Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 22 tháng 2, 2015

TOÀN CẢNH BỨC TRANH VỀ BÔ XIT TÂY NGUYÊN

* TS. TÔ VĂN TRƯỜNG
        (Ban chủ nhiệm Chương trình Nghiên cứu khoa học KC08/11-15 Bộ KHCN)
Khai thác tài nguyên trong nước nhưng phải chịu ‘hy sinh môi trường’ là những điều các nước phát triển đều tránh. Chúng ta cũng đã phải trả giá trong chủ trương tự túc lương thực tại chỗ khi đánh đổi cả 1 ha rừng nguyên sinh lấy mấy tấn sắn, hay chủ trương chuyển "rừng nghèo" sang trồng cao su lập tức bị lạm dụng phá rừng già.
        Những bài học đó làm cho dư luận rất quan ngại với dự án bauxite Tân Rai và Nhân Cơ mà ngay cả hiệu quả kinh tế cũng chưa tính hết lỗ hay lãi. Sự khác biệt trong cách nhìn nhận 3 mặt bền vững (kinh tế, xã hội, môi trường) của dự án này chỉ có thể giải quyết nếu các số liệu được công khai minh bạch và có phản biện độc lập.    
Điều kiện để sản xuất nhôm
            Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã tổng kết kinh nghiệm việc quyết định có sản xuất nhôm (aluminum) hay không, cần đáp ứng thỏa đáng các điều kiện như có nguồn điện, nguồn nước dồi dào, nơi khai thác có vị trí và địa thế hoang vắng thuận lợi cho giải quyết thỏa đáng vấn đề bảo vệ môi trường (nước thải và bùn đỏ), có khả năng giảm xuống mức thấp nhất chi phí vận tải, có trữ lượng bauxite dồi dào với hàm lượng cho phép đạt 4/2/1 (4 tấn quặng làm ra 2 tấn alumina rồi từ đó ra 1 tấn nhôm, nếu không giá thành sẽ quá đắt) và có nguồn lao động rẻ.
            Việt Nam là một nước đất chật người đông, tài nguyên khoáng sản đa dạng nhưng trữ lượng và khả năng về khoa học công nghệ còn hạn chế, nếu chỉ nghĩ đến việc “đào đất” đem bán không những hiệu quả về kinh tế thấp mà còn tác hại lớn đến môi trường. Tây Nguyên đang thiếu điện, thiếu nước, mật độ dân số ngày càng đông, cơ sở hạ tầng phục vụ cho khai thác bauxite nhất là về giao thông rất yếu kém. Hơn nữa, Tây Nguyên còn là vị trí rất quan trọng về an ninh quốc phòng, không phải ngẫu nhiên mà ngay từ năm 2008, nhiều nhà khoa học, kể cả Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhiều lần kiến nghị với Trung ương xem xét lại chủ trương khai thác bauxite ở Tây Nguyên. 
>> Trung Quốc ở Tây Nguyên  
>> Đại biểu Dương Trung Quốc  
Nhiều ý kiến của người dân cho rằng con đường đi lên của nước ta là tìm cách phát huy con người Việt Nam tự chủ, có ý chí nhẫn nại làm giầu bền vững, lâu dài trên từng thước vuông đất của Tổ quốc chúng ta bằng trí tuệ và lao động cần cù sáng tạo, đặc biệt ở Tây Nguyên là lựa chọn ưu tiên hướng phát triển xanh chứ không phải bằng cách đào bới khoáng sản đem đi bán bằng bất cứ giá nào.
Quá trình hình thành dự án bô xit Tân Rai và  Nhân Cơ
            Trong giai đoạn 2000-2004, Việt Nam đề nghị công ty Péchiney của Pháp (nay đã sát nhập vào Alcan của Canada) làm Pre-FS với công suất 300.000 tấn alumina/năm.  Péchiney áp dụng công nghệ hòa tách ở áp suất khí quyển và nhiệt độ 105-107o C với nồng độ kiềm cao 200-210 g/l (công nghệ này cũng là một dẫn suất từ công nghệ Bayer). Qúa trình diễn ra khá lâu vì vốn đầu tư không có, và cũng có một số ý kiến nghi ngờ công nghệ này và hiệu quả (vì thế giới chỉ có hai nhà máy Fria ở Guinea và Nalco ở Ấn Độ áp dụng công nghệ này của Péchiney), công suất nhà máy quá nhỏ. Lúc đó, nếu có tiền chắc đã đầu tư dự án này rồi, còn Péchiney chỉ thiết kế và chuyển giao công nghệ, chứ họ không đầu tư và thu xếp vốn.
            Thực ra trong năm 1988, UNIDO cũng đã lập luận chứng “Opportunity Study” để xây dựng nhà máy alumina có công suất 600 nghìn tấn/năm, nhưng không có đối tác, vốn đầu tư lớn đối với Việt Nam.
            Khối SEV (thực chất là Liên Xô) cũng có ý định đầu tư vào mỏ “1/5”, nhưng lực bất tòng  tâm nên không thực hiện được, đương nhiên khi đó, họ cũng có lời khuyên là nếu khai thác sẽ tác động đến môi trường. Trong 1996, Daewoo đã được giao làm nghiên cứu phát triển mỏ “1/5”, nhưng Daewoo không thực hiện được vì khủng hoảng kinh tế.
