Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

VĂN HÓA CƯỚP ?!

* BÙI VĂN BỒNG
Tại giao ban báo chí đầu năm mới, ông Phan Đăng Long, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, nói rằng: “Khi bàn về các lễ hội cần có cơ sở lý luận, nhìn nhận đúng lịch sử và bản chất của lễ hội. Đa phần là lễ hội nông nghiệp, mang dấu ấn nền sản xuất lạc hậu …
"Trong lễ hội đền Gióng, có một tục gọi là tục cướp lộc thánh, cướp giò hoa tre, cướp trầu cau. Đúng là nhiều khi cũng xảy ra xô xát. Nhưng phải nói rõ hơn về việc 'cướp' ở đây. Theo quan niệm của người xưa, đây là sự may mắn. Lưu ý chữ 'cướp', nhiều người không hiểu, nghĩ là cướp giật, nhưng không phải như vậy, 'cướp' ở đây là cướp trong bối cảnh lễ hội ngày xưa của người dân địa phương, có dân cư đông đúc, nó cũng giống như tục cướp vợ của người H'Mông”. Và ông Long nhận định 'xanh rờn': “Đây là cướp có văn hóa…” (!?).
             Đây quả là ‘tư duy mới’ mang đầy ‘bản sắc dân tộc’ và biết ‘tôn trọng truyền thống’ chăng? Không phải vậy, cần nói rằng: Phát biểu, lý giải kiểu như ông Long là chẳng hiểu gì về văn hóa dân tộc cả.
Xưa, Hội Gióng là một lễ hội truyền thống hàng năm được tổ chức ở nhiều nơi thuộc vùng Hà Nội để tưởng niệm và ca ngợi chiến công của người anh hùng truyền thuyết Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam. Có 2 hội Gióng tiêu biểu ở Hà Nội là hội Gióng Sóc Sơn ở đền Sóc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn và hội Gióng Phù Đổng ở đền Phù Đổng, xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Giá trị nổi bật toàn cầu ở hội Gióng chính là một hiện tượng văn hóa được bảo lưu, trao truyền khá liên tục và toàn vẹn qua nhiều thế hệ. Mặc dù ở gần trung tâm thủ đô và đời sống cộng đồng trải qua nhiều biến động do chiến tranh, do sự xâm nhập và tiếp biến văn hóa, hội Gióng vẫn tồn tại một cách độc lập và bền vững, không bị nhà nước hóa, thương mại hóa.
Quang cảnh Lễ hội đền Gióng
Ngoài ra còn hơn 10 hội Gióng cũng thuộc địa bàn Hà Nội (gọi là vùng lan tỏa vì chưa được Unesco công nhận) như: hội Gióng Bộ Đầu xã Bộ Đầu, huyện Thường Tín; lễ hội thờ Thánh Gióng ở các làng Đặng Xá, Lệ Chi (huyện Gia Lâm); các làng Phù Lỗ Đoài, Thanh Nhàn, Xuân Lai (huyện Sóc Sơn); Sơn Du, Cán Khê, Đống Đồ (huyện Đông Anh); Xuân Tảo (huyện Từ Liêm); làng Hội Xá (Quận Long Biên).
Hội Gióng là một lễ hội văn hóa cổ truyền mô phỏng một cách sinh động và khoa học diễn biến các trận đấu của thánh Gióng và nhân dân Văn Lang với giặc Ân. Thông qua đó có thể nâng cao "nhận thức cộng đồng về các hình thức chiến tranh bộ lạc thời cổ xưa và liên tưởng tới bản chất tất thắng của cuộc chiến tranh nhân dân, toàn dân, toàn diện trong sự nghiệp giải phóng và bảo vệ Tổ quốc".
