Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 1 tháng 4, 2015

Phải sửa luật Bảo hiểm xã hội !

Công nhân đình công phản ứng, đòi sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội
* THẢO VY
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp đã “nói cho lấy có”, vì nếu có một thông tư được soạn thảo nội dung như lời ông Diệp, thì khả năng sẽ vi phạm luật BHXH năm 2014.
Nói cho lấy có?
Trả lời câu hỏi: “Liệu có xảy ra hiện tượng công nhân (CN) xin nghỉ việc để hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần trước khi luật BHXH năm 2014 có hiệu lực?”, Thứ trưởng bộ LĐ-TB-XH Doãn Mậu Diệp cho biết vẫn còn 9 tháng nữa để xây dựng thông tư hướng dẫn, do vậy nếu có bức xúc gì CN có thể phản ánh tâm tư thông qua tổ chức công đoàn (CĐ).
Lúc 11g ngày 31-3, ông Doãn Mậu Diệp đã có buổi trao đổi với hàng ngàn công nhân làm việc tại Công ty PouYuen (Q.Bình Tân, TP.HCM) về các quy định mới của luật BHXH 2014, có hiệu lực từ ngày 1-1-2016.
                 => Vì mầm non, về già bị đói !  
“Trong quá trình xây dựng thông tư hướng dẫn, Bộ LĐ-TB-XH sẽ tham khảo ý kiến rộng rãi, trong đó có CĐ là tổ chức đại diện cho người lao động (NLĐ). Những tâm tư, nguyện vọng chính đáng và hợp pháp của NLĐ sẽ được tiếp thu, từ đó xây dựng các phương án thích hợp nhất nhằm bảo đảm quyền lợi NLĐ” - ông Diệp khẳng định.
Ông Diệp cho biết sẽ trình chính phủ phương án linh hoạt, để NLĐ có thể lựa chọn nhận BHXH một lần như trước đây hoặc bảo lưu thời gian tham gia BHXH để hưởng lương hưu sau này. NLĐ có thể tự lựa chọn một trong hai phương án đó. Quá trình xây dựng nghị định, thông tư hướng dẫn luật sẽ được công bố rộng rãi, tiếp thu mọi ý kiến đóng góp của NLĐ nhằm đảm bảo tốt nhất quyền lợi của NLĐ.
Tại buổi trao đổi, đại diện NLĐ cho rằng để họ có thể yên tâm làm việc, bộ LĐ-TB-XH phải có công văn thông báo về việc sẽ đề xuất chính phủ xem xét cho NLĐ được quyền tự chọn một trong hai phương án giống như thứ trưởng đã nêu.
Ở đây, thứ trưởng Doãn Mậu Diệp đã “nói cho lấy có”, vì nếu có một thông tư được soạn thảo nội dung như lời ông Diệp, thì khả năng sẽ vi phạm luật BHXH năm 2014.
                            >> Công nhân Pouyen-VN không đồng tình quy định bảo hiểm mới   
BHXH là gì?
Luật BHXH năm 2014, ở điều 3 “Giải thích từ ngữ”, ghi: “BHXH là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của NLĐ khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ BHXH”.
Trong luật BHXH năm 2014, tại khoản 1, điều 60 có quy định một số đối tượng được hưởng BHXH một lần như là NLĐ mắc chứng bệnh bại liệt, ung thư, sơ gan cổ chướng, phong, lao nặng...
Các trường hợp khác thì luật BHXH khuyến khích NLĐ có thể bảo lưu thời gian tham gia bảo hiểm trước đó, để sau đó có việc làm thì tiếp tục tích lũy thời gian, đủ để được hưởng BHXH, mức lương hưu hàng tháng, hoặc người tham gia BHXH bắt buộc chưa đủ thời gian tham gia, thì có thể tham gia BHXH tự nguyện.
