Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 11 tháng 2, 2015

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ TRƯNG CẦU Ý DÂN

Năm 2015, Hội Luật gia Việt Nam phấn đấu
hoàn thành soạn thảo Luật Trưng cầu ý dân trình Quốc hội

* Gs. NGUYỄN LANG
Việc trưng cầu ý dân là một việc làm cần thiết và được triển khai ờ nhiều nước, dưới nhiều hình thức khác nhau. Sở dĩ phải thực hiện việc trưng cầu ý dân là vì mấy lý do chủ yếu sau đây :  
Một số vấn đề chung
- Yêu cầu đảm bảo các quyền làm chủ của người dân thể hiện qua cuộc đấu tranh dai dẳng đòi đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Quá trình đấu tranh này đã diễn ra dưới nhiều hình thức, với nhiều mức độ khác nhau nên đã thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người. Trong chừng mực nhất định, có thể nói cuộc đấu tranh trên lĩnh vực này đã làm thay đổi chế độ xã hội với sự phát triển từ chế độ xã hội nô lệ qua chế độ xã hội phong kiến để hình thành chế độ xã hội TBCN. Ngay dưới chế độ xã hội TBCN các cuộc đấu tranh này vẫn gồn tại và phát triển như đã dẫn đến cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, cuộc đấu tranh đòi lại quyền lợi chính đáng của giai cấp công nhân dẫn đến ngày Quốc tế Lao động và ngày quốc tế Phụ nữ, đấu tranh đòi dân chủ, tự do ngôn luận, ....
- Yêu cầu đảm bảo sự đồng thuận xã hội để đảm bảo sự ổn đinh, an ninh trật tự xã hôi. Qua đó khắc phục tình trạng có những ý kiến khác nhau, kéo dài dẫn đến phân liệt về tư tưởng-quan điểm, về hành động để cuối cùng dẫn đến phân liệt về mặt tổ chức. Nói chung, đó là sự không đồng thuận xã hội, nếu không kịp thời khắc phục thì có thể dẫn đến những hậu quả xấu, có thể không lường hết được trước. Có thể dẫn chứng một tình huống đã xẩy ra trên thế giới, vào thời đại hiện nay của chúng là là trường hợp người dân Scotland đòi lý khai, tách khỏi vương quốc Anh. Tình trạng này kéo dài hàng chục năm, dẫn đến những bạo động, bạo loạn đẫm máu mà vẫn không đi được đến sự thống nhất ý kiến. Trong trường hợp đó, buộc phải tổ chức trưng cầu ý dân với kết quả là 55,30% số cử tri đi bầu không tán thành việc ly khai.
- V.v......
2 – Nhìn lại lich sử Việt nam, vào thời đại nhà Trần, thì cũng có thể ghi nhận hai cuộc trưng cầu ý dân để đảm bảo sự đồng thuận xã hội. Đó là Hội nghị Bình than để thống nhất ý chí ngay trong nội bộ gia tộc cầm quyền để rồi đi tới Hội nghị Diên Hồng để thống nhất ý chí toàn dân. Do tạo được sự đồng thuận của toàn dân nên đã hình thành và phát huy sức mạng đại đoàn kết toàn dân tộc để liên tục đánh thắng đội quân xâm lược hùng mạnh nhất thế giới của thời đại đó.
Cũng do đảm bảo được sự đồng thuận xã hội nên, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt nam, dân tộc Việt nam đã kế thừa và phát huy sức mạnh đoàn kết toàn dân đánh thắng các đội quân hùng mạnh là đội quân xâm lược của thực dân Pháp và của đế quốc Mỹ (với sự liên minh với đội quân của một số nước khác).
3 – Hiện nay nước ta đang đứng trước tính bức thiết phải củng cố và phát triển sự đồng thuận xã hội qua thực hiện trưng cầu ý dân bằng nhiều hình thức khác nhau. Có nhiều những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự bức thiết đó, chủ yếu là :
- Trước việc một số nước đang thực thi, áp đặt chính sách bá quyền, bành trướng lên các nước khác, trong đó có Việt nam, để biến cá nước đó thành những nước chư hầu, nước thuộc địa kiểu mới trong thời đại hiện nay, thì việc đảm bảo sự đồng thuận xã hội để phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược là độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và phát triển theo định hướng XHCN, không đi theo vết xe đổ của CNTB
- Trong nội bộ nước ta, đã có những ý kiến khác nhau về nhiều vấn đề quan trọng. Việc có ý kiến khác nay và cọ sát các ý kiến đó để đi tới sự thống nhất ý kiến là điều cần thiết để khắc phục tình trạng chủ quan, duy ý chí, độc đoán. Thế nhưng vấn đề tồn tại của nước ta là chúng ta đã để kéo dài một cách không bình thường tình trạng có ý kiến khác nhau nên đã dẫn đến sự phân liệt về tư tưởng-quan điểm, về hành động và cũng đã dẫn đến tình hình mất đoàn kết trong nội bộ. Thực trạng đó đã được ghi nhận tại các ĐH VII (Văn kiện ĐH VII, tr 47), ĐH IX (Văn kiện ĐH IX, tr 77), ....