            Từ 1998, BHP Billiton, Alcoa, Toshiba Chemical, Essar từ Ấn Độ, MCC, NFC và Chalco của Trung Quốc nhẩy vào. Nhưng Việt Nam lại giao cho Chalco miếng ngon nhất là mỏ “1/5”, còn BHP và Alcoa các vùng mỏ mới chưa được điều tra kỹ lưỡng như Quang Sơn, Đăk Song, Tuy Đức. Tuy nhiên, Việt Nam yêu cầu phía Việt Nam có cổ phần 60 % (lại còn yêu cầu đối tác giúp vay vốn này) trong liên doanh. Việt Nam vận hành nhà máy, xây dựng nhà máy alumina gần mỏ, phía đối tác nước ngoài lo bao tiêu sản phẩm và xây dựng đường sắt. Vì những yêu cầu này, các đối tác nước ngoài ngãng ra.
            Từ 2004 bắt đầu nghĩ đến xây dựng nhà máy alumina có công suất lớn hơn 300 nghìn tấn, cụ thể là 650-700 nghìn tấn/ năm với tài nguyên bauxite Tân Rai, và giao cho  Tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (TKV)  thực hiện từ 2006. Nhưng không có chủ trương liên doanh, yêu cầu công ty tham gia thầu làm thiết kế xây dựng và giúp giải quyết vốn. Đối với các nước phương Tây thì họ không có “văn hóa” kiểu này và khi họ biết có Trung Quốc tham gia thì họ cũng ngãng ra, chỉ còn lại Trung Quốc.  Ngay trong các công ty Trung Quốc cũng được chính phủ của họ hướng dẫn để cho Chalco thắng thầu. Trung Quốc trúng thầu thì hứa cung cấp vốn từ Eximbank và cung cấp luôn thiết bị, lao động “kỹ thuật” cũng là Trung Quốc!?.
            Sau khi Chalco (Chalieco) trúng thầu rồi, lại giao luôn cho Chalieco làm luôn dự án Nhân Cơ với tài nguyên bauxite bóc ra ở đây để làm khu công nghiệp Nhân Cơ, với thành tích “tận dụng tài nguyên”. Tuy không tiếp tục làm “1/5” nữa, nhưng Trung Quốc vẫn dình dập bauxite Việt Nam vì nhiều, rất gần và còn mang ý nghĩa địa chính trị nữa. Vì thể, họ tìm mọi cách để tham gia dự án Tân Rai và Nhân Cơ.
            Lúc đó, có những người tâm huyết, trình độ, biết nhìn xa trông rộng nêu ý kiến nếu đã làm thử nghiệm thì nên chọn đối tác phương Tây để học hỏi. Nếu đã cho Trung Quốc làm thì chỉ ở Tân Rai thôi và còn muốn làm thử nghiệm tiếp ở Nhân Cơ thì nên chọn đối tác khác. Nhưng  tiếc thay chẳng ai nghe.
Về công nghệ
       Ngày nay, Vinacomin và Bộ Công thương luôn nói họ áp dụng công nghệ Bayer thủy luyện hiện đại mà khắp thế giới đang sử dụng, không phải là của Trung Quốc. Nhưng họ sai cơ bản khi nói "công nghệ Bayer là của Châu Mỹ”.  Những người am hiểu công nghệ đều biết công nghệ Bayer được sáng tạo ra ở Châu Âu (phát triển ở Áo năm 1887) từ thế kỉ thứ XIX và cho đến nay, nếu có gì thay đổi cũng chỉ là cải tiến và kết hợp, còn nguyên lí thì vẫn như cũ. Chỉ có một công nghệ sản xuất alumine khác là phương pháp hỏa luyện "thiêu kết" vôi-soda caustic, không có hiệu quả bằng công nghệ Bayer truyền thống, và chỉ dùng khi trong quặng có hàm lượng silic cao thì không dùng công nghệ Bayer được. Đúng là công nghệ Bayer cơ bản đã được sử dụng 100 năm rồi, nhưng động cơ đốt trong hai thì cũng có lịch sử hơn trăm năm, nhưng các thông số kỹ thuật của Mỹ, Anh, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Myanmar khác nhau về tiêu hao nhiên liệu, về khí thải ra môi trường, độ bền vv…
Trên nguyên lý của công nghệ Bayer, Trung Quốc đã xây dựng công nghệ này cho Việt Nam ở dự án bauxite Tây Nguyên. Xin lưu ý là Trung Quốc chỉ có quặng bauxite diaspore, nên Trung Quốc có thể nắm vững công nghệ Bayer cho quặng diaspore này ((hòa tách ở nhiệt độ cao từ 240 đến 250o C). Còn quặng bauxite gibbsite như ở Việt Nam thì theo tôi hiểu đây là lần đầu tiên Trung Quốc phát triển và ứng dụng. Vì thế, đây cũng là dịp để Trung Quốc thử nghiệm công nghệ của họ trên đất nước ta. Đương nhiên, Trung Quốc cũng nhập khẩu quặng gibbsite từ Indonesia, nhưng nhà máy luyện ở Sơn Đông là do phương Tây thiết kế cho Trung Quốc.
            Hiện tại quá trình lắng trong hòa tách chưa thật ổn, phải sử dụng nhiều chất trợ lắng vì goethite cao trong quặng. Đây là minh chứng không thể chối cãi về trình độ công nghệ hay kinh nghiệm của Trung Quốc còn rất hạn chế. Goethite là một khoáng chất chứa sắt FeO(OH) hay Fe2O3(H2O)  có thể tồn tại tự nhiên trong quặng bauxite và đặc biệt là hình thành nhiều khi hòa tan bauxit bằng kiềm để sản xuất alumina. Khi hàm lượng goethite nhiều thì nảy sinh 2 khó khăn: 1) khó tách alumina ra khỏi các chất không hòa tan trong kiềm; 2) khó lắng bùn đỏ. Vì vậy để giải quyết 2 khó khăn này có một vài phương án, trong đó có thể có phương án phải sử dụng chất trợ lắng. Tôi không rõ Tân Rai đang dùng loại chất trợ lắng gì. Về nguyên tắc thì đây là chất hóa học, mà dùng nhiều các chất hóa học thì chắc chắn sẽ có tác động đến môi trường nếu không xử lý. Tuy nhiên, chất trợ lắng có nguồn gốc thiên nhiên (như tinh bột hoặc cellulose chẳng hạn) thì sẽ dễ phân hủy tự nhiên hơn, và do đó ít tác hại hơn, nhưng lại đòi hỏi có giá thành cao hơn (lại bài toán kinh tế!)!?
