Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Luận về một Tam đoạn luận

BVB – Theo Nguyễn Gia Thơ, Vũ Thị Thu Hương: Tam đoạn luận là một phát minh lớn của Arixtốt. Trong học thuyết lôgíc học của mình, ông đã xây dựng tam đoạn luận làm cơ sở cho chứng minh: “Cần phải nói về tam đoạn luận trước khi nói về chứng minh, bởi tam đoạn luận là một cái gì đó chung hơn và chứng minh là một loại tam đoạn luận nào đó, nhưng không phải bất kỳ tam đoạn luận nào cũng là chứng minh”(1).
Về tam đoạn luận, ông  định nghĩa như sau: “...tam đoạn luận là ngôn ngữ mà trong đó, nếu một cái gì đó được giả định, thì tất yếu rút ra một cái gì đó khác hẳn với cái đã cho...”.
Trong học thuyết lôgíc của Arixtốt còn có một khái niệm khác quan trọng hơn khái niệm “tam đoạn luận”, đó là khái niệm “tam đoạn luận hoàn thiện”: “Tôi gọi tam đoạn luận hoàn thiện là một tam đoạn luận mà nó không cần cái gì khác, ngoài cái đã được tiếp nhận, để vạch ra tính tất yếu, còn tam đoạn luận không hoàn thiện là một tam đoạn luận mà nó cần cho điều này (cho việc vạch ra tính tất yếu - TG.) ở một cái hay nhiều cái”. Theo ông, chỉ có tam đoạn luận hoàn thiện mới cho ta kết luận đúng một cách tất yếu và hiển nhiên. Nói cách khác, Arixtốt luôn đòi hỏi một “tính tất yếu lôgíc” trong suy luận.
                                             *          *          *
* LƯƠNG KHÁU LÃO
1- Họng súng đẻ ra chính quyền
Khi Mao Trạch Đông phát động cuộc nội chiến đánh Tưởng giới Thạch Quốc dân Đảng phải bỏ đại lục chạy ra Đài Loan năm 1949, giành sự thống nhất đất nước Trung Hoa rộng lớn và đông dân nhất thế giới vào tay Đảng Cộng sản Trung Quốc, Mao ngạo nghễ tuyên bố “Họng súng đẻ ra chính quyền”. Xem lại những thước phim tư liệu hồi đó, thấy hàng vạn hồng quân ào ạt xông lên theo chiến thuật “biển người” có thể hiểu được vì sao Mao lại nói như vậy.
Chưa có một thống kê chính xác đã có bao nhiêu người Trung Quốc đã ngã xuống cho một nước Trung Hoa độc lập thống nhất nhưng chưa toàn vẹn như vậy. Con số phải tính bằng đơn vị triệu là điều chắc chắn. Mao đã nói đúng: chính quyền mới- một nước Trung Hoa cộng hòa dân chủ đã ra đời từ những họng súng máy, họng súng đại bác phủ khói thuốc súng trên khắp các trận địa của đất nước Trung Quốc rộng lớn. Và khi đã nắm vận mệnh đất nước trong tay, người cầm quyền khát máu đã lại tiếp tục dùng họng súng để bảo vệ chính quyền độc tài của mình. Nhẹ nhàng thì ban ra những chính sách nghe có vẻ êm ái như Đại nhảy vọt, Đại cách mạng văn hóa vô sản… nhưng đã làm chết hàng chục triệu đồng bào, đồng chí của chính Mao, nặng nề thì dùng cấp dưới núp dưới tư tưởng “chính quyền đẻ ra từ họng súng” của mình biến quảng trường Thiên An Môn thành biển máu khi đàn áp sinh viên năm 1989.
Lịch sử Trung Quốc là lịch sử chiến tranh và tội ác kéo dài từ thời Trung cổ đến thời cận đại và hiện đại. Một khi chính quyền được đẻ ra từ nòng súng thì chính quyền đó cũng sẽ xử dụng nòng súng như là một thứ vũ khí tối ưu để bảo vệ chính mình. Sẽ không có tự do dân chủ gì hết từ một chính quyền sinh ra từ nòng súng như vậy. Các thứ triết lí về chủ nghĩa dân tộc hay chủ nghĩa quốc tế vô sản đều núp bóng cái họng súng mà thôi.