Đặc biệt là ĐH X đã phải ghi nhận đến mức là "Một số vấn đề ở tầm quan điểm, chủ trương lớn chưa được làm rõ nên chưa đạt được sự thống nhất cao về nhận thức và thiếu dứt khoát trong hoạch định chính sách, chỉ đạo điều hành, như các vấn đề : ...."(Văn kiện ĐH X tr 65-66) và đến ĐH XI lại tiếp tục ghi rõ thêm là "Công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn chưa làm sáng tỏ được một số vấn đề về đảng cầm quyền, về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta." (Văn kiện ĐH XI, tr 172-173). Căn cứ vào đánh giá của ĐH XI thì có thể khẳng định là sau gần 35 năm, chúng ta vẫn chưa thực hiện được nhiệm vụ mà ĐH IV đã giao cho các nhà khoa học xã hội nên đã dẫn đến phân liệt về tư tưởng, hành động và tổ chức, làm tăng sự không đồng thuận xã hội.
Ngoài ra, HN TƯ 10, K XI cũng nêu một số vấn đề vẫn còn có ý kiến khác nhau, cần được tiếp tục làm rõ. nhưng lại không chấp nhận. Nói một cách khác là vấn đề trưng cầu dân ý liên quan đến yêu cầu giải quyết những bất đồng kéo dài và phải được giải quyết một cách có căn cứ khoa học và thực tiến, có sức thuyết phục. Mặt khác, cũng cần lưu ý đúng mức hơn đến hoạt động lobby, đến tác động từ bên ngoài tới việc khoét sâu hay giải quyết những bất đồng đó theo chiều hướng nào để có giải pháp thích hợp ngăn chặn một cách có hiệu quả thiết thực.
4 –  Có việc trưng cầu ý dân ở phạm vi quốc gia và ở phạm vi địa phương. Trong thực tế, việc tổ chức trưng cầu ý dân ở phạm vi quốc gia chỉ diễn ra khi có những vấn đề quan trọng liên quan đến định mệnh và sự phát triển ổn định, vững chắc của nền kinh tế quốc dân nên đó là một hình thức không xẩy ra thường xuyên. Trường hợp trưng cầu ý dân của Scotland là một minh họạ. Mặt khác, từ cuộc hội nghị Bình Than có tính chất trưng cầu ý dân đến nay thì, trong thực tế, cũng chưa có một cuộc tổ chức trưng cầu ý dân ở phạm vi quốc gia. Trong khi đó, thì như vừa trích dẫn ở trên, ngay trong nội bộ nước ta, vẫn có nhiều vấn đề chưa có sự nhất trí trong nhân dân (và ngay cả trong đội ngũ cán bộ trung cao cấp, đội ngũ trí thức đương chức và đã về hưu) nên đã để cho phát triển tình hình không đồng thuận xã hội. Thế nhưng những vấn đề đó tuy thuộc lĩnh vực quan điểm, chủ trương lớn nhưng chưa đến tầm phải tổ chức trưng cấu ý dân ở phạm vi quốc gia nên vấn đề trưng cầu ý dân ở tầm địa phương lại là vấn đề bức xúc, cấp thiết có tính chất thường xuyên.Trên thế giới cũng đã có nhiều nước thực hiện cơ chế trưng cầu ý dân ở cấp địa phương nên nếu chúng ta thực hiện cơ chế này thì không phải là một hành vi ngoại lệ. Vấn đề chủ yếu là phải tìm và vận dụng các hình thức thích hợp với điều kiện lịch sử-xã hội của nước ta.
5 – Tổ chức trưng cầu ý dân ở cấp địa phương. Trong phạm vi này, có nhiều hình thức trưng cầu ý dân mà một một hình thức phổ biến trên thế giới là thực hiện việc trưng cầu ý dân qua việc tổ chức thăm dò dư luận. Còn ở Việt nam, cũng có nhiều hình thức trưng cầu ý dân ở những phạm vi khác nhau :
 – Trong phạm vi công tác lãnh đạo của Đảng, ĐH VI đã ghi nhận "Việc phát huy vai trò của nhân dân lao động tham gia quản lý kinh tế, quản lý xã hội cần được các cơ quan lãnh đạo và quản lý đặt ra và thực hiện đúng ngay từ khi chuẩn bị và quyết định chủ trương, chính sách. Xóa bỏ nhận thức sai lầm coi công tác quần chúng chỉ là biện pháp để tổ chức, động viên nhân dân thực hiện các chủ trương, chính sách. Đối với những chủ trương có quan hệ trực tiếp tới đời sống nhân dân trên phạm vi cả nước cũng như ở các địa phương và đơn vị cơ sở, cấp ủy đảng hoặc cơ quan chính quyền phải trưng cầu ý kiến nhân dân trước khi quyết định. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, đó là nền nếp hàng ngày của xã hội mới, thể hiện chế độ nhân dân lao động tự quản lý nhà nước của mình." (Văn kiện ĐH VI, tr 111-112).
