Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 1 tháng 3, 2015

Khi Nguyễn Bạch Dương đã vào “KIẾP KHÁC”

* NGUYỄN ĐÌNH BỔN
Khi còn ở miền Tây Nam bộ, tôi quen với nhiều anh chị văn nghệ, giờ người còn kẻ mất, nhưng mấy mươi năm ngồi nhớ lại, anh chị nào cũng hiền lành, phong thái lịch sự, ngôn từ đúng mực, mà nếu so với bọn “nghệ sĩ trình diễn” bây giờ, y như như người… muôn năm cũ.
Một người anh, người bạn mà tôi thương quí nhất, từng giúp đỡ tôi vô tư, dù anh chị cũng khó khăn vất vả trăm bề, nay đã mất vì bạo bệnh là nhà thơ Nguyễn Bạch Dương, nhưng điều tôi nhớ là chuyện ứng xử của anh với gia đình, xã hội.
Có lần tôi ghé Vĩnh Long chơi với anh, anh nói “Về nhà anh ở lại vài ngày cho vui”, khi đó độc thân, thích lang thang nên tôi đồng ý ngay. Từ HVN anh chở tôi bằng xe đạp về “nhà mới” (nhà cũ anh ở ngay bờ sông Cổ Chiên, bị giải tỏa) qua cầu Thiềng Đức vào một hẻm rộng, đến một căn nhà lợp lá. Anh xuống xe từ ngoài sân, và nói nhỏ: “Có ba anh ghé chơi”. Hai anh em bước vào nhà. Một cụ ông rắn rỏi ngồi bên bàn trà dưới chân là một con chó nhỏ. Anh Nguyễn Bạch Dương dừng lại, và người đàn ông khi đó 50 tuổi, vòng tay như một cậu học trò nhỏ, đầu hơi cúi: “Thưa ba, con đi làm về!”. Tôi bối rối, tính tôi hơi phóng túng nên ngạc nhiên với lối chào này, nhưng cũng ngay lập tức vòng tay cúi đầu: “Thưa bác, con chào bác”.
Nhà thơ Nguyễn Bạch Dương
Ngủ ở nhà anh, có khi nằm dưới nền gạch (anh cũng vậy) nhưng trong mùng, nếu là dân văn nghệ, anh luôn để một cây bút bi, tập giấy, cái đèn, anh giải thích nếu có nổi hứng làm thơ, hay có ý tưởng nào đó thì bạn bè có thể… ghi lại ngay! (Vụ này tôi cười ngất, anh cũng cười).
Lần đó, sáng hôm sau khi anh em ra khỏi nhà, một lần nữa anh lại vòng tay: “Thưa ba, con đi làm”!
Đôi lúc tôi nghĩ những cử chỉ lễ phép đó là quá rườm rà, nhưng càng chơi với anh tôi càng thấy anh chân thực, cực kỳ đáng mến. Anh không hút thuốc, không nhậu, không đi xe gắn máy, nhưng rồi anh lại ra đi vì bạo bệnh. Có lẽ tâm sự của anh về thời cuộc, về thế thái nhân tình giống như câu thơ sau:
Khuya đêm ấy có cành hoa dưới vực
Nở một mình lẳng lặng tỏ đêm sương! 
                              (Kiếp khác- thơ Nguyễn Bạch Dương).
Trải qua một vài ngày, khi rất nhiều người ca tụng chuyện chửi bới, văng tục của một cô gái khá nổi tiếng là… dũng cảm, thậm chí nâng lên thành “con cháu bà Trưng, bà Triệu”, bỗng nhớ anh. Anh đã ra đi vào những ngày cuối cùng năm 2006, vậy nhưng tính cách đó, ngôn từ đó nếu được kể lại, nó giống như người muôn năm cũ!
                 N.Đ.B/ML
-------------

4 nhận xét:

  1. Người dân Nam bộ được hưởng sự giáo dục nhân văn từ nhỏ nên cách hành xử rất có văn hóa. Nếu có điều kiện xem lại sách giáo kho của Việt Nam Cộng Hòa trước đây thì thấy rõ điều đó. Thật buồn cho hệ thống giáo dục của chế độ cộng sản, nó làm hỏng hết cả 3 thế hệ. Nguy hiểm hơn nó hủy hoại cả một nền văn hóa lâu đời của người Việt, đe dọa ddeenss]j tồn vong của dân tộc!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng ý.Nọc độc XHCN.đã và đang phá hủy
      văn hóa truyền thống của nước ta và tương
      lai cần một thời gian dài mới hồi phục.
      Nhìn vào di sản Xô Viết ở nước Nga,chúng
      ta phải giật mình nghĩ tới VN.nay mai cũng
      sẽ trải qua một tiến trình tệ hại như vậy là
      một kẻ tàn bạo có "máu lạnh" nhất sẽ tác oai
      tác quái một thời kỳ như Putin mà nước Nga
      hiện nay chưa thể thoát ra nổi !
      thì thời gian còn

      Xóa
  2. Hoàn toàn đồng ý với bạn, ngày xưa đang đi đường gặp đám tang của bất cứ ai gần như mọi người đều dừng lại, hoặc đi ngang công sở, trường học thấy đang chào cờ, đa phần cũng dừng lại, bỏ mủ xuống nghiêm trang, điều đó rất đơn giản nhưng có lẽ không bao giờ được lặp lại, buồn thay cho cách hành xử, giao tế của thời CS .

    Trả lờiXóa
  3. Chế độ cs nó huy hoại cả một dân toc .dưới sự cam quyền csvn de ra một cái ung nhọt, một quái thai ,can phải dẹp bỏ cs thì mới cứu được nước VN

    Trả lờiXóa