Nhà máy Tân Rai có hai tổ máy phát điện bằng than (2 x 15 MW)  cung cấp điện cho nhà máy và hơi nóng cho công đoạn hòa tách và một xưởng khí hóa than (để nung dung dịch hydrat nhôm ra thành  alumina). Ở Trung Quốc người ta đã cấm xây dựng nhà máy điện than có công suất dưới 50 MW, vậy tại sao lại đem công nghệ lạc hậu này sang Việt Nam?
Vinacomin nói đã thuê Tư vấn đánh giá hiệu quả kinh tế của Dự án Tân Rai và Nhân Cơ, đi đến kết luận là “hiệu quả” và thu hồi vốn trong 12-13 năm. Tư vấn đây là “tư vấn nội bộ”, tức là một công ty tư vấn khoáng sản của  Vinacomin có nghĩa là vừa đá bóng , vừa thổi còi.  Để khách quan và khoa học cần mời Tư vấn độc lập của phương Tây để họ đánh giá toàn bộ, giúp hoàn chỉnh lại công nghệ và thiết bị để đạt các thông số kỹ thuật (công suất), kể cả vận hành và quản lý.
Không thể lập lờ thải ướt và thải khô
            Thực chất thải bùn đỏ ở Tân Rai hiện nay và Nhân Cơ sắp tới là thải ướt, mới đạt độ cứng 40%. Đã có lần nhà thầu Chalieco (Trung Quốc)  và cả Hội Mỏ Việt Nam báo cáo rằng họ áp dụng công nghệ “Drystacking”, nay Vinacomin nói là “thải khô tự nhiên” là ngụy biện. 
Công nghệ thải hiện nay vẫn là ướt, chứa xút nên chiếm diện tích đất gấp 3 lần so với thải khô.  Mới chỉ  sau 2 năm vận hành, Vinacomin đã phải chuẩn bị làm khoang thứ 3. Đúng đây là thải ướt, bùn đỏ được bơm trực tiếp từ máy rửa cuối cùng ra bãi thải. Thải ướt chiếm nhiều diện tích. Nguyên tắc phân nhiều lô, lô này đầy thì chuyển sang lô khác. Lô tiếp theo bao giờ cũng phải sẵn sàng, để chứa bùn đỏ khi bãi trước đầy, chứa nước tràn từ bãi thải đã đầy, và đề phòng đê ngăn vỡ. Đáng tiếc là Hội Mỏ Việt Nam lại nói đây là thải khô nhiều lớp (dry-stacking) trong Kiến nghị gửi các vị lãnh đạo mới đây, nhiều tài liệu của Vinacomin cũng nói như  vậy!?.
            Thải ướt, không chỉ làm gia tăng độ rủi ro khi chờ tuần hoàn mà còn làm gia tăng áp lực thủy tĩnh của hồ chứa.  Bộ Công thương và Vinacomin cần rút bài hoc kinh nghiệm của Hunggary là khi vỡ hồ bùn đỏ, họ đã cải tiến công nghệ thải bùn đỏ từ dạng ướt sang dạng khô có nghĩa là tỷ lệ rắn/lỏng > 60% vừa an toàn hơn, vừa chiếm ít diện tích khoang chứa chất thải.
Hiện nay, thế giới áp dụng nhiều công nghệ dry-stacking. Bùn đỏ được ép để khử nước nhiễm kiềm trong bùn đỏ và tạo ra bùn đỏ đặc, rồi thải trải nhiều lớp trên bề mặt nghiêng, để khử nước nhiễm kiềm bằng tháo khô và bùn đỏ sẽ khô dần dưới ánh nắng mặt trời, độ cứng có thể đạt tới 72 %. Áp dụng công nghệ này, tiết kiệm diện tích tới 2,5 lần so với thải ướt thông thường, nhưng chi phí lại cao hơn 30 %. Ở Việt Nam áp dụng công nghệ này hơi khó vì mùa mưa kéo dài cả tháng.
            Tốt nhất cho các dự án ở Tây Nguyên là ép bùn đỏ trước khi thải, hoặc sử dụng công nghệ Hyper-Baric (HI-BAR) để đạt độ cứng tới 75-77 %. Công nghệ Hi-Bar được coi là công nghệ xử lý bùn đỏ tốt nhất hiện nay. Sản phẩm của công nghệ này là bùn đỏ có thể được vận chuyển dễ dàng vì độ ẩm của bùn đỏ này chỉ  23 %, còn bùn đỏ có độ ẩm trên 28 % vận chuyển khó khăn vì nó mang tính giáp tuyến,  dưới tác động cơ học nó chuyển sang thể ướt xệt, có thể lưu giữ lâu dài và dễ chế biến cho tái sử dụng.
Độ an toàn của hồ bùn đỏ
Nhìn bằng mắt thường hồ bùn đỏ được xây dựng khá vững trãi nhưng quan ngại nhất đối với hồ bùn đỏ ở Tân Rai và Nhân Cơ là rò rỉ kiềm vào nước ngầm và nước mưa tràn.  Màng (tấm) chống thấm được sử dụng rộng rãi để lót đáy và thành vành. Cho tới nay chủ yếu màng địa kỹ thuật được dùng là màng lót chống thấm kênh dẫn nước, lót ao hồ. Một trong những áp dụng nhiều nhất hiện nay là để chống thấm các bãi rác độc hại, rác thải của thành phố, rác thải công nghiệp, nước rửa rác thải. Từ cuối thế kỷ qua người ta cũng sử dụng để chống thấm chất thải phóng xạ. Cũng có chuyên gia khuyên không nên dùng màng này đối với môi trường kiềm hoặc chỉ sử dụng trong thời gian ngắn. Các kết quả nghiên cứu cho thấy màng này chỉ thích hợp chống thấm có hóa chất trong thời gian ngắn-chỉ trong vòng 50 đến 100 năm, kinh nghiệm chống thấm bãi thải khoáng sản chưa có nhiều.
