Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Khi Thủ tướng đổi khái niệm định hướng XHCN

Sau gần 30 năm cải các thể chế kinh tế, nền kinh tế Việt nam đã có dấu hiệu khởi sắc, tuy vậy những thành tựu đạt được còn quá khiêm tốn, sự lỗ lã và thất thoát quá lớn của các doanh nghiệp nhà nước là nguyên nhân khiến cho kinh tế không phát huy được như khả năng có thể. Đây là điểm khiếm khuyết lớn nhất của cái gọi là nền kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Đó chính là điều mà đến nay, Đảng CSVN tác giả khởi xướng của khái niệm này vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể và xác đáng. Tuy vậy khái niệm định hướng XHCN nếu nhìn dưới các góc độ khác nhau thì xuất hiện những ý tưởng mới lạ và rất đáng quan tâm. Như cách nhìn nhận của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng mới đây về khái niệm định hướng XHCN, rằng: "Còn định hướng XHCN là Nhà nước sẽ dùng chính sách, dùng công cụ, dùng nguồn lực của mình để điều tiết, để phân phối, phân phối lại,  bảo đảm cho tiến bộ công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo… ” là quan niệm rất đáng chú ý.
Quan niệm cũ: đảm bảo để không bị chệch hướng
Khái niệm Kinh tế thị trường định hướng XHCN chính thức xuất hiện ở Việt nam từ năm 1986, sau khi nhà nước Việt nam tiến hành đổi mới kinh tế chuyển từ nền kinh tế tập trung kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường kiểu tư bản. Cái đuôi định hướng XHCN, khi đó hoàn toàn chỉ nhằm mục đích biện minh cho sự vi phạm nguyên tắc kinh tế học của học thuyết của Chủ nghĩa Marx-Lenin của Đảng CSVN, đó là công hữu hóa toàn bộ về tư liệu sản xuất. Đồng thời nhằm để chứng tỏ rằng việc đổi mới kinh tế của Đảng CSVN hoàn toàn không bị chệch hướng hay xa rời lý tưởng cộng sản, mà vẫn kiên định với Chủ nghĩa Marx -Lenin.
Trên thực tế thì việc thay đổi quan điểm kinh tế lần này của Đảng CSVN đã thừa nhận kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế, kể cả kinh tế tư nhân. Đây là việc gián tiếp thừa nhận sự trở lại của chế độ người bóc lột người, đây là sự vi phạm nghiêm trọng học thuyết Chủ nghĩa Marx- Lenin của Đảng CSVN. Theo GS Nguyễn Đức Bình, một trong những nhà lý luận chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị khóa VII, VIII, nguyên Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, nguyên Giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã từng khẳng định: "Trước sau tôi vẫn không đồng ý quan điểm trong Đảng có thể có tư bản tư nhân", vì theo Hồ Chí Minh và cũng là chủ nghĩa Marx-Lenin: "Không bóc lột người. Đảng chống chế độ "người bóc lột người". Lẽ tự nhiên, ai bóc lột người thì không thể làm đảng viên". Điều đó cho thấy rằng việc thay đổi đường lối kinh tế của Đảng CSVN lúc đó cũng chính là việc họ từ bỏ Chủ nghĩa Xã hội theo học thuyết Marx - Lenin và lý tưởng Cộng sản.