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, hội Gióng ở Sóc Sơn (nơi thánh Gióng bay về trời) và hội Gióng ở xã Phù Đổng (nơi sinh ra thánh Gióng) có ý nghĩa và hoàn chỉnh hơn những nơi khác, từ ý tứ truyền thuyết đến nghệ thuật diễn xướng. Những nghi thức được quan tâm, "chứa đựng trong nó sự huyền bí và sức sống của một huyền thoại gắn liền với lòng tự chủ dân tộc của người Việt Nam".
Theo truyền thuyết, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) là nơi dừng chân cuối cùng trước khi Thánh Gióng về trời, nên hàng năm cứ ngày mồng 6 tháng Giêng âm lịch, dân làng ở đây mở hội linh đình tại Khu di tích đền Sóc thờ Thánh Gióng – Phù Đổng Thiên Vương. Lễ hội Gióng Sóc Sơn diễn ra trong ba ngày với đầy đủ các nghi lễ truyền thống như: lễ khai quang, lễ rước, lễ dâng hương, dâng hoa tre lên đền Thượng, nơi thờ Thánh Gióng.
Trước ngày hội diễn ra, bảy thôn làng đại diện cho bảy xã chuẩn bị lễ vật trong ngày mở đầu hội chính. Nhưng nghi lễ đặc biệt sẽ được làm vào đêm mùng 5 đó là lễ Dục Vọng để mời ông Gióng về với các lễ vật, lễ phẩm đã được chuẩn bị chu đáo với lòng thành kính, mong đức Thánh Gióng phù hộ cho dân làng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Ngoài ra, trong hội còn có nhiều trò chơi dân gian sôi động như chọi gà, cờ tướng, hát ca trù, hát chèo… Ngày chính hội là mùng 6, ngày thánh hoá theo truyền thuyết. Ngày khai hội, dân làng và khách thập phương dâng hương, đúng nửa đêm có lễ khai quang - tắm cho pho tượng Thánh Gióng. Nghi lễ chủ yếu trong ngày chính hội là dâng hoa tre ở đền Sóc (thờ Thánh Gióng) và chém tướng giặc. Hoa tre được làm bằng những thanh tre dài khoảng 50 cm, đường kính khoảng 1 cm, đầu được vót thành xơ và nhuộm màu. Sau lễ dâng hoa, tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội lấy để cầu may. Chém tướng giặc được thực hiện bằng cách chém một pho tượng, diễn lại truyền thuyết Gióng dùng tre ngà quật chết tướng cầm đầu giặc Ân là Thạch Linh (đá thành tinh). Mặc dù có các nghi thức gắn với truyền thuyết Thánh gióng nhưng các nhà nghiên cứu cho rằng: "Hội Gióng Sóc Sơn vẫn mang rõ tính chất hội cầu mùa theo tín ngưỡng dân gian phổ biến ở hầu hết hội xuân vùng đồng bằng và trung du Bắc Bộ".
"Cướp có văn hóa" (!?)
              Núi Sóc nằm ở xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, là nơi Gióng ngồi nghỉ, ngắm nhìn đất nước lần cuối rồi cởi áo bỏ lại và cưỡi ngựa về trời. Tại khu vực này có một quần thể di tích gồm đền Thượng, chùa Đại Bi, chùa Non Nước, đền Hạ, miếu Thánh Mẫu và nhà Bia.
            
