Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 4 tháng 3, 2015

Cimexcol – Nỗi đắng cay còn đó - Kỳ 1

… “Ông Lê Văn Bình (Năm Hạnh) trước giải phóng là Thường vụ Ban chấp hành Trung ương đoàn Thanh niên Nhân dân cách mạng miền Nam, năm 1979 về quê  Minh Hải công tác.  Khi công ty Cimexcol đang hoạt động,  Năm Hạnh là Phó chủ tịch tỉnh nhưng đi  học ở Liên Xô, ở nhà  do ông  Ba Hùng tức Phan Văn Hoài, Chủ tịch tỉnh, điều hành. Năm Hạnh về nước, làm chủ tịch  thay  Ba Hùng được 4 tháng thì xảy ra vụ Cimexcol, vậy mà phải  chịu trách nhiệm về mọi tội lỗi do Cimexcol gây ra.
           Tại sao lại có chuyện tréo ngoe ấy? Vì khi đó ông Nguyễn Đức Tâm, Trưởng ban Tổ chức Trung ương không muốn “đưa một người đã về hưu như  Ba Hùng ra xử lý ‘không có ý nghĩa’, phải chọn người đương chức đưa ra xét xử để răn đe!?”.
             Quan điểm của ông Nguyễn Đức Tâm có vẻ đúng, nếu như bắt và xử đúng người đúng tội. Nhưng Năm Hạnh nói riêng, Cimexcol nói chung không có tội, mà chỉ là nạn nhân của mối quan hệ đầy  mâu thuẫn…
               Trước khi Năm Hạnh ra tòa, có người khuyên  ông chỉ nhận thiếu trách nhiệm  rồi im lặng,  ông sẽ được xử lý rất nhẹ,  “mọi tội lỗi  đổ lên đầu Dương Văn Ba và đồng bọn”. Nhưng Năm Hạnh không nghe lời khuyên đó. Chẳng những ông không nhận tội thiếu trách nhiệm  mà  phát biểu rất quyết liệt, vạch ra những sai phạm  trong quá trình điều tra vụ án  Cimexcol, những bất hợp lý trong cáo trạng và mất dân chủ trong phiên tòa. Tiếng vỗ tay vang lên trước sự thật và lời lẽ sắc bén của bị cáo Năm Hạnh”… (Theo Minh Diện).
                                                          *           *           *
                        Cimexcol – Nỗi đắng cay còn đó
ĐẶNG HUỲNH LỘC
... Vụ án Cimexcol Minh Hải được đưa ra xét xử với 21 bị cáo bằng một 'thủ tục khá đặc biệt', TAND tối cao trực tiếp xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm (!?).
(Cố) Thủ tướng Võ Văn Kiệt trả lời: Ban đầu xác định đây là vụ án chính trị, Bộ Chính trị giao anh Mười Hương (Trần Đình Hương, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Nội chính Trung ương - PV) phụ trách. Khi xác định vụ án không có dấu hiệu chính trị, được chuyển hướng trở lại điều tra là một vụ án kinh tế, thành lập Ban chuyên án mới, lúc đó giao lại cho anh Ba Hương (Lâm Văn Thê, nguyên Uỷ viên Trung ương, Thứ trưởng Bộ Nội vụ nay là Bộ Công an – PV) phụ trách. Đến lúc này tôi bắt đầu theo dõi vụ án và thấy vụ án có dấu hiệu không bình thường.
… Viết ký sự này, tôi không hề cố ý khi đưa ra mở đầu là kiến nghị của bà Ngô Thị Huệ, phu nhân cố Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và bản kiến nghị mười hai năm trước của ông Nguyễn Văn Để, kết thúc là kiến nghị của nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt yêu cầu minh oan vụ án Cimexcol Minh Hải. Bởi sự thật diễn biến của sự việc là vậy. Tôi chỉ chép ra đây về một vụ án và những kiến nghị kéo dài qua hai thế kỷ... 
(Tác giả Đặng Huỳnh Lộc)