            Nếu thời gian tương tác của môi trường kiềm với màng địa kỹ thuật kéo dài, thì màng này có thể bị phá hủy do bị ăn mòn hóa học, sức chịu kéo của màng chỉ còn 60 % sau một năm tương tác với NaOH. Màng HDPE có độ đề kháng hóa chất rất tốt, nhưng tính uốn lượn kém và bị nứt nếu chịu áp lực môi trường và nhiệt. Tân Rai sử dụng  loại màng này.
Bãi thải bùn đỏ ở Tân Rai và Nhân Cơ có lắp đặt hệ thống ống bê tông, có các lỗ trên thành ống. Nguyên tắc cơ bản: Các ống này nằm trên các lớp sét (dày tới 600 mm) chống thấm ở đáy và lớp cát dày, rồi phủ cát lên. Nước thấm đáy nhiễm kiềm chẩy qua các lỗ ống qua trọng lực để tới chỗ thu gom, rồi được bơm trở lại nhà máy để giữ cho áp lực thủy tĩnh lên lớp chống thấm đáy, như thế giảm được tiềm năng thấm vào mạch nước ngầm. Vấn đề ở đây là sau thời gian các lỗ này bị bịt kín lại, phải xử lý thông và kiểm tra nguồn nước ở thượng nguồn, hạ nguồn gần bãi thải xem hoạt động có đạt yêu cầu không?
Các tấm lót đáy hồ dễ bị thủng và thẩm thấu qua đất vào nước ngầm. Điều tra gần đây cho thấy qua nhiều thập kỷ, kiềm trong pha lỏng của bùn đỏ đã phản ứng với đất sét, sodium-aluminium-hydrosilicate và zeolite trong một cơ chế phản ứng phức hợp. Phản ứng này tương tự như phản ứng của khoáng sản sét trong dung dịch Bayer, nhưng chậm hơn rất nhiều. Thay đổi này làm tăng tức thì tính thấm nước của lớp đáy bằng đất sét, tạo ra sự rủi ro là làm ô nhiễm hệ thống nước ngầm sau nhiều thập kỷ đã xẩy ra ở một nhà máy của Alcoa ở Tây Australia.
Hồ chứa quặng  đuôi Tân Rai đã từng bị vỡ
            Người dân không quên sự cố hồ chứa quặng đuôi bauxite của Tân Rai đã bị vỡ ngày 8/10/2014. Nước tuần hoàn mới sử dụng được 20%, trong khi nước để rửa quặng rất lớn, cần diện tích lớn để chứa quặng đuôi này.
Các sản phẩm sau đây (tuy không chứa kiềm) từ nhà máy tuyển được thải ra hồ. Quặng có kích thước nhỏ hơn 1 mm, bùn tràn phân cấp và nước từ sang rung khử nước. Nước thải này là nước huyền phù, nếu tràn ra ao hồ thì cá, vi sinh vật chết, nếu ra ruộng thì rau cỏ cũng chết. Nếu mà vỡ hồ bùn đỏ thì tác hại còn khủng khiếp hơn rất nhiều so với hồ chứa quặng.
Về tách sắt ra khỏi bùn đỏ
Các nhà khoa học đã làm nhiều, trong đó có thiêu kết như Viện Hóa học Việt Nam đang làm, nhưng họ đều kết luận: Hiện tại chưa thể triển khai qui mô công nghiệp, trong đó cần năng lượng nhiều cho thiêu kết trong lúc thế giới thiếu năng lượng. Các nhà khoa học còn kết luận là việc tách kim loại có hiệu quả nhất vẫn là từ khai thác quặng tự nhiên để luyện.
            Trên thế giới mới tái sử dụng khoảng 5 % lượng bùn đỏ, chủ yếu để làm vật liệu xây dựng. Các nước đã nghiên cứu thành công tái sử dụng bùn đỏ vào nhiều mục đích rồi, nhưng không thể triển khai ở qui mô công nghiệp vì giá thành quá cao. Ngay đến làm gạch, vật liệu làm đường cũng không dễ tiêu thụ, vì người dân ám ảnh đây là chất thải có kiềm, có phóng xạ. Vì thế EU ban hành qui định sử dụng bùn đỏ làm vật liệu xây dựng rất nghiêm ngặt. Xin đừng ảo tưởng việc thương mại hóa bùn đỏ thành  sắt ở Tây Nguyên. 
Hiệu quả của dự  án
Mặc dù lâu nay, nhiều nhà khoa học yêu cầu nhưng Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) vẫn chưa công bố công khai và minh bạch về giá thành  để có đủ cơ sở phản biện khoa học. Những người am hiểu, đều ngạc nhiên khi Vinacomin tuyên bố nhà máy Tân Rai và Nhân Cơ vẫn có lãi và sẽ thu hồi vốn.!?.  Giá bình quân cả năm 2014 đạt 326,5 USD/tấn cao hơn so với tính toán của dự án trước đây là là 325 USD/tấn. Đây chỉ là nhất thời bởi vì sản xuất alumina của Trung Quốc giảm do nguồn bauxite diaspore trong nước khan hiếm, nhập từ Việt nam còn rẻ hơn là từ Châu Mỹ latinh.
