trong một vài định chế với nhau. Thí dụ bên hành pháp thì có ông Thủ tướng, ông Chủ tịch nước rồi đến Quốc hội…chứ để vào tay một người thì tôi nghĩ ông Nguyễn Sinh Hùng ông ấy lo như thế là phải”.
Riêng quyền thứ tư theo đề xuất thì đã bị Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cho là không cần thiết. Nội dung quyền này bao gồm việc Thủ tướng có thẩm quyền phê duyệt danh sách nhân sự giới thiệu phó chủ tịch tỉnh; phê chuẩn phê duyệt danh sách nhân sự trước khi giới thiệu bầu vào chức danh chủ tịch, phó chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Ý nguyện khó thành
Nhận định về khuynh hướng không tán đồng đề xuất tăng thêm quyền lực cho chức vụ Thủ tướng nhân dịp sửa đổi Luật Tổ chức Chính phủ, TS Phạm Chí Dũng, Chủ tịch Hội Nhà báo Độc lập từ Saigon phát biểu: “Việc Ủy ban Thường vụ Quốc hội lần này có nhiều ý kiến đưa ra vẫn không thông qua việc tăng quyền cho Thủ tướng, tôi cho đó là một bất lợi lớn đối với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cho dù ông được phiếu tín nhiệm có thể nói là cao nhất tại Hội nghị Trung ương 10. Vì muốn điều động sắp xếp những vị trí then chốt thì đương nhiên phải “làm nhân sự” và nếu như Thủ tướng không có quyền sắp xếp nhân sự các trưởng ngành các lãnh đạo tỉnh thì sẽ rất khó có thể tạo ra một lực lượng hùng hậu để hỗ trợ cho ông, nếu ông muốn vươn tới chức vụ Tổng bí thư Đảng và hơn nữa là nhất thể hóa chức Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch nước”.
Theo VnExpress dù Đại biểu Quốc hội đề nghị không bổ sung thẩm quyền mới của Thủ tướng, nhưng trong báo cáo tiếp thu giải trình, Chính phủ vẫn xin được giữ nguyên đề xuất bốn thẩm quyền mới như dự thảo.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Thái Bình được VnExpress trích lời cho biết, một số ý kiến đại biểu đề nghị thiết kế nội dung quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng theo hướng cụ thể hóa các qui định của Hiến pháp, kế thừa quy định còn phù hợp của Luật tổ chức Chính phủ năm 2001 và không bổ sung thẩm quyền mới.
Đại diện cho Chính phủ, Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình biện giải, các qui định thẩm quyền bổ sung là phù hợp với nội dung và tinh thần Hiến pháp về việc đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan hành pháp. Ông Nguyễn Thái Bình giải thích nguyên nhân việc bổ sung một số quyền hạn của Thủ tướng xuất phát từ thực tiễn lãnh đạo, điều hành, đảm bảo nền hành chính hoạt động thông suốt, hiệu quả. Tuy vậy đọc bài tường thuật, người đọc báo không thấy Bộ trưởng Nguyễn Thái Bình trực tiếp phản biện điều gì, đối với quan điểm của Ủy ban Pháp luật Quốc hội, theo đó “Thẩm quyền của các thiết chế trong bộ máy nhà nước, bao gồm cả Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đều đã được Hiến định cụ thể. Nếu mở rộng bổ sung mới một số thẩm quyền sẽ không bảo đảm phù hợp với Hiến pháp.
Đảng vẫn trên luật
Đối với các tranh luận về việc đề xuất tăng quyền lực cho Thủ tướng qua Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ, Luật sư Trần Quốc Thuận nguyên Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội từ Saigon phát biểu: “Trong luật Việt Nam, Chủ tịch nước là Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang, nhưng thực sự Tổng Tư lệnh Lực lượng Vũ trang là ông Tổng Bí thư và Bộ Chính trị đâu phải là ông Chủ tịch nước. Hiều luật Việt Nam là phải hiểu thế nào là thể hiện nhà nước danh nghĩa nhà nước. Khi một người ở vị trí danh nghĩa nhà nước nhưng ở phía sau là Đảng quyết tất cả. Cho nên tăng quyền hay không tăng quyền thực sự đó cũng chỉ là để phân công điều hành thôi cũng không phải là cái gì ghê gớm.”
Theo ông Trần Quốc Thuận khó có chuyện tăng quyền lực cho Thủ tướng để có thể tự quyết mọi vấn đề nhân sự như hình thức ở các nước dân chủ đa đảng. Ông Trần Quốc Thuận tiếp lời: “ Bí thư, Chủ tịch các Thành phố trực thuộc Trung ương là do Bộ Chính trị Ban Bí thư quản lý, phân công người nào làm là quyết định tập thể, chứ không phải là quyền ông Thủ tướng. Còn về mặt hành chánh nhà nước, người ta có thể hiện như thế nhưng bên trong là Đảng lãnh đạo hết chứ không có cái việc ông Thủ tướng muốn bổ nhiệm ai thì bổ nhiệm. Ở Việt Nam không bao giờ có câu chuyện này”.
Vấn đề tăng quyền lực cho Thủ tướng được đề xuất từ tháng 9/2014 khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi. Lúc đó cũng đã có nhiều bất đồng quan điểm và ông Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nêu ý kiến: “Có thẩm quyền thì phải đi liền với trách nhiệm. Dự thảo Luật Tổ chức Chính phủ nói rất rõ về quyền nhưng trách nhiệm không thấy nói. Chính phủ có trách nhiệm thi hành Hiến pháp, mà thi hành không tốt thì ai chịu trách nhiệm và chịu trách nhiệm trước ai? Điều này cần phải làm rõ.” Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng có thể tìm thấy ở bản tin trên mạng ngày 30/9/2014 của VnExpress.
Dự kiến tại kỳ họp thứ 9 từ ngày 20/5/2015 tới đây, Quốc hội sẽ tiếp tục cho ý kiến và thảo luận để thông qua Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi.
N.Ng(RFA)
------------------

