Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

Dịch chuyển quyền lực trong nền chính trị Việt Nam

* LÊ HỒNG HIỆP
Trong những năm gần đây, quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã gia tăng một cách đáng kể. Nếu tiếp tục, xu hướng này sẽ có nhiều tác động tới viễn cảnh chính trị của Việt Nam trong tương lai.
Sự gia tăng quyền lực của Ban Chấp hành Trung ương trở nên rõ ràng vào tháng 10 năm 2012, khi cơ quan này đảo ngược một quyết định trước đó của Bộ Chính trị nhằm kỷ luật Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với lý do quản lý kém nền kinh tế. Sau đó, vào tháng 5 năm 2013, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ủng hộ hai ông Nguyễn Bá Thanh và Vương Đình Huệ, lần lượt là người đứng đầu Ban Nội chính và Ban Kinh tế Trung ương, ứng cử vào hai vị trí trong Bộ Chính trị. Tuy nhiên, Ban Chấp hành Trung ương lại bầu cho hai ứng viên khác.
Một ví dụ khác của sự gia tăng quyền lực này chính là phiên bỏ phiếu tín nhiệm chưa từng có tiền lệ đối với 20 quan chức cấp cao nhất của Đảng vào tháng 1 năm 2015.
Cũng trong bối cảnh này, một thành viên cao cấp của Quốc hội thậm chí còn đưa ra một đề xuất được cho là táo bạo: Việt Nam nên áp dụng cơ quan lập pháp lưỡng viện, với Quốc hội hiện nay đóng vai trò Hạ viện, còn Ban chấp hành Trung ương đóng vai trò Thượng viện.
Quyền lực được nâng cao của Ban chấp hành Trung ương đánh dấu bước chuyển biến đáng chú ý trong cấu trúc quyền lực của hệ thống chính trị Việt Nam. Sau sự qua đời của Tổng Bí thư Lê Duẩn năm 1986, đánh dấu sự kết thúc kỷ nguyên cá nhân lãnh đạo nhiều quyền lực (strongman), quyền lực chính trị ở cấp cao nằm trong tay Bộ Chính trị. Hiện tại, với việc Ban Chấp hành Trung ương khẳng định vai trò của mình như là thể chế có tiếng nói cao nhất trong Đảng, quyền lực chính trị quốc gia đang ngày càng bị phân tán.
Cấu trúc quyền lực của Đảng Cộng sản hiện tại đang tựa như mô hình của một kim tự tháp ngược, với Ban Chấp hành Trung ương đóng vai trò là chủ thể quyền lực nhất, tiếp đến là Bộ Chính trị và ở dưới cùng là Tổng Bí thư. Thế nhưng quá trình chuyển biến này chỉ xảy ra tại tầng cao nhất trong cấu trúc quyền lực của Đảng. Hầu hết 3,6 triệu đảng viên, cũng như người dân, vẫn đứng ngoài cuộc chơi này, và hầu như không có bất cứ ảnh hưởng nào tới lịch trình nghị sự cũng như quá trình hoạch định chính sách của Ban Chấp hành Trung ương.
Chính vì thế, xu hướng này không phải là một chỉ dấu hướng tới dân chủ hoá tại Việt Nam. Thay vì vậy, nó là một chỉ dấu cho thấy quá trình tranh giành quyền lực đang diễn ra trong nội bộ giới tinh hoa chính trị của đất nước. Thủ tướng Dũng đã áp đặt ảnh hưởng ngày càng tăng của mình lên Ban Chấp hành Trung ương, đạt được nhiều quyền lực hơn so với các đồng nghiệp của mình, đặc biệt là Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Điều này giải thích lý do tại sao Ban Chấp hành Trung ương đã đảo ngược quyết định của Bộ Chính trị nhằm kỷ luật ông Dũng, và từ chối cho ông Thanh và ông Huệ – những nhân vật hoặc là đối thủ chính trị hoặc không phải là đồng minh của ông Dũng – gia nhập Bộ Chính trị. Và điều này cũng phần nào được thể hiện thông qua thực tế rằng ông Dũng đã giành được kết quả cao hơn hẳn so với các đồng nghiệp trong phiên bỏ phiếu tín nhiệm vào tháng 1 năm 2015, mặc dù thành tích kinh tế gần đây của quốc gia vẫn còn nhiều điều phải cải thiện.