Kinh tế thị trường định hướng XHCN được áp dụng ở Việt nam tuy đã gần 30 năm, song một cái định nghĩa đúng, đủ và hoàn chỉnh cho khái niệm Kinh tế thị trường định hướng XHCN thì đến nay hoàn toàn chưa có. Gần đây nhất, ngày 28.2.2015 vừa qua, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận TƯ phối hợp với Viện Hàn lâm Khoa học xã hội VN tổ chức tọa đàm “Nhận thức về kinh tế thị trường định hướng XHCN” đã cho biết Đảng sẽ ra định nghĩa mới về kinh tế thị trường định hướng XHCN. Điều đó cho thấy trong vòng 29 năm qua nền kinh tế Việt nam thực sự là đã được Đảng CSVN dẫn dắt một cách mò mẫm và thiếu cơ sở lý luận khoa học.
Đó cũng là lý do giải thích cho thắc mắc của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng khi đã thổ lộ tâm tư cá nhân như vậy tại hội thảo khoa học “Xây dựng thể chế kinh tế thị trường trong bối cảnh hội nhập: Kinh nghiệm quốc tế và gợi ý đối với Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới, và Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM) tổ chức ngày 22.12.2014, đã nói rằng: “Tôi cứ suy nghĩ mãi một điều, nếu chúng ta đi mà không rõ đi đâu, bằng cách nào, bao giờ đến… thì không bao giờ chúng ta đi nhanh và bền vững được”. Điều đó cũng khá trùng hợp với suy nghĩ của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh đã cho rằng: “Chúng ta cứ nghiên cứu mô hình đó, mà mãi có tìm ra đâu. Làm gì có cái thứ đó mà đi tìm" khi nói về thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN.
Một thời gian dài, quan niệm về Kinh tế của Đảng khác của Chính phủ.
Cho dù cho đến nay, chính Đảng CSVN vẫn thừa nhận rằng về lý luận vẫn chưa có nhận thức rõ, cụ thể và đầy đủ về thế nào là nền Kinh tế thị trường định hướng XHCN. Vì theo họ, hệ thống kinh tế này là hoàn toàn mới, chưa có tiền lệ trong lịch sử và đây là sự sáng tạo mang tính đặc thù của Đảng CSVN.
Khái niệm Kinh tế thị trường định hướng XHCN của Đảng trong suốt một thời gian dài với chủ trương kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, thực chất chỉ có tác dụng nhằm khẳng định rằng Đảng CSVN vẫn kiên định và không đi chệch hướng. Điều đó trái với nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế thị trường, đó là kinh tế tư nhân phải nắm vai trò chủ đạo, hay nói một cách khác "Nhà nước sẽ không làm những gì mà tư nhân có thể làm được", là nguyên nhân đã kìm hãm sự phát triển của kinh tế Việt nam. Và hậu quả của sự sai lầm đó đã mang lại là sự lỗ lã không lồ với sự đổ vỡ của các "quả đấm thép" của kinh tế Nhà nước như Vinashin, Vinaline... Đến nay, nhìn lại sau gần 30 năm đổi mới, thì thấy rõ do sai lầm về chính sách kinh tế mà các nhà lãnh đạo Việt nam vẫn chưa tạo ra một động lực cần thiết để thúc đẩy cho nền kinh tế Việt nam có thể cất cánh thành Rồng, thành Hổ như các nước khác.