Theo PGS.TS. Trịnh Hòa Bình: <Ngày xưa, bản thân chữ “cướp” là “giành lấy cho mình”. Nó thể hiện tính năng động, tính chủ động nhất định nào đó trong một kỳ dịp, một lễ hội. Nó thể hiện sự cạnh tranh, sự thi đua để thể hiện năng lực cá nhân của mình và nó có tính tích cực trong văn hóa ứng xử, văn hóa tâm linh.
Những tập tục “cướp” này được diễn ra trong một bình minh lịch sử của chúng ta khi đất chắc chắn không rộng, người chắc chắn không đông, nếu không muốn gọi là thưa, thì nó thanh bình, nhàn tản. Nên nhớ rằng những tập tục này diễn ra như một nghi thức văn hóa, một sự thỏa mãn nhiều hơn.
Lấy ví dụ như vùng Sóc Sơn hay một số vùng ngoại thành Hà Nội còn có tục cướp giò hoa tre... họ có thể vật lộn nhau, thậm chí ngã xuống ao để lấy, nhưng không theo nghĩa trục lợi, thực dụng, hay làm đau người khác.
Tuy nhiên, chuyện “cướp” bây giờ có thể nói là đúng theo kiểu “cướp giật”, bằng mọi cách để đạt tới, thậm chí làm mọi người bị thương. Nếu ai đó khắt khe có thể nói đó là sự xuống cấp của đạo đức trong việc tranh giành “sự quan tâm” của các đấng siêu nhiên, của các thế lực thần bí, cũng như của “thế giới ảo”.
Con người chúng ta “thờ phụng” một cách tuyệt đối chữ “Cướp”, và để nó diễn ra một cách trần trụi theo đúng giá trị từ nguyên nghĩa đen của nó thì là đáng buồn chứ không phải hay ho gì.
Chẳng hạn trò chơi cướp cờ đâu làm bị thương đối thủ. Nhưng giờ người ta sẵn sàng vật lộn cướp giật với nhau để kiếm một cái lộc, một cái miếng gì đó ở trong cộng đồng, trong làng, giữa các ban thờ, các nhà chùa, sẵn sàng làm người khác bị thương và mình gặt hái.
Đó là cái khác biệt và cũng là sự méo mó, biến tướng và đẩy tới ý nghĩa tuyệt đối của từ “cướp”.>/
Thực ra: Trong Lễ hội: “cướp” là trò giành giật, cũng là hình thức ‘thi thố’ cho vui, xem ai nhanh tay, nhanh trí hơn ai. Trong thể theo cũng có hình thức “cướp”, biểu hiện cụ thể như tranh cướp bóng trong bóng đá, bóng rổ, bóng chày…Nhưng đều lành mạnh và có ‘luật chơi’ khá chu tất, hoàn hảo. Còn như Lễ hội Đền Gióng vừa rồi người ta thấy phản cảm nhất là dùng gậy đập, đánh, dẹp, rất xô bồ. Như vậy, ông Long nói là “Cướp có văn hóa”! Kết luận cộc lốc và vô trách nhiệm như vậy đâu có được. Bản thân nó là hình thức vui chơi có văn hóa: “Cướp trong lễ hội”. Hình tức này cũng ít thôi, không phổ biến, không phổ quát và cũng có “luật chơi” chứ không loạn cào cào như tình trạng cướp đã xảy ra như lễ hội mới rồi!   Nhưng nói rằng “Cướp có văn hóa” là không được.
Tuy nhiên, trong phát biểu của ông Phan Đăng Long lại so sánh, ví dụ rất khập khiểng: “dấu ấn nền sản xuất lạc hậu”, cướp ở đây là cướp trong bối cảnh lễ hội ngày xưa của người dân địa phương, có dân cư đông đúc, nó cũng giống như tục cướp vợ của người H'Mông”. Thế cư dân hiện này ‘thưa thớt’ à? Sao lại ví von với ‘tục cướp vợ của người H’Mông’?
            Những lãnh đạo chuyên ngành văn hóa, những ‘cán bộ văn hóa’ như ông Phan Đăng Long không thể nhìn nhận, phân tích, lý giải về văn hóa (nói chung), phong tục tập quán, lễ hội (nói riêng) như thế được.
BVB
--------------