Tiếp đó, ĐH IX đã quy định "Đảng và Nhà nước xây dựng và hoàn chỉnh các quy chế để Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra", qua đó tăng cường đoàn kết toàn dân, củng cố sự nhất trí về chính trị và tinh thần trong xã hội." (Văn kiện ĐH IX, tr 130). Chính vì thế nên, trong chừng mực nhất định, có thể khẳng định là việc ban hành các văn bản pháp quy về quy chế dân chủ ở cơ sở cũng là mộ định hướng cụ thể nhằm thể chế hóa kết luận của ĐH VI và ĐH IX như trích dưới đây.
- Một biểu hiện khác của việc lấy ý kiến của nhân dân được thể hiện trong việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Quy chế này đã được thể chế hóa qua một số văn bản pháp quy chủ yếu đã được chính thức ban hành như : (1) - Chỉ thị 30-CT/TW ngày 18/02/1998  của Bộ Chính Trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở do Bộ Chính trị ban hành. (2) - Nghị định 71/1998/NĐ-CP ngày 08/9/1998 của Chính phủ về Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan. (3) - Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20/4/2007 của Ủy Ban Thường Vụ Quốc Hội Khóa 11 về việc thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn. (4) - Kết luận 65-KL/TW ngày 04/02/2010 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở do Ban Bí thư ban hành. (5) - Nghị định 60/2013/NĐ-CP ngày 19/6/2013 của Chính phủ về việc hướng dẫn Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc. (6) - V.v..... Tồn tại chủ yếu trong lĩnh vực này là việc thực hiện quy chế này còn nặng tính chất hình thức nên là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến không kịp thời phát hiện, và nhát là không kịp thời ngăn chặn những mâu thuẫn nội bộ trong các đơn vị cơ sở, những tiêu cực nảy sinh. Trường hợp của Vinashin là một minh họa của sự tồn tại, yếu kém trong việc thực hiện quy chế dân chủ tại các đơn vị cơ sở.
- Chẳng hạn như việc tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan chuyên gia để hoàn thiện các dự thảo văn bản pháp quy. Hoặc như thông qua việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân ở phạm vi toàn quốc như trong việc lấy ý kiến đối với bản dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992, hoặc như trong việc đang tổ chức lấy ý kiến đối với bản dự thảo Luật dân sự, .... Qua việc lấy ý kiến đó, xuất hiện nhiều ý kiến khác nhau, thể hiện sự không đồng thuận xã hội ở mức độ khác nhau. Thế nhưng việc lấy ý kiến này tuy đã được triển khai một cách phổ biến nhưng vẫn có nhược điểm chủ yếu là, vì nhiều lý do khác nhau, bạn dự thảo văn kiện cìn nhiều nhược điểm trong khả năng chọn lọc và tiếp thu một cách có căn cứ khoa học và thực tiễn những ý kiến khác nhau . Về phương diện này, có thể dẫn chứng bằng một đánh giá chính thực của Chính phủ được thể hiện trong báo cáo trình Quốc hội K X, tại kỳ họp thứ 9 là các văn bản pháp quy còn "...thiếu đồng bộ, không nhất quán, thậm chí chồng chéo mâu thuẫn nhau và còn mang dấu ấn của những lợi ích cục bộ trong hệ thống các văn bản pháp quy hiện hành ... " (Nhân dân ngày 23/5/2001).
- Cơ chế giảm sát, phản biện xã hôi, trong chừng mực nhất định, cũng có thể coi đó là một hình thức mang tính chất trưng cầu ý dân vì, qua đó, phát hiện những vấn đề còn có ý kiến khác nhau cần được khắc phục sớm để bảo đảm sự đồng thuận xã hội. Về phương diện này, cần lưu ý đúng mức đến việc ĐH VI đã đề cập đến tình trạng yếu kém, suy thoái trong đội ngũ cán bộ đảng viên và đến "... những sai lầm nghiêm trọng và kéo dài về chủ trương, chính sách lớn, sai lầm về chỉ đạo chiến lược và tổ chức thực hiên." (Văn kiện ĐH VI, tr 26). Trên cơ sở nhận thức được những yếu kém. sai lầm khuyết điểm đó, ĐH VI đã cảnh báo là "Thực trạng nói trên làm giảm lòng tin của quần chúng đối với sự lãnh đạo của Đảng và sự điều hành của các cơ quan nhà nước." (Văn kiện ĐH VI, tr 18).
Trong thực tế, từ đó đến nay, các ĐH kế tiếp đều nhắc đến những yếu kém, sai lầm khuyết điểm nghiệm trọng dưới những hình thức khác nhau, mức độ khác nhau nên đã dẫn đến tình hình tăng sự giảm lòng tin của nhân dân, cán bộ đối cới sợ lãnh đạo của đảng và sự điều hành của các cơ quan nhà nước. Chính vì thế nên cần coi trọng và phát huy đúng mức, đâỳ đủ hơn công tác giám sát, phản biện xã hội nói chung của nhân dân, của MTTQVN và các thành viên nói MTTQVN nói riêng để khôi phục, củng cố và tăng cường sự đồng thuận xã hội đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và với chức năng điều hành của các cơ quan nhà nước.