              1. Ông Năm Hạnh ‘ra đi’ trong nỗi oan ức!
             Trong khi tác nghiệp, tôi nhận được hai lá thư của bà Bảy Huệ (phu nhân cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh) và bà Nguyễn Thị Được (nguyên Khu ủy viên Khu Tây Nam bộ, Phó ban Phụ vận Trung ương Cục miền Nam, Phó Chủ tịch Hội phụ nữ Việt Nam) đề nghị minh oan cho ông Lê Văn Bình (Năm Hạnh, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Minh Hải) trong vụ án Cimexcol Minh Hải (1988).
              Năm 2008, khi nghe tin ông Năm Hạnh phải vào Bệnh viện Thống Nhất do bệnh ung thư hiểm nghèo đến giai đoạn cuối, tôi đã đến thăm ông. “Tôi quyết chiến đấu với bệnh tật đến cùng, tiếp tục sống, tiếp tục đấu tranh để nhìn thấy ngày vụ án được minh oan” - ông Bình nói với tôi như vậy.
              Từ những điều trên đã thôi thúc tôi làm một cái gì đó để góp tiếng nói làm rõ về vụ án này.
                     >>  Một vụ án bị bẻ cong   
             Tôi bắt đầu từ việc tiếp xúc với những người có liên quan trong vụ án, tập hợp hồ sơ. Người đầu tiên mà tôi tìm gặp là ông Nguyễn Quốc Sử (Ba Chiến), nguyên Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Minh Hải. Những thông tin, tài liệu cùng biểu hiện mềm lòng, nức nở của ông Sử khi kể về ông Năm Hạnh cho tôi sớm cảm nhận đây là một vụ án oan. Tôi tiếp tục tìm gặp bà Võ Thị Thắng, nhân vật của bức ảnh “nụ cười chiến thắng” lừng danh, nguyên Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch, một trong năm thành viên hội đồng xét xử vụ án Cimexcol Minh Hải với tư cách hội thẩm nhân dân. Khi bà Thắng cho biết bà kiên quyết không ký vào bản ản trước khi tuyên án vì cho rằng không đủ chứng cứ buộc tội thì tôi đã thật sự tin rằng đây là một vụ án oan!
              Nhưng khi đọc lại bản án với 55 trang đánh máy, tôi lại hoang mang. Bản án nhận định đi đến kết tội lại quá rõ ràng. Một số văn bản của cơ quan chức năng cũng xác định: “Đây là vụ án xử đúng người, đúng tội và đúng pháp luật!”. Trong sự hoang mang, tôi tìm gặp ông Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Phó Chủ tịch thường trực MTTQVN TP.HCM - người được xem như cố vấn giúp Cimexcol ăn nên làm ra. Ông Nhuận lại bảo: Gần 20 năm qua tôi đã nói quá đủ, không còn gì để nói nữa. Không nói gì nhưng ông Nhuận đã trao cho tôi ba tập hồ sơ do luật sư Hoàng Kinh Luân tập hợp - người bào chữa cho ông Lê Văn Bình và nổi tiếng với câu nói “cơ chế cũ xử cơ chế mới!”. Hồ sơ là hồ sơ nhưng nhiều điều vẫn cần phải làm rõ.
              Tôi về Bạc Liêu tìm gặp những người trong cuộc. Ông Nguyễn Quang Sang, nguyên giám đốc Cimexcol, người bị kêu án năm năm tù trong vụ Cimexcol thì đã đi tu, không muốn nói. Bà Trịnh Thị Tuyết Sương, nguyên kế toán trưởng Cimexcol cũng không muốn nhắc đến chuyện cũ. Nhiều người khác thì đã chết. Ông Lê Văn Bình thì vào những ngày thập tử nhất sinh bị mở phế quản, không còn nói được. Muốn trao đổi với ông Bình phải chờ ông viết ra giấy từng chữ đầy khó khăn...