Trong vấn đề này học thuyết đấu tranh giai cấp của Marx và tư tưởng của Mao là thống nhất. Vậy nên nếu như có một đảng phái cấp tiến nào xuất hiện, một cá nhân nổi trội nào xuất hiện thì sẽ bị chính quyền thẳng tay trấn áp bởi vì chủ thuyết chính quyền đẻ ra từ nòng súng gắn liền với chủ thuyết chuyên chính vô sản. Tất nhiên, như quy luật do chính những người theo chủ nghĩa cộng sản đề ra “ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh” thì chỉ có đàn áp mới có thể dẹp được đấu tranh , đàn áp bằng họng súng , bắn bỏ và bằng nhà tù . Nhưng càng đàn áp mạnh bao nhiêu, sức mạnh của tranh đấu càng sục sôi bấy nhiêu cho nên phải dùng chiêu thức mới mị dân bằng chủ nghĩa dân tộc. Kích động tinh thần dân tộc để đối phó với giặc ngoài, để rảnh tay đàn áp thù trong là những bước đi ngoằn nghoèo của chủ thuyết chính quyền đẻ ra từ họng súng.
2- Mê tín đẻ ra chùa chiền và nhà thờ
Trong dịp Tết vừa rồi, chả có việc gì làm hay ho bằng lượn một vòng đất Kinh Bắc thì mới thấy làng nào, thôn nào cũng xây chùa, cũng có đình. Không nơi nào chịu kém miếng. Không khí mùa xuân còn bảng lảng khắp các thôn làng. Chỗ nào cũng thấy người thập phương đến cúng bái. Trai thanh gái lịch kết hợp du xuân chụp ảnh kỉ niệm.
Ở Việt Nam, nhất là phía Bắc có hai tôn giáo được người dân tôn thờ. Kèm theo hai tôn giáo đó là các nhà thờ, đình chùa miếu mạo, nơi tôn nghiêm để người dân thờ cúng tổ tiên và các vị tiên liệt, các anh hùng dân tộc gắn với quê hương làng nước của họ.
Tôn giáo thứ nhất là thiên chúa giáo với các nhà thờ theo kiến trúc Gotic hoặc Baroc do các cha cố phương Tây du nhập vào. Trước đây cả một xứ đạo mới có một nhà thờ. Hà Nội, thành phố to nhất nước cũng chỉ có hai ba nhà thờ. Nhà thờ lớn, nhà thờ Hàm Long, và ồn ào gần đây là nhà thờ Thái Hà ở quận Đống Đa do tranh chấp đất đai.
Nhưng ở các xứ đạo truyền thống như Nam Định, Thái Bình… thì mấy năm gần đây giáo dân đã góp tiền xây dựng nhiều nhà thờ rất to đẹp điển hình là nhà thờ Bác Trạch ở Tiền Hải Thái Bình và nhà thờ Hưng Nghĩa ở Hải Hậu Nam Định. Nếu có dịp đi một vòng các làng quê thì thấy hầu như xóm đạo nào dù chỉ chưa đến một nghìn nóc nhà cũng xây một nhà thờ của riêng mình để sớm hôm hành lễ theo tiếng chuông gióng giả.
Ở Miền Nam, những người theo đạo di cư vào Nam năm 1954 được chính quyền Diệm Nhu tập kết ở khu vực Hố Nai cũng xây dựng rất nhiều nhà thờ. Đi ôtô trên quốc lộ 1A có thể thấy các nhà thờ xây dựng san sát cứ khoảng 1-200 m lại thấy một nhà thờ. Ngày Noel, ngày Tết Tây, hàng ngàn con chiên ăn mặc lịch sự đến hành lễ một cách trật tự và thành kính trong và ngoài sân các nhà thờ như thế.