6 – Vì việc tổ chức trưng cầu ý dân mang nội dung khắc phục tình trạng ý kiến khác nhau đã kéo dài một cách không bình thường nên để việc trưng cầu đạt kết quả đúng đắn, cần đặc biệt quan tâm đến công tác thông tin, cung cấp một cách đứng mức những ý kiến khác nhau, bao gồm cả các luận cứ khoa học và thực tiễn của từng ý kiến đó để người dân có đủ thông tin cần thiết để có thể lựa chọn phương án đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào khác. Tiếc là về phương diện này, các phương tiện thông tin đại chúng lại bị hạn chế khá nhiều trong việc cung cấp các thông tin đó.
Trong việc tổ chức công tác thông tin này, phải khẳng định là những ý kiến khác nhau đó, trước hết là những ý kiến khác nhau trong nội bộ nhân dân và, như trên đã đề cập đến, đó là tình hình bình thường. Thế nhưng cũng phải nhận biết là các thế lực bá quyền, bành trướng, các thế lực thù địch cũng luôn tìm cách khoét sâu các mâu thuẫn nội bộ theo chính sách "chia để trị". Vì thế nên, trong chừng mực nhất định, có thể khẳng định công tác tuyên truyền để làm rõ những luận cứ khoa học và thực tiễn của các ý kiến khác nhau, về thực chất còn là cuộc đấu tranh trên mặt trận chiến tranh tâm lý. Về phương diện này, cần nhắc và nhớ lại một nội dung đã được ĐH VI ghi nhận là "Đã có lúc, có nơi, một số đảng viên thụ động, bàng quan, bất lực trước sự lan tràn của những dư luận ác ý, tê liệt trước sự tiến công cua địch về tư tưởng. Để khắc phục tình trạng không bình thường đó, cần tổ chức lại công tác đấu tranh chống chiến tranh tâm lý của địch, nhất là ở những thành phố lớn." (Văn kiện ĐH VI, tr 127).
Trong điều kiện phát triển của các phương tiện truyền thông, cuộc đấu tranh này không thể tiến hành theo kiểu ngăn chặn, không cho nhân dân biết những luận điệu xuyên tạc, ác ý của địch mà phải tiến hành theo hướng cung cấp cho nhân dân những kiến thức khoa học và thực tiễn cần thiết để có thể nhận biết và tự phản bác những luận điểm xuyên tạc, ác ý của địch. Nói cách khác là nội dung cơ bản của công tác đấu tranh chống chiến tranh tâm lý của kẻ địch là phải nâng cao trình độ dân trí của nhân dân.Qua đây, thấy rõ hơn trách nhiệm của hệ thống các ban tuyên giáo, Hội đồng lý luận trung ương, cac nhà khoa học, các tổ chính chính trị-xã hội, các trường học, ... và nhiệm vụ tổ chức phối hợp hoạt động của Ban Tổ chức trưng cầu ý dân với các tổ chức nói trên để nâng cao trình độ dân trí, tạo khả năng tự kháng, miễn dịch đối với các luận điểm sai trái. Nói cách khác, có thể khẳng định là công tác tuyên truyền, đấu tranh và giáo dục trên lĩnh vực nhận thức, quan điểm, ... có vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của việc trưng cầu dân ý.
7 – Một vấn đề nữa cần làm rõ là để đảm bảo mục tiêu đồng thuận xã hộithì đòi hỏi phải đảm bảo tỷ lệ ủng hộ phương án nào đó phải đạt mức trên 2/3 số cử tri tham gia bỏ phiếu. Sở dĩ như vậy vì ngay số 1/3 còn lại không tán thành không phải là không bảo lưu ý kiến của mình nên, chẳng hạn như tường hợp của Scotland như đã dẫn ở trên, với tỷ lệ trên 40% cử tri không đồng thuận và vẫn bảo lưu quan điềm của mình thì e rằng sớm hay muộn, khả năng mất ổn định chính trị, an toàn xã hội sẽ tiếp tục tiếp diễn với những hình thức, mực độ mới. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến khả năng này là do công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục đã không đưa được ra những căn cứ khoa học và thực tiến, có tính thuyết phục để bảo vệ quan điểm không ly khai, một quan điểm phù hợp với quan điểm Chính phủ Vương quốc Anh và của Chính phủ của một số nước, tại đó cũng có phong trào đòi ly khai như tại Tây ban Nha, ....
Chính vì thế nên, sau khi có kết quả bỏ phiếu thì vẫn phải tiếp tục công tác tuyên truyền, giáo dục bằng những hình thức mới, thích hợp, để đảm bảo tiếp tục tăng mức đồng thuận xã hội. Trường hợp của vụ Tiên lãng cho thấy là tuy Thủ tướng Chính phủ đã có kết luận là Tiên lãng làm sai luật và yêu cầu TP Hải phòng phải có biện pháp xử lý thích hợp nhưng, qua việc tiếp tục xét xử Ông Vươn với tội danh chống người thi hành công vụ là cách làm không quán triệt kết luận và yêu cầu sửa chữa của Chính phủ. Do đó, có thể khẳng định là cách làm của Hải Phòng, trong chừng mực nhất định, đã làm giảm sự đồng thuận xã hội mà kết luận của Thủ tướng đã đem lại.           