23 nhận xét:

  1. Tay vung gậy đánh tới tấp, đúng nghĩa hành động cướp đường, cướp chợ, cướp ngoài bến bãi...mà ông Long: "Cướp có văn hóa"?!!

    Trả lờiXóa
  2. Các quan tham nhũng , cũng chính là những tên đi cướp đất đai , tiền thuế của dân, tài nguyên quốc gia về làm giàu cho cá nhân và gia đình chúng . Bọn đội mũ ô xa, mua quan, bán chức , chúng xây nhà như những cung vua , phủ chúa . Nếu như lời ông Long nói :( những người này cướp có văn hóa ) . Mọi người cùng xuy ngẫm ?

    Trả lờiXóa
  3. Cướp chính quyền có phải "cướp có văn hóa"?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hay lắm! 10:12! Câu hỏi lý thú thật, các nhà tiên gioá trả lời đi!?

      Xóa
    2. Trương Minh Tịnhlúc 18:25 5 tháng 3, 2015

      "Cướp chính quyền".....Văn hóa...Hahaha !!!!

      Xóa
  4. Cướp đường, cướp chợ, cướp sông...
    Vẫn không bằng kẻ tranh công, cướp ngày
    Quyền hành đã nắm trong tay
    Khoác thêm 'áo Đảng' có ngay uy quyền
    Vơ tiền nhà nước như điên
    Đất đai, biệt thự khắp miền Bắc-Nam
    Kết thành phe nhóm cùng tham
    Ai mà nói đến vội vàng chặn ngay
    Cho công an đến còng tay
    Trói 'ghế Năm Tám' (258) cho mày mọt gông
    Đứa nào dám đụng đến ông?!
    Ông là cướp đấy vẫn không việc gì
    "Văn hóa cướp" - hãy học đi...

    Trả lờiXóa
  5. Tại sao các quan chức của chúng ta lại " bình thường hóa " chuyện CƯỚP ? kể cả tình trạng cướp tại các lễ hội mang tính tâm linh như " lễ phát ấn đền Trần " vừa qua ? Bởi vì lâu nay dưới sự lãnh đạo " tuyệt đối , toàn diện " của cái đảng CSVN có nhiều sự việc " cướp có tổ chức , cướp được nhà nước bảo kê " như cướp đất , cướp tài sản của nhân dân - nhà nước ( tham nhũng - ăn cắp ... ) được tự do thực hiện nên việc sảy ra tình trạng tranh cướp ở các lễ hội ( ngày trước làm gì có khủng khiếp như ngày nay ) và đương nhiên các quan chức văn hóa phải " ngụy biện " là TÌNH TRẠNG CƯỚP CÓ VĂN HÓA ! Đó là cách lý giải của những kẻ lưu manh , vô văn hóa ! Đây là những lý giải " đầu têu " cho tình trạng XUỐNG CẤP ĐẠO ĐỨC trầm trọng ở Việt nam ngày nay . Hãy nhìn những cảnh ngất xỉu , máu chảy đầy mặt ...của những kẻ tham gia cướp " có văn hóa " tại các lễ hội mà VTV phát trên các chương trình thời sự mấy ngày qua , các quan chức " vô văn hóa " sẽ phát biểu thế nào ? Với những phát biểu " lưu manh " như vậy bảo sao tình hình ANTT xã hội VN ngày càng tệ hại , giết người , cướp giật , hiếp dâm ... sảy ra " như cơm bữa " . Một xã hội đầy rấy cảnh buôn thần bán thánh , ăn mày dĩ vãng , ăn mày cửa Phật , mê tín dị đoan , lễ hội tràn lan , vàng mã đốt " như điên " ... ! Không lẽ đây là một xã hội tốt đẹp , văn minh ... đang được lãnh đạo bởi cái đảng CS cũng hết sức " văn minh và thiên tài " ??? Không hiểu sao bây giờ quan chức - đảng viên , dân đen đi lễ chùa nhiều " như quân Nguyên " thế nhỉ , không lẽ họ không còn niềm tin vào sự lãnh đạo tài tình của đảng CSVN nữa hay sao ? lạ nhỉ . Có bạn " còm " nào giải thích dùm với .

    Trả lờiXóa
  6. Mời ông Long bình luận xem,trong giáo trình lịch sử mà đảng soạn ra để nhồi sọ học sinh,ghi chép rõ rằng,năm 1945,Việt Minh "cướp" chính quyền của chính phủ Trần Trọng Kim rồi thủ tiêu những người không cùng chính kiến,thì việc "cướp" đó có văn hoá hay không?