Trong khi ở Miền Bắc, các đình chùa được xây dựng khắp nơi. Thôn nào, xã nào cũng có đình thờ thành hoàng làng và là nơi ngày xưa người ta tổ chức cỗ bàn tiệc tùng, còn chùa chiền thì là nơi thờ cúng Đức Phật hay các vị chức sắc trong Phật giáo. Trước đây còn nghèo, các chùa chiền thường thấp bé và cổ kính. Nay đời sống đã khá giả, người ta xây đình chùa hoành tráng hơn nhiều. Điển hình là chùa Bái Đính to nhất khu vực Đông Nam Á. Riêng các tượng La Hán người ta đã làm tới 500 vị bằng đá bày suốt dọc đường lên xuống ngôi chùa. Bên trong chùa Bái Đính người ta đúc các tượng Phật thếp vàng bày tỏ sự giàu sang. Bên ngoài chùa các quan chức từ to đến nhỏ thứ tự trồng cây lưu niệm công đức. Đi từ Bắc vào Nam đâu đâu cũng thấy tượng Phật thích ca Mầu Ni đúc rất to, nhiều chỗ treo biển lớn nhất Đông Nam Á, chiếm kỉ lục Guinness như ở An Giang, ở Đà Nẵng, ở Phật Tích Bắc Ninh …
Có một đặc điểm dễ thấy có chùa rồi phải tu bổ, muốn có tiền tu bổ và nuôi đám người phục vụ, người ta phải dựng hòm công đức. Hòm công đức bằng gỗ không an toàn nay được thay bằng thép. Như vậy có thể thấy việc cúng bái đã được tiền tệ hóa. Nơi nào cũng được Bộ Văn hóa xếp hạng. Có chùa cấp quốc gia, có chùa cấp tỉnh, có chùa cấp xã quản lý.
Trong mấy ngày Tết, tôi đã thăm chùa Phật Tích Từ Sơn nơi có pho tượng Phật rất to trên đỉnh núi, nơi vừa xây xong một ngọn tháp ở đỉnh ngọn đồi đối diện. Khách thập phương rất đông chen nhau lên chùa lên núi cúng tiến. Người buôn bán chen nhau hai bên đường coi đây là dịp may mắn kiếm ăn. Đến chùa Tháp Bút bên kia sông thì đã vắng vẻ hơn, nơi người dân tranh thủ mang cà chua trồng được ra bán rẻ như cho. Tại Lăng Kinh Dương Vương còn vắng vẻ hơn nữa nhưng lại là nơi đáng đến viếng nhất vì đó là lăng mộ của ông tổ người Việt trước cả An Dương Vương, lại do xã đứng ra quản lý nhưng rất gọn gàng ngăn nắp và không thu phí vào viếng. Giữ ô tô chỉ 10 ngàn và có phiếu thu hẳn hoi.
Nhưng Bắc Ninh có hai ngôi chùa nổi tiếng “linh thiêng” và cả “tai tiếng”. Đó là Đền Bà chúa Kho ở Thị Cầu và Lễ hội chém lợn ở Ném Thượng cũng thuộc địa bàn thành phố Bắc Ninh.
Từ lâu rồi người nọ đồn người kia bà chúa kho vốn trông giữ quân lương của vua chúa ngày xưa nên rất linh thiêng. Ai muốn giầu có, làm ăn phát tài phát lộc thì đầu năm đến làm lễ vay bà, cuối năm thì trả lễ. Người nọ đồn người kia thiêng lắm, hiệu quả lắm nên cứ ùn ùn kéo đến, lễ vật phải thật to thật hoành tráng mới thành tâm và cứ thế hàng tấn vàng mã được đốt mỗi ngày. Riêng tiền trông xe các cụ bô lão của làng cũng thắng to.
Nhưng Lễ hội chém lợn của làng Ném Thượng thì mới nổi lên mấy năm gần đây và nhờ internet mọi người mới biết rộng rãi cái Lễ hội tàn bạo với con vật nuôi thân thiết của mỗi gia đình nông dân Việt Nam này. Rồi Lễ hội đập chết trâu, con vật nuôi “là đầu cơ nghiệp” của nhà nông lại bị chính những người nông dân đập chết ăn thịt để ngày mai “kéo cày thay trâu” vì trâu đã bị đập chết ăn thịt mất rồi.
Rõ ràng những điều xảy ra ở Bà chúa Kho, ở Ném Thượng là biểu hiện của tệ mê tín dị đoan đã vượt quá ngưỡng cho phép. Đến mức trong cuộc họp chính phủ mới đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phải yêu cầu điều chỉnh.
Nhưng để dẹp được tệ nạn này, khi đã để nó tự phát bung ra khắp nơi, không thể bằng một mệnh lệnh hành chính “không quản được thì cấm” mà có lẽ lại phải dùng đến bảo bối “cả hệ thống chính trị phải vào cuộc”. Tuy nhiên cái hệ thống chính trị này lâu này xem ra không còn thiêng nữa. Chả lẽ lại dùng đến lực lượng chuyên chính?
