Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 23 tháng 1, 2015

Cựu thủ tướng Thái bị cấm làm chính trị

Quốc hội Thái Lan quyết định buộc tội bà Yingluck Shinawatra và cấm bà làm chính trị trong 5 năm, sau khi bà cũng bị truy tố hình sự.
Tổng chưởng lý Thái Lan nói sáng 23/1 rằng bà cựu thủ tướng sẽ bị truy tố tội tham nhũng liên quan tới chương trình trợ giá gạo gây nhiều tranh cãi khi bà còn cầm quyền.
Nếu bị Tòa án Tối cao phán quyết là có tội, bà có thể bị án tới 10 năm tù.
Sau đó Quốc hội Thái cũng đã họp bỏ phiếu xem có truy tố bà tội danh khác hay không.
190 trong số 219 ủy viên lập pháp có mặt đã bỏ phiếu thuận cho việc buộc tội bà. 18 người bỏ phiếu chống.
Tám tháng sau khi chính phủ Yingluck bị lật đổ trong đảo chính quân sự, vận mệnh chính trị của bà xem ra đã rõ ràng.
Quyết định truy tố hình sự cũng như việc bỏ phiếu tại Quốc hội là chỉ dấu cho thấy nhà cầm quyền quân sự ở Thái Lan quyết tâm tước mọi vai trò chính trị của bà trong tương lai.
Những người chỉ trích bà Yingluck lấy các cáo buộc về tham nhũng quy mô lớn trong chương trình trợ giá gạo mà chính phủ của bà đưa ra để quy tội cho bà.
Cũng chính những người này lâu nay đã kêu gọi phải loại bỏ Yingluck và anh trai bà, ông Thaksin, người cũng từng làm thủ tướng, ra khỏi chính trường.
Bà Yingluck "khiêu khích' Obama (?)
Cho tới nay, phe quân sự tỏ ra ngại ngần trong việc quyết định chống lại bà cũng như đảng chính trị theo xu hướng dân túy của bà vì không muốn kích động những người ủng hộ Yingluck.
Dường như nay chính quyền đã tính toán để đối phó với phản ứng giận dữ của số người này, cũng như thiết lập một hệ thống chính trị sao cho đảng của nhà Shinawatra không quay lại nắm quyền được nữa.
Trợ giá gạo
Các cáo buộc sai phạm đối với bà Yingluck tập trung vào chương trình trợ giá gạo, theo đó chính phủ trả giá mua gạo cho nông dân cao hơn giá thị trường.
Kết quả là gạo tồn kho số lượng lớn và xuất khẩu gạo của Thái Lan bị ảnh hưởng nặng nề.
Các điều tra viên về tham nhũng cáo buộc bà Yingluck và đảng của bà là kiếm phiếu của cử tri nông dân thông qua chương trình này, nhất là tại miền Bắc, và cho phép giới thân cận với chính quyền được hưởng lợi.
Bà Yingluck luôn khẳng định mà không tham gia điều hành chương trình này, và nói nó có mục đích hỗ trợ nông dân nghèo. Bà cũng nói bà không thể bị truy tố vì không còn vai trò gì trong chính phủ nữa.
Những người ủng hộ bà nói các cáo buộc đưa ra chỉ nhằm loại bà khỏi chính trường.
Surasak Threerattrakul, người đứng đầu Văn phòng Tổng chưởng lý, nói sau khi cân nhắc lời khai của các nhân chứng cũng như bằng chứng từ Ủy ban chống tham nhũng quốc gia, "chúng tôi cho rằng đã có đủ điều kiện để truy tố hình sự bà Yingluck".(BBC)
-----------------

6 nhận xét:

  1. ba tt yinluck khong chieu noi tai dang phan cong toi lam .hue tien

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không có đảng cũng không biết vin vào ao để làm bậy... Chán quá...
      Nhưng thật ra điều này là nguy hiểm (มันอันตราย)!

      Xóa
  2. Người Thái khá ngớ ngẩn khi hồi đó đưa mẹ linh tinh này lên làm TTg. Hậu quả nhãn tiền. Cũng giống như VN!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người ta chọn bằng cách bầu bán đàng hoàng, làm không được việc thì đuổi xuống, bầu chọn người khác. Có như đâu xứ vẹm, không ai bầu và làm cũng không được việc, nhưng vẫn cố đeo bám như đỉa.

      Xóa
  3. Bà này làm chủ hụi coi bộ thích hợp hơn.

    Trả lờiXóa
  4. Dân chủ và bình đẳng !
    Đọc thông tin về "Quốc hội Thái Lan quyết định buộc tội bà Yingluck Shinawatra và cấm bà làm chính trị trong 5 năm, sau khi bà cũng bị truy tố hình sự".ngẫm thấy làm công dân Nước Thái Lan rất hay và vinh dự. Người dân và quan chức (kể cả Thủ tướng) làm việc vì dân, vì nước và có trách nhiệm thì Quốc hội, người dân tin tưởng, nghe theo và ủng hộ. Ngược lại, nếu không thực hiện đúng cam kết với người dân và làm vượt quyền được nhân dân ủy nhiệm thì sẽ bị người dân, Quốc hội xem xét và định tội. Đây là lẽ bình thường của một Đất nước dân chủ và bình đẳng về quyền và phẩm giá con người (tạo hóa sinh ra). Điều này đáng ngâm nghĩ và lăn tăn lắm bác Bùi Văn Bồng và các quí vị ơi !
    Bên Úc châu cũng có cách quản lý và giám sát Thủ tướng, các thành viên Chính phủ như xứ Thái của bà Yingluck Shinawatra.Quốc hội (Liên bang, Tiểu bang) luận tội Thủ tướng, Thủ hiến khi có những chính sách không phù hợp cuộc sống của người dân; nếu vị phạm luật pháp thì xử lý hình sự và cũng cấm làm chính trị, quan hệ với các chính khách và doanh nhân trong 5 năm (nếu là tội tham nhũng cố ý hoặc vô ý). Tuy nhiên, Liên bang Úc theo chế độ ứng cử, bầu cử bầu cử dân chủ, tự do, công khai và bình đẳng, nên nếu đảng phái chính trị nào thẳng cử thì đảng đó lập chính phủ và Lãnh tụ của đảng đó làm Thủ tướng. Nếu trong nhiệm kỳ Lãnh tụ đảng thắng cử làm Thủ tướng mà dân chùng ì xèo, không tín nhiệm, khả năng đảng cầm quyền thất cử trong kỳ bầu cử gần nhất, thì đại hội bất thường của đảng họp và hạ bệ Lãnh tụ làm Thủ tướng xuống nhẹ nhàng và ngon lành. Đó các nước dân chủ và tự do là như vậy. Có nhiều việc đáng suy nghĩ!
    Việt Nam ta bao giờ mới đến....thật dân chủ, tự do, bình đẳng và công bình đây ????
    Khó quá ta ! Dân chủ là người dân làm chủ đất nước và vận mệnh của mình.!

    Trả lờiXóa