             Cuối cùng, với những tư liệu thu thập được, tôi đã mày mò từng câu chữ, đối chiếu từng trang hồ sơ để dựng loạt bài “Cimexcol Minh Hải - 20 năm oan án”. Khi loạt bài đã thành hình, Ban biên tập quyết định khởi đăng sau ngày lễ 30-4 và 1-5.
             Nhưng chiều 30-4-2008, tôi nhận được tin ông Năm Hạnh đã hôn mê. Sáng hôm sau (1-5), tôi lại nhận được tin đầy xúc động, khi các bác sĩ thông báo với gia đình, ông Năm Hạnh đã hoàn toàn hôn mê thì ông tỉnh lại, gượng dậy viết vào giấy: “Hãy ở lại bệnh viện cho các bác sĩ chăm sóc, để nhìn thấy được minh oan...”. Viết chưa hết câu thì ông Bình bỏ rơi bút và hôn mê trở lại. Được tin này, tôi nhắn tin bằng máy điện thoại di động cho nhà báo Trần Quốc Thái ở báo Tin Tức (Thông tấn xã Việt Nam). Thái trả lời tin tôi: Mày đã trễ rồi! Và, tôi đã trễ. Tối ngày 1-5, ông Năm Hạnh đã trút hơi thở cuối cùng khi vẫn còn mang oan án.
              Thưa chú Năm! Chú đi đột ngột quá khi chưa thấy được ánh sáng chân lý của vụ án này được cháy lên trong niềm mong mỏi, không còn thấy được dư luận đang mong cầu vụ án được minh oan!
              Từng câu chữ của bài viết này con xin làm một nén nhang thành kính viếng chú - một người cộng sản kiên cường đầy ý chí và nghị lực.
* BÁO PHÁP LUẬT TP.HCM CHIA BUỒN:
          /< Nhận được tin Đồng chí LÊ VĂN BÌNH (Năm Hạnh), sinh năm 1934.
- Nguyên Bí thư Huyện ủy Giá Rai (tỉnh Minh Hải, nay là Cà Mau, Bạc Liêu), nguyên đại biểu HĐND tỉnh Minh Hải, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Minh Hải, nguyên đại biểu Quốc hội khóa VIII, nguyên Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Minh Hải.
- Đã từ trần vào hồi 20 giờ ngày 1-5 (nhằm ngày 26 tháng 3 năm Mậu Tý), hưởng thọ 75 tuổi.
- Lễ an táng đã cử hành vào lúc 16 giờ ngày 4-5 tại nghĩa trang tỉnh Minh Hải.
               Đồng chí Lê Văn Bình (Năm Hạnh) là nhân vật chính trong loạt bài “Cimexcol Minh Hải - 20 năm oan án” đang đăng tải trên Báo Pháp Luật TP.HCM. Mong mỏi lớn nhất của đồng chí là được minh oan trước khi mất, nay đã không kịp thực hiện. Dù biết trước tình trạng sức khỏe của đồng chí Lê Văn Bình, điều chúng tôi vẫn không thể ngờ là đồng chí ra đi quá đột ngột. Loạt bài lật lại vụ oan án cũng xin là nén nhang được thắp trước vong linh đồng chí!
             Ban biên tập và toàn thể cán bộ, phóng viên, công nhân viên Báo Pháp Luật TP.HCM thành thật chia buồn cùng gia quyến và thân hữu đồng chí Lê Văn Bình.>/
              Dù người đã mất cũng phải minh oan