Chỉ có tiến hành một cơ chế kinh tế thị trường hoàn chỉnh với kinh tế tư nhân đóng vai trò trung tâm, để dẫn dắt và vai trò chủ đạo trong nền kinh tế. Vì chỉ có nền kinh tế tư nhân mới có đủ những động lực để thúc đẩy nền kinh tế chung phát triển. Kinh tế Nhà nước không thể giữ vai trò chủ đạo trong một nền kinh tế được, nó chỉ giữ một vai trò có tính chất phù trợ nào đấy mà thôi. Đây chính là lý do vì sao mà Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh  cho rằng:“Chỉ có xây dựng khu vực doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng thì mới tạo ra triệu triệu công ăn việc làm cho đất nước và doanh nghiệp tư nhân có thể phát triển ở mọi nơi, mọi ngõ ngách của cuộc sống, tạo ra nhiều sản phẩm có ích cho xã hội và làm cho chúng ta bớt lệ thuộc hơn vào các nền kinh tế khác”.
Trái lại với quan điểm của Đảng về vấn đề kinh tế, người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trương cần phải xây dựng một nền kinh tế thị trường đúng nghĩa. Ông Thủ tướng cho rằng: “Tất cả phải đi vào kinh thế thị trường và đã là thị trường thì phải thực hiện đầy đủ các quy luật của kinh tế thị trường, trước hết là giá cả, phân bổ nguồn lực phải theo thị trường. Và đã thị trường thì phải công khai, minh bạch, bình đẳng”. Và theo đó, Thủ tướng yêu cầu các thành viên chính phủ cần phải quán triệt vần đề cơ bản, đó là cần phải hiểu rõ và phân biệt “Kinh tế thị trường là thế nào, định hướng xã hội chủ nghĩa là thế nào, phải nói cụ thể, đã đến lúc không thể chung chung nữa”.
Quan niệm mới: định hướng XHCN một nhà nước phúc lợi xã hội
Vừa qua, khi đề cập đến những đường hướng lớn nhằm tạo đột phá, thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội năm 2015 và những năm tiếp theo, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nhấn mạnh rằng vấn đề mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá là nội dung có ý nghĩa quyết định, đó là “Tập trung hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường”. Còn nhớ trước đây chưa lâu, ngày 20.8.2014 tại Hội nghị triển khai Chỉ thị số 22/CT-TTg và số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng “Hơn ai hết, Bộ Công Thương phải xây dựng kế hoạch theo kinh tế thị trường, phù hợp quy luật kinh tế thị trường”.
Đáng chú ý, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2.2015 vừa diễn ra, khái niệm định hướng XHCN theo quan niệm của Thủ tướng được cho là "Nhà nước sẽ dùng chính sách, dùng công cụ, dùng nguồn lực của mình để điều tiết, để phân phối, phân phối lại,  bảo đảm cho tiến bộ công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo… Thủ tướng lấy ví dụ trong lĩnh vực y tế, giá các dịch vụ phải được tính đúng, tính đủ, còn người nghèo, đối tượng chính sách phải được chăm lo.". Theo Thủ tướng thì cái gốc của vấn đề là ở chỗ. đó là “Định hướng xã hội chủ nghĩa không phải là có bao nhiêu bệnh viện của nhà nước, không phải là quốc doanh chiếm bao nhiêu, mà là làm sao để tất cả mọi người dân được hưởng những dịch vụ xã hội cơ bản”.
Hơn thế nữa, khi đề cập tới khái niệm định hướng XHCN trong kinh tế thị trường thì thủ tướng nhấn mạnh rằng: "Còn định hướng XHCN là Nhà nước sẽ dùng chính sách, dùng công cụ, dùng nguồn lực của mình để điều tiết, để phân phối, phân phối lại,  bảo đảm cho tiến bộ công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo…” Điều đó dễ làm cho người ta liên tưởng đến vấn đề xã hội chủ nghĩa dân chủ, một mục tiêu của hệ tư tưởng Dân chủ xã hội. Và đây là một chế độ chính sách liên quan đến một nhà nước phúc lợi phổ cập và các đề án thỏa ước tập thể nằm trong khuôn khổ của chủ nghĩa tư bản, là cách thường được dùng để đề cập tới các mô hình xã hội và chính sách kinh tế nổi bật tại các quốc gia Bắc Âu mà chúng ta quen gọi là mô hình CNXH kiểu Bắc Âu.
Với quan niệm này đã cho thấy, người đứng đầu Chính phủ đã không còn quan tâm đến vấn đề chệch hướng và xa rời lý tưởng của Đảng CSVN, bởi về thực chất Đảng CSVN đã chệch hướng và xa rời lý tưởng Cộng sản từ đã lâu rồi. Sự chuyển đổi khái niệm từ Kinh tế thị trường định hướng XHCN trở thành Kinh tế thị trường được định hướng bởi một nhà nước phúc lợi xã hội của Thủ tướng cho thấy, chứng tỏ ông đã có một bộ tham mưu rất tốt để có thể tư vấn cho Thủ tướng trong rất nhiều các quyết sách quan trọng. Đồng thời nó còn cho thấy quyết tâm cải cách của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã được phản ảnh trong thông điệp đầu năm 2014 của Thủ tướng về cải cách thể chế và thực hiện quyền tự do dân chủ. Bởi vì đến nay, việc Đảng CSVN chỉ còn cái duy nhất cái danh xưng là cộng sản chứ còn tất cả đường lối, chủ trương hành động của họ thì tuyệt nhiên không còn chút gì là cộng sản theo chủ nghĩa Marx-Lenin nữa. Song họ cố duy trì và níu kéo không ngoài mục đích duy trì quyền lực chính trị độc tôn của một nhóm người có lợi ích và bổng lộc từ chế độ hiện tại.
Kết
Từ trước đến nay, những người làm công tác tư tưởng của Đảng CSVN luôn coi Diễn biến hòa bình (DBHB) là chiến lược của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế, được thực hiện để chống phá và đi đến xoá bỏ Chủ nghĩa Xã hội. Và Đảng CSVN luôn lên án điều mà họ gọi là Diễn biến Hòa bình và coi đó là mối đe dọa hàng đầu đối với sự tồn tại của Đảng CSVN. Tuy vậy để tìm ra những bằng chứng của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực phản động quốc tế, được thực hiện để chống phá và đi đến xoá bỏ Chủ nghĩa Xã hội thì rất khó có thể tìm được. Song trên thực tế, chúng ta vẫn thấy vô vàn các hành động tự diễn biến của các lãnh đạo hàng đầu của Đảng CSVN, như quan niệm về kinh tế thị trường định hướng XHCN của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng là một ví dụ. Điều mà những người cho đến nay vẫn kiên dịnh với Chủ nghĩa Marx- Lenin cho rằng là chệch hướng hay xa rời lý tưởng.
Điều đó cho thấy, một khi quan niệm cũng như chủ trương, đường lối của Đảng CSVN từ trước đến nay hầu hết là sai lầm và đi ngược với quy luật phát triển khách quan của xã hội. Đến khi thời gian và thực tế đã chứng minh rõ sự sai lầm đó, thì những người thấy sai đã phải sửa lại cho đúng. Thiết nghĩ đây cũng chỉ là việc sai thì phải sửa, chứ chả có cái gì gọi là diễn biến hay tự diễn biến gì hết.
Ngày 12 tháng 03 năm 2015
Kami (Blog RFA)/TTHN
-------------