3- Lễ hội đẻ ra tệ nạn
Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch là cơ quan nhà nước cao nhất quản lý xếp hạng các chùa chiền và Lễ hội. Không đâu như ở Miền Bắc lại lắm chùa chiền và Lễ hội như vậy. Thanh tra Bộ có biết liệu để một ngôi chùa được Bộ xếp hạng, các cụ bô lão đã phải tốn kém biết bao nhiêu?
Lễ hội chém lợn Ném Thượng thì đáng lên án và cần dẹp bỏ vì nó chả có ý nghĩa lịch sử và văn hóa gì mà còn gây phản cảm đối với văn hóa dân tộc và sự phát triển của du lịch. Nó còn kích động tâm lí hiếu chiến máu me của đám đông.
Lễ hội Lim rất đáng được hoan nghênh vì là dịp khôi phục hát quan họ đã được UNESCO xếp hạng di sản văn hóa phi vật thể, nhưng mấy năm nay tổ chức đều không thành công vì người xem đông quá mà năng lực tổ chức lại yếu kém, nạn tắc đường kẹt xe khiến nhiều người muốn đi mà nản lòng. Nhiều người đi mà không đến được nơi tổ chức lễ hội.
Lẽ hội chợ Viềng Nam Định cũng thế. Nhiều người phải bỏ xe ô tô, thuê xe ôm nhưng cũng phải đi bộ bảy đến mười cây số trong đêm để chẳng mua bán được gì, chỉ thấy người là người và nhiều vị bị móc túi mất ví, mất điện thoại.
Lễ hội cướp ấn đền Trần là đỉnh điểm sự lộn xộn của các Lễ hội. Mặc dầu đã huy động hàng ngàn dân phòng, công an bảo vệ vòng trong vòng ngoài, những hình ảnh chen lấn trèo lên đầu nhau để cướp ấn năm này qua năm khác đã làm xấu xí hình ảnh và ý nghĩa của việc phát ấn của vị tướng huyền thoại Hưng Đạo Vương.
Thoạt nguyên thủy Lễ hội đền Trần là nơi phát ấn của nhà vua cho các quan chức để về phục vụ tốt nhân dân. Nhưng dưới chế độ hôm nay số lượng quan chức đông “như quân Nguyên” cho nên người ta phải chen chúc phải xô đẩy nhau để có được bổng lộc, cho dù là ảo. Và vì thế hình ảnh cướp ấn ở Đền Trần là một sự phản ánh trung thực của tệ nạn mua quan, bán tước trong đời thường.
Lí giải vì sao ở Đền Bà chúa kho người đến vay tiền ảo đông đến thế. Có phải ai cũng thắng quả đậm nhờ vay tiền bà chúa đâu. “Vật chất không mất đi cũng không tự tạo ra. Nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác”. Tiền vào túi của anh là tiền ra khỏi túi của tôi. Vậy mà ai cũng hồ hởi như bắt được vàng. Tâm lí bầy đàn, hội chứng đám đông thể hiện rõ nơi đây.
Nếu phải kể tâm lý bầy đàn thì còn nhiều thí dụ lắm. Chùa Hương mới khai hội đầu năm. Dòng người xếp hàng đi đò, đi cáp treo đông nghìn nghịt. Thắng cảnh chùa Hương thành bãi xả rác. Cáp Treo chùa Hương đích thị là cái “máy in tiền” cho nhà đầu tư nhìn xa trông rộng. Còn các tín đồ thì sao? Lẽo đẽo vào đến cửa hang chỉ để vái mông người đứng trước vì quá đông! Lễ hội chùa Yên Tử cũng rứa.
Trong cái đám người hỗn quân hỗn quan đó, không ít người đã bị móc túi. Móc túi trực tiếp là bị bàn tay kẻ cắp thò vào túi mình lấy cắp ví tiền hoặc điện thoại di động để hớ hênh. Móc túi gián tiếp thông qua tiền phí đò, tiền gửi xe không biên lai hóa đơn và lời mồi chài của những người bán đồ lễ, đồ lưu niệm. Ai cũng mua về để rồi vứt đi, lãng phí vô cùng.