    Trả lờiXóa
  7. ... Đến nay, sự thăng quan tiến chức khi xin ấn ở đền Trần chưa được nhắc đến, thì dư luận đã phải ngao ngán với cảnh chen lấn xô đẩy, giẫm đạp lên nhau cướp lộc thánh tại lễ khai ấn đền Trần. Tình trạng này diễn ra phổ biến 3 năm qua. Và đến năm 2015, sự đổi thay vẫn chưa thấy.
    Như thường lệ, sau giờ khai ấn đền Trần 2015, ban tổ chức mở cửa cho người dân vào bên trong, cảnh tượng chen lấn, xô đẩy tiếp tục tái diễn như những gì người ta nghĩ khi nhắc đến sự "khủng khiếp" của lễ khai ấn đền Trần.
    Chính quyền hứa cứ hứa, người dân cướp lộc vẫn cứ cướp lộc. Sau nghi thức khai ấn, người dân lại ồ ạt lao vào bên trong vơ vét lộc đền. "Cuộc chiến" càn quét lộc đền chính thức bắt đầu. Cảnh tượng hỗn loạn khiến cho những người yếu về sức khỏe hay thể hình khó mà vượt lên được.
    Lọ hoa, đồ lễ nhanh chóng trở thành những mục tiêu tranh cướp của những người dự lễ. Sau những màn tranh cướp kịch tính, sở hữu trên tay là những cành hoa bị dập nát, rụng cánh, hay những thứ đồ lễ không còn nguyên vẹn nhưng đối với nhiều người dân thì "có lộc thánh" là đủ rồi.
    Trong cảnh hỗn loạn, nhiều đồ lễ trên bàn thờ rơi xuống đất, những đôi chân chen lấn lại giẫm nát chính thứ mà họ đang tranh cướp.
    Sau khi số 'lộc thánh' bị vơ vét hết, người dân lại ùa vào bên trong điện thờ hành lễ. Thậm chí nhiều người còn giẫm lên nhau để xoa tiền vào thanh kiếm trên bàn thờ cầu mong một năm nhiều tài lộc, sớm thăng tiến nghề nghiệp.
    Lễ khai ấn đền Trần 2015 kết thúc trong cảnh chen lấn, dù trước đó Ban tổ chức khẳng định tỉnh Nam Định huy động hơn 2.000 cảnh sát đảm bảo an ninh ở lễ hội này.(VTC)

    Trả lờiXóa
  8. 2000 canh sat la de phong chong bao loan lat do thoi. Cu moi lan le hoi la ca he thong chinh tri dia phuong lai lao vao khai thac dich vu, bao ke va dau thau dich vu chu quan tam gi den van hoa va trat tu dau

    Trả lờiXóa
  9. Mấy năm nay tham nhũng của chúng ta mang tính ổn định và nay tiến đến là tham nhũng có văn hóa, đây là một nét đẹp của đất nước ta, nên bảo tồn và phát huy để giống như quốc hoa, quốc bảo...vậy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trình Đình Thanhlúc 18:04 5 tháng 3, 2015

      He....he...Chính xác, phạm trù thời mới của 'đảng ta là đạo đức là văn minh': Văn hóaTham nhũng, Văn hóa chạy chức, Văn hóa chạy tội, Văn hóa vùi lấp, Văn hóa bịt miệng, Văn hóa trả thù, Văn hóa chụp tội...!

      Xóa
  10. Rừng vàng , biển bạc đã vét cạn sạch cả rồi , nay nảy sinh tâm lý ăn sẵn , làm ít muốn có nhiều , hoặc không làm mà có , Đang là xu hướng sống của nhiều người . Khai ấn ( hay cướp ấn ) Đền Trần là từ tâm lý này mà ra . Bản thân tờ giấy bản đóng dấu mực lem luốc , không thể làm nên được điều gì , nhưng được gán vào đó sự kỳ bí hoang đường . Phần đông số người xin ấn là quan chức nhà nước muốn tiến thân , nhưng không bằng năng lực , kiến thức tự thân , mà bằng mánh lới để tiêu diệt và trù yểm đối thủ để thăng tiến dựa vào sự phù trợ của thế lực siêu nhiên .

    Đã qua 15 năm của thế kỷ 21 nhưng cảnh chen lấn , trèo lên đầu , đạp lên cổ nhau để cướp tờ giấy , cướp hoa trên bàn thờ , sờ vào kiếm báu để lấy may , vừa vô đạo đức , vừa phỉ báng văn hóa cha ông . Đến thổ dân Amazon , dù sống trong hoang dã , chắc cũng không bao giờ dám báng bổ thần linh như vậy . Điều này có lẽ chỉ có ở VN . Thật nhục nhã cho “ nền văn hóa XHCN đậm đà bản sắc dân tộc dưới sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của đảng quang vinh “

    Người phát biểu " Cướp có văn hóa " , nhiều khả năng đã từng tham gia những vụ " cướp ấn " như trên , vì thế mới lên tiếng bênh vực cho thứ " Văn hóa cướp " đó .