            Chiều ngày 9-5, phóng viên Báo Pháp luật TP.HCM đã gặp ông Phạm Hưng - nguyên Chánh án TAND tối cao thời kỳ xảy ra vụ án Cimexcol.Ông Hưng cho biết: “Vụ Cimexcol vào thời điểm đó được coi là một vụ án lớn, dư luận cả nước đều quan tâm. Tuy nhiên, vì sự việc xảy ra quá lâu nên tôi cũng không nhớ được nhiều và chi tiết nữa. Chỉ nhớ rằng vụ việc được giao cho bộ phận phía Nam của TAND tối cao xử lý.Về việc vụ án này có bị oan không “Thì quả thật qua Báo Pháp luật TP.HCM tôi mới được thông tin chi tiết. Còn trước đó tôi không thấy ai có ý kiến gì cả.” - ông Hưng nói. Tuy nhiên, ông Phạm Hưng cũng cho rằng nếu vụ Cimexcol có các bằng chứng là oan sai thì cần phải xem xét lại để minh oan cho người bị xử oan. Đồng thời xem xét trách nhiệm của VKSND tối cao, TAND tối cao.
Ông Hưng cũng ngỏ ý làm tiếc khi biết tin ông Lê Văn Bình (Năm Hạnh) vừa mất. “Dù sự việc có lâu rồi nhưng nếu bị oan sai thì cần phải minh oan cho người ta, kể cả người đã mất cũng phải bằng hình thức này hay hình thức khác để minh oan” - ông Hưng nói.
             Từ oan án Cimexcol nghĩ về cải cách tư pháp
              Đó là ý kiến của ông Diệp Văn Sơn, một quan chức trong ngành tư pháp. Theo ông Sơn, trong vụ án Cimexcol Minh Hải cho thấy sự thiếu vắng hình thức tranh tụng trước tòa. Việc này đưa đến nhiều hệ lụy mà hôm nay chính chúng ta đang làm cái công việc “tranh tụng nguội” để thấy hết những bất hợp lý trong phân xử của phiên tòa cách đây hơn 20 năm! Cuộc “tranh tụng nguội” giữa một bên là những người quan tâm đến sự xét xử bất công, gây oan sai và một bên là những thiết chế quá lỗi thời, bất cập nhưng đã từng được coi là những chuẩn mực. Hơn thế nữa, những chuẩn mực này đang còn cản trở công cuộc cải cách tư pháp ngày nay.
             Những bất cập trong xét xử là thói quen trong mỗi vụ án đều thành lập “hội đồng xét xử” gồm đủ các thành phần để cho ý kiến tập trung, thống nhất. Điều này sẽ dẫn đến vi phạm nguyên tắc xét xử độc lập của các cơ quan tham gia vào quá trình xét xử. Hay như việc chỉ đạo của lãnh đạo Trung ương (theo lời ông Đoàn Thanh Vị, ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy) “Yêu cầu đưa một người ra chịu trách nhiệm để xử bọn kia. Nếu không số kia đấu tranh thì phức tạp, không xử họ được”. Cho nên ông Năm Hạnh (Lê Văn Bình, nguyên Chủ tịch tỉnh) “được chọn ra tòa”. Chỉ riêng tình tiết này đã đủ kết luận phiên tòa năm ấy đã vi phạm quá nhiều trình tự, thủ tục xét xử một bản án!?
              Từ những kết luận trái ngược nhau của hai đoàn thanh tra: Đoàn 54 cho là mất cân đối 4,6 triệu USD (lỗ), Đoàn 13 cho là lãi hơn hai triệu USD, qua đây cho thấy rất cần có cơ quan giám định tư pháp độc lập. Ấy là chưa kể đến việc Đoàn 54 bỏ ngoài sổ sách bảy triệu USD tài sản không đưa vào cân đối để nhằm phục vụ “ác ý” chứng minh Cimexcol làm ăn thua lỗ. Việc này vi phạm trắng trợn nguyên tắc bảo vệ chứng cứ.
                Khi chúng ta lật lại vụ án này không nhằm mục đích gì khác là để minh oan cho thân phận những con người đang sống trong tuyệt vọng, ray rứt của sự hàm oan cay nghiệt bao nhiêu năm. Đó là một việc làm giàu tính nhân văn, nhân bản sâu sắc. Và còn hơn thế nữa, nó cho thấy những lỗ hổng, những bất cập trong hệ thống tư pháp của nhà nước từ khâu điều tra, thu thập chứng cứ, công tố, xét xử... Nói chung là cả lề thói ứng xử không tương thích với các nguyên tắc của nhà nước pháp quyền, không phù hợp với lẽ công bằng trong xã hội dân chủ, trọng pháp.