Nhưng cái đáng lo ngại nhất là từ những hủ tục mê tín này hình thành một thứ tư duy hỗn mang gây gổ đánh nhau. Bạn thử lí giải tại sao một đám rước kiệu ở ngay Hà Nội- Phường Xuân Đỉnh lại ngang nhiên dùng kiệu húc vỡ kính một chiếc xe ô tô đậu trên đường theo hiệu lệnh còi từ người chỉ huy. Để lấy may hay đã phạm tội phá hủy tài sản công dân? Và sao cơ quan chuyên chính vô sản lại giữ im lặng trong trường hợp này? Để rồi sang năm lại một chủ nhân chiếc xe khác là nạn nhân.
Rồi tại Lễ hội Đền Gióng, người ta vác gậy choảng nhau để tranh cướp mấy cái hoa tre. May mà chưa đổ máu. Vậy mà ông Phó chủ tịch huyện Sóc Sơn rồi ông Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội lại công khai đăng đàn trên báo chí bào chữa và cổ súy cho hành vi bạo lực này thì hết chỗ nói.
Nếu cái ác nhân danh thánh thần, nếu cái ác không bị ngăn chặn kịp thời thì nó sẽ như bệnh dịch lây lan khắp nơi. Nhiều người đặt câu hỏi tại sao lễ hội và tệ nạn lại chỉ xảy ra ở Miền Bắc, chiếc nôi của chủ nghĩa xã hội từ thời còn đánh Mỹ, thì xin thưa chẳng sớm thì muộn nó sẽ lây lan tới Huế, tới Đà Nẵng, tới Sài Gòn và các tỉnh Nam Bộ mà người dân vốn hiền lành chất phác. Thì đã xảy ra rồi đó. Dân Đồng Nai đổ túa ra đường cướp bia khi một chiếc xe bị tai nạn giống y trang chuyện xảy ra ở một tỉnh phía Bắc!
Cũng giống như giao thông. Năm 1975 khi Sài Gòn giải phóng, những người lính Miền Bắc vào tiếp quản thành phố vô cùng ngạc nhiên thấy giao thông trật tự, xe cộ đi nghiêm chỉnh, người dân thành phố đối xử với nhau như những người bạn. Nếu có va chạm thì tự hòa giải, xin lỗi nhau. Còn hôm nay sau hơn ba chục năm nếm trải mùi vị của chủ nghĩa xã hội, người Sài Gòn đã biết đánh chửi nhau khi va quệt. Thậm chí đâm chết nhau chỉ vì một lời nói, một cái “nhìn đểu”chẳng khác gì miền Bắc.
Giải thích điều này xin nhường cho các nhà xã hội học, những người đang tư duy cho đường lối xây dựng đất nước, xây dựng con người mới sẽ trình trước Đại hội Đảng thứ 12 sắp tới. Chỉ xin các vị hãy nhìn thẳng vào sự thật, dám từ sự thật trần truồng và đau đớn để tìm ra lối thoát cho đất nước và con người Việt Nam chúng ta.
4-Vĩ thanh
Ba đoạn luận vừa trình bày ở trên thoạt nghe hầu như chẳng có gì liên quan ăn nhập với nhau. Nhưng nếu để ý sẽ thấy nó chính là ba mặt thống nhất trong một chủ thể là đất nước và con người theo đúng học thuyết Marx.
Đầu tiên là chính quyền được đẻ ra từ họng súng và phải dùng họng súng để giữ chính quyền. Đúng như ai đó đã nói “cướp chính quyền đã khó nhưng giữ được chính quyền còn khó hơn”. Chúng ta đã trải qua thực tế đó. Cuộc chiến đấu hơn 30 năm bằng súng đạn đã cướp đi sinh mạng của hàng triệu người con ưu tú là cái giá khủng khiếp phải trả cho độc lập tự do. Nhưng lãnh thổ vẫn chưa thu về toàn vẹn và chúng ta còn phải tiếp tục giương cao họng súng để bảo vệ sự toàn vẹn của lãnh thổ. Chỉ khi nào học thuyết đấu tranh giai cấp bị xóa sổ thì họng súng mới hy vọng được cuộn lại như bức tượng nổi tiếng ở sân trụ sở Liên hợp quốc ở New York.