24 nhận xét:

  1. Thang cha Putin luc dau cung ngon lam, bay gio thi sao ? chac moi nguoi da ro. Vay nen nguoi ta noi : Chinh tri gia cung nhu cai TA LOT, Can phai thay khi no ban

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chém 10 % lương của các đệ tử rồi , cuối năm có khi lại làm nhát nữa .

      Xóa
  2. Đừng tin những gì 3X nói, hãy xem những gì 3X làm

    Trả lờiXóa
  3. đồng chí y tá kia mà hiểu được thế nào là định hướng XHCN ..chết liền ...

    định nghĩa thế này cho khoẻ : "kinh tế thị trường định hướng phương bắc" ...tức là đồng chí, bạn, người lạ, 16 vàng ,4 tốt làm gì ta bắt chước làm nấy, nhưng không được vỡ bình, để thiên hạ thu về 1 mối CS ...tàu ...

    16 đính cao trì trê loay hoay mãi vẫn chưa biết định hướng đi đâu .. thôi cứ tiếp tục xoay vòng vòng ..cho tiền mau đầy túi ... đằng nào con cái cũng du học hết rồi, thậm chí có quốc tịch tư bản dẫy chết , có gì thì cả nhà vù sang đấy ....

    Trả lờiXóa
  4. Cho dù cón định hướng kiểu gì đi nữa thì kinh tế thị trường của 3X với định hướng như vậy thì tiền vẫn luôn chảy vào túi 3X và đồng bọn, còn người dân nghèo vẫn hoàn nghèo.
    Đó là khái niệm mỵ dân của 3X thường làm để ra oai với phe phái khác và lòe bịp nhân dân.
    Chẳng có kinh tế thị trường định hướng nào cả mà chỉ có kinh tế thị trường với những mô hình rất thành công ở phương tây mà không chịu học. hoặc 3X không dám học vì như vậy sẽ mất hết thu nhập đen của chúng!

    Trả lờiXóa
  5. Nói tóm lại là định hướng dòng tiền thuế của dân chảy vào tụi bọn quan tham mà đứng đầu là ông thủ tướng chuyên nói xạo lấy uy.

    Trả lờiXóa
  6. Khi khái niệm Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sai, không đúng với quy luật thị trường thì dù có nói gì đi nữa, định hướng kiểu gì cũng cứ sai.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ĐCSVN sợ mất quyền điều khiển kinh tế , trở thành Tướng . . . Không quân nên mới nghĩ ra cái đuôi " định hướng " .