8 – Một số vấn đề về việc tổ chức trưng cầu ý dân. Vấn đề này cần được xem xét trên hai bình diện chủ yếu :
8.1 – Tổ chức trưng cầu ý dân ở tầm quốc gia. Như trên đã đề cập đến, chỉ tổ chức trưng cầu ý dân đối với những vấn đề trọng đại liên quan đến sự tồn vong, phát triển, ... của quốc gia nên phải làm rõ mấy vấn đề sau :
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền đề nghị tiến hành trưng cầu ý dân phải là những người có trách nhiệm chủ yếu trong hệ thống chính trị của nước ta nên có điều kiện nắm bắt vấn đề cân đưa ra trưng cầu ý dân. Cụ thể là Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Uy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch MTTQVN, hoặc khi có 2/3 tổng số đại biểu Quốc hội có kiến nghị.
            - Trên cơ sở đó, Quốc hội quyết định việc tổ chức trưng cầu ý dân. Trên cơ sở đó, thành lập Ủy ban tổ chức trưng cầu ý dân ở các cấp của hệ thống chính quyền.
            - Các cơ quan có trách nhiệm (hệ thống tuyên giáo, hệ thống thông tin đại chúng, Hội đồng lý luận trung ương, ..... ) tiến hành công tác tuyên truyền để làm rõ những ý kiến (phương án) khác nhau và các căn cứ khoa học và thực tiến của từng luận cứ đó để tạo điều kiện cho các cử trí có được các thông tin hai mặt cần thiết để lựa chọ quyết định của mình. Công tác này phải được tiến hành ngay từ khi Quốc hội có quyết định tiến hành trưng cầu ý dân và chỉ kết thục khi tiến hành bỏ phiếu.
            - Kết quả trưng cầu ý dân được thể hiện qua việc 2/3 tổng số cử tri tán thành phương án được lựa chọn.
            - Như trên đã trình bày, sau khi công bố kết quả bỏ phiếu thì Quốc hội ra các quyết định thích hợp để thực thi kết quả đó. Đồng thời hệ thống cơ quan tuyên truyền vẫn phải tiếp tục công tác tuyên truyền, giải thích, thuyết phục để tăng cường sự đồng thuận xã hội lên thêm một bước.
            8.2 – Tổ chức trưng cầu dân ý ở tầm địa phương. Như trên đã trình bày, có nhiều cách khác nhau để thực hiện việc trưng cầu ý kiến ở tầm địa phương. Tuy nhiên có một số vấn đề cần làm rõ, chủ yếu là :
            - Tùy theo vấn đề cần được đưa ra trưng cầu ý kiến ở cấp địa phương mà xác định những người có thẩm quyền kiến nghị tiến hành trưng cầu ý kiến bằng hình thích hợp nhất. Đó là những người thủ trưởng đảm nhận loại công việc đó và những người am hiểu vấn đề đó. Đồng thời phải có Chủ tịch MTTQVN (hoặc Chủ tịch thành viên của MTTQVN) cấp đó tham gia.
            - Trên cơ sở đó Hội đồng nhân dân cấp đó ra quyết định về nội dung trưng cầu ý dân ý và hình thức thức thích hợp để thực hiện việc tổ chức trưng cầu dân ý.
            - Từ khi có quyết định tiến hành trưng cầu ý dân đến khi kết thúc việc trưng cầu ý dân, cần phải tiến hành công tác tuyên truyền như đối với trưng cầu ý dân ở cấp quốc gia nhưng được tiến hành ở phạm vi hẹp hơn, phù hợp với nội dung của vấn đề được đưa ra trưng cầu ý dân.
            - Khác với trường hợp trưng cầu ý dân ở tầm quốc gia, kết quả trưng cầu ý dân không có tính chất quyết định mà chỉ có tính chất tham khảo. Do đó, người ban hành quyết định trưng cầu ý dân phải có quyết định lựa chọn phương án nào có  căn cứ khoa học và thực tiễn với mức độ hợp lý và thích hợp và có sức thuyết phục nhất chứ không căn cứ vào ý kiến đa số hay thiểu số. Tuy nhiên những người tham gia vào quá trình lựa chọn này phải có sự đấu tranh để không bị chi phối bởi "tư duy nhiệm kỳ", tư tưởng cục bộ, bệnh thành tích, chủ quan duy ý chí hay "lợi ích nhóm" như đã được đề cập đến tại HN TƯ 3, K XI (Văn kiện HN TƯ 3, K XI, tr 41).
            - Cũng như đối với việc trưng cầu ý dân ở tầm quyốc gia, sau khi công bố kết quả trưng cầu dân ý thì vẫn phải tiếp tục công tác tuyên truyền, giáo dục để đảm bảo tăng cường sự đồng thuận xã hội lên thêm một bước.
Gs.NL/Tầm nhìn
------------

