Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 2 tháng 12, 2014

Xét xử Bầu Kiên - những diễn biến mới

Bầu Kiên bị cách ly trong phần thẩm vấn chiều 28/11
Ba ngày trước, chiều 28/11, phiên xử phúc thẩm Bầu Kiên và đồng phạm đã bước vào phòng thẩm vấn. Đúng 14h HĐXX tóm tắt nội dung vụ án theo bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo của các bị cáo, sau đó cách ly Nguyễn Đức Kiên khỏi phòng xét xử.
Tạm dừng phiên tòa vì bị án ngất xỉu
Mở đầu phiên tòa chiều nay, HĐXX đã tóm tắt lại bản án sơ thẩm số 219/2014/HSST ngày 9/6/2014 của TAND TP Hà Nội và nội dung kháng cáo của các bị cáo qua đó chỉ rõ những tội danh mà “bầu” Kiên cùng đồng phạm mắc phải.
Khi đang tóm tắt tới hành vi phạm tội của bầu Kiên thì bị án Trần Ngọc Thanh (người đang chấp hành hình phạt tù – nguyên giám đốc Công ty cổ phần đầu tư ACB Hà Nội) bị ngất xỉu.
Ngay lập tức, Chủ tọa phiên tòa Đặng Bảo Vĩnh yêu cầu tạm dừng phiên tòa, đề nghị lực lượng y tế vào phòng xử để cấp cứu cho ông Thanh. Các nhân viên y tế đã mang cáng vào phòng xử để đưa ông Trần Ngọc Thanh ra xe cấp cứu. Bị án phải thở bằng oxy rời khỏi phiên tòa.
Nguyễn Đức Kiên bị cách ly để thẩm vấn các bị cáo khác
Sau khoảng 30 phút gián đoạn, HĐXX tiếp tục tóm tắt lại bản án sơ thẩm về hành vi kinh doanh trái phép của Bầu Kiên và đồng phạm. Đồng thời đọc lại nội dung kháng cáo của các bị cáo.
Trả lời lý do kháng cáo, “bầu” Kiên cho rằng mình bị oan, không phạm tội kinh doanh trái phép, không trốn thuế, không lừa đảo chiếm đoạt tài sản cũng không cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng. 
Bị cáo Lý Xuân Hải kháng cáo cho rằng mình không phạm tội cố ý làm trái vì khi ký ủy thác cho nhân viên ACB mang 718 tỷ đồng gửi tại ngân hàng Vietinbank thì luật chưa cấm. Khi có Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 có hiệu lực thì ngân hàng Nhà nước chưa hướng dẫn.
Bị cáo Hải nói: “Tôi đề nghị tòa xem xét toàn bộ bản án” nhưng sau đó lại xin được giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo Hải nói: “Nếu tôi có tội gì đó thì xin giảm nhẹ hình phạt cho tôi. Chúng tôi không phải là những người có chức vụ quyền hạn do Nhà nước bổ nhiệm.”
Bị cáo Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Bị cáo Huỳnh Quang Tuấn đề nghị tòa xem xét lại bản án sơ thẩm, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo.
Công ty B&B kháng cáo đề nghị tòa xem xét trách nhiệm dân sự và đề nghị xem xét vì công ty B&B không trốn thuế.
Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thiên Nam kháng cáo vì cho rằng công ty không kinh doanh vàng trái phép, không kinh doanh vàng trên tài khoản nước ngoài.
Tòa tiến hành thẩm vấn theo từng nhóm tội. Nhóm tội kinh doanh trái phép được thẩm vấn đầu tiên. Bị cáo Nguyễn Đức Kiên tiếp tục bị cách ly khi tòa thẩm vấn những bị cáo còn lại.
Đến 16h40, Phiên tòa phúc thẩm vụ án "bầu" Kiên kết thúc và sẽ tiếp tục vào thứ 2 tuần tới (1-12). 
--------------/

Tòa bác một số yêu cầu của các luật sư bào chữa cho 'Bầu" Kiên

Trong phiên tòa xét xử phúc thẩm vụ án "Bầu" Kiên và đồng bọn, HĐXX đã bác bