Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

VÌ SAO TA KHÔNG HỌC ĐƯỢC ISRAEL?

Công nghệ tưới nước từ không khí của Ixraen
* TÔ VĂN TRƯỜNG
Sở hữu đất đai và tập quán, thói quen cố hữu của nông dân hai nước có sự khác biệt. Một khi Thể chế chất lượng kém sẽ như cả một bầu khí quyển u ám thiếu ánh mặt trời thì giống có tốt, nước có đủ và phân có phù hợp cây vẫn khó phát triển.
Nhiều bạn đồng nghiệp của tôi đã tự hỏi nhiều lần, nhất là mỗi lần ra nước ngoài là vì sao nước ta không học được những tinh hoa của nền nông nghiệp tiên tiến của Israel?  Ở các nước có trình độ gần na ná với ta thì câu trả lời đôi khi dài, nhưng so với trường hợp phát triển cao như Nhật, Israel,..thì câu đáp trở nên ngắn gọn,  đơn giản là họ làm nông nghiệp bằng công nghệ cao. 
Có công nghệ cao thì họ khống chế được tất mọi trở ngại tự nhiên, thậm chí nuôi, trồng hoàn toàn nhân tạo (trong nước, trên giá thể,...không cần đất). Nông sản của họ làm ra bằng chất xám, còn của ta bằng cơ bắp nên phải "trông trời, trông đất, trông mây".
                             >> 12 cách người Ixrael thay đổi nền Nông nghiệp   
                             >> Làm Nông nghiệp kiểu Ixrael  
Nếu bàn sâu hơn, công nghệ cao có thể giúp mang lại năng suất nhưng chi phí cho công nghệ đó lại rất đắt. Có rất nhiều công nghệ có thể giải quyết được nhiều vấn đề nhưng nó cũng gắn liền với chi phí. Tiền đâu ra mà mua công nghệ. Đó là rào cản lớn nhất không chỉ với Việt Nam  mà ngay cả với nông dân Israel nữa.  
Ngay cả khi có tiền để mua công nghệ thì cũng phải tính đến hiệu quả đầu tư. Công nghệ của Israel sẽ mang lại năng suất cao hơn nhưng nông sản của mình càng sản xuất ra nhiều, giá sẽ càng thấp thì liệu có lỗ vốn? Vậy thì làm sao có thể áp dụng công nghệ được, mà áp dụng để làm gì? Xin lưu ý ngay cả tại Israel người ta  phát triển ra công nghệ chủ yếu là để xuất khẩu công nghệ đấy chứ không phải mục đích để sản xuất ra nông sản rồi bán ra thị trường.
            Hơn nữa công nghệ của Israel được phát triển chủ yếu dựa trên những vấn đề của Israel đó là thiếu nước nên công nghệ đó chưa được phù hợp với điều kiện của nước ta. Ở Việt Nam,  tài nguyên nước vẫn không phải là vấn đề quá lớn như ở Israel. Tất nhiên, nhiều nơi ở Việt Nam vào mùa khô cũng bị thiếu nước nhưng những nơi đó lại chủ yếu là vùng trung du,  miền núi đa phần dân nghèo không có tiền để đầu tư công nghệ của Israel
Theo công nghệ Israel, điều quan trọng là nguồn nước tưới . Nếu không có nước thì dù cho có tiền để mua công nghệ tưới nhỏ giọt thì cũng vô nghĩa thôi. Thường thì công nghệ của Israel tích hợp cả việc tưới nước tiết kiệm với bón phân và phun thuốc hiệu quả theo từng thời kỳ sinh trưởng của cây trồng nhưng dù ít hay nhiều thì vẫn phải có nguồn nước để tưới trong khi đó những nơi ở Việt Nam khô hạn cũng là nơi cũng không có nguồn nước để mà tưới.
Israel làm nông nghiệp dựa trên nền tảng công nghệ cao và do doanh nghiệp thực hiện. Tại Israel không có khái niệm khu hay vùng công nghệ cao mà cả nước là quốc gia công nghệ cao. Nền nông nghiệp Israel phát triển dựa trên nền tảng doanh nghiệp tư nhân.
Doanh nghiệp thương mại công nghệ của các nhà khoa học và tạo nên liên kết doanh nghiệp và khoa học tự nguyện (Nhà khoa học giới thiệu công nghệ, Doanh nghiệp xem xét và quyết định phối hợp nghiên cứu hoàn thiện nếu là ý tưởng và mua/trả bản quyền công nghệ nếu là công nghệ hoàn chỉnh).
Tuy nhiên, để doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, ứng dụng công nghệ nhận từ nhà khoa học là một lĩnh vực rủi ro cao. Do vậy, Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn đầu này. Phương thức hỗ trợ thường căn cứ vào thực tế là việc thương mại hóa một công nghệ mới thường là một quá trình dài. Nhà nước sẽ hỗ trợ khoản đầu tư cho giai đoạn ban đầu của tiến trình nghiên cứu phát triển và thương mại hóa công nghệ, khi chúng luôn gắn với mức rủi ro cao. Như vậy, Chính phủ Israel chấp nhận chia sẻ rủi ro cùng các nhóm sáng chế công nghệ mới, hỗ trợ giúp biến các ý tưởng công nghệ thành những công nghệ có thể thương mại và trợ giúp cho tới khi chúng nhận được vòng đầu tư đầu tiên từ các nhà đầu tư tư nhân.
Ngoài ra, tùy theo nhu cầu, Nhà nước  cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp về tài chính, quản trị, dịch vụ quản lý hành chính (thư ký, kế toán, pháp lý), tư vấn định hướng và xây dựng chiến lược cho doanh nghiệp, hỗ trợ trong thương mại hóa. Như vậy, Nhà nước “bơi cùng Doanh nghiệp” chứ không phải đứng trên bờ chỉ chỏ hoặc đi đâu, đến đâu cũng vẫn âm vang điệp khúc hỏi địa phương “nuôi con  gì, trồng cây gì” và không chịu trách nhiệm như ở nước ta.
Nhà nước Ixrael đóng vai trò tổ chức  thẩm định,  phê duyệt các dự án/công nghệ/ý tưởng công nghệ để chúng có tiềm năng sẽ thu hút được nguồn vốn từ các nhà đầu tư trong tương lai. Trong đó, thu hút đầu tư tư nhân được coi là đích đến cho các dự án này và các nhà đầu tư tư nhân cũng có thể tham gia song hành cùng doanh nghiệp ngay trong quá trình nghiên cứu phát triển công nghệ. Vốn của Nhà nước phục vụ cho sự hỗ trợ này được sử dụng từ  các quỹ đầu tư mạo hiểm.
Như vậy, cái ngăn cản chúng ta chính là Thể chế và tư duy thị trường.  Nhiều việc người ta không nói ra, nhưng chứng tỏ nhiều lãnh đạo của chúng ta đã tách rời dân nhiều quá . Thực tế, các Văn kiện chính trị của Nhà nước ban cho những lời hoa mỹ trong quan hệ xã hội, nhưng chưa được xác định cho một chỗ đứng tự thân trên thị trường, vẫn là đứng sau những yếu tố khác. Có lần, tôi nghe thấy trên đài nói "Các văn kiện của chúng ta từ nay phải viết hoa chữ NHÂN DÂN mỗi khi chúng ta viết từ này"! Ngạc nhiên và buồn, vì chỉ thấy đây là một phản ứng hốt hoảng của những con người đã quên dân, và chỉ nhớ tới quyền lợi ích kỷ của mình thôi. 
Ngay cả lĩnh vực Tam nông (nông nghiệp, nông thôn và nông dân)  nghe thì hay, nhưng Tam nông vẫn loanh quanh “Nông” với “Nông” là thứ khẩu hiệu để cấp trên nhìn xuống đó mà bày ra kế hoạch ban phát, không phải khẩu hiệu đề “Nông” tự mình bước ra thị trường.  
Nước ta có phần thuận lợi hơn Israel (đất, nước, lao động,...), muốn học họ thì chỉ còn cách là Nhà nước có chính sách đúng để áp dụng công nghệ cao, sản xuất lớn, giảm chi phí, nâng chất lượng và cải tiến áp dụng công nghệ tiên tiến để phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.
TVT (Tác giả gửi BVB)
----------------

25 nhận xét:

  1. Lãnh đạo các cấp, các ngành của VN hầu như không cần học ai? Đi tham quan nước ngoài chỉ là quan tham, xài tiền Nhà nước như nước, đi chơi, du hí là chủ yếu, buôn được cái gì thì "kết hợp" buôn, rồi chuồn, không thèm học hỏi ai cả. Nhưng vẫn lập "dự trù kế hoạch" đi tham quan, học tập, ký kết....ÔI, chán cái mớ đời!

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Vi` ho la` "Doc Dang" nen ho co quyen lam tat-ca nhung dieu gi ho thich ma khong nguoi nao` ngoai "Dang cs" duoc len tieng ! Quoc-hoi cung la` cua ho!

      Xóa
  2. không học được Ixraen bởi còn cái thằng điều 4 nó cho nó là giỏi nhất nên những người dù tài đức đến mấy mà không đội cứt lên đầu thì cũng đành làm kẻ bị trị của nó.
    độc đảng toàn trị, không tam quyền phân lập đã thủ tiêu mọi động lựccủa tiến bộ phát triển do không có cạnh tranh ngay từ khâu quyết định nhất là chế độ chính trị => từ đó thủ tiêu mọi điều kiện cho cạnh tranh thi đua trên tất cả các lĩnh vực khác: kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế....

    Trả lờiXóa
  3. Chỉ cần học được cái đa nguyên-đa đảng và tam quyền dân lập thôi là xong. Những cái công nghệ cao kia thì với tư chất thông minh người Việt ta chỉ cần 1 thế hệ sẽ kịp ngay. Nhưng nếu không học được đa nguyên-đa đảng-tam quyền phân lập , thì dù có thông minh mấy đi nữa như Do Thái ...thì cũng chỉ thế này mà đi xuống thôi, biết bao giờ ngóc đầu được , khi mà dẫn đầu toàn kẻ dốt nhất trong những kẻ mê muội.

    Trả lờiXóa
  4. Phần mở đầu bài viết nói rất chuẩn không cần chỉnh. Tất cả là do thể chế, VN không thể học được Israel.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Do thái dễ tiếp cận với các nền văn hóa Âu Phi, nên dễ bắt nhịp với thế giới trong đó họ đang sống.Về thể chất, thể hình, họ rất gần với người Âu Mỹ. Họ phải hiểu xã hội Âu Mỹ mới tồn tại được, về ngôn ngữ, hầu như họ không bất đồng, và họ buộc phải tìm được những giải pháp tối ưu trong cuộc sống.
      Người Do thái rất đoàn kết và đùm bọc nhau. Họ hòa nhập với xã hội xung quanh, nhưng không hòa tan, có thể vì vậy, việc giữ bản sắc của mình khiến họ bị nhiều người Âu Mỹ e ngại : Hồi còn ở Pháp, một số bạn Pháp nói với tôi :"Ở họ có cái gì đó khiến tôi không gần họ được."
      Trở về việc làm nông nghiệp cũng như làm một số việc khác học tập người Do thái :
      Tôi thấy ta nên học cách phân tích một cách khoa học những đặc điểm về nông nghiệp cũng như các vấn đề khác của nước ta, nếu không đủ khả năng làm việc này, thì nên mời những chuyên gia nước ngoài góp ý kiến, Do thái chỉ là tấm gương cho ta học tập, nhưng không phải để ta dập khuôn làm theo, mà có làm như vậy ta khó thành công vì không khoa học.
      PGK

      Xóa
    2. Chử "ta" mà bác PGK dùng nghe thì rất nhẹ nhàng,nhưng để xác định là ai là cả một vấn đề.Nếu là người nông dân thì không có điều kiện để thực hiện,mấy ông nội đảng có điều kiện thì chỉ lo vinh thân,phì gia,nhà to,gái đẹp,các nhà khoa học chân chính muốn cống hiến thì không có môi trường để phát triển,vì bị cái lũ "ệ" nó nắm quyền hết,lâu ngày củng nản.
      Tóm lại là ngày nào còn điều 4 thống trị thì chẳng riêng gì nông nghiệp,chẳng có lĩnh vực gì phát triển được cả

      Xóa
  5. Bác nói đúng đến chính xác là "cái ngăn cản
    chúng ta chính là thể chế và tư duy thị trường
    (cũng do cái thể chế chính trị mà ra)".

    Trả lờiXóa
  6. Israel or Ixraen ? Hay dùng cả hai do mỗi người thích một tên.
    Đại học Nông nghiệp gửi sinh viên chương trình tiên tiến sang Israel từ mấy năm nay. Chủ yếu là ở với nông dân chứ không phải là nghiên cứu. Hè tới sẽ có bố già Israel về quản lý nước và chính sách VN . Hi vọng đóng góp chút cho VN chút it .
    KH

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tên "Israel" bắt nguồn từ Kinh thánh Hebrew: Jacob, tổ phụ của dân tộc Do Thái, đã được đổi tên Israel sau khi chiến đấu với Đức Chúa Trời. Theo đó, hậu duệ của Jacob được gọi là "con cái của Israel", trong tiếng Anh gọi là "Israelites". Các công dân của nước Israel hiện đại ngày nay, theo tiếng Anh, được gọi là "Israelis".
      Trong thời gian Chiến tranh vùng Vịnh, Israel bị Iraq dùng nhiều tên lửa tấn công, nhằm mục đích buộc Israel phải tuyên chiến. Tuy nhiên, Israel không trả đũa dù những vụ tấn công đó đã làm thiệt mạng hai người dân Israel.
      Sau cuộc chiến, Hoa Kỳ tăng sức ép buộc các bên xung đột ở Trung Đông ngồi vào bàn đàm phán hoà bình. Hội nghị hoà bình Madrid khai mạc tháng 3 năm 1991. Các đảng cực hữu coi quá trình này là một sai lầm nghiêm trọng và lật đổ chính phủ của Shamir dẫn tới cuộc bầu cử năm 1992.
      Chiếu theo các hệ thống luật châu Âu, hệ thống bồi thẩm đoàn không hề được chấp nhận ở Israel. Các vụ việc đưa ra trước toà được quyết định bởi những thẩm phán chuyên nghiệp. Những ảnh hưởng khác từ luật pháp Cựu lục địa cũng có thể thấy trong sự thực rằng nhiều đạo luật chính của Israel (như Luật Hợp đồng) được dựa trên các nguyên tắc của Luật Dân sự. Hệ thống luật pháp của Israel không bao gồm các bộ luật, mà là các điều luật riêng biệt. Tuy nhiên, phác thảo Luật Dân sự gần đây đã được hoàn thành, và nó sắp trở thành một dự luật.
      Israel có một nền kinh tế thị trường phát triển cao cùng với sự điều tiết tích cực của chính phủ. Nước này nhập khẩu các nhiên liệu hoá thạch (dầu thô, khí tự nhiên và than đá), ngũ cốc, thịt bò, các nguyên liệu thô và trang thiết bị quân sự. Dù có nguồn tài nguyên thiên nhiên hạn chế, song trong 20 năm qua Israel vẫn đã luôn phát triển nhanh, nhất là trong các lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Israel tự túc được phần lớn lương thực trừ ngũ cốc và thịt bò. Kim cương, kỹ thuật cao, trang thiết bị quân sự, phần mềm, dược phẩm, hoá chất tinh chế (fine chemical) và các nông sản (hoa quả, rau và hoa) là những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của nước này. Israel thường xuyên bị lớn thâm hụt tài khoản vãng lai, song chúng thường được bù đắp bằng các khoản tài trợ lớn từ nước ngoài và các khoản vay nước ngoài. Israel sở hữu nhiều cơ sở lọc dầu, đánh bóng kim cương và nhà máy sản xuất chất bán dẫn lớn. Theo điều tra của Nhóm Ngân hàng Thế giới, Israel là nền kinh tế có môi trường kinh doanh tốt nhất và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nghiêm nhất ở khu vực Trung Đông mở rộng. Tháng 5 năm 2007, Israel đã được mời gia nhập OECD.
      Khoảng một nửa khoản nợ của chính phủ là nợ Hoa Kỳ. Đây cũng là nước cung cấp viện trợ kinh tế và quân sự chủ yếu cho Israel. Bình quân hàng năm, Israel nhận từ Mỹ khoảng 5,5 tỷ USD viện trợ. Một tỷ lệ lớn nợ nước ngoài của Israel do các nhà đầu tư cá nhân nắm giữ, thông qua chương trình Trái phiếu Israel. Những đảm bảo của Mỹ cho các khoản vay của Israel và các nhà đầu tư cá nhân có thể đầu tư trực tiếp vào đó giúp cho lãi suất của những khoản vay này rất thấp và thỉnh thoảng còn thấp hơn tỷ lệ thị trường.

      Xóa
  7. Đọc trên báo nhiều khi thấy cách Israel làm (và có "hướng dẫn làm mẫu" cho ta thì phải) thì thấy ta không đủ điều kiện như họ (và nước cũng dồi dào hơn nên "ngại" chăng?)
    Mặt khác, khoa học và kĩ thuật của họ hơn ta như một trời một vực, muốn áp dụng kĩ thuật của họ đâu chỉ thuần túy nhờ các nhà khoa học nông nghiệp mà còn cần có sự chung tay của nhiều ngành khác (ta có sẵn sàng không?). Một điều nữa không thể quên là : Israel là một dân tộc bị đuổi khỏi đất Tổ hàng nghìn năm, phát tán đi khắp nơi, và điều kiện ấy đã làm cho họ một ý thức "vươn lên để tồn tại", thành công nổi tiếng ở bất kì đâu.
    Truyền thống của ta thì hoàn toàn khác, ăn sâu vào tâm lí toàn xã hội
    (chỉ trừ có chống ngoại xâm) : ăn sẵn những cái của người khác và thiên
    nhiên trao tặng ("Trông trời, trông đất, trông mây/Trông mưa, trông gió,
    trông ngày, trông đêm/ trông cho chân cứng đá mềm ...) ít chịu động não,
    Cứ xem tỉnh nào cũng chỉ biết đào tài nguyên khoáng sản đem bán và chia chác nhau, điển hình là khi giải phóng Thủ Đô Hà Nội (1954), TP HCM sau 30.04.1975 (cả đến 2 sân bay Gia Lâm và Tân Sơn Nhất, thậm chí mấy địa điểm đặt ụ pháo trước đây, dù là trên đồi núi cũng là "đất quân sự" rồi các vị trong quân đội chia nhau.
    Chờ đến lúc cạn kiệt rồi mới "trắng mắt ra.
    NC

    Trả lờiXóa
  8. Phạm Quang Khảilúc 14:14 4 tháng 3, 2015

    Giới KHCN nông nghiệp nước ta chắc không ai không biết những thành tựu KHCN của Nhật bản cũng như Israem trong lĩnh vực nông nghiệp. KHCN ở đâu cũng vậy ở bất kỳ nước nào cũng thế, nó phải được gắn liền với thực tế thị trường, trình độ văn hóa, điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa xã hội và tập quán canh tác cũng như tiêu thụ của từng nơi, từng quốc gia một.
    Phạm Quang Khải

    Trả lờiXóa
  9. Ta không học được Israel là vì ta có đảng quang vinh lãnh đạo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn comt hay, quá ngắn gọn đầy đủ.

      Xóa
    2. bác 1431 viết dư zày ngang với chốt hạ òy

      Xóa
  10. Chúa đã an bài cho mọi loài mọi vật.
    Ixrael không làm thế thi diệt vong,Việt Nam làm như thế thì của đâu để cho hết,
    Có nhập khẩu thì mói có xơ muối,ví như ta vãi hạt giống là có thuốc lá,rồi tẩm hương thì sao mà nhập sợi thì đâu có ăn.
    Hổng nhập ngô,xác đậu phụng,đậu nành...lấy gì làm giàu theo cơ chế...
    Israel không thể đem sánh với nước ta được,sánh với Lào,K,hay Thái là được rồi.
    Sắp đến Israel còn vượt hơn nữa,vì MỸ nó hết cần nữa rồi,để tồn tại thì ráng lên thôi.

    Trả lờiXóa
  11. Học sao được hở Ông Tô văn Trường vì, Israel là một quốc gia tự do dân chủ,đa nguyên đa đảng,người dân được tôn trọng thật sự,lãnh đạo được dân bầu thật sự,lãnh đạo là người có TÂM,có TẦM,tài ba đạo đức thật sự và lòng yêu nước sâu sắc,hết lòng vì dân vì nước ... Còn VN ? không dám nói nữa,xin được phép để liệt quí vị tự tìm giải đáp ! => cho nên,Israel đi lên,VN đi xuống ! Rất đáng buồn và vô cùng hổ thẹn !

    Trả lờiXóa
  12. Israel là nước có ... HTX nông nghiệp thật sự đấy. Chúng hoạt động hiệu quả do dân họ có tính tự giác cao.
    Mà các nuớc TB phát triển dân sống đều có đạo đức làm người như vậy.
    Họ may mắn không có cái gọi là "con người mới XHCN"!

    Trả lờiXóa
  13. Nguyễn Ngọc Kínhlúc 17:57 4 tháng 3, 2015

    Đối tượng công nghệ cao của Israel là rau hoa và một số loại cây ăn quả (cây trồng cạn). Công nghệ cao cần có giống thich hợp và tổ chức (thể chế, chính sách phù hợp). Nước ta sản xuất lúa và một số giống cây trồng như cà phê, chè, hồ tiêu vv...đều đứng tốp đầu trên thế giới không sử dụng công nghệ cao của Ỉsrael

    Trả lờiXóa
  14. Cá bài viết của tác giả TVT đa dạng và rất cuốn hút người đọc. Cám ơn đại tá BVB

    Trả lờiXóa
  15. Lãnh đạo Bộ Nông nghiệp & PTNT tư duy lùn tẹt làm sao mà học được mô hình của Do Thái. Nông dân thì nghèo còn căng ra làm nhiệm vụ an ninh lưong thực cho cả thế giới. Hão

    Trả lờiXóa
  16. Đừng có mơ khi dân Việt còn bị người "đỉnh cao" thống trị !

    Trả lờiXóa
  17. Kỳ tích nông nghiệp Israel: Kibbutz - Hợp tác xã kiểu Israel
    Đây giống hệt... HTX nông thôn Bắc Việt trước "Khoán 10"! Là cộng đồng nông thôn với những đặc tính rất riêng: một xã hội thu nhỏ, hệ thống kinh tế - xã hội dựa trên nguyên tắc sở hữu tài sản tập thể, bình đẳng và kết hợp SX, tiêu thụ, đào tạo với ý tưởng “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Ngày nay, khoảng trên dưới 300 kibbutz với số lượng xã viên từ 40 tới hơn 1.000 người/kibbutz hiện diện khắp nơi trên đất nước Israel. Hầu hết kibbutz có quy mô 300-400 xã viên, còn nếu tính cả con cái họ, số người của một kibbutz trung bình là 500-600. Cuộc sống của họ rất giàu có, độc lập, tự do và hạnh phúc.
    Thật ra, nếu muốn tìm "những người cộng sản chân chính", ta nên tới các Kibbutz tại Israel, chứ đừng mơ mộng vào đám Lú Vietnem.

    Trả lờiXóa
  18. Học triết học, kinh tế chính trị học Mác - Lê để xây CNXH chứ học Israel làm chi, nó cũng là bọn "giãy chết" mà! Dù đến cuối thế kỷ ni không biết có hay không thì vẫn phải xây mà. Bác Tổng nói rồi. Nghĩ khác đi là suy thoái tư tưởng, đạo đức đó.

    Trả lờiXóa

  19. VÌ SAO TA KHÔNG HỌC ĐƯỢC DO THÁI ISRAEL?

    Vì ta có lắm NHÀ PHÊ BÌNH THƠ BÁC !!!!



    Chẳng phải là Tình cờ hay Ngẫu nhiên khi Đặng Tiên sinh lạc lối về
    nơi Nghệ An...Quê BOác để "bình" Thơ ! !
    ********************************************



    Bình thơ Ngày Nguyên Tiêu tha hồ phê !
    Thơ BOác hay ra phết đến đê mê
    Đặng Lùi lạc lối về nơi ...Quê BOác ! !
    Vũ Hoàng Chương Thanh Tâm Tuyền mộ huyệt lạnh mề
    Lão Đặng vốn gốc sư phạm lại không mô phạm
    Ăn cơm Quốc gia thờ ma cộng sản thật não nề !
    Đến giờ mới nghĩ té ra Mình sinh lầm Thế kỷ ? ? ? !! !
    Bao Cơn gió bụi gió chướng dâu bể cạnh kề
    Hồn vía Lão Đặng thuở ấy lỡ lầm thế sự
    Bắt thơ thẩn làm ăn ép-phe với Bác và Đảng nghe !
    Nghệ thuật Thư pháp BOác Hù cao vời vợi
    Viết chữ Việt HỒ Hẹ như gà bới chán ghê !
    Lầm tưởng chỉ còn có thơ hay không Chiến tuyến
    Cũng không bè phái .. .. Thơ ít xét đến « người » tê ! ! !
    Đáng thương cho khách tri âm đến nghe quả đáng tội
    Tưởng là người tri kỷ té ngửa Tuyên giáo đáng chê ! ! !
    Mùa màng gặt hái hạt giống BOác gieo trồng nở trễ...
    Chẳng phải ngẫu nhiên Nghệ An...Quê BOác lạc lối về ! !


    TRIỆU LƯƠNG DÂN cảm tác nhân đọc

    Đặng Tiến và 'Chuyện thơ'

    http://motthegioi.vn/van-hoa-giai-tri/dang-tien-va-chuyen-tho-160034.html

    Đăng Bởi MỘT THẾ GIỚI - 19:12 04-03-2015


    Trả lờiXóa