      Xóa
  7. Người ta kể rằng: một lần 3X sang thăm Nhật, khoe với thủ tướng Nhật bản là Việt Nam có mô hình kinh tế thị trường định hướng XHCN hay lắm, làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh... thì ông thủ tướng Nhật nói ngay lại rằng: nước Nhật chúng tôi chẳng theo mô hình của ông mà vẫn tạo ra được những cái như ông nói, còn các ông thì vẫn đang loay hoay đi tìm mô hình. Vậy thì ai nên đi học ai? Tất nhiên là 3X sau đó im như thóc!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người dân Nhật Bản chi tiêu cho cuộc sống chỉ hết 30% thu nhập. Còn 70% kia "họ muốn làm gì là chuyện của họ" - Chính phủ Nhật nói.
      Người dân VNCS thu nhập chỉ đủ chi tiêu cho 30% nhu cầu tối thiểu của cuộc sống. Còn 70% kia "họ xoay xở ra sao là chuyện của họ" - Chính phủ VNCS nói.

      Xóa
  8. Có lẽ trong các khái niệm kinh tế trên thế giới, không có khái niệm kinh tế nào phức tạp bằng khái niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) mà các nhà lý lộn Việt Nam miệt mài nghiên cứu ròng rã trong suốt 30 năm qua.

    Kết quả nghiên cứu nhiều đến mức không chỉ người bình thường mà ngay cả người trong cuộc cũng khó có thể nói được ngắn gọn kinh tế thị trường định hướng XHCN là như thế nào.
    Nay ông thủ tướng lại có một định nghĩa, cái này không có gì mới mà chỉ dùng để lừa bịp dân chúng thôi vì lâu quá rồi, dân Việt nam chờ è cổ mà vẫn không tháy XHCN là cái mô tê gì nên ông này tìm cách hâm nóng dư luận thôi chứ thực chất là sáo rỗng!!!

    Trả lờiXóa
  9. Mô hình XHCN đã chọn sai thì cho dù có tìm cách cải chính hàng chục lần vẫn cứ sai, 3X nên về hưu đi thì vừa để người khác có tầm hơn lên làm mô hình "định hướng XHCN"
    Như ông tổng Lú nói là 100 năm nữa cũng chưa chắc có mô hình này.
    Toàn là một lũ ăn hại đái nát làm việc nước mà ông nói gà bà nói vịt dân chẳng biết đường nò???

    Trả lờiXóa
  10. Hãy nghe bài giảng của Giáo sư Hòang Tụy, Nhà Toán học nổi tiếng thế giới của Việt Nam: “Khi mô tả sự phát triển kém cỏi của đất nước, chúng ta hay dùng từ lạc hậu hay tụt hậu, nhưng theo tôi để phản ánh đúng hơn thực chất phải nói ta đang trì trệ trong tụt hậu. Nếu tụt hậu mà đang đi lên thì cũng không quá lo lắng nhưng trì trệ trong tụt hậu thì đáng lo thật, mà biểu hiện rõ nhất sự trì trệ này là ngay về chỉ số đổi mới sáng tạo, theo đánh giá của quốc tế, Viêt Nam còn thua cả Lào và Campuchia. Nếu chỉ kể về mức độ lạc hậu, Lào và Campuchia hiện xếp sau Việt Nam nhưng nếu họ cứ tiếp tục đứng trên ta về chỉ số đổi mới sáng tạo thì với đà này, chẳng mấy chốc thứ tự đó sẽ đảo ngược, chắc chắn họ sẽ bỏ lại ta ở phía sau.”

    Cảnh báo của Giáo sư Hòang Tụy có làm cho Bộ Chính trị 16 người, đứng đầu bởi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng giật mình chăng, hay cứ mãi ca lên phương châm vẩn vơ “qúa độ lên xã hội chủ nghĩa” mà chưa biết, nói theo ông Trọng, “đến hết thế kỷ này không biết đã có chủ nghĩa xã hội hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa”?

    Như vậy thì có hướng đâu mà định. Đó là lý do tại sao Giáo sư Hòang Tuy đã nói thẳng: “ Suy ngẫm về đường lối công nghiệp hóa, phải nhìn nhận chúng ta đã thất bại, nói nhẹ hơn là chưa thành công. Sai lầm của chúng ta là muốn xây dựng ngay những ngành công nghiệp lớn, sản xuất những thành phẩm phức tạp, tinh vi, như công nghiệp ô tô, đại cơ khí, điện tử… mà không qua bước phát triển công nghiệp phụ trợ, nên sau nhiều thập kỷ mà rôt cuộc ngành nào cũng chỉ mới dừng lại ở trình độ lắp ráp.”