Quy định mới này sẽ ảnh hưởng nhiều đến quyền lợi của NLĐ tham gia BHXH, bởi thực tế không phải bất cứ ai cũng có khả năng, điều kiện tham gia đóng BHXH đủ để hưởng chế độ hưu trí. Nhiều người đi làm vì sự thay đổi tạm thời trong vài năm sau đó làm công việc khác hoặc chẳng may gặp tai nạn, không thể bảo lưu thời gian đóng BHXH đến tuổi hưu thì xem như mất quyền lợi đối với quãng thời gian đã đóng BHXH.
Lưu ý, các quy định về BHXH trong luật BHXH năm 2014, được giới hạn trong định nghĩa về BHXH được nêu ở điều 3, luật BHXH năm 2014. Cụm từ “hết tuổi lao động” ở đây cần được hủy bỏ thì điều mà thứ  trưởng Doãn Mậu Diệp cam kết với công nhân làm việc tại Công ty PouYuen trưa hôm 31-3, mới có căn cứ pháp lý để thực hiện.
Còn quá nhiều điều mà NLĐ chưa… để ý
Trước đây, NLĐ đóng BHXH 15 năm đầu khi giải quyết quyền lợi hưu trí được hưởng 45%. Theo lộ trình từ năm 2018 đến năm 2021, NLĐ đóng BHXH 20 năm khi giải quyết quyền lợi hưu trí chỉ được hưởng 45%.
Hiện nay, tiền lương hưu đã ít, không đủ sống. Nếu áp dụng theo lộ trình đó, số lượng lao động của 10 năm nữa khi về hưu thì lương hưu sẽ như thế nào?
Chế độ BHXH và phúc lợi xã hội không tăng lên mà còn tụt giảm đi... Vậy NLĐ không tham gia đóng BHXH nữa được không? Xin hỏi các nhà làm chính sách, các nhà lãnh đạo nghĩ gì và trả lời như thế nào để NLĐ an tâm khi tham gia BHXH?
Một câu hỏi khác cũng đặt ra: Trong khi nếu đóng bảo hiểm nhân thọ, những quyền lợi và nghĩa vụ được thỏa thuận trước, người tham gia biết trước được mình được gì, mất gì khi tham gia. Nếu công ty bào hiểm không làm đúng thỏa thuận, ít ra người đóng bảo hiểm có thể căn cứ vào hợp đồng để kiện ra pháp luật nhằm bảo vệ quyền lợi của mình.
Tham gia BHXH là bắt buộc, mức đóng hằng tháng cũng không nhỏ, nhưng quyền lợi thì không thấy rõ hay được thỏa thuận cụ thể.
Không thể tùy tiện yêu cầu NLĐ đóng tiền sau đó thay đổi chính sách làm thiệt hại đến quyền lợi của họ.
“Tại sao chúng tôi bị bắt buộc đóng góp mà không có một ràng buộc nào về phía người chi trả, chúng tôi đã đóng thuế thu nhập cá nhân, lại phải bắt buộc đóng thêm BHXH và quyền lợi thì không được ai bảo vệ. Chúng tôi cần một chính sách cụ thể và cần phải có cam kết cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia, quyền lợi này khi đã ký kết phải được duy trì và đảm bảo tính cạnh tranh với các loại hình bảo hiểm khác. Như vậy BHXH mới có giá trị như là một khoản an sinh xã hội được”.
Nhiều công nhân làm việc ở công ty PouYuen, cho rằng bức xúc này vẫn chưa được thứ trưởng Doãn Mậu Diệp có câu trả lời. Những người công nhân xa quê lập nghiệp cũng chỉ mong làm dăm ba năm kiếm đồng vốn rồi về quê làm ăn. Chứ không ai tính tới chuyện làm công nhân để sau này có lương hưu hưởng già...
Đại diện PouYuen cũng bức xúc khi luật do nhà nước ban hành, công nhân đình công phản đối luật nhưng doanh nghiệp bị vạ lây. Ai là người phải đứng ra chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại cho doanh nghiệp những ngày công nhân đình công?