            2. Những bức thư kiến nghị gửi Trung ương
             Ngày 2-4-2008, nguyên Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã đến Bệnh viện Bạc Liêu thăm hỏi ông Lê Văn Bình. (Ảnh đã được nguyên Thủ tướng đồng ý cho Báo Pháp Luật TP.HCM đăng tải).
             Công ty Cimexcol Minh Hải trong khi đang hoạt động bình thường thì bị vướng vào vòng tố tụng (tháng 12-1987). Gần hai năm sau đó (từ ngày 14 đến 22-4-1989), vụ án Cimexcol Minh Hải được đưa ra xét xử với 21 bị cáo bằng một thủ tục khá đặc biệt, TAND tối cao trực tiếp xét xử sơ thẩm đồng thời chung thẩm (!?).
            Một năm sau đó (1990), qua kiểm tra tài chính lại phát hiện Cimexcol chẳng những không lỗ mà còn có lãi nhưng đến bốn năm sau (1994), kết quả này mới được công bố. Cũng từ đó, những người lãnh án tù, cả án chung thân lần lượt được tha...
             Bức thư phu nhân cố Tổng Bí thư
             Gần 20 năm qua, đặc biệt là từ năm 1994 đến nay, rất nhiều đơn thư khiếu nại, yêu cầu được minh oan trong vụ án Cimexcol được gửi đến các cơ quan trung ương.
              Ngày 4-3-2008, bà Ngô Thị Huệ, nguyên đại biểu Quốc hội từ khóa I đến khóa IV, Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Long, Vụ trưởng Ban Tổ chức Trung ương, hiện là Phó Chủ tịch Hội Bảo trợ bệnh nhân nghèo TP.HCM và là phu nhân cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh lại viết thư gửi đến các cơ quan trung ương đề nghị xem xét lại vụ án, minh oan cho những người bị hàm oan. Thư có đoạn: “Năm 1994, sự thật vụ án Cimexcol đã được phơi bày, nhiều người bị vào tù oan sai đã được thả ra. Nếu ông Nguyễn Văn Linh còn sống chắc ông cũng sẽ phản đối việc im lặng của các cơ quan pháp luật hơn 14 năm qua. Bởi vì bản thân việc im lặng như thế là vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức, nhân nghĩa của dân tộc.
               “Hiện nay đồng chí Lê Văn Bình đang lâm trọng bệnh, tình trạng sức khỏe vô cùng nguy kịch. Một cán bộ không hề có tư túi trong suốt quá trình hoạt động cách mạng lại phải chịu hàm oan gần 20 năm trời, lẽ nào chúng ta không sót xa, thương cảm!
               “Từ những điều nêu trên, tôi yêu cầu các đồng chí hãy cho điều tra, xét xử lại vụ án như ông Phạm Hưng đã đề nghị trước đây. Tôi xin thay mặt ông Nguyễn Văn Linh và gia đình, người thân của ông, yêu cầu các đồng chí đừng để ông Linh mang tiếng không tốt với đồng chí của mình. Đảng ta quang minh chính đại, không việc gì không làm sáng tỏ được.
               “Tôi thiết tha mong các đồng chí hãy giải oan cho vụ án Cimexcol, giải oan cho đồng chí Lê Văn Bình, đồng thời giải tỏa những dư luận không đúng đắn về ông Nguyễn Văn Linh trong vụ án này”…
ĐHL
(Còn tiếp)
-------------