Tra cứu số liệu trên tạp chí khoa học Mining Bulletin về bauxite, giá thế giới trong tháng 2 năm 2015 như sau: Bauxite của Úc (AL 48-50 %, Si 6-7%), giá trung bình: $USD 60-61/tấn.  Bauxite của Ấn Độ (Al 48-50%, Si 6-7 %), $US 61-62/tấn, bauxite của Indonesia (Al 48-50 %, Si 6-7 %), $US 60-61/tấn (CIFChina). Đầu vào cho sản xuất alumina ở Việt Nam là bauxite tại chỗ, không rõ giá cả thế nào?
            Về giá thành, nếu minh bạch thì Vinacomin phải công bố cả lượng nhập khẩu lớn về xút và chất trợ lắng. Than từ Quảng Ninh cũng cần nhiều cho phát điện và khí hóa than (cứ 01 tấn alumina cần khoảng 01 tấn than). Như vậy chi phí vận tải (biển, ô tô) rất lớn. Sản phẩm alumina cũng phải được vận chuyển bằng ô tô ra cảng để xuất khẩu.
            Theo tôi biết vì trên thực tế thì dự án chưa được quyết toán vốn đầu tư chưa bàn giao nên chưa có khấu hao. Trong giá thành 2013 thì chắc chắn không có khấu hao (khoảng 350 US/tấn) còn giá thành 2014 thì chưa công bố kiểm toán nên chưa biết khấu hao là bao nhiêu?.  Nếu có thì phải 50-75 triệu US/năm và nếu bổ theo sản lượng thì phải khoảng 75-100US/tấn nữa (tuỳ thuộc vào công suất thực tế hàng năm). Đấy là minh chứng về dự án bô xit Tây Nguyên lỗ to là phải (chưa kể những ưu đãi khác mà ngân sách phải gánh chịu)  vv....
“Khoác áo”  sở hữu toàn dân 
Về bản chất vấn đề tài nguyên khoáng sản là của toàn dân, vậy xuất thì ta thu về được cái gì cho dân? Vinacomin lập luận mặt hàng ô xít nhôm (alumina) có mã số hàng hóa (mã HS) là 2818.20.00, với mức thuế suất (thuế xuất khẩu) là 0%, mức thuế này tương đương với mức thuế 0% của các nước xuất khẩu chính alumina như: Brazil, Ấn độ, Australia vv...
So sánh  như thế tưởng rằng khôn nhưng “không ngoan”  bởi vì các công ty ở các nước đó để có quyền khai thác bauxite họ phải tham gia cạnh tranh đấu thầu  hay nói cách khác phải mua tài nguyên của nhà nước qua phí đấu thầu. Còn ở Việt Nam, mỏ bauxite Tây Nguyên hầu như cho không Vinacomin để khai thác. Đừng quên rằng Alumina vẫn là quặng đã chế biến (nguyên liệu đầu vào cho ngành khác, có nghĩa là bán thành phẩm). Vấn đề gốc rễ ở đây là sở hữu toàn dân biến thành sở hữu của nhóm lợi ích.    
Lời kết
            Thông tin về hiệu quả dự án bauxite trên một số tờ báo vừa qua chỉ có tính chất PR khỏa lấp cho sai lầm đã chót cưỡi trên lưng cọp! Không ai biết sự thật bằng những người trong cuộc.  Ông Nguyễn Chân cựu Bộ trưởng Bộ Mỏ và Than có lần chất vấn một vị lãnh đạo của Tập đoàn Than và khoáng sản Việt Nam về dự án bô xít Tây Nguyên  thì nhận được câu trả lời rất thật : ”Em không làm thì người khác cũng làm vì đã có chủ trương vv…”. Vâng, người dân hiểu ngày nay trên công luận nếu có các tuyên bố này khác về hiệu quả bô xít Tây Nguyên cũng chỉ để “rửa mặt” vì trong thâm tâm, không hẳn họ đã nghĩ như thế!    
Điều quan trọng ở đây là các báo cáo của Vinacomin chưa cho biết nhiều số liệu của đầu vào, nhiều thông số kỹ thuật của vận hành nhà máy không đạt như thiết kế (gây lãng phí tài nguyên, nước và năng lượng), đã có những hỏng hóc đáng ngại phải có đầu tư bổ sung để khắc phục, còn nhiều khoản chi phí bỏ ngoài giá thành, và vấn đề giao thông vẫn hoàn toàn bế tắc vv...
Sắt cho sản xuất thép từ thiêu kết bùn đỏ là chuyện rất viển vông vì chỉ tồn tại được trong phòng thí nghiệm, quá đắt trong sản xuất ở quy mô kinh tế, thế giới đã bỏ chuyện này từ lâu rồi. Hơn nữa sản lượng thép trên thế giới đang dư thừa lớn và tình hình này còn kéo dài một vài thập kỷ nữa, chẳng ai ngu gì đi làm như thế! Nước ta đang khan hiếm không gian sinh sống (vì mật độ dân số rất cao, vào loại nhất Châu Á, hơn cả Trung Quốc) và rất thiếu năng lượng, sắp tới càng khan hiếm hơn nữa.
 Nhà nước đã sử dụng vốn vay khoảng 1,5 tỷ đô la, chỉ tính riêng Vinacomin đầu tư 2 dự án Tân Rai và Nhân Cơ là hơn 7000 tỷ đồng (lấy vốn từ than), mỗi năm lỗ khoảng 1000 tỷ đồng. Cần phải minh bạch các con số tính toán giá thành sản xuất và giá bán, và những người có trách nhiệm biết lắng nghe phản biện xã hội để tìm ra lối thoát hợp lý nhất dù phải trả giá đắt chứ không phải tìm cách an dân bằng loại thuốc an thần! Chúng ta bị "chẩy máu trong" nhiều quá, và thật đáng buồn, các thầy thuốc lại bị ngăn cản không được cấp cứu con bệnh là người thân thương của mình.
TVT (Tác giả gửi BVB)
--------------