22 nhận xét:

  1. Hãy tìm hiểu vụ máy bay "quen" vừa bị "người lạ" bắn rơi tại vùng biển Quảng Nam mà vẫn phải câm như hến...
    Ôi, đau đớn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác nào biết vụ này kể chuyện nghe chơi tý nhỉ.

      Xóa
    2. Báo TN, TT có đăng tin cách đây mấy ngày.
      Chiều 2/4, ông Võ Cường (43 tuổi, ngụ TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), thuyền trưởng tàu KH92818, cho biết, do thấy vật sáng nghi là máy bay rơi tại Trường Sa nên ông báo về Đài Thông tin duyên hải Nha Trang. Lúc đó, 3 ngư dân khác trên tàu ông Cường và 2 tàu cá khác cũng trông thấy. Nghi là máy bay rơi nên lúc 21h30, ông Cường cho tàu của mình chạy đến kiểm tra, cứu nạn. Đến sáng 31/3, tại tọa độ 10 độ 27 phút vĩ độ Bắc và 113 độ 58 phút kinh độ Đông, tàu ông Cường phát hiện vết dầu loang trên diện tích khoảng 200 m.
      BBC cũng đưa tin ỡm ờ... TC, Nga và Mỹ xác nhận máy bay họ không rơi.
      (Vậy thôi nhé... Hiểu sao thì hiểu...)

      Xóa
    3. Ố,ồ...cứt gà tồ, lại gặp một thằng DLV. Tên này chắc hôm trước có "Giăng cờ đảng" chắn bát hương tượng đài Lý Thái Tổ - Hà Nội

      Xóa
    4. Khiếu Anh Khoa nên nói rõ ai là DLV? Còn nếu không tin vụ máy bay rơi thì chính KAK là DLV đó! Đừng giả mù sa mưa!

      Xóa
    5. Cảm ơn bác ND 08:34; VL cũng mới chỉ biết có vậy .

      Xóa
  2. Không thể vượt nguyên tắc trong điều lệ đảng: Tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách...
    Lại thêm Điều 4 nằm lù lù trong Hiến pháp
    > Vậy, trong BCT , có lẽ trừ TBT, sẽ không ai được có quyền tự quyết gì cả! Quốc hội cũng không có quyền, không thể "quyết" giao quyền nào đó cho cá nhân nào!

    Trả lờiXóa
  3. Quốc Hội VN.nghe nói là "cơ quan quyền lực cao nhất"
    ở nước ta mà còn nằm trong tay đảng CsVN.,thủ tướng
    thì nhằm nhò gì mà dám qua mặt đảng cơ chứ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái chết của hệ thống quản trị quốc gia ở VN chính là đoạn này đấy bác ạ.