17 nhận xét:

  1. Đảng đã "chọn" ai rồi thì có thể nói là sống không bằng chết,uất ức,tủi nhục.Không chỉ ông Bình,mà biết bao nạn nhân trong cải cách ruộng đất,nhân văn giai phẩm,xét lại chống đảng,đánh tư sản mại bản...Khốn nạn thay,họ đều là tài hoa,thông minh,sáng tạo của dân tộc,có thể trở thành rường cột cho nền kinh tế,văn hoá của đất nước.
    Đúng là quái thai của thế kỉ 20

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Báo chí đưa tin: Chính sách của Putin khiến hai đảng ở Mỹ bì phân hóa. Sự chủ động của Nga tại Ukraine càng là cái cớ để đảng Cộng hòa cảm thấy nóng mặt và chỉ trích đảng Dân chủ với tổng thống Obama quá yếu mềm. Tổng thống Putin đang khiến 2 đảng nước Mỹ hục hặc...
      > Thế thì Putin còn kém Nguyễn Minh Triết, nguyên CT nước bên ta. Ông Triết nói chỉ có mấy phút nói chuyện với Tổng thống Mỹ mà "Phân hóa được nội bộ" của Mỹ! Ha...ha...đảng ta vĩ đại thật!

      Xóa
    2. Lôi mấy ông cố ông nguyên ra làm gì
      quan chục thàng như cả 10

      Xóa
  2. Nước ta là một nước oan vì có qúa nhiều án oan,
    chứ đâu phải vụ án oan điển hình này !
    Đó là hậu qủa tất yếu của tất cả mọi nước theo
    chế độ CS.vì không có TAM QUYỀN PHÂN LẬP
    hay nói cách khác quyền lập pháp,hành pháp,tư
    pháp bị đảng CS.kiểm soát và chỉ đạo hầu bảo vệ
    sự thống trị toàn diện của đảng (toàn trị).
    Trí khôn nhân loại đã tìm ra phương cách tối ưu
    để hoá giải sự độc quyền độc tài hàng trăm năm
    nay,thế nhưng những chế độ độc tài các kiểu thì
    luôn chống lại.
    Vì thế,chừng nào có tam quyền phân lập thì chừng
    đó án oan mới đưọc hạn chế & giảm bớt,chứ không
    thì oan khiên này trùng lên oan khiên khác,không thể
    nào chấm dứt được trên đất nước khốn khổ này !

    Trả lờiXóa
  3. vụ án này, đã được nói cũng như bao vụ ân khác trong cuốn "BÊN THẮNG CUỘC" mà nhiều người bây giờ mới mở mắt được ra khi đọc cuốn sách này và soi vào thực tế.
    ai chưa xem thì hãy cố gắng xem cuốn sách trên. Tôi cho là một cuốn sách ghi lại chân thực đầy đủ những sự kiện chính của VN trong vài chục năm lại đây. Rất tiếc vì nhà nước còn đang "kiên định"(câu giờ) để "định hướng"(bịp bợm lừa đảo ngu dân) nên không mấy ai biết cuốn truyện này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gia đình bên ngoại của tôi ở có 4 ông cậu.Đảng lợi dụng truyền thống yêu nước,lừa đảo nên 3 ông gia nhập quân đội,2 người trực tiếp tham chiến "chống Mỹ cứu nước,1 người địa phương quân,1 người có học thức nên học đại học bách khoa Hà Nội.Khi nghe tin em trai tử trận,ông bỏ học để lao vào cuộc chiến.Ông bị thương,lui về tuyến sau thì "giải phóng".Vì là trí thức nên ông quyết nuôi dạy 5 người con theo đường học hành,ngoài bà chị đầu phải gửi bố mẹ tôi nuôi dưỡng,4 người còn lại đều đậu đại học.Thời điểm đó,ở quê tôi,nhà ai có 1 người đậu đại học là cả xã tổ chức vinh danh.Cách đây hơn 10 năm,mấy anh chị em có dịp gặp nhau,ông anh,học luật hiện đang kinh doanh thành đạt,tuyên bố 1 câu xanh rờn: muốn đất nước phát triển,phải xoá bỏ đảng cộng sản,ông em,học dược,hiện đang làm giám đốc hãng dược tư nhân thì ôn hoà hơn : chỉ cần có 1 đảng nào đó được thành lập,có đường lối đối lập với đcs thì sẽ gia nhập ngay,bà chị học sư phạm đang là giáo viên,vì không chấp nhận nâng điểm học sinh yếu kém mặc cho hiệu trưởng tìm mọi cách dụ dỗ,đe doạ nên đến giờ này vẫn chưa được "vinh dự đứng vào hàng ngũ của đảng".Còn cậu tôi,cách đây 2 năm,tình cờ ông đọc được "bên thắng cuộc",vậy là ông tự đi photo,phát cho tất cả cựu chiến binh trong huyện đọc hết