25 nhận xét:

  1. Trưng cầu dân ý làm gì , hàng ngày ra đường thấy câu khẩu hiệu "ý đảng lòng dân" là đủ hiểu rồi, nếu đảng không thay đổi , không thực sự do dân vỉ dân thi chính những người dân bị qui hoạch treo, bị mất đất họ sẽ tự vùng lên để làm chủ vận mệnh của mình , ngày xưa ông cha ta đổ xương máu để giành độc lập chẳng lẽ để ngày nay chính con cháu của họ phải chịu hậu quả khốn khổ khi bị mất đất , mất nhà
    Không cần trưng cầu dân ý, không cần ý đảng , nếu lòng dân không thuận thì dù cho 9 triệu ý đảng cũng không chống lại hơn 90 triệu ý dân
    Đảng từ trong dân mà ra , đảng là trái tim thì dân chính là bộ não , trái tim không thể đập sai nhịp củng như đảng không thể tự mình quyết định những việc trái với ý dân, ý dân mới chính là ý đảng chứ không phải ngược lại .

    Trả lờiXóa
  2. "luật trưng cầu ý dân" do ai soạn? đảng soạn thì ý cái con khỉ gì?-lừa đảo truyền thống.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. lừa đảo - truyền thống cách mạng!

      Xóa
  3. Lại như ở Hồng Kong : Đảng đưa ra 3 quả táo thối , cho dân được chọn 1 theo ý mình?! Ha, ha, ha...Hết cái thời thích lừa thế nào cũng được rùi, các bố ạ....

    Trả lờiXóa
  4. Trưng cầu dân ý không bao giờ có ở VN khi chế độ cầm quyền là độc đảng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy , qua việc làm hiến pháp vừa qua thì biết ngay thôi , ngay cả biểu tình và và các thứ dân chủ khác đều là kẻ thù của Cộng sản cả , còn có cũng chỉ bịp bợm dân ( kg bịp đc thì đe dọa bằng mọi hình thức ) mà thôi !