Vậy làm thế nào mà Thủ tướng Dũng có thể gây ảnh hưởng ngày càng lớn lên Ban Chấp hành Trung ương?
Ban Chấp hành Trung ương phần lớn là thành viên chính phủ và các lãnh đạo cấp cao từ các tỉnh, những người mà quá trình bổ nhiệm họ được quyết định hay ảnh hưởng lớn bởi ông Dũng. Vai trò quan trọng của ông Dũng trong quá trình phân bổ ngân sách quốc gia tới các chính quyền địa phương, bên cạnh các mối quan hệ tốt đẹp của ông với giới kinh doanh vốn thường giữ quan hệ gần gũi với các lãnh đạo tỉnh, cũng đã giúp ông có được nhiều sự ủng hộ chính trị. Ảnh hưởng của ông Dũng đối với Bộ Quốc phòng, và đặc biệt là Bộ Công an (nơi ông trước đây từng giữ chức Thứ trưởng) cũng mang lại cho ông nhiều lợi thế, bởi vì các đại diện xuất thân hoặc đến từ hai bộ này chiếm tới gần 15% số lượng Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương.
Sau Đại hội Đảng Cộng sản toàn quốc lần thứ 12 vào năm 2016, Ban Chấp hành Trung ương có thể sẽ tiếp tục tập trung nhiều quyền lực hơn, đặc biệt nếu các cuộc bỏ phiếu tín nhiệm đối với quan chức cấp cao của Đảng vẫn được duy trì và nếu như Thủ tướng Dũng có thể giành thêm được một nhiệm kỳ nữa trong Bộ Chính trị bất chấp giới hạn về tuổi tác.
Nếu như ông Dũng có thể tận dụng nguồn vốn chính trị hiện tại của mình để đưa những đồng minh của ông hay những người được ông đỡ đầu vào trong Ban Chấp hành Trung ương mới, ông Dũng có khả năng rất cao sẽ đạt được tham vọng của mình là trở thành Tổng bí thư tiếp theo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong kịch bản ấy, Việt Nam sẽ có một ban lãnh đạo mạnh hơn và thống nhất hơn, đặc biệt khi thủ tướng tiếp theo có khả năng là một trong những nhân vật được ông Dũng bảo trợ. Điều này có thể có lợi cho Việt Nam vì đất nước cần một thế hệ lãnh đạo mạnh mẽ và hiệu quả để theo đuổi những chính sách cải cách kinh tế và ngoại giao táo bạo hơn. Thế nhưng lãnh đạo mạnh có thể dẫn tới việc các cải cách chính trị có ý nghĩa cũng như cuộc chiến chống tham nhũng sẽ bị hạn chế.
Đội hình lãnh đạo chính trị Việt Nam trong tương lai còn phụ thuộc vào quá trình cạnh tranh quyền lực xảy ra trước thềm đại hội Đảng vào năm sau. Lợi thế trong trò chơi quyền lực hiện tại dường như đang nghiêng về phía Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, nhưng kết quả cuối cùng sẽ chưa thể xác định được cho tới khi đại hội kết thúc vào năm sau.
LHH/ “Power shifts in Vietnam’s political system”, East Asia Forum, 05/03/2015./(Biên dịch: Nguyễn Thế Phương)
--------------
(*) Lê Hồng Hiệp là nghiên cứu viên khách mời tại Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), Singapore. Ông hiện tại cũng đang là giảng viên tại Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
(Nghiên Cứu Quốc Tế/TTHN)
---------------