    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  11. Ông Phan Đăng Long nói rằng: “Khi bàn về các lễ hội cần có cơ sở lý luận, nhìn nhận đúng lịch sử và bản chất của lễ hội. Đa phần là lễ hội nông nghiệp, mang dấu ấn nền sản xuất lạc hậu …". Ôi, một ông Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội, chắc chắn là ông phải có bằng cao cấp chính trị, đủ chuẩn để được bổ nhiệm vào chức danh này. "Cơ sở lý luận", cái gì các ông phun ra cũng có vẻ khoa học, nhưng người xưa có nhiều lý luận như các ông đâu mà vẫn tử tế hơn các ông bây giờ. Biết bao nhiêu sai lầm mà các ông tuyên giáo chỉ bảo cho cán bộ, đảng viên và dân đen chúng tôi cũng dựa trên cái "cơ sở lý luận" chổi cùn đó đã bị vứt vào sọt rác, sao các ông không lấy đó làm bài học rút kinh nghiệm để làm tốt hơn? Lễ hội là hành vi cụ thể của con người, nhưng các ông lại trừu tượng hóa vấn đề, nhưng cái cụ thể nhất là tiền, quyền luôn gắn liền với các dự án, ngay cả các lễ hội truyền thống cũng bị lợi dụng để kiếm tiền thì các ông né tránh. Quan lại ngày xưa, thôi thì nó phong kiến, thối nát nhưng nó không tranh ăn, cướp ấn như các cán bộ đv có chức, có quyền hiện nay. Tại sao cán bộ các ông bị dân khinh thường đến như vậy? Bao nhiêu đợt học tập đạo đức Hồ Chí Minh, các ông có học được gì, thu hoạch được gì? Một con số 0 tròn chĩnh! Biểu trưng của con số 0 đó là ngôi biệt thự xa hoa với ghế vàng rồng phượng của một vị nguyên lãnh đạo cao nhất của đất nước. Sao không thấy một ông tuyên giáo nào đả động đến chuyện này? Các ông thử giải thích cho dân đen chúng tôi nghe đi!

    Trả lờiXóa
  12. Cách đây 3 ngày Ông Đại tá Lê Văn Nghiêm, trưởng Công an TP Thanh Hóa, móc ngoặc với Phòng Tài chính TP Thanh Hóa vừa mới bán đấu giá 370 xe mô tô và 01 xe Ô tô với giá bèo dạt mây trôi 200.000.000đ (hai trăm triệu VNĐ) cho một lái buôn ở Hải phòng... Các xe này là xe tang vật bị công an TP Thanh Hóa thu giữ trong các vụ án hình sự và vi phạm trật tự ATGT...Đang lưu giữ tại bãi xe của Công ty TNHH Minh Quang của nhà Lài Chuân (Cha mẹ ruột của tên trộm két bạc tại phòng XNC CA Thanh Hóa). Việc bán đấu giá nhưng không cho đấu thầu công khai mà được tiến hành bí mật đã gây thất thu cho ngân sách nhà mước hơn 1 tỷ đồng.
    Việc này có phải cướp không?
    Xem tại đây: http://nhungocgialang.blogtiengviet.net/

    Trả lờiXóa
  13. Khi nói đến Ban Tuyên giáo là nghĩ ngay 2 chữ Văn Hoá, nhưng hỡi ôi ! Khi nghe ông Long, Phó Ban nói thì biết ngay ông ta không biết gì về "Văn hoá" và cũng có "Văn hoá " ?