T.V/VNTB
-------------

17 nhận xét:

  1. Hồi xưa ca sĩ CM Quốc Hương hay hát vang đốc xúi công nhân VNCH "Đình công bãi thị đòi áo cơm tự do!" lắm mà?

    Trả lờiXóa
  2. Toi ung ho cong-nhan.

    Trả lờiXóa
  3. Đây là một cách an cướp của người lao động nhà nước đã không cho người dân được hưởng những phuc loi xa hội rồi, giờ lai định ban hanh cái luat rừng để lấy tiền của dân nghèo.Người lao động khi nghỉ việc chỉ mong được lấy ít tiền chi phí cuộc sống ,mấy ông giàu qúa rồi dau cần tiền đó , that là lu sâu bọ hút máu người dân

    Trả lờiXóa
  4. "Thứ trưởng bộ LĐ-TB-XH Doãn Mậu Diệp cho biết vẫn còn 9 tháng nữa để xây dựng thông tư hướng dẫn, do vậy nếu có bức xúc gì CN có thể phản ánh tâm tư thông qua tổ chức công đoàn (CĐ)."
    > Ông Diệp trả lời vô trách nhiệm, vô cảm: Nhiều bức xúc của người lao động như vậy mà chờ "9 tháng nữa để xây dựng thông tư hướng dẫn", đến khi đó người ta chết đói hết rồi.
    Công đoàn ư? Công đoàn thì giải quyết được gì? Công đoàn cơ sở đề nghị lên trên cũng bị biệt vô âm tín, không chút hồi âm. Công đoàn hiện nay chỉ là cái "vì" bất động, chỉ tuân thủ, chiều ý theo ông chủ để được thưởng, bồi dưỡng! Xem lại đi, ông quan liêu và vô cảm vừa vừa thôi! Thứ trưởng như ông chỉ là 'giá áo túi cơm"!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Áo phải là vest cà vạt đỏ!
      Cơm phải là cơm vịt quay Bắc Kinh!

      Xóa
    2. Ông thứ trưởng ko vô trách nhiệm và nói cho lấy có, mà mấy cha mới là những thằng nói cho lấy có, nói cho sướng mồm. Họp xong, ông đã ký công văn khẩn báo cho UBND TP, LĐLĐ TP biết để thông báo cho công nhân là Bộ đã báo cáo Thủ tướng kiến nghị với QH sửa điều 60 Luật BHXH 2014 theo hướng người lao động có thể lãnh BHXH 1 lần hoặc bảo lưu thời gian đóng BHXH nhằm hưởng lương hưu. Chính phủ cũng đã thống nhất kiến nghị QH sửa Luật rồi đấy.
      Còn 9 tháng nữa mới áp dụng Luật BHXH mới, và lúc đó Chính phủ mới có Nghị định, Bộ mới có Thông tư hướng dẫn áp dụng Luật mới; nghĩa là trong năm 2015 vẫn theo Luật hiện hành, vẫn được hưởng BHXH một lần. Trong năm nay, Bộ, LĐLĐ, cấp có thẩm quyền luôn tiếp nhận ý kiến của công nhân để cái gì chưa phù hợp thì kiến nghị QH cho sửa Luật. Mấy cha đừng có chửi rủa linh tinh, dành thời gian nắm thông tin cho sát rồi hãy nói.

      Xóa
  5. Làm luật sai thì sửa ngay luật đi ! Đừng để sau này luật không thực thi được, nếu cố tình thi hành luật thì người lao động sẽ mất quyền lợi và họ biểu tình đình công là lẽ đương nhiên. Quốc hội nên xem lại luật này !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quốc hội nên xem lại luật này. Đồng ý.
      Nhưng nếu là Cuốc hội chì là phường giá áo túi cơm! Vào trong đó ngồi ngáp ngắn ngáp dài, đợi nhấn nút "đồng ý 100%" rồi biến ra ngoài cho nhanh, đặng còn đi chơi bời!

      Xóa
  6. Nguyễn Trường Sơnlúc 11:02 1 tháng 4, 2015

    Cần có bầu cử dân chủ, để mọi từng lớp nhân dân , có đại diện trong quốc hội, từ đó mới có thể xây dựng được các bộ luật, đáp ứng các nguyện vọng chính đáng của nhân dân lao động , đang làm việc nuôi thân, và đóng góp rất to lớn cho sự phát triển của đất nước

    Trả lờiXóa
  7. Tôi đã nghe lời huấn thị của anh ta với công nhân đình công ở Saigon rồi ! Nói thẳng một câu :" rất ngu và rất vô lễ !"