43 nhận xét:

  1. Nguyễn Văn Tiếnlúc 08:11 22 tháng 2, 2015

    Đây là bài viết về bô xit toàn diện đề cập đến nhiều vấn đề , phân tích rất khách quan, thẳng thắn và thuyết phục. Xin cám ơn blog Bui Văn Bồng và tác giả.

    Trả lờiXóa
  2. Đoạn nói về qúa trình hình thành dự án bô xit Tân Rai và Nhân Cơ thấy rõ bộ mặt nham hiểm và ý đồ "thò chân cáo" vào Tây Nguyên của Trung Quốc. Các thông tin tư liệu ở bài viết này khác hẳn với các bài ca ngợi dự án có hiệu quả trên số tờ báo chính thống của nhà nước. Các vị lãnh đạo đọc thông tin đa chiều, liệu có đủ trình độ và tâm huyết để biết lắng nghe sự thật và lẽ phải?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vị trí khai thác boxit Tây Nguyên tại ngã 3 của 3 nước Đông Dương, có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng. Đại tướng VNG đã nhắc trong thư gửi Thủ tướng. Thế mà tại sao BCT, QH, Thủ tướng vẫn mở cửa cho TQ nhảy vào? Thật là nguy hiểm!

      Xóa
    2. đỉnh cao trí tuệ, làm sao chúng ta hiểu được

      Xóa
    3. Phát biểu trong chuyến thăm dự án bauxite Nhân Cơ, Đăk Nông hôm 9/2/2015, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã nêu dẫn chứng về các 'hiệu quả kinh tế' của tổ hợp bauxite Tây Nguyên, từ đó ông này mạnh miệng tuyên bố "Dự án Tân Rai cho thấy, vấn đề hồ bùn đỏ là an toàn!”

      Bất chấp những nguy hiểm từ bùn đỏ và các hậu quả khôn lường do môi trường bị tàn phá, người đứng đầu nhà cầm quyền CS tiếp tục khoe khoang về nguồn thu ngoại tệ 160 triệu USD trong năm 2014 nhờ việc đào bauxite lên bán cho Trung Cộng.

      "Rõ ràng ở Tân Rai, hiệu quả kinh tế đã thấy rất tốt", ông Dũng kết luận.
      Không những lừa đảo, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho thấy đầu óc hoang tưởng khi cố tỏ ra 'tinh thông' về các kiến thức khoa học và kinh tế.

      Điều này thể hiện rõ khi ông Dũng nói về kế hoạch sử dụng bùn đỏ để làm ra... sắt, được nâng lên thành nhiệm vụ cho doanh nghiệp 'sản xuất đại trà:

      "Chúng ta đã áp dụng công nghệ để sản xuất từ bùn đỏ ra sắt. Chúng ta đã làm được ở phòng thí nghiệm tốt rồi, nhưng còn một giai đoạn nữa để đưa ra sản xuất đại trà, sẽ giao cho doanh nghiệp làm",
      Về lý thuyết thì vẫn có thể xử lý bùn đỏ để tạo ra sắt thép, nhưng trên thực tế không ai làm việc này bởi chi phí sản xuất cực kỳ tốn kém. Do đó, 'ý tưởng' giao cho doanh nghiệp sản xuất đại trà theo công nghệ sản xuất sắt thép từ bùn đỏ cũng vẫn chỉ là trò lừa đảo của ông thủ tướng hoang tưởng.

      Xóa
    4. Dự án khai thác bauxite Tây Nguyên bắt đầu được thực hiện dưới nhiệm kỳ của thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và tổng bí thư Nông Đức Mạnh. Đây được nói là một trong những 'chủ trương lớn' của bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam khóa 11.

      Các tài liệu do Wikileaks tiết lộ khẳng định Nguyễn Tấn Dũng chính là người 'bật đèn xanh' cho Trung Cộng khai thác bauxite tại Tây Nguyên.

      Thậm chí, tờ Financial Times của Anh trong bài viết hồi tháng 5/2009 cũng thẳng thắn khẳng định đây là một món quà 'triều kiến' do đích thân ông Dũng dâng tặng để 'được tiếp kiến' các lãnh đạo Trung Cộng.

      Nhiều nhà hoạt động tại Việt Nam lên tiếng phản đối dự án bauxite Tây Nguyên đều bị đàn áp khốc liệt dưới thời ông Dũng.

      Xóa
    5. Hầu hết các công trình thuộc tổ hợp bauxite Tây Nguyên đều do nhà thầu và công nhân Trung Cộng xây dựng. Điều này cũng gây ra các hiểm họa khôn lường về môi trường, văn hóa xã hội đối với người dân bản địa, đặc biệt là những hệ lụy liên quan đến an ninh quốc phòng tại Tây Nguyên – một vị trí mang nhiều yếu tố chiến lược về mặt quân sự.

      Mặc dù đã được cảnh báo từ rất sớm, tuy nhiên thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và bộ chính trị CSVN vẫn khăng khăng với quyết định tai hại như trên, thậm chí coi đây là 'chủ trương lớn của đảng'.

      Nhiều người dân Việt Nam tỏ ra phẫn nộ và cho rằng đây là hành vi CSVN 'bán đứt' Tây Nguyên cho Trung Cộng.

      Xóa
    6. Tiến sỹ Lê Huy Bá, Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ Quản lý Môi trường thuộc Đại học Công nghiệp bác bỏ tính hiệu quả của kế hoạch sản xuất sắt từ bùn đỏ:

      Tiến sỹ Lê Huy Bá gọi kế hoạch này chỉ có thể 'nói với con nít' và cho biết:

      "Có ông lãnh đạo nào đó, hình như ông (Hoàng Trung Hải) trình một thỏi sắt/thép cho quốc hội. Nói như thế là nói với con nít chứ không thể nói với các nhà khoa học, vì làm một thỏi sắt như thế có thể làm được nhưng chi phí biết bao nhiêu mà kể!

      Trong bauxite có hai thành phần chính là nhôm và sắt; người ta chế biến alumin thành nhôm, còn sắt người ta có thể thu hồi và làm ra thỏi sắt như người ta đã làm. Thế nhưng khó lắm. Sắt ở đây thuộc dạng Fe2O3, hay là Fe3O4; chúng khó luyện thành sắt nguyên, sắt tốt được. Tuy nhiên trong phòng thí nghiệm thì có thể làm được; còn họ làm để chứng minh như thế chỉ như trò đùa".

      Xóa
    7. Thỏi sắt vật chứng đó... mua ở ngoài chợ VLXD!
      (Hải Cầu Voi)

      Xóa
    8. @ND19:11: Quê Thái Bình chỉ có địa danh Cầu Bo chứ k có Cầu Voi. Có lẽ bạn định xưng danh là Hải Cầu Bo chăng ?