      Với đảng phái hay Quốc hội thì lãnh đạo tập thể cá nhân phụ trách ,chả ai phản đối .

      Nhưng với cơ quan hành pháp , em là thủ trưởng(có thể là từ thủ tướng đến tổ trưởng dân phố hay giám đốc ) không được giao quyền thì hành sao được ?Không quyền đồng nghĩa em không có trách nhiệm trước bất kỳ nhiệm vụ nào ,đơn giản bởi em chỉ làm theo ý người khác,em có chủ mưu đâu mà các anh bắt tội em được.

      Còn chủ mưu là ai á,có mà tìm cả đời chả ra vì chủ mưu là cả một tập ra quyết định,có phải chỉ một cái đầu nào đâu mà các bác chém cho được.Kết quả là thất bại tại trời,như bác Sinh Hùng nói Quốc hội do dân bầu ,Quốc hội sai thì dân chụi chứ kỷ luật Quốc hội sao được(xin nói nhỏ,Quốc hội thường quyết định mọi vấn đề theo Nghị quyết đảng cầm quyền,Quốc hội sai thì đảng cầm quyền mất quyền cầm quyền ngay chứ lỵ,phải không ạ)!

      Ở VN hiện nay,Đảng và Nhà nước nên mổ xẻ mà học tập mô hình quản trị công ty cổ phần(xin hiểu cho là trong mọi thứ quản trị,quản trị đồng tiền bát gạo,quản lỗ lãi là chặt chẽ và rõ mặt anh tài nhất).

      Trong quản trị Nhà nước thì Quốc hội cũng hao hao như hình ảnh Ban quản trị trong cty ty cổ phần,do đại hội đồng cổ đông(hay nhân dân) bầu ra ,ở đây mọi quyết định đều được đưa ra tập thể theo nguyên tắc đa số(giống nguyên tắc lãnh đạo tập thể cá nhân phụ trách trong phương thức hoạt động của Đảng CSVN hiện nay) ;NHƯNG với Giám đốc và bộ máy dưới quyền Giám Đốc thì không thế lạm dụng hội đồng này nọ ,bởi thông thường trong cty cổ phần lớn,Giám đốc là người người giữ tư cách pháp nhân của doanh nghiệp,nên nếu Giám đốc có được độc quyền thủ trưởng trong việc thực thi các Nghị quyết,chỉ tiêu kinh tế cơ bản của Hội Đồng Quản Trị thì khi doanh nghiệp gặp thất bại do lỗi điều hành mới đưa được đại diện phaps nhân là anh Giám đốc ra tòa được chứ.

      Còn trong trường hợp Ban quản trị quyết sai thì cá nhân những ai trong Ban Quản trị đã giơ tay đồng ý việc làm sai ,những người ấy phải chụi trách nhiệm hoặc phải từ chức (trong Quốc hội cũng nên như thế chăng?).

      Trong cty cổ phần còn có Ban kiểm soát độc lập do cổ đông bầu ra và kiểm soát hoạt động của cả Ban quản trị lẫn Giám đốc như( kiểu na ná mô hình Tòa án Hiến Pháp của nhiều quốc gia hiện nay).

      Nhân dân cũng giống các cổ đông,quyền cơ bản nhất là quyền bầu cử tức ủy nhiệm quyền của mình cho Ban quản trị hay Quốc hội được bâù ra nhưng bên cạnh Ban quản trị(hay Quốc hội) được trao quyền ,cổ đông (Hoặc nhân dân )phải bầu ra Ban kiểm soát để kiểm soát quyền của Ban quản trị(Quốc hội).

      Cái "Ban kiểm soát" quyền lực Quốc hội này hiện ở VN còn chưa có nên quyền lực Quốc hội hay nói cách khác quyền lực đảng cầm quyền không cơ cấu tổ chức nào kiểm soát,lộng quyền,lạm quyền và thói tham nhũng, vô trách nhiệm đương nhiên sẽ không thể kiểm soát.

      Còn ai mà nói nhân dân kiểm soát quyền lực là nói sạo cho vui thôi,nhân dân là ai thế mà đòi kiểm soát được quyền lực nhỉ??????