    Trả lờiXóa
  8. Thứ trưởng như ông chỉ là 'giá áo túi cơm"!, " rất ngu và rất vô lễ !"...Bây giờ chúng nó đều vậy cả. Thằng này còn nhỏ, mấy thằng to hơn nó còn phát biểu "ngu" hơn nó nhiều...

    Trả lờiXóa
  9. Phải tự do dân chủ,phải đa nguyên đa đảng thì đất nước mới có thể đoàn kết được,mới có thể huy động nguồn lực quốc dân để xây dựng và canh tân đắt nước được ! bằng không,hậu quả xấu không lường trước được !

    Trả lờiXóa
  10. CA NUOC UNG HÔ ĐINH CÔNG,CAC TÔ CHUC DÂN SU NÊN LÂP MÔT QUY MOI ĐÊ UNG HÔ NHUNG NGUOI ĐINH CÔNG

    Trả lờiXóa
  11. Lồ lộ đằng sau những vụ việc thế này là hiện tượng hết ngân quỹ, giật gấu vá vai, chiếm dụng tiền... Rất "tình thế" (xấu)!
    Người dân VN đang bị xiết cổ, thở không nổi!...

    Trả lờiXóa
  12. Luật là do Quốc Hội , căn cứ theo hiến pháp mà soạn thảo và phải được biểu quyết sau khi công bố trước nhân dân .

    Đình công để phản đối luật cho thấy Quốc hôm nay khả năng yếu kém , không đạt tình lý vì quyền lợi công nhân mà soạn luật . Tạo nên thiệt thòi mất mát tiền bạc dẫn đến mát niềm tin từ công nhân . Một khi niềm tin bị mất , nghi ngờ càng nhiều . Thời gian chờ đợi có thể tạo nên những biến động dây chuyền lây lan khắp nước .

    Dùng bất cứ một lực lượng gì để trấn áp đều là việc làm nguy hiểm . Lường gạt thì càng không được . Vậy để lấy lại niềm tin , phương thức duy nhất là thay đổi lãnh đạo ở cấp cao nhất về hành pháp lẫn lập pháp . Liệu tình hình chính trị VN có chấp nhận giải pháp này để chửa lữa đình công & biểu tình đang xảy ra trước mắt .

    Giai cấp công nhân hiện nay nhìn thấy được sự chênh lệch cách biệt về giá trị xã hội của mình là thấp kém nhất trong sinh hoạt xã hội , một xã hội phồn vinh tham nhũng và bốc lột . Liệu rằng những ẩn ức trước mắt về thân phận , nhà nước sẽ giải quyết như thế nào để bảo đảm tiền lương thích hợp về đời sống cho công nhân vi bị cách biệt với đời sống của thành phần tư sản quá xa , một thành phần tư sản mới dựa vào quyền lực đảng mà giàu có .

    Tất cả cho thấy xã hội mất ổn định , đường lối chính sách nhà nước cần thay đổi . Nếu không , xã hội sẽ loạn , dân tình khó tránh cảnh lầm than , tệ nạn xã hội sẽ lan tràn , đạo đức xuống cấp nghiêm trọng .

    Mất niềm tin là mất tất cả . Một VN đang đối diện khủng hoảng và rối loạn đúng hơn là phát triển tiến lên !

    Trả lờiXóa
  13. Quốc hội của đảng, cho nên họ chỉ vì đảng thôi=> họ làm luật cho đảng chứ đâu phải cho dân / bởi vậy,khi áp dụng cho dân thì họ áp dụng "luật rừng" / biết rồi,còn than vãn làm gì !

    Trả lờiXóa
  14. Ông phó thống đốc ngân hàng nói tiền chúng ta in được mà, sao chính phủ tính tiền người lao động hàng chục năm vậy? công nhân giờ bị vắt kiệt, làm tới tầm 45 tuổi thì đủ thứ bệnh phải nghỉ, công ty nhận người mới, giữ tiền của họ tới lúc nghỉ hưu bảo sao họ không biểu tình. Tới lúc đó với cái kiểu lạm phát như lên cơn thì còn được bao đồng? Đừng bòn khố rách nữa, khổ lắm

    Trả lờiXóa