      Xóa
  3. Đầu năm mới Atts Mùi, blog của đại tá BVB đã có những bài viết mở hàng đáng đọc và suy ngẫm

    Trả lờiXóa
  4. Đọc các điều kiện để làm bô xit chỉ thấy có 2 điều kiện là nhân công rẻ và có khoáng sản còn lại là bất lợi như thiếu điện, thiếu nước, đất chật, người đông, công nghệ mượn, tài chính đi vay vv...Chẳng cần nhà khoa học chỉ là dân thường đọc qua bài viết này là thấy ý kiến trước đây của Võ Đại tướng coi bô xít Tây Nguyên như của đề dành cho con cháu thế hệ sau là rất chính xác. Đất nước đang bước vào năm mới với nhiều hy vọng mới và mong rằng lãnh đạo nươc ta nhất là các ông quan lớn ở Bộ công thương và TKV mở to mắt ra mà nhìn bài học đắt giá "tiền mất, tật mang"!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ai sẽ dám và chịu mở mắt bây giờ?

      Xóa
  5. Nhiều người trong ngành than đều thấy dự án bô xit có vấn đề vì có nằm trong chăn mới biết chăn có rận. Thế hệ đàn em TKV vượt mặt đàn anh, say mê đào bới phá tan hoang đất nước bất chấp hậu quả chỉ vì nhóm lợi ích.

    Trả lờiXóa
  6. Khai thác bô xít là chủ trương lớn của đảng và nhà nước. Miễn bàn! Hic

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. đoảng và nhà lước. Miễn bàn!

      Xóa
    2. Khai thác bô xít là "chủ trương nhớn" của lũ "đỉnh cao trí TỆ" mà...miễn bàn nhé!!!.

      Xóa
  7. Phân tích cỡ đó, thực trạng như thế, nguy cơ lớn vậy , mà vẫn ca ngợi hoặc tìm cách ngụy lý hiệu quả boxit thì cũng dành hết biết nói sao nữa!

    Trả lờiXóa
  8. Bạn Lê Hùng bình luận rất đúng. Ngụy biện đúng là botay.com.
    Chỉ mong sao kết thúc có hậu dù trả giá rất đắt.

    Trả lờiXóa
  9. Càng đọc về bô xit nhất là trên trang mạng Bô Xit của Gs Nguyễn Huệ Chi càng thấy tiếng nói của trí thức đáng trân trọng biết bao nhưng tiếc rằng như nước đổ đầu vịt.

    Trả lờiXóa
  10. Người trong ngành TKV biết trước đây khi nêu vấn đề với khối SEV thì họ đều khuyên ta nên dành Tây Nguyên cho Nông-Lâm Nghiệp vì làm nhôm VN không có lợi về nhiều mặt cả về bảo vệ môi trường và sản xuất và thị trường. Trước đây Liên Xô có ưu thế lớn về
    nhôm vì 2 lí do chính : Quặng là loại đá thải khi khai thác một mỏ
    apatite ở Bán đảo Kolski, điện thì thủy điện họ nhiều, giá rất rẻ.
    Khi TQ phát triển mạnh, có đề xuất vấn đề bô xit với ta. Đến khi công việc ra công khai thì các vị mớí lên tiếng, nhưng đã muộn. Và từ chóp bu trở xuống cố mọi cách làm cho bằng được, mặc dù nhiều người phản đối (cả đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng gửi 3 bức thư đề nghị dừng).
    Cái lỗi chung qui vẫn bắt nguồn từ chỗ người ta cho rằng đất nước này là của riêng các ông vua tập thể.

    Trả lờiXóa
  11. Mạc Khương Minhlúc 11:24 22 tháng 2, 2015

    Lợi nhuận cho đất nước: Không có
    Nguy hại cho an ninh-quốc phòng: Có
    Tổng Nông đã thu khoản 'bồi dưỡng' làm cung điện vàng chóe: Có
    Ha...ha...Sướng!

    Trả lờiXóa
  12. Tiêu đề bài viết này phải thêm 2 chữ "màu tối" mới lột tả hết nội dung bài viết

    Trả lờiXóa
  13. Bùn vàng nó chảy vào nhà lão Răng Chắc rồi!
    Còn bùn đỏ? Kệ xác, nó chảy đâu thì chảy! Sống chết mặc bay!

    Trả lờiXóa
  14. Vỡ hồ thủy điện chỉ bị lũ cuốn trôi nhưng khi vỡ hồ bùn đỏ không những ngập trong nước mà còn bị hóa chất độc hủy hoại mọi sinh vật trên đường đi. Hồ bùn đỏ cứ cho là ổn định không vỡ nhưng đúng như bài viết lo nhất là thẩm thấu qua đất vì màng không đủ che chắn và lâu ngày bị thoái hóa. Lo là phải vì công nghệ lạc hậu lại do con người quản lý kém chỉ biết cái lợi trước mắt.

    Trả lờiXóa
  15. Ai đã lên Tây Nguyên thấy đất đỏ bazan quý hóa nhường nào với người dân Tây Nguyên về nông lâm nghiệp. Lợi ích bán khoáng sản hay còn gọi cạp đất mà ăn bất chấp truyền thống văn hóa phong tục và môi trường sống của người dân đã được nhà văn hóa Nguyễn Ngọc phản ánh trước đây nay lại càng thấy nhãn tiền.

    Trả lờiXóa
  16. Nhìn ảnh bùn đỏ và phân tích số liệu rõ ràng là thải ướt , một việc rõ ràng như thế mà còn lấp liêm là thải khô, thử hỏi chỉ có ai lú lẫn thì mới tin được vào việc tuyên truyền của TKV?

    Trả lờiXóa
  17. Bậy nào! "Đây là chủ trương lớn của đảng"! mà lại là của "đảng ta" các ngươi không biết "đảng đã cho ta mùa xuân" chứ không phải trời đất cho các ngươi mùa xuân đâu nhé! tết này các ngươi đang mừng đảng, mừng xuân đỏ choét trên các công sở đó sao??? Ngày xưa bọn tàu nó yểm cho người nam luôn ăn thịt người nam đó sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Đảng đã cho ta một mùa xuân đầy ước vọng, một mùa xuân tươi tràn ánh sáng khắp nơi nơi. Đảng đã đem về tuổi xuân cho nước non. Đảng truyền cho ta một niềm tin ở tương lai. Đảng đã mang lại tình yêu thương khắp nơi. Thế giới quanh ta hân hoan ngàn tiếng cười..."
      (PT, nhạc sĩ sáng tác bài này, dù trước đó có cha bị du kích của đảng bắn chết).
      Khốn nạn cho dân tộc này!