Và khi đã phải dùng họng súng để chế ngự sự phản kháng thì tất yếu sự phản kháng sẽ càng ngày càng dâng cao. Người ta không dám chống lại chính quyền vì sợ bị đàn áp thì người ta đi xin xỏ sự ban phước lành của thần thánh. Con người tự chui vào cái vỏ ốc mà họ tin rằng thánh thần sẽ mang lại niềm an ủi và hạnh phúc cho họ. Đâu đâu cũng xây cất nhà thờ, đình chùa miếu mạo, đâu đâu cũng tổ chức lễ hội không chỉ để mua vui một vài trống canh mà là để quên đi những nhọc nhằn bế tắc ngày càng ngột ngạt vì những bức bối xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Người ta dễ dàng tin vào kinh thánh, vào lời cầu nguyện của các vị sư sãi hơn là nghe những rao giảng cũ mèm trên loa đài phường.
Mà sư bây giờ sao nhiều thế. Mỗi ngôi chùa có vài ba sư, có người gọi đùa là “sư quốc doanh”! Không phải ai cũng phản kháng thô bạo như cô cựu người mẫu Trang Trần, việc đi cúng bái như đi trảy hội ở các đền chùa không còn là nét đẹp của một đời sống văn hóa của người Việt Nam mà là một sự phản kháng yếm thế của con người bất lực trước cuộc sống. Và khi các lễ hội mang đậm màu sắc bạo lực không được ngăn chặn đến một lúc nào đó bạo lực sẽ bùng phát. Và giống như một đám cháy, chúng ta chỉ có thể chờ nó tự tắt và sau đó là tìm hiểu nguyên nhân và rút kinh nghiệm chứ không thể dập tắt được. Và như thế thì đã quá muộn.
L.K.L/BS
------------

12 nhận xét:

  1. Tôi rất không đồng ý với quan điểm của tác giả về văn hóa, cách nhìn của tác giả thể hiện quy chụp thiếu khách quan.
    - Thứ nhất: lễ hội văn hóa thể hiện tín ngưỡng của từng cá nhân hay tập thể trong cùng địa phương về tâm linh. Tương tự như phật tử thờ phật tổ, như con chiên thờ chúa, như con cái thờ cha mẹ ông bà... lễ hội từng làng từng xã của Miền Bắc thường thờ những vị thần thánh như đức Lạc Long Quân, Âu cơ, Thánh gióng hoặc những vị Thành hoàng người có công khai phá địa phương ấy, một số vị anh hùng dân tộc hoặc một số vị vua quan có công với địa phương. Chính những tín ngưỡng ấy thể hiện một bản sắc rất riêng của miền Bắc. Phủ nhận nét văn hóa trong các lễ hội là phủ nhận nguồn gốc, phủ nhận các giá trị mà cha ông ta đã xây dựng, là xóa bỏ nét văn hóa riêng trong tâm hồn người Việt trước cộng đồng lớn là các dân tộc trên thế giới.
    - Thứ hai: lễ hội đẻ ra tệ nạn, đây là sự quy chụp nghiêm trọng. Tôi khẳng định rằng trong tất cả các lễ hội hiện nay đều tồn tại rất nhiều hình thức cờ bạc như bầu cua, sóc đĩa, đá gà, đánh bài... và nhiều người thua với số tiền không nhỏ. Các trường hợp đánh nhau trong lễ hội như cơm bữa, có xảy ra chuyện giết người thì cũng không hiếm gặp. Các trường hợp xin kinh phí tổ chức lễ hội và bòn rút nhiều không đếm hết. Nhưng nếu nhìn các hiện tượng trên mà nói rằng lỗi do lễ hội thì hoàn toàn sai, rõ ràng những tệ nạn trên trước hết xuất phát từ ý thức kém của người dân Việt nam về quyền con người (quyền được tôn trọng và nghĩa vụ phải tôn trọng người khác). Vì chúng ta sống trong một thể chế "không thể chịu trách nhiệm và không có khả năng để chịu trách nhiệm" nên đa số người dân Việt Nam nhiễm thói xấu chuyên làm chuyện 'lợi mình hại người". Cần phải chỉ rõ, thói hư tật xấu của người Việt Nam hiện nay có nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp từ thể chế. Chừng nào Việt Nam chưa có một thể chế có thể chịu trách nhiệm, chừng đó xã hội không thể sinh ra được những con người có trách nhiệm. Chừng nào thể chế chưa biết tôn trọng con người, chừng đó xã hội chưa thể sinh ra những con người biết tôn trọng người khác.