      Xóa
  4. Cái dzụ này thấy rõ Quốc hội đang tự mau thuẫn, tự làm mình bị ngố. Năm 2013, biết bao ý kiến cử tri, nhất là giới trí thức, nhưng theo nếp quan và cơ chế (vận hành) "Dưới sự lãnh đạo của đảng", QH đã nhất trí để Điều 4 trong HP. Nay thử hỏi QH làm được gì, chủ động, toàn quyền được gì? Thế mà luận bàn, tranh cái tăng quyền lực cho người này, chức danh kia. Chỉ tổ mất thời gian? Ông Hòi Húng có 'qua mặt' được BCT, Ban bí thư không? Có mà đến đời mục thất!

    Trả lờiXóa
  5. Cu bung nhung nhu the nen dat nuoc nay gan nhu khong co nguoi lanh dao va chiu trach nhiem. Noi dung ra la ' Vo chinh phu ' , vay che do phong kien con hay hon

    Trả lờiXóa
  6. Bạn Hồng chỉ toàn nói đúng! Thấy gét.Mình theo cách mộng mấy mươi năm, được ngồi bó gối trong tổ chức đảng, thấy ...cậu mợ ôm nhau rõ ràng. Ở cấp huyện ông bí thư ban cho ai bí thư, chủ tịch xã là anh nớ bỏ vô giã không trật. Ở tỉnh ban cho chức cấp huyện cũng rứa luôn. Mình cho rằng đại hội đảng các cấp, phần bầu cử là thúi nhất. Một lũ đại biểu phổng phao, trắng trơn , ăn mặc sáng loáng như đui nhưđiếc bỏ phiếu theo lệnh ông bí thư, sau đó vỗ tay bảo là dân chủ đoàn kết. Ôi, thúi không chịu được.

    Trả lờiXóa
  7. Đảng cứ đòi lãnh đạo như vậy thì người ta cũng ừ và bay đi ngay khi có thể. Chẳng ai chơi với anh như vậy bởi vì anh cũng ngồi xứ này mà sắm nhà xứ khác. Anh giả trá thì người ta cũng giải trá. Chỉ có dân, chỉ vì 2 từ "an toàn" "hòa bình" mà sẵn sàng bán rẻ "tự do" và lâu ngày bán rẻ luôn "tự trọng" lúc nào mà không hay.

    Trả lờiXóa
  8. Nghĩ nát óc vẫn không hiểu, tại sao dân ta lại cam chịu như vậy. Ngay cả cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói : dân ta tốt thật, nếu những chuyện như thế này mà xảy ra ở nước khác thì dân họ đã lật đổ từ lâu rồi. Nghĩ mãi vẫn không hiểu cái sự tốt của dân ta, tốt đến ngu muội, chấp nhận để đày đọa đến tận cùng

    Trả lờiXóa
  9. Đảng độc quyền thâu tóm tất cả nên chuốc lấy sự oán ghét của dân chúng. Nhắc đến Đảng là người ta liên tưởng ngay đến sự xấu xa, tồi tệ. Làm ảnh hưởng rất lớn đến những đảng viên chân chính ( chủ yếu là các bác lớn tuổi, về hưu ), người trực tính thì tuyên bố rời Đảng, người kín đáo thì lặng lẽ sống trong dằn vặt. Người tử tế hiện nay chẳng ai dại mà vào Đảng để mang mang tiếng. Những người vào Đảng hiện nay, đa số là lưu manh cơ hội, số ít là ngu dốt hoặc nhồi sọ nên mù quáng, tưởng là cống hiến phục vụ nhân dân nhưng kỳ thực là công cụ sai khiến của Đảng . Cả một dân tộc phải sống dưới sự lãnh đạo của Đảng hệt như hên xui may rủi vậy, nhưng xét theo hiện tại thì rõ ràng dân ta đang gặp vận rủi vì tầng lớp lãnh đạo của Đảng xuống cấp quá nhiều. 40 năm , khoảng thời gian đủ để nhiều nước từ đống tro tàn kiệt quệ vụt trở thành rồng, hổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapo, nhìn sang xung quanh Hồng Kông, Đài Loan, Thái Lan... tự nhiên thất tủi nhục. Vậy mà Đảng không biết xấu hổ lại suốt ngày đi ca ngợi "Thành tựu" của mình.Theo bảng xếp hạng của thế giới thì hiện nay Lào, Campuchia, Myanma đã vượt VN một số mặt, chỉ còn vài năm nữa chắc họ vượt luôn ta tất cả mọi mặt. VN đội sổ trong lạc hậu, nghèo nàn nhưng giới lãnh đạo thì vẫn lạc quan cách mạng. Bởi chỉ có dân chúng thì khổ sở còn bọn chúng thì đã ở thiên đường XHCN rồi.