    Trả lờiXóa
  14. không chỉ cướp hoa tre , cướp ấn , nhiều người còn tranh nhau ăn ở phủ mẫu the Hải Dương .

    http://kienthuc.net.vn/doc-30s/hang-nghin-nguoi-tranh-nhau-va-vat-an-com-phu-mau-the-462310.html?p=7



    Trả lờiXóa

  15. Người Việt ngày càng thô bạo: Cướp cả “bảo kiếm” đêm khai ấn Đền Trần
    Giờ Tý ngày 14 tháng giêng năm Ất Mùi (12 giờ đêm ngày 4-3), Lễ hội khai ấn Đền Trần (phường Lộc Vượng, TP Nam Định, tỉnh Nam Định) năm 2015 tại VN chính thức bắt đầu.
    Vậy nhưng khi “giờ thiêng” vừa điểm, hàng vạn người đã hò hét, xô đẩy, chen lấn vào Đền Trần xin lộc, “cướp lộc”, thậm chí nhiều người còn lấy cả bảo kiếm ra khỏi giá đỡ để xoa tiền lấy may khiến bàn thờ vua đổ vỡ, tan hoang.
    Tiếng hò hét, chửi bới vang lên ngày một nhiều, người này giẫm đạp lên người kia để mong xin được một cành hoa, chiếc bánh, loan bia… hay được sờ tay vào một vật gì đó ở điện thờ.
    Dòng người đổ vào trong nội cung ngày càng đông, đặc biệt tại bàn thờ trong cung cấm, nơi có thanh bảo kiếm của nhà vua đã bị nhiều người cướp đi khỏi giá đỡ, hương thờ cũng được nhiều người vô ý thức nhổ đi. Dưới bàn, tiền ném vung vãi khắp nơi, lọ hoa, đèn cầy vỡ toang.
    Trước tình trạng trên, nhiều thủ từ đã van xin tới khản giọng và được sự giúp đỡ của công an, bảo kiếm mới được đưa về chỗ cũ. Tuy nhiên, sau đó điện thờ nhìn tan hoang, chẳng còn gì là vẻ tôn nghiêm vốn có.
    Theo nhiều người thì cảnh tượng “cướp” lộc Đền Trần năm nay còn kinh hoàng hơn những năm trước. Nhiều người đi lễ chỉ còn biết lắc đầu ngao ngán vì sự thô bạo ngày càng tăng của người Việt hiện nay dưới thời cộng sản.
    (D.N)

    Trả lờiXóa




  16. Âm hưởng CON DÊ CỤ Xuân Ất Mùi còn vang vọng từ Chân trời xa thăm thẳm Cố quận Cố Hương .. ..
    ********************************************



    Đầu to nghĩ nhỏ Kinh tế thị trường
    Đầu nhỏ "chơi" to thò nhiễu nhương
    Cái đuôi Lê-Mao xã hội chủ nghĩa !
    Tầm nhìn viễn kiến thành cụt đường
    Xã hội Dân sự trong cùm xiềng xích
    Trí ngủ xã nghĩa giữa Quê Hương
    Bầy cừu nhởn nhơ nhậu máng lợn
    Vịt kìu iêu nước ao thật chán chường !
    Đúng bọn người máy đui mù câm điếc
    Ăn Tết Tàu du hí về Hè kiểu đế vương
    Áo gấm về làng Từ Thức tán phét
    Gái già Chức Nữ lê lết quán nhậu bên đường
    Phọt phẹt kinh tế vĩ mô chúng tính toán
    Vinh thân phì gia khoa bảng lên lương
    Chỉ nghĩ kinh tế vi mô cho Đất Nước
    Mặc kệ Đồng bào nghèo hèn đến tang thương
    Hàng chục vạn kẻ thù trong vừa ra chạm ngõ
    Đại quan đỏ hại Dân bán Nước đầy đường
    Vịt kìu xác lùn cộng thêm hồn cũng tịt
    Chỉ vì nhiễm ý hệ Hồ-Mao hồng vương
    Nhìn gương Hiệp sĩ đạo Nhật Bản
    Dù thân lùn Tâm được soi sáng vinh dương
    Minh Trị Thiên Hoàng trên cao vẫn chỉ lối
    Vươn tầm xa năm châu bốn đại dương
    Xuân Ất Mùi : Mạnh vương ngai vàng C..uốc fụ
    C..uốc sư đ..ạo sư VŨ KHIÊU dâm mán mường
    Vừa hôn vừa hít đúng thằng già Dê cụ
    Lủng lẳng cẳng ba Vua Trụ mê ly du dương .. ..