    - Thứ ba: các lễ hội là giá trị văn hóa lớn lao mà 4.000 năm qua cha ông gìn giữ để lại, người Việt Nam phải biết trân trọng và phát huy truyền thống. Là vốn liếng để Việt Nam có thể trở thành một trung tâm văn hóa của Thế giới, hủy hoại nó là có tội với các thế hệ mai sau. Một lần tôi từng nghe anh Nguyễn Hữu Thái Hòa - giám đốc chiến lược của công ty FPT từng nói: "Việt Nam có truyền thống 4.000 năm lịch sử, có 54 dân tộc với nhiều bản sắc riêng. Đi từ Âu đến Á, người Việt Nam có rất nhiều người du học ở châu Âu, Mỹ, Đông Âu, Đông Á học tập nhiều nét đẹp văn hóa khác nhau. Có nhiều phong tục tập quán và tín ngưỡng đan xen với nhau trong cộng đồng người Việt, thậm chí người Việt bao dung đến nỗi trong một gia đình mà thờ 3 tín ngưỡng khác nhau (thờ ông bà, thờ phật, thờ chúa), bờ biển Việt Nam dài và nằm ngay trên đường hàng hải quốc tế, chỉ cần 5 giờ bay Việt Nam sẽ tiếp cận được 40% lượng tiền của châu Á". Từ những lợi thế ấy, anh định vị "Việt Nam phải trở thành một trung tâm kinh tế, nơi giao thoa giữa các nền văn hóa". "Giao thoa văn hóa" là hấp thụ các nét đẹp văn hóa của các dân tộc thế giới, nhờ ưu thế ham học hỏi và lòng bao dung của người Việt dung hòa nó vào đời sống con người Việt Nam từ đó đưa Việt Nam trở thành nơi giao thoa giữa các nền hóa. Nếu đánh mất bản sắc và lòng tin vào tâm hồn người Việt, Việt Nam nhiều nhất chỉ có thể trở thành một trung tâm kinh tế, nơi giao thoa văn hóa mãi là niềm ước vọng xa vời.
    - Tôi mong mọi người hãy vì một ước vọng biến Việt Nam trở thành nơi giao thoa giữa các nền văn hóa mà gìn giữ nét đẹp quê hương. Mọi thói hư tật xấu đều được sinh ra với lý lẽ riêng của nó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Câu cuối của bác đã làm hỏng toàn bộ ý kiến
      trước đó của bác : "mọi thói hư nết xấu đều
      ....lý lẽ riêng của nó",có vẻ đạo câu danh ngôn
      "tình yêu có những lý lẽ mà lý tri không thể
      hiểu được".Nếu không hiểu được thì phê phán
      hay phân tích làm gì cơ chứ ?
      Nhưng tình yêu không phải là tệ nạn xã hội !

      Xóa
    2. "Mọi thói hư tật xấu đều được sinh ra với lý lẽ riêng của nó."
      Hay! Trúng ý đoảng của tớ quá! Thế mới là tuyên truyền bậc cao. Chứ thô thiển như Công Sơn thì chán chết.
      (Chọng Nú)

      Xóa
    3. Người ta nói rõ ràng là các thói hư tật xấu hiện nay đều do thể chế sinh ra. Lý lẽ làm cho nhân dân Việt Nam thiếu ý thức, chuyên làm chuyện lợi mình hại người là vì thể chế của Việt Nam ko thể sinh ra được người có trách nhiệm, người biết tôn trọng người khác. Bác xem lại có phải như vậy ko?

      Xóa
  2. Tam luận suy ra cũng hay đấy,nhưng sự đời đâu phải thế,
    Ông Mao nói họng súng đẻ ra chính quyền,đó là ông ta nói nhằm xúi dại người khác,
    Nước ta được thống nhất và độc lập chính vì lẽ sống của cả dân tộc ta,họng súng MỸ Pháp ta sao mà bằng cái goc của họ.Theo thiếu tướng VNCH Huỳnh Văn Cao thì họng súng MỸ đã giết CỤ DIỆM,Cụ NHU thì được cứu ra Bắc ở tại tòa sứ cũ của Pháp tại Hà Nội,và cũng bị họng súng của Mỹ giết chết...nhưng cứu nỗi MỸ đâu,và ngược lại là tự sát.
    Tôn giáo làm cho con người bớt đi gian ác,hiểu xa hơn về cuộc sống,tin vào Chúa mà Cụ Huỳnh Văn Cao sống sạch và trọn đời.