    Trả lờiXóa
  10. Đừng nghe cộng sản nói mà phải nhìn kỷ cộng sản làm / lui tới tới lui đều mị dân mà thôi

    Trả lờiXóa
  11. Ba cơ quan tối cao nhà nước Hành pháp , Lập pháp , Tư pháp , đang tự diễn biến để thích hợp với yêu cầu đối ngoại và đối ngoại của cả thế giới .

    Đã đổi mới , bước vào làm ăn với nền kinh tế thị trường tự do , phải chấp nhận những luật lệ cạnh tranh bình đẳng thương mại , nhân quyền và tự do . Điều này có nghĩa đảng không thể đứng ra bảo hộ , độc quyền lãnh đạo như Đảng mong ước .

    Thế mới biết tại sao ông Tập kinh nghiệm hơn không nhắc đến XHCN , còn phe ta vì chưa phát triển bằng TQ , chưa thấy cái XHCN là lực cản phá hoại nền kinh tế nên ông Trọng vẫn kiên trì đề cập XHCN trong đợt sang TQ lần này .

    VN đang lâm vào thế tự diễn biến , tương lai chẳng khác cộng sản Liên Xô & cs ĐÔNG Âu .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những người csVN dư biết là đang ngồi trên thùng thuốc súng. Họ nên hiểu xã hội VN đang quay lại thời kỳ 1930.
      Xuyên suốt lịch sử 4.000 năm VN, toàn máu và nước mắt!... Chỉ đến khi đa nguyên!

      Xóa
    2. Không phải đảng CSVN đang ngồi trên thùng thuốc súng mà chính xác là đang cưỡi trên lưng con hổ quyền lực mà chưa tự mày mò ra được phương cách kiểm soát con hổ dữ này.

      Thế giới thì người ta đã có phương thức hữu hiệu kiểm soát quyền lực ,đó là sự chia sẻ cái lưng con hổ quyền lực cho nhiều người cùng cưỡi ,họ cùng phân chia trách nhiệm kiểm soát đến từng cái nanh cái vuốt của con hổ dữ ,người nọ chỉ cho người kia để cùng khắc chế ,kiểm soát và bởi vậy hổ quyền lực luôn được quy phục .

      Có thể đảng CSVN quá tự kiêu mà đi ngược truyền thống ham học hỏi của người Việt nam ta chăng?

      Thế giới loài người tồn tại và phát triển bằng sự học hỏi lẫn nhau,người khác sẽ học ở VN tinh thần yêu nước, cách trồng lúa ,cách trị thủy những con sông nhiệt đới,cách chống xâm lược ...còn VN phải học thế giới văn minh khoa học công nghệ,phương thức quản trị quyền lực ,quản trị quốc gia...

      Tiên trách kỷ hậu trách nhân.Xin đừng mơ đi dạy thiên hạ khi mình còn non nớt yếu kém.


      Khiêm tốn là mẹ thành công, một quốc gia đại bá như TQ,lãnh tụ suất sắc của họ là Đặng Tiểu Bình còn phải tự nhủ vậy đó thưa các bác lãnh tụ ngày nay của đảng CSVN.

      Xóa
  12. theo tôi bộ CA chia làm 2 an ninh va cảnh sát Ô thủ tướng phụ trách cảnh sát và các bộ về kinh tế Ô chủ tịch nước là chủ tịch hội đồng an ninh QP phụ trách BQP tổng cục an ninh bộ tư pháp Ô tổng bí thư phụ trách công tác đảng

    Trả lờiXóa
  13. nói cho đúng là cái đ . c. s . Việt Nam cùng chinh quyền hiện nay tồn tại bởi có súng , còng và một bộ ác ôn mất lý trí công lương tâm .bây giờ chỉ còn trông vào sự đoàn kết toàn dân vùng lên lật đổ chế độ thống trị tàn ác hiện nay .

    Trả lờiXóa
  14. Đúng,Năc danh 10:51 nói giùm suy nghĩ của hằng hà sa số người !

    Trả lờiXóa