      Xóa
  5. Về sự trưng cầu dân ý như ở Tô Cách Lan là một quốc gia "Tựd dân chủ đa nguyên". Do đó không có sự gian lận trong đó. Còn nếu như ở Việt Nam chỉ có độc đảng thì lấy chuyện trưng cầu dân ý, chỉ là một hình thức mỵ dân để đảng độc tài cầm quyền tiếp tục và hèn nhát với anh bạn vàng bốn tốt. Hãy nói dứt khoát chấm dứt chế độ độc tài như nhiều nước khác đã làm. Đó là ý dân đó

    Trả lờiXóa
  6. Thật ra,nếu có trưng cầu ý dân ở VN.thì phải nhờ
    LHQ.đứng ra giám sát,chứ tin gì nổi vì đảng CS.có
    độc quyền thông tin và không có báo tư nhân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng nhể. Chứ đừng như kiểu cha bổ nhiệm con làm... thứ trưởng?! Tởm!...

      Xóa
  7. Hai ba tháng chạp Táo chầu giời
    Cả nhà ông Táo có lời bẩm tâu:
    Con dân nước Việt nguyện cầu
    Ông trời diệt hết Sâu ròi Quan tham.

    Quan tham mồm chúng nhồm nhoàng
    Ăn tàn phá hại tan hoang xứ này
    Cướp ngày chiếm đất dân cày
    Tham ô công quỹ nhét đầy túi tham.

    Thằng nào thằng đấy nhồm nhoàng
    Tham lam vơ vét còn làm hàng với dân?
    Dân thì chăm chỉ, mẫn cần
    Còng lưng đóng thuế nuôi bầy Quan tham?

    Quan tham đã giầu còn tham
    Cậy quyền vơ vét làm giầu thật nhanh
    Mưu gian, kế hiểm rất tanh
    Hại người trung nghĩa tên Thanh xứ Đà.

    Trời xanh có mắt hay là?
    Vờ mù vờ điếc để mà tiền vơ?
    Cao xanh thấu rõ nhưng vờ?
    Sờ đến tham nhũng là rơi ghế ngồi?

    Nhà Táo cũng rõ trời rồi
    Ngôi cao hưởng lạc, ăn chơi điếm đàng
    Dân khổ, Trời đâu có màng
    Trời kia chỉ thích bạc vàng lót tay?

    Thẳng ngay, Trời bỏ ngoài tai
    Xum xoe nịnh hót lọt tai của Trời?
    Suốt ngày vỗ ngực Sáng ngời?
    Sâu ròi Tham nhũng do Trời đẻ ra?

    Giờ dân oán than kêu ca
    Trời xanh có mắt nhưng mà vờ đui?
    Nhà Táo báo cáo thế thui
    Trời xanh bất lực thì chui váy bà.

    Trả lờiXóa
  8. Hàng nghìn người diễn tập giẫm đạp lên nhau ở Hà Nội
    http://www.nanoproxy.com/browse.php?u=QyX93wHFla%2BJIM36%2F%2FevHq0i%2F%2FX9CQEzOK%2BG2Pz93%2B2XE%2F73JS3l3RZFPmctz9Xvu7Vw6tkT2l0evpahR9f%2FuelRLivgQWs%3D&b=29

    Thanh thiếu niên và người dân Ngu trung nghe đảng xui dại ăn cứt gà sáp: diễn tập chống khủng bố-hóa ra tự bóp dái mình: nhiều người bị thương nặng, có thể chết nhưng không dám công bố.

    Trả lờiXóa
  9. ...
    Đảng ta con của mẹ hiền Việt Nam!...
    Tại sao cứ bắt Mẹ phải biết ơn con là sao? Mà nào đứa con con ấy có tốt đẹp gì cho cam?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. GS Toán học Hoàng Xuân Phú có bài: Con xưng là bố của cha ấy là nhà vô phúc,

      Xóa
  10. Có công an khu vực theo đứng sát bên cạnh và mở to mắt nhìn trừng trừng vào lá phiếu của cử tri không ? ( nếu là người hiểu biết ),còn nếu những ông già bà già coi chừng đã lẩm cẩm,những người không biết đọc biết viết THI THA HỒ CÁC CÁN BỘ PHÒNG PHIẾU ( cán bộ đảng viên đảng cộng sán) VIẾT GIÙM,VÀ THẬM CHÍ MỘT LÁ PHIẾU THÀNH 2 LÁ PHIẾU => RỐT CUỘC ĐẢNG VINH QUANG VẪN DẪN ĐẦU VỚI TỶ LỆ 99,99% CƠ ĐẤY !!! )