18 nhận xét:

  1. Ông Dũng có quyết tâm chính trị, có tư tưởng hội nhập mới có thể bảo vệ đất nước như ông vừa nói. Tuy nhiên thế lực chính trị mà đcs trung quốc đang áp đặt lên đcs vn liệu có cho phép ông làm điều đó? Hơi khó cho ông, trừ khi rất cả các ủy viên trong bct cũng có quyết tâm, quyết tâm chính trị đổi mới, hội nhập và nhìn được về phía trước chứ không phải tự hào leo rào, nếm mật nằm gai, một quả cà nắm cơm nguội nuôi hi vọng mở đường tiến lên vô định.

    Trả lờiXóa
  2. Ông DUNG chi có hai con đường: một nếu ông vì dân vì nước hãy mạnh dạn xóa bỏ điều 4 hp ,tự do dân chủ, ông sẽ là tổng thống đầu tiên của nước VN dân chủ và là người có công với đất nước. được lịch sử ghi nhận công lao. Hai nếu ông là tổng bí thư theo đường lối trung cộng, thì lịch sử ngàn đời vn nguyền rủa ông là một người tội đồ của dân tộc,với chính sách yếu kém, tham nhũng, bán nước cho tàu.và cái kết cục sẽ giống gadafi.chỉ có hai điều thôi ông DUNG a,thiên đường hay địa ngục cách nhau có một bước chân, hy vọng ông chọn điều tốt cho đất nước và bản thân ông .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có "đi" đâu mà cần "đường"? Tỉnh táo đi bạn ơi. Ta cần đa nguyên để những người thực sự có tâm, có tài lên cố vực dậy đất nước từ đống tro tàn.

      Xóa
  3. Ong Dung thang the la bieu hien cua viec THAM NHUNG da thang DUY VAT BIEN CHUNG

    Trả lờiXóa
  4. Đa số nhân dân VN đang tự làm chủ. Họ chẳng, hoặc chưa, thấy ai có đủ tâm và tài để họ chấp nhận uy quyền của người đó.
    Đâu đó vẫn có những người hy vọng vào kẻ, vốn tham nhũng thuộc hạng bậc thầy, cứu giúp cuộc đời của họ?
    Thảm thương thay...

    Trả lờiXóa
  5. Chinh tri thi kho biet truoc .Tuy nhien do cau truc Con nguoi.La quan trong. nhung theo nhieu nguoi dan nhan thay da so cac CB .Hien nay da so dieu kem trinh do va chuyen mon.chi co cau be lu vo vet .kho ma ND hi vong ...Nhung biet dau se co 1trong so do tri tue hon pho gup. con kg thi Dat nuoc se bi Toi te hon.Chi cho vay.

    Trả lờiXóa
  6. ĐẾN GIỜ NÀY MÀ VẪN CÒN MƠ HỒ VỀ NGƯỜI LÃNH ĐẠO ĐẤT NƯỚC THÌ QUẢ LÀ BUỒN THAY!

    Trả lờiXóa
  7. Chả ai mà mơ hồ như bạn đâu,người ta yêu nước và lo cho đất nước hơn bạn,bạn chỉ giỏi chống cộng điên khùng thôi.Đã tự xưng dân chủ sao lại chống cộng.
    Bài này viết hơi hay đấy,nhưng xem ra cà khịa chia rẽ nội bộ gây cho người đọc hoang tưởng.
    Đại hội đảng mà giới thiệu thì đương nhiên anh DŨNG lên tổng bí thư,trong BCT hiện nay thì nỗi trội lên trước là anh DŨNG,đó là sự phân công hợp lí,làm một khóa rồi nghỉ.
    Trong ĐCSVN có cạnh tranh thật,nhưng không ai giành giật và có vấn đề mà không bị đưa ra cả,đưa ngay trước đại hội tất cả ở các cấp,không riêng đại hội toàn đảng.
    Nước Mỹ làm sao thì ở Việt Nam họ cũng học vậy thôi,đại hội đảng chọn người ra ứng cử tổng thống,trúng thì theo đường lối của đảng mà thực hiện,tưởng ngon lắm làm khác thì về thiên đàng.Nước ta có khác là vào viện 108 nằm và lí do bệnh quá nặng,phó lên.
    Về kinh tế từ 2013 về trước thì đâu chỉ anh DŨNG sai,đi học Hàn Quốc về ca cho lắm làm theo nên chết là phải,vì Hàn Quốc nó chết và vứt mô hình mô phỏng đó rồi.
    Ngay hôm nay,theo dõi Nhật ra sao mới bắt chước,Chú ABE lật qua lật lại thế nào ta mới dám vận dụng,sợ chứ ví như hạ lãi suất nó mà ào ra phá thì điên như chơi,hay mua ngân hàng giá 0 VNĐ là học từ thất bại nhào lăn quay của MỸ, nhưng liệu nó phá vài chục ngân hàng thì sao ?
    Đấy, mọi thứ nó giết Dân tộc mình như chơi,nó đẩy đất nước xuống bùn chưa biết lúc nào,mà khổ thay nó là người Việt chính gốc.
    Anh Dũng có ba đầu sáu tay chả thể đối phó,anh lại đâu có học kinh tế,nó múa bậy có khi anh lại khen hay mới chết chứ.
    Về cơ chế,xin thưa,từ lâu mỗi tỉnh và thành phố ở Việt Nam gần gần kiểu bang như MỸ,có hay đấy nhưng cũng dỡ chứ...Tỉnh nào mà cà chớn thì chết cả với nó,ví như Khánh Hòa nó vay một nghìn tỷ cách đây 10 năm,đến nay chưa trả một xu,nhưng dân lại thấy sướng khi đi trên con đường nghìn tỷ đó ( theo thời giá hiện nay thì cả trăm nghìn tỷ đấy ) . Vay thí xác làm đại chả có gì trả thì anh DŨNG làm gì nó được.
    Vay cả triệu tỷ làm bất động sản,nay hô bán được,nhưng bán đâu nó ăn ngay đó,chưa trả xu nào,đây là cơ chế chung,cứ tưởng họ tới làm ăn,đón đầu đón gió...thì chịu chung số phận ,không đổ cho cá nhân hay chế độ được,
    Trong toàn đảng biết rõ vụ trượt chân này,từ từ leo lên chứ kéo xuông hố sao ?
    Chính lăn lộn trong vạn nguy nan cùng các địa phương,nên HỌ quyết bảo vệ anh DŨNG đến cùng,và quyết xốc lại tình hình,nay thì mọi nguy hiểm cũng qua rồi,tuy chưa thở phào được.
    ĐCSVN chưa hề có vụ giành giật mà thường là vì nhiệm vụ tới AI sẽ gánh vác được,ai dám xả thân lo toan,chứ cử người ngồi xơi nước thì chỉ khi tình thế.
    Nói gì thì nói chứ ĐCSVN là dân chủ nhất thế giới.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Nói gì thì nói chứ ĐCSVN là dân chủ nhất thế giới"?
      Bình luận này là của Công Sơn hay Fó Dzoan đếy?

