Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 15 tháng 4, 2015

NGƯỜI DÂN MONG CHỜ GÌ Ở BẦU CỬ TRONG ĐẢNG?

  
* TÔ VĂN TRƯỜNG
Vấn đề lớn nhất vẫn là Đảng bầu trong nội bộ với nhau nhưng kết quả lại là chọn ra những vị trí để lãnh đạo nhân dân và xã hội, thiếu tính chính danh. Bao giờ người dân mới được trực tiếp bầu lên những người lãnh đạo mình như các thể chế dân chủ phổ quát trên thế giới?

Nếu nói là cần 1 thời kỳ “toàn trị quá độ”  rồi mới đến dân chủ thực sự thì cũng cần cho dân biết kế hoạch của Đảng là thời kỳ đó kéo dài bao lâu? Đến khi nào, với những điều kiện gì thì thực sự trả lại quyền làm chủ xã hội cho các công dân của mình và khi nào Quốc hội mới thực sự là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Nhà nước?
Người dân nước nào cũng mong muốn có người lãnh đạo đàng hoàng, tài giỏi. Ở Việt Nam thì mong muốn này càng nóng bỏng, vì nhiều năm nay chúng ta thiếu vắng những vị lãnh đạo tầm cỡ, có nhân cách, trí tuệ và bản lĩnh, là yếu tố quan trọng hàng đầu để phát triển đất nước.
Một trong những tiêu chí quan trọng nhất của dân chủ là bầu cử. Có nhiều kiểu bẩu cử để lựa chọn lãnh đạo, thủ lĩnh (Tổng thống, Thủ tướng hay Tổng bí thư Đảng như ở ta) của một quốc gia, như: bầu trực tiếp, bầu gián tiếp thông qua đại cử tri, hoặc các đảng phái.
Cách làm nhân sự qua các kỳ đại hội Đảng cho ta thấy tư duy, não trạng không thay đổi, tức là từ đường lối đến nhân sự, cả chức Tổng bí thư đều đã có "sắp đặt trước”. Cách bầu cử (thể thức) tự nó cho kết quả theo hướng nào. Chế độ cha truyền con nối, cha bầu cho con thì ra Vua. Nhóm bầu cho thì ra nhóm trưởng. Toàn dân bầu cho thì ra lãnh tụ. Tuy nhiên, cách bầu còn tùy vào thời đại, vào trình độ phát triển của cộng đồng.
                   >> Sửa đổi quy chế bầu cử trong đảng  
Dân tộc ta, ai cũng mong muốn đất nước phát triển bền vững, giữ vững độc lập chủ quyền, có khả năng ứng phó với mọi thách thức của thời đại, hòa nhập được với cộng đồng tiên tiến trên thế giới trên cơ sở một nền tảng kỹ trị và thượng tôn pháp luật. Người dân cho rằng ta phải dân chủ hóa công tác bầu cử trong Đảng từ cấp cơ sở đến Trung ương cùng với việc thay đổi thể chế.  Dân chủ hóa sẽ tạo ra con người mới và con người mới sẽ tạo nên thể chế mới phù hợp với mục tiêu phát triển đất nước. Đây có lẽ là chiếc chìa khóa vàng mở ra cơ hội lớn cho đất nước phát triển trong bối cảnh hiện tại bởi vì trong Đảng không có dân chủ thì Đảng cũng không thể phổ biến và  thực hiện dân chủ đối với toàn xã hội.
Dân chủ bầu cử trong Đảng là con đường ít tai biến nhất, ít “bạo lực” và văn hóa nhất. (Có thể tham khảo thêm ở bài viết: " Một số ý kiến về quy chế bầu cử trong đảng "- tác giả Tô Văn Trường đã phân tích một số điểm bất cập trong Quy chế 244 QĐ/TW ngày 9/6/2014 của Ban chấp hành Trung ương Đảng về một số  quy định hạn chế quyền ứng cử, đề cử, bầu cử trái với Điều lệ Đảng hiện hành).
            Muốn tìm được một Tổng bí thư  đủ tài đức cùng một ê-kíp lãnh đạo đủ năng lực thì ta phải làm gì?
Trước tiên, là phải thay đổi hình thức và nội dung bầu cử. Đảng viên được tự ứng cử và đề cử theo những điều kiện nhất định (ví dụ tuổi đảng tùy theo chức danh cần bầu, số đảng viên giới thiệu, có chương trình hành động được công bố…) Đảng viên được đưa ra đường hướng, cách thức giải quyết vấn đề trong đảng và xã hội theo suy nghĩ  cách riêng của mình trên cơ sở nguyên tắc đảng.