      Xóa
  18. SSống chết mặc bay, tiền thầy đút túi. Ha ha ha.

    Trả lờiXóa
  19. Nói cho công bằng chủ trương bô xit là của đảng còn chính phủ thực chất chỉ là thừa hành.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói chính xác hơn nữa, đó là chủ trương của đảng cộng sản TQ!

      Xóa
  20. Đảng lãnh đạo toàn diện cụ thể thời kỳ đó là Tổng bí thư Nông Đức Mạnh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nó mạnh mà đức nó nông : "Nhờ bôxit mà ta ngồi chễm chệ trên ghế rồng,sau lưng là tượng cha già hoành tráng"
      Tướng Phạm Xuân Quắc vì làm vụ Pmu 18,đụng đến con rễ của lão nên phải ra đi

      Xóa
  21. Ơ hay nhỉ, không biết ông chuyên gia nào "dùi" thủ tướng phát biểu ở Đăk Nông hôm rồi, để đến nay bác TVT (chủ nhiệm đề tài KH cấp NN) lại viết ngược đi 180 độ vậy hè?
    Vậy thì lũ tiện dân chúng mình biết tin ai?

    Trả lờiXóa
  22. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có lần đến thăm Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi nghe Đại tướng khuyên nên dừng dự án bô xit , ông hứa với Đại tướng sẽ xem xét lời khuyên của vị đại công thần. Thế nhưng sau đó ít ngày, ông lại công bố đó là chủ trương lớn của Đảng và nhà nước điều đó chứng tỏ ngay cả Thủ tướng cũng không thể làm trái cam kết của lãnh đạo 2 đảng cộng sản VN và Tầu.

    Trả lờiXóa
  23. Chắc chắn là TKV báo cáo láo về thông tin số liệu, dùi sai để Thủ tướng phát biểu như thể trấn an dư luận. Bài viết của bác TVT "Đừng tưởng khoai là bở" đã rõ nhưng đến bài "Toàn cảnh bức tranh dự án bô xit Tây Nguyên" thì dù người không có chuyên môn đọc xong, ngẫm suy cũng phải hiểu, phải tin dự án bô xit Tây Nguyên là sai lầm từ chủ trương đến việc chọn Trung Quốc làm nhà thầu , công nghệ lạc hậu, tiền mất tật mang.

    Trả lờiXóa
  24. Tôi để ý, nhiều bài viết của bác TVT chỉ đề tên tác giả nhưng bài viết lần này đề rõ ràng học vị và chức danh , phải chăng để nói về ý nghĩa khoa học và nội dung bài viết mà tác giả chịu trách nhiệm khi nói ngược với công bố của Vinacomin về hiệu quả của dự án bô xit đã đăng trên báo Năng lượng. Mấy cháu nhà tôi học đại học , nó tin ở blog của đại tá BVB và tác giả TVT vì lập luận rất logic có dẫn chứng phân tích số liệu minh họa cả trong và ngoài nước, trực tiếp bẻ gẫy các thông tin từ Vinacomin . Các cụ đã dạy :"nói phải thì củ cải cũng phải nghe!" Thiện tai!

    Trả lờiXóa
  25. Sự thật vẫn là sự thật. Mọi lời hoa mỹ chẳng thể lừa được nhân dân. GS Lê Huy Bá là nhà khoa học đầu ngành về môi trường của đại học công nghiệp TP.HCM đã nhiều lần phản bác dự án bô xit này.

    Trả lờiXóa
  26. Không riêng gì GS Bá mà nhiều nhà khoa học có tên tuổi và nhân sĩ trí thức đều chung nhận xét để dành bô xít cho thế hệ mai sau.. Chúng ta đã ăn theo truyền thống văn hóa trong quá khứ của cha ông và đang ăn lẹm vào của cải và để lại gánh nợ lớn , nợ xấu cho con cháu.

    Trả lờiXóa
  27. Bài viết của tác giả TVT rất đầy đủ và lập luận rất khoa học, chặt chẽ. Chứng cứ cũng như các số liệu minh bạch và rõ ràng, đầy sức thuyết phục. Tôi không nghĩ rằng những người có quyền quyết định không biết và không hiểu những vấn đề nội dung đã nêu.
    Ai cũng hiểu và cũng biết thì tại sao sự việc vẫn cứ tiếp diễn một cách tiêu cực giống như có một bàn tay phù thủy vô hình độc ác và nham hiểm điều khiển ???. Đây có lẽ là một câu hỏi lớn mà chúng ta phải ngầm hiểu với nhau rằng " rất phức tạp ". Nó không thể lý giải một cách "bình thường" bằng những chứng cớ và lập luận khoa học cũng như các con số tính toán kinh tế một cách thông thường được.
    Bauxit Tây nguyên là một dự án chứa nhiều " huyền cơ " liên quan tới vận mệnh quốc gia. Một ma trận rối rắm của trận đồ bát quái đã được sắp đặt. Nó là một trong những cửa " tử " mà VN cần phải thoát ra được trong vấn đề an ninh quốc gia.
    Hy vọng vận mệnh đất nước sẽ sáng hơn trong những năm tới khi " con người và thể chế " thay đổi một cách tích cực.

    Trả lờiXóa
  28. Quang Khải bình luận chuẩn không cần chỉnh.

    Trả lờiXóa
  29. giời ơi quan tâm làm gì hả các bác đã có đảng, chính phủ lo. Thế sự là việc của các đấng bậc, không cần phải học đâu, có tiền là xong hết ấy mà. Dân thường nên quan tâm các vấn đề trọng đại như làm thế nào khi cậu nhỏ bất tuân thượng lệnh, hay phương pháp làm hồng vùng kín...vv

    Trả lờiXóa