      Xóa
    2. Rõ ràng, nếu như vậy thì Nặc danh20:36 Ngày 06 tháng 03 năm 2015 chưa "lớn" được về nhận thức hoặc là ông là cái loa của tuyên giáo đảng cs mà không có cái đầu để xét, suy:
      Vì ông đã không hiểu được bản chất thật của đảng csVN.
      Thử hỏi ông : MỘT CHẾ ĐỘ DỰNG LÊN DO MỘT ĐẢNG NẮM GIỮ QUYỀN BÍNH, KHÔNG QUA TRANH ỨNG BẦU CỬ MÀ BẰNG VIỆC MÊ HOẶC NGƯỜI DÂN ĐỂ LẤY BẮN GIẾT BẠO LỰC LÀM PHƯƠNG TIỆN GIÀNH QUYỀN "súng đẻ ra chính quyền", VÀ KHI CƯỚP QUYỀN RỒI THÌ DÙNG BẠO LỰC ÁP ĐẶT VÀ XIỀNG XÍCH NGƯỜI DÂN "thực hiện chuyên chính vô sản" ĐỂ GIỮ ĐẶC QUYỀN ĐẶC LỢI CHO MỘT ĐẢNG THÌ CHẾ ĐỘ ĐÓ, ĐẢNG CẦM QUYỀN ĐÓ CÓ PHẢI LÀ CÁCH MẠNG, LÀ CHÍNH DANH HAY LÀ PHẢN ĐỘNG LÀ BẤT CHÍNH?
      (tôi là người Hà Nội, từng là đảng viên kết nạp 1979 khi đánh Tàu xâm lược, đã tự bỏ đảng 15 năm nay đấy ông ạ chứ không phải "thế lực thù địch" của dân tộc đâu đấy)

      Xóa
    3. Chỉ câu này thôi đã chứng tỏ tay CS.
      không biết lý luận mà chỉ ngụy biện =
      cách cãi chầy cãi cối "Đã tự xưng dân
      chủ sao lại chống cộng" vì Cộng sản là
      độc tài,phản dân chủ,do đó chống cộng
      là chống độc tài,chống phản dân chủ !