Các đại cử tri của đảng chính là các đại biểu được bầu ra một cách dân chủ ở cấp cơ sở các vùng miền (các khu vực bầu cử, theo quy chế phổ thông đầu phiếu trên số lượng đảng viên). Các vị trí bầu đều phải có số dư – tức là phải có cạnh tranh công khai thì mới có nhiều hơn 1 sự lựa chọn cho những người bỏ phiếu.
Trước khi bầu tại đại hội nhiệm kỳ, các ứng viên vào các vị trí chủ chốt trong đảng cần được tổ chức tranh cử và vận động bầu cử trong đảng, phát biểu những suy nghĩ của mình về những vấn đề trọng đại nhất của đất nước, tranh luận trực tiếp giữa các ứng viên hàng đầu. Nếu không có cạnh tranh lành mạnh giữa những nhóm người với chủ trương, chính sách khác nhau, không có sự sòng phẳng, công khai trong việc thuyết phục mọi người tin theo chủ trương, chính sách của mình là hợp lý, hiệu quả hơn cả, không có sự kiểm nghiệm trên thực tế về tính đúng đắn hay sai lầm không thể chối cãi của các chủ trương, chính sách đó thì  hầu như mọi sự lựa chọn nhân sự đều rất khó để dẫn tới kết quả mà người dân chờ đợi !
Sau khi thảo luận, sẽ bầu. Cách làm này còn tạo ra chất lượng mới trong nội dung văn kiện của đại hội. Dứt khoát không nên họp Đại hội chỉ để "quán triệt" các thứ đã được bầy lên mâm sẵn rồi. Nó như một kịch bản đã gọt sửa chu tất, nay chỉ việc...diễn! Làm sao có thể bắt dân phải tâm phục, khẩu phục khi nhìn thấy người lãnh đạo tư duy xơ cứng, không biết đặt quyền lợi của đất nước, của dân tộc lên trên tất cả, không đủ tầm vóc của “một người lo bằng cả kho người làm”. Tôi được nghe kể có vị lãnh đạo ở tỉnh được rút lên Trung ương trong diện quy hoạch vào hàng ngũ lãnh đạo cấp cao. Trước khi từ biệt chia tay cán bộ địa phương, vị này phát biểu cảm tưởng chỉ xoay quanh mấy câu cám ơn mà cũng phải nhìn vào tờ giấy để đọc do thư ký soạn sẵn, thật đáng lo ngại cho công tác quy hoạch nhân sự của đảng.  
Nếu Đảng không đủ năng lực tiến hành Đại hội như nội dung nêu trên, thì nên có một bước chuẩn bị. Thay vì những việc phải làm ở Đại hội, thì làm trước tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương và làm cho kỹ, rồi sau đó đưa ra Đại hội.
Thật ra vấn đề bầu chọn người tài không khó, nhưng vô cùng khó ở chỗ việc tổ chức bầu không nhằm mục đích làm cái công việc tuyển chọn, mà chỉ làm cái việc hợp thức hóa “các ghế” đã chia phần từ trước. Đây mới là cái gốc của khó khăn và sự bất ổn trong xã hội. Cứ làm theo cách quen thuộc lâu nay thì dễ cho kết quả của một “bộ lọc ngược” khá kỳ dị.
Sẽ không khó nói dân cần một người lãnh đạo như thế nào. Chính những người lãnh đạo yếu kém cũng có thể nói như vậy qua việc vạch ra cái gọi là "tiêu chuẩn cán bộ lãnh đao". Nhưng chỉ nêu ra để đấy, còn trong thực tế, họ ra quyết định về cán bộ,với nguyên tắc thỏa hiệp theo lợi ích nhóm.  
Người dân thường tự hỏi thời buổi này sao hiếm ông quan biết thương dân, dù nhiều ông quan cũng từ dân mà ra? Hình ảnh ông Nguyễn Sự Bí thư thành ủy Hội An có cuộc sống thanh bạch, là người tâm huyết biết sống thương yêu dân, có trí tuệ đưa được nhiều quyết sách đột phá và hiệu quả trong quản lý và điều hành ở địa phương thật đáng trân trọng.
Nêu con người cụ thể như ông Nguyễn Sự ở Hội An để ta dễ hình dung chứ không thể là hình mẫu được vì còn tùy thuộc địa bàn lớn, nhỏ và môi trường làm việc. Lựa chọn lãnh đạo đất nước chỉ có thể hỏi dân là chính xác nhất, không cơ quan tuyển chọn nhân sự nào làm thay được quốc dân!
T.V.T (Tác giả gửi BVB)
----------------

32 nhận xét:

  1. Địa vị người dân thật là thê thảm, chỉ biết cúi đầu đóng thuế mà thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người dân bây còn mấy ai tin đến đảng này nữa chứ hơi đâu "MONG CHỜ GÌ Ở BẦU CỬ TRONG ĐẢNG". Người dân chỉ mong chờ "nó tự chết đi cho rồi", nhưng làm sao mà tự chết được khi không thể bỏ quyền, tiền... chứ!

      Xóa
  2. Nếu để ý đến việc "rung chuyển" ồ ạt các cán bộ đảng cùng cánh hẩu về các nơi chốt sẵn để thao túng lá phiếu từ địa phương đến trung ương đủ thấy rất phức tạp và Tầu đang ra tay chi phối nhân sự của VN .

    Trả lờiXóa
  3. Bài viết gợi ra nhiều điểm đáng lưu ý nhưng liệu những vị có thẩm quyền có vì quyền lợi của quốc gia của dân tộc để ghè đá vào chân mình?

    Trả lờiXóa
  4. Xem TV cứ thấy mặt một số vị xuất hiện là chuyển kênh vì sao thì ai cũng hiểu.

    Trả lờiXóa
  5. Nhà nghiên cứu Nguyễn Trung cũng đã viết nhiều đề xuất về bầu cử trong đảng nhưng chẳng thấy các vị có trọng trách phản hồi.Theo tôi nghĩ trong bối cảnh hiện nay người dân phải chấp nhận để 1 đảng nhưng có thể 2 phe để cạnh tranh. Quốc hội thì nghị gật, bầu cử trong đảng thì sắp chỗ sẵn rồi chỉ tốn tiền thuế của dân.

    Trả lờiXóa
  6. Bác Trường ,bác Bồng là ĐV kỳ cựu mà bỗng nhiên thấy lù lù hiện ra một ông lạ hoắc làm Bí thư dù cho các bác bầu người khác thì dân chúng em còn lâu mới sờ được cái phiếu.

    Trả lờiXóa
  7. Bài viết của bác Tô Văn Trường hay quá ! Ước gì các vị lãnh đạo chịu nghe lời khuyên của bác Trường nhỉ. Khó lắm vì các ngài cho mình là đỉnh cao trí tuệ. Nếu có học thì học tàu thôi. Với lại trước khi tiến hành đại hội thì đã xin ý kiến của người bạn "16 chữ vàng" và "4 tốt" rồi. Ôi ! Một sự cúi đầu nhục nhã đáng hổ thẹn.! Ơi các ngài đỉnh cao trí tuệ ơi ! Các ngài không chịu thay đổi thì rồi nhân dân buộc phải làm một cuộc cách mạng đấy." Con giun xéo lắm cũng quằn" Hãy quay đầu lại cùng nhân dân đi, kẻo không thì muộn đấy.

    Trả lờiXóa
  8. em là em vẫn bầu lại bác Lông tức Mạnh nàm TBT vì thời bác ý còn em thấy vũ trường nhiều,chơi đến sáng,ca ve quân số đến hàng sư đoàn,buôn bán mánh mung dễ và còn có ngọn cờ kêu gọi chúng ta học tập theo... nhìn cái phòng khách của tổng Lông,nhìn cái ngai vàng chạm rồng,em ước ao và thì thầm bài hát ..."đêm qua em mơ gặp bác ...."

    Trả lờiXóa
  9. Còn chế độ đảng trị , thì người dân chỉ còn còng lưng mà lao động khổ sai , để nuôi lũ chuột béo lú nấp trong chiếc bình của ông tổng ( T ) lú .

    Trả lờiXóa
  10. Quá đơn giản - NGƯỜI DÂN MONG CHỜ KHÔNG CÓ ĐẢNG ẤY!

    Trả lờiXóa
  11. Bình luận của nghệ sĩ ưu tú Kim Chi rất chuẩn xác. Dân là gốc, đừng coi thường dân. Lịch sử VN đã chứng kiến những kẻ bợ đỡ theo đuôi Tầu kết cục chỉ thảm hại. Hy vọng trong hàng ngũ nhưng vị lãnh đạo vẫn chọn ra được số người biết nói tiếng nói của dân biết thương dân đặt lợi ích dân tộc lên trên lợi ích của đảng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng ý với Mỹ Hạnh.
      Nghe nói vì lời phê phán thẳng thừng của
      bà KC.đối với thủ Dũng mà bà Hồng Ngát
      đòi gặp bà KC.để nói lời "phải quấy" !
      Qua vụ đó nổi lên tư cách công dân đáng
      phục của bà KC.còn bà HN.thì có tư cách
      một thần dân,thậm chí một đầy tớ !

      Xóa
  12. Đảng viên thời xưa vào tù ra tội, sống chết không lường trước nên số lượng ít nhưng tinh, không có của cải, không tham nhũng nên toàn tâm toàn ý phụng sự lý tưởng của mình. Lâu dần, đảng "biến hóa" đảng viên đông vô kể dân nuôi không xuể , biến hóa tham nhũng quyền lực và tiền bạc còn giầu hơn cả nhiều tay tư bản.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nặc dánh: 21:46 đừng nói thế! Hễ có quyền là có tiền: Bác đảng đã cho bà Nguyễn thị Năm du địa phủ ngay ngày chưa chiếm được toàn quyền kiểm soát Bắc Kỳ, gia dình tôi đã nộp cho đảng 2000 đồng tiền Ðông Dương vào năm 47-48.

      Xóa
  13. Bây giờ vào cơ quan nhà nước những chỗ ngon phải có kim tiền . Chạy ghế nhất là vị trí lãnh đạo thì cũng tiền. Đảng viên 4 triệu người tự bỏ phiếu bầu nhau rồi ra trị dân không cần biết dân có đồng ý hay không. Thiện tai, chỉ còn vài nước có thể chế như VN, TQ, Triều Tiên. Tại sao không học các mô hình tiên tiến trên thế giới như Bắc Au để người dân dễ thở, được thực sự hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "...học các mô hình tiên tiến trên thế giới để dân dễ thở..."thì lãnh đạo như chúng tôi lại khó thở vì còn kiếm chác gì được nữa hả ông

      Xóa
    2. Quá chính xác

      Xóa
    3. ĐÚNG QUÁ , CHÍNH VÌ THẾ MÀ CÁC QUAN CHỨC CHÚNG TÔI RẤT THÍCH CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CHỦ NGHĨA CỘNG SẢN , CÒN DÂN ĐEN THÌ CHÁN NGẤY RỒI

      Xóa
  14. tôi chỉ mong trong đảng bầu những người là NGƯỜI làm lãnh đạo đất nước

    Trả lờiXóa
  15. Nếu tôi biết vẽ tôi sẽ dựng chân dung ĐCS là kẻ không tai, không mắt (vì quá bảo thủ) ,đầu nhỏ (vì không có tri thức) chỉ có cái mồm rất to (nói nhiều ,nói lấy được),không có tay (không chịu làm) và chẳng có tim

    Trả lờiXóa
  16. Bài viết rất hay và thuyết phục . Cảm giác " lối cũ ta về " vẫn cứ diễn ra theo quán tính trì trệ vốn có của hệ thống.
    Ngẫm lại câu thơ của BS thấy thật không muốn bình luận gì thêm:
    " Cho dù ngồi bất cứ đâu,
    Chỉ đít đổi chỗ chứ đầu thì không ".
    Quang Minh

    Trả lờiXóa
  17. Cứ nhìn cách ứng xử hàng ngày gọi là "đồng chí" với nhau đủ thấy nêu không cùng ekip cánh hẩu, không có money thì đừng hy vọng vào danh sách quy hoạch. Đừng hy vọng vào thể chế này sẽ thay đổi

    Trả lờiXóa
  18. Có lần tôi đi taxi nghe người lái xe ca thán ĐCS , tôi hỏi không sợ bị tóm à? Anh ấy bảo nếu dân ca thán , chán chế độ mà bắt thì chỗ đâu nhốt cho xuể . Người lái xe tiếp xúc hàng ngày với mọi tầng lớp xã hội, dám nói lên sự thật suy nghĩ của mình điều đó rất đáng để các vị quan lớn, quan nhỏ coi lại mình . Thậm chí dân còn gọi thằng này, thằng kia...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế có "tóm" được 90% dân VN không?
      Dân gọi nãnh đạo là "thằng này, thằng kia" giờ quá bình thường. Có gì đâu mà nói "Thậm chí"?!

      Xóa
  19. Xưng hô lịch thiệp cũng là cách xử thế có văn hóa dù không ưa nhau hay ghét nhau.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý kiến này là sao - "dù không ưa nhau hay ghét nhau"?

      Xóa
  20. Bình Thuận dân ngăn quốc lộ 1 vì nhà máy nhiệt điện do TQ làm ô nhiểm xả xỉ than không chịu nổi. Long An dân chống lại cưỡng chế như vụ Tiên Lãng. vv... Dân chúng bị ép, cưỡng chế đất cho nhóm lợi ích mang danh sở hữu toàn dân . . Hy vọng nỗi gì hở trời ?

    Trả lờiXóa
  21. Không ưa nhau hay ghét nhau đồng nghĩa là không thích đối tượng nào đó nhưng ghét hàm ý nặng nề hơn là không ưa.

    Trả lờiXóa
  22. Ở Việt Nam vấn đề nhân sự theo lời những người am hiểu thời cuộc phải chờ đến phút đá bù giờ mới rõ. Ẩn số nằm ở bản lĩnh của những đại biểu đi dự đại hội đảng toàn quốc 12 có xứng đáng với niềm tin của nhân dân hay không mà thôi.

    Trả lờiXóa
  23. Bác Trường kính mến : giờ đây bọn đảng chúng nó bầu bán thì mặc cha , mẹ chúng nó dân chẳng thấy chúng nó coi dân là gì từ lâu rồi . giờ viêc dân dân làm . khi nào thời cơ đến sẽ trưng trị .

    Trả lờiXóa