    Nói đúng ra là làm thuê cho nước ngòai, bởi vì hầu hết các Doanh nghiệp Việt Nam chưa sản xuất được đồ phụ tùng cần thiết cho các Công ty có cơ sở kinh doanh tại Việt Nam và chủ yếu hiện nay là đang làm thuê cho tụi Tàu khựa

    Trả lờiXóa
  11. Tam đoạn luận:
    - Có một sự vô lý
    - Người đó cố gắng chứng minh sự vô lý đó "có lý"
    - Người đó bị tâm thần

    Trả lờiXóa
  12. Quan niệm mới: định hướng XHCN một nhà nước phúc lợi xã hội?
    Kakaka!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy ông Đảng , CP QH này tổ chức đánh trận giả để lòe bịp thiên hạ thôi , khi không lòe , bip đc ai thì thấy rõ bộ mặt thật ngay thôi , tin họ thì sạt nghiệp !

      Xóa
  13. ĐCS VN CÓ CẦN BỘ CHÍNH TRỊ?
    16 ông chủ yếu đi ra từ trường đảng, không có tư duy kinh tế, không có tư duy kỹ trị, không có gì ngoài bộ kinh thánh của max không được hiểu đầy đủ, thế nhưng họ quyết hết mọi thứ từ boxit, từ đường cao tốc, từ sân bay, từ mở rộng Thủ đô...Họ biến Quốc hội thành bù nhìn, biến các đại biểu QH thành nghị gật, nghị giơ tay.... Đất nước VN có cần họ không nhỉ?

    Trả lờiXóa
  14. Ông TTg 3X chỉ nổ nhằm đánh bóng cá nhân và phe cánh của ông ta trước mặt quần chúng thông qua đài THVN, cái này là đòn nhằm vào chuyến đi Huê Kỳ sắp tới của ông tổng Lú, 3X nói vậy mà không bao giờ làm vậy, không tin các bạn cứ quan sát mà xem!.

    Trả lờiXóa
  15. Lý luận loạn xì ngầu bao nhiêu năm rồi chẳng biết đâu mà lần nên bác Tổng mới nói " không biết đến cuối thế kỷ này đã có CNXH hoàn thiện ở Việt Nam hay chưa ". Không biết mà cứ lao đầu vào thì thật điên rồ. Xin các ông đừng lẻo mép nữa. Hãy học tập các nước như Nhật, Hàn, Đài loan, Singapo....cho dân tự làm tự ăn, tự lực tự cường là ổn thôi mà...Chủ nghĩa nào mà nước giàu mạnh - dân no ấm thì oke đi ! Ný nuận làm chó gì cho mất thời gian và lãng phí tiền dân !

    Trả lờiXóa
  16. Hiểu rồi.Tại sao người Đức và người Nga họ cổ phần hóa nhanh thế...Mà VN mình dây dưa mãi không làm được...Họ sợ họ mất quyền hành!Một lũ ký sinh...

    Trả lờiXóa
  17. Tin vào chém gió của XXX có ngày chết không kịp ngáp. Chỉ giỏi thủ đoạn câu g chờ cơ hội tư lợi cn, đâu có làm gì cho dân chủ, tiên bộ đâu? Có giỏi cho thả hết tù CT ra đây mới tin.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Giỏi" cái khác thôi... Người ta quá hiểu.

      Xóa
  18. Xin hãy giải thể hội đồng lý luận trung ương đi. Đừng biến 90 triệu dân Việt Nam thành một đàn cừu và đừng lấy đất nước này làm thí nghiệm cho những ní nuận vớ vẫn của các vị. hãy đi học những việc làm hay làm tốt của người ta cho dân nhờ. Trước hết hãy quan tâm đến việc đánh đuổi giặc ngoại xâm đang hàng ngày hàng giờ chiếm đảo, chiếm biển của cha ông ta để lại và tiêu diệt lũ bán nước hại dân. nguy cấp lắm rồi các vị ạ ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. He he he lộn rồi ...hội đồng ...lú lẫn bác Nặc danh 05:18 ạ !

      Xóa