      Xóa
    2. Thật là một gia đình có hiểu biết. Rất tiếc là số đó không nhiều, bản thân thằng tôi này cũng từng lấy gương Paven corosaghin làm thần tượng phấn đấu, mà đến lúc gần về hưu mới nhận thức được bản chất cái đảng mà mình đang tham gia, mới biêt rằng cả đời mình bị đảng lừa, vì thế, sau 23 năm vào đảng, năm 2000 tôi quyết định từ bỏ đảng-mặc dù phải đấu tranh với cái "ranh" hão "vinh dự"hão cũng chẳng dễ dàng gì.
      đến 2013 đọc cuốn Bên thắng cuộc, cuốn đêm giữa ban ngày, cuốn nhật ký rồng rắn... và khi thấy trò hề "góp ý sửa đổi hiến pháp" của đảng cũng như những kiến nghị của 72 nhân sỹ trí thức với 1.5 vạn người ủng hộ, tôi thấy tôi đã quyết định từ bỏ đảng rất chính xác.

      Xóa
  4. Thế cho nên: ai càng mê muội hăng hái làm theo đảng nói bao nhiêu thì về già càng thấy thất vọng và khinh ghét đảng bấy nhiêu.

    Trả lờiXóa
  5. Năm 1982, ở một huyện thuộc Thanh Hóa điều ông Chánh văn phòng UBND huyện làm Chánh án tòa án nhân dân huyện.
    Ông Chánh văn phòng nói: Tôi chưa học luật, không có kiến thức pháp luật, không xử án được đâu.
    Ông Bí thư Huyện ủy nói: "Cứ làm, rồi sẽ biết và quen...Đảng phân công, đồng chí cứ chấp hành".
    Mặc dù cán bộ Tòa án huyện có nhiều người đã học luật, có cả tốt nghiệp đại học luật chính quy, nhưng chỉ làm...nhân viên.
    Sau này, biết bao vụ xử bậy, oan sai, bênh che cán bộ chức quyền, người ta mới thấy Huyện ủy quả là sáng suốt. Chọn một tay không biết gì về luật làm chánh án, Thường vụ huyện ủy chỉ đạo xử thế nào, cứ thế mà nghiêm lệnh làm theo.
    Ôi, cơ chế Đảng lãnh đạo toàn diện, tất cả, trực tiếp , về mọi mặt! Cho ai sống, cho ai chết, bắt ai tù...quyền ở Đảng ta sáng suốt vĩ đại cả!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Cứ làm, rồi sẽ biết và quen để làm bậy... Đảng phân công, đồng chí cứ chấp hành. Có gì quá đáng, đồng chí cứ đổ cho đảng là... êm!"
      "Đồng chí nói vậy là tôi yên tâm nhận công tác mới. Ai có thể xử lý một bóng ma chứ?"

      Xóa
  6. Xã hội hiện nay, những người gọi là "có trách nhiệm" chỉ "xử" theo cảm tính ích kỷ của họ. Cực kỳ xảo trá, tư lợi, phe nhóm!
    Nay họ đang bị bắn phá từ mọi hướng - trong đánh ra, ngoài đánh vào! Không chết mới lạ.

    Trả lờiXóa
  7. Tính từ nhẵng năm 1930 , từ khi có ĐCS những oan hồn ngày một chất cao như núi , ngày đêm lẩn khuất đòi công lý , chỉ những tác hại do chính họ gây ra , ĐCS cũng chẳng thể yên mà tồn tại mãi được.

    Trả lờiXóa
  8. Trong đội ngũ những người CS giờ chỉ còn 2 loại : hoặc là tham hoặc là mê muội. Nhưng loại tham thì nhiều hơn , ngày càng nhiều. Còn mê muội thường là đã già.

    Trả lờiXóa
  9. Họ có tình xử oan,ghép tội với mục dích gì ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lũ đầu tôm đó, nhiều khi lấy chuyện ác độc làm niềm vui.

      Xóa
    2. Để đe thằng khác.

      Xóa
  10. Đảng CS cầm quyền , chính là nhà độc tài mà nhân dân và đất nước đó phải gánh chịu .

    Trả lờiXóa