      Xóa
  8. chỉ có đa nguyên đa đảng, tam quyền phân lập mới giải quyết được vấn đề .
    còn đã một ông là cs lãnh đạo thì chỉ có "xuống hố cả nước"

    Trả lờiXóa
  9. Người xấu đang bệnh nặng.
    Nhưng người tốt chưa đủ mạnh.
    Dù sao, bàn cờ đang ở những nước cuối...

    Trả lờiXóa
  10. Các bạn hãy chỉ xem làm cách nào để da nguyên da đảng? xấp tới quyền hành nó nằm trong tay ông Dung.bộ máy công an nó đàn áp. Vậy ai là người đứng lên chống lai cs? Vậy thì làm cách nào?

    Trả lờiXóa
  11. Chi co BCT va BCHTU dau da con may trieu dang vien chau ria. Dan chu trong noi bo con khong co ma lai 'dan chu nhat the gioi' duoc sao. Doc tai ca nhan hon doc tai tap the o cho : Dan ta se tap trung mui nhon vao dung cho

    Trả lờiXóa
  12. Hết khóa này, anh Trọng, anh Sang, anh Dũng, anh Hùng đều nghỉ. Như thế tốt hơn. Để cho lớp mới lên làm mới cơ cơ hội hội nhập và phát triển!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đừng mơ lớp mới trong đảng chuột không có răng và không biết ăn, không biết sợ chuột tàu.
      phải phát đọng phong trào tiệt diệt giống chuột.

      Xóa
  13. Biết làm sao bây giờ. Hàng ngũ lãnh đạo hiện tại còn tiếp tục được cơ cấu nhiệm kỳ sau có tới trên 80% là thân quen, chạy chức chạy quyền mà được ngồi ghế "quan". Thôi thì cố gắng vực con số trên 10% tuy là quan nhưng mà tốt, dũng cảm lên chút ít để mà đấu với cái lũ quan ô hợp có đủ các loại bằng mua, bằng thật học giả và bằng lòng là chủ yếu. Giác ngộ trong số quan mua, quan chạy nhưng có đức thật, tài thật cải tà quy chính để phục vụ nhân dân. Loại tất cả những con ông cháu cha ngu dốt ra khỏi bộ máy. Chàng nào, nàng nào có gene làm chính trị, đức tốt trí tài thì giữ lại. Nói thế, nhưng khó vô cùng. Chợ trời ngầm bán mua chức tước hoạt dộng không ngừng nghỉ, nhưng ai động đến cái market này thì lại phải ngó qua bác Kim Quốc Hoa, nói sự thật thì bị mất chức, dọa tù, dù cái chức trong một cái hội của những người sắp về thế giới bên kia, muốn con cháu, những kẻ hậu sinh hiểu đời mà phục vụ đời cho tốt, đừng tham của dân nữa.
    Ta không mong và không muốn VN có một Mi-kha-in Xéc-gây-ê-vich Goóc-ba-chốp (Михаи́л Серге́евич Горбачёв) như của Liên Xô hay một Bo-rit Ni-co-lai-ê-vich (Борис Николаевич Ельцин) tổng thống đầu tiên của Liêng bang Nga, mà nhân dân VN muốn một lãnh tụ thực sự do dân bầu, không phải do CM cam hay quýt tiếm quyền mà lên. Thế nên hãy trả lại dân cái quyền tự quyết định lựa chọn nhân vật lãnh đạo đất nước. Trả lại cho dân cũng là trả lại cho đảng danh dự và uy tin đã bị những đảng viên thoái hóa biến chất của đảng đánh mất. Hãy trở lại tiêu chí đúng đắn của đảng là đảng lãnh đạo bằng đường lối chính sách chứ không phải đảng trị. Một ông Chủ tịch tỉnh có thể không cần là đảng viên ĐCS, miễn là có đức, có tài. Một nguyên thủ quốc gia cần có tầm, làm tốt cho đất nước, cho dân thì mức lương 200.000 hoặc 300.000 USD dân cũng không thắc mắc. Như thế sẽ loại trừ được những ông vua ngai vàng thời hiện đại, mức lương còn ít hơn cấp trưởng phòng của một ngân hàng loại bình thường nhưng ở những dinh thự sa hoa, đi xe hơi đắt tiền, sống như đế vương. Những thứ đó ở đâu ra nếu không là tham nhũng? chắc chắn không phải là làm thúi móng tay như trần Văn Truyền biện bạch!

    Trả lờiXóa