    TRIỆU LƯƠNG DÂN





    Trả lờiXóa
  17. Phải chăng ông PĐLong này đang đóng vai trò gây
    nhiễu hay tung hỏa mù nhằm làm nhân dân chú ý
    bàn luận phê phán khi giặc Tàu cộng đang ra sức
    cải tạo đảo chìm thành đảo nổi mà xây dựng sân
    bay bến bãi ở Trường Sa ?
    Cách đây không lâu,ông ta từng phát biểu láo lếu
    rằng bắn pháo bông cho người dân quên đói khổ
    và nay tuyên bố môt cách trâng tráo là...cướp có
    văn hóa là cướp trong lễ hội,chứ không phải loại
    cướp không văn hóa đâu đấy nhé !
    Than ôi quan trí VN.ở thế kỷ 21 !

    Trả lờiXóa
  18. Hiện tượng "Cướp" đã diễn ra trên mọi mặt, trong mọi giai đoạn, mọi lĩnh vực, mọi tầng lớp xã hội. Nó cứ diễn đi, diễn lại ngang nhiên, được thực hiện trên thực tế, được hỗ trợ bởi lý thuyết, chủ nghĩa vô sản bạo lực, được thực hiện bởi đội quân "Còn đảng, còn mình"... thì dần dần đã trở nên bình thường trong xã hội.
    Và khi mọi việc trở nên bình thường trong xã hội thì nó thành nếp nghĩ, nếp sống, thành nếp sinh hoạt trong đời sống cộng đồng.
    Từ chỗ cha ông ta chỉ dạy "Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan" cho đến lúc xã hội hỗn loạn. Còn nhớ, trước phiên tòa xử một thanh niên chặt tay cô gái để cướp xe ga, người nhà gào thét chửi bới cô gái rằng: Ai bảo mày mang vàng bạc và đi xe ga đẹp làm chi cho nó chặt". Xã hội đã đến lúc buộc phải sống chung với... cướp.
    Không chỉ là kẻ cướp của, giết người man rợ như Lê Văn Luyện đã không còn lạ lùng ghê tởm với xã hội, mà những tiếng hò reo, cổ vũ tên tội đồ này của lớp trẻ, đã trở thành một hiện tượng riêng có ở thời Cộng sản.
    Bởi, ngay cấp độ nhà nước, công quyền, người ta không chỉ cướp đất đai, quyền lực, chính quyền, mà ngày nay còn sản sinh ra những trò đốn mạt như cướp "vòng hoa tang", cướp phá những lễ tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ chống xâm lăng... dưới sự tổ chức và bảo kê của công an, nhà nước.
    Thế rồi, nó trở thành nét "văn hóa" của người Việt dưới thời Cộng sản tự lúc nào không hay.
    Thời xa xưa, cha ông ta đã nói đến những hành động "cướp" với những sự khinh bỉ và ghê tởm, ngày nay, người Cộng sản coi là "văn hóa".
    Ngày xưa, cha ông ta sống dưới chế độ phong kiến thối nát và lạc hậu, cả cộng đồng họp lại, bàn bạc thống nhất cách chống cướp. Thời Cộng sản, cướp trở nên phổ biến đến mức không có cách nào chống đỡ, bởi thuộc chính sách, luật pháp cộng sản đặt ra.
    Và đất nước bốn ngàn năm, có lẽ chưa bao giờ chứng kiến hàng đoàn, hàng lũ, từng làng, từng xã, khắp cả nước người dân biến thành dân oan đi khiếu kiện trùng trùng điệp điệp hết năm này qua năm khác, hết đời cha sang đời con.
    Đó chính là hậu quả của chính sách "cướp có văn hóa".
    Và không chỉ là cướp có văn hóa, mà còn là cướp có chính sách, luật pháp và nhà nước hẳn hoi.
    (TTHN)

    Trả lờiXóa
  19. Cướp mà văn hóa có nghĩa là chỉ có cướp mới có văn hóa.
    Đạo đức xã hội xuống cấp trầm trọng mà còn ngụy biện.
    ĐỒ MẤT NHÂN TÍNH

    Trả lờiXóa
  20. Xin các vị thông cảm cho các quan ở VN. Họ đi lên bằng tiền mua chứ không phải bằng năng lực thì việc ăn nói bậy bạ có gì đáng ngạc nhiên cơ chứ !

    Trả lờiXóa