    Trả lờiXóa
  11. nói quá đáng làm chi,
    trưng cầu dân ý là có thực hiện chứ,thật ra là cuộc họp với nhân dân để giải quyết vấn dề khó.
    Ví dụ giải tỏa dân lấn chiếm Tháp Bà,giải tỏ Xóm Cồn...Nha Trang là ví dụ,giải tỏa cả ngìn hộ dân mà họ không đông thuận sao mà làm được.Quan trọng là dân được quyền lời nhiều và tốt hơn,nhà nước chịu thiệt vài vạn m2 đất chả sao.
    Ví như các nước đòi nợ quá,hổng có trả nếu không trưng cầu ý dân thì ai mà đưa cho nhà nước mà có trả,không trả nó tròng cổ là dân sợ ủng hộ liền.
    Cái sai của nhiều địa phương là không chịu trưng cầu ý dân trước khi thực hiện một việc lớn,nhiều khi chủ quan cho rằng vài người không đáng lo.
    Cán bộ làm sai mà không xử lí nên dân không chấp nhận thôi.
    Trước đây có cán bộ Thành Phố làm chợ Phương Sài,ăn cắp 60 tấm tôn cũ,dân phản ảnh,tống cổ ngay,dù nó là phó ban ấy chứ,dân hoan nghênh hưởng ứng ngay.
    Trưng cầu ý dân rất quan trọng,bảo đảm mọi thành công,nên đảng mới lập cái ban dân vận ấy chứ,còn làm hay không do ý thức của lãnh đạo đương thời.
    Cồng Sơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bảo hoàng hơn vua,
      Vua chết sơn cũng thăng hà,
      Công Sơn hay cộng sản(cs)cũng là một thôi.

      Xóa
    2. "Vua chèo còn chẳng ra gì
      Quan chèo vai nhọ khác chi thằng hề?"
      (thơ Nguyễn Khuyến)
      =>
      "Huynh chèo còn chẳng ra gì
      Sơn chèo vai nhọ khác chi thằng hề?"

      Xóa
  12. Cuộc trưng cầu dân ý này,nếu có thực hiện thì hãy để cho LHQ tổ chức ( tuyệt đối 100% không để cho bát cứ một cá nhân nào của nhà cầm quyền cộng sản VN tham dự),thì mới tin tưởng được !

    Trả lờiXóa
  13. Đảng đưa ra phiếu trưng cầu : Ý kiến của ông/bà về sự lãnh đạo toàn diện,tuyệt đối của đảng?Có 3 lựa chọn :
    1. Rất ủng hộ
    2. Nhiệt liệt ủng hộ
    3. Ủng hộ tuyệt đối

    Trả lờiXóa
  14. Nếu có trưng cầu ý dân theo 3 nội dung sau:
    1. Thể chế, độc đảng hay da nguyên
    2. Theo chủ thuyết nào, CNXH theo Mác hay CNTB
    3. Tên nước, Việc nam dân chủ cộng hoà hay cộng hoà xã hội chủ nghĩa Viết Nam
    4. Lãnh đạo đất nước dân bấu theo phổ thông đầu phiếu hay chúng nó tự bầu với nhau
    Còn giám sát các hòm phiếu và kiểm phiếu cho xã hội dân sự và mơi LHQ vào giám sát thì két quả mới tin được.

    Trả lờiXóa
  15. Trương Minh Tịnhlúc 05:11 12 tháng 2, 2015

    Bạn có thích đảng Cọng Sản hay không ?- Có - Không.
    Nhà cầm quyền dám làm không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thầy nên về VN, tái nhập đcsVN và mở cuộc trưng cầu dâm ý:
      1 Thích cao
      2. Thích
      3. Thích thấp

      Xóa
  16. Xưa nay là đảng cử dân bầu, nay bày ra chuyện trưng cầu ý dân...?
    Nghe có phải tức cười quá phải không....?
    Đảng cử 10 người thì đắc cử 9 còn 1 là dự khuyết,,,,!!!!
    Vậy là bầu cử đó....????

    Trả lờiXóa
  17. Sao nghe tiên triền "Ý đảng CS, lòng dân". Tức nà, hai cái nòng đó là nhất thể?! Vậy đừng nàm trò mèo nữa!

    Trả lờiXóa
  18. Dam trung cầu hai y chính: dcs ton tại hay dẹp? Nhờ liên hợp quốc giám sát. Dám không các bác cs.?

    Trả lờiXóa