    Tin vào văn hóa lễ hội,cụ Phạm Xuân Chiểu,trung tướng VNCH từ bỏ VNQDĐ,chống cộng nhưng cũng chống cả VNCH và MỸ.Dù bơ vơ nhưng không theo tôn giáo nào,mang hàm tướng mà chả dại chống cộng bằng súng.
    Việt Cộng chỉ dùng súng để bảo vệ,ngay cả tấn công cũng chỉ để bảo vệ,chính lẽ đó mà thành công,khi thành công hòa bình ai giành giựt gì cứ mặc họ,cưới vợ sinh con và chịu khó học cho xong đại học với người ta để được hạnh phúc,
    vì mọi thứ lí thuyết không thay cơm áo nhà ở được,lại chính nó chỉ đem lại cuộc sống tồi tệ hơn.Mình muốn có con không lí thuyết nào xen vào được,không chủ nghĩa nào nuôi nó thay mình,không tam luận nào làm cho nó khôn lớn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một con vẹt là một con vẹt,chứ không
      thể nào khác được.
      Nếu là người thì họ sẽ kiểm chứng hay
      đối chiếu với thực tế,chứ không có thể
      nhắm mắt nói chủ quyền độc lập,tự do,
      giải phóng v.v. như thế được,trừ ra hết
      thuốc chữa vi bị nhồi so và tẫy não qúa
      nặng hay qúa liều lượng !
      dlv

      Xóa
  3. Lương Khấu Lão và Nặc danh13:07 Ngày 05 tháng 03 năm 2015 đều có lý. Đáng bỏ công đọc. Thanhk you (văn hóa Mỹ)

    Trả lờiXóa
  4. Tam đoạn luận là một cách suy luận trong suy luận diễn dịch
    Diễn dịch Tam đoạn luận là suy luận đi từ hai mệnh đề để tiến đến một kết luận tất yếu đã ngầm chứa trong hai mệnh đề đó.
    Tam đoạn luận gồm 3 bộ phận: tiền đề lớn, tiền đề nhỏ, và kết luận.
    Ví dụ:
    Mọi người đều phải chết
    Mà ông X là người
    Vậy, ông X phải chết!

    Trả lờiXóa
  5. Tham nhũng là xấu
    ĐcsVN không diệt nổi tham nhũng
    Vậy đcsVN là tinh hoa của đất nước?
    (Tam đoạn luận của Chọng Nú)

    Trả lờiXóa
  6. Thể chế kém sinh ra những Trì trệ, yếu kém, nhiều tật xấu
    Việt Nam là điển hình kéo dài thể chế kém
    Vậy, VN phải chịu trì trệ, yếu kém, nhiều tật xấu.

    Trả lờiXóa
  7. Ở chế độ dân chủ,tự do,công bằng,"lộc" sẽ đến với bất kì ai siêng năng lao động,sáng tạo,có tinh thần,ý chí vươn lên.Nếu không có những phẩm chất đó thì dù có xin trời xin trời xin đất gì cũng chịu.Vì vậy,người ta đến với lễ hội chỉ có mục đích thư giản tinh thần là chính.Còn ở chế độ độc tài,"lộc" hầu hết nằm trong tay mấy ông nội đảng,nên bọn chúng chỉ phân phát cho con cháu,chiến hữu,đổi chác qua lại,ban cho những kẻ biết xu nịnh,ngu trung với mình...nên dân đen dù có phấn đấu gì củng đành bất lực nên họ phải bấu víu vào thần thánh,siêu nhiên.Còn cái đám ông nội đảng cùng con cháu,dây mơ rễ má vì biết "lộc" không phải do sự phấn đấu của bản thân,không biết bị cắt hoặc sờ gáy lúc nào nên củng phải tìm tới thần thánh để cầu xin "lộc" luôn được duy trì,càng ngày càng dày thêm và đặc biệt là đừng xảy xa "yếu tố bất ngờ" làm mất cả "lộc" cả người.
    Vì thế,tất cả đều lao vào cuộc chiến cướp "lộc",sẵn sàng sử dụng bạo lực và các hành vi vô văn hoá khác.Nơi nào tập trung quyền lực càng nhiều thì cái nạn đó càng phát triển.
    Tóm lại,chỉ khi nào đất nước chuyển sang chế độ dân chủ,công bằng,tự do thì cái tệ nạn sẽ không còn đất sống

    Trả lờiXóa
  8. Tam đoạn luận bị lu mờ trước Đường lưỡi bò cửu khúc...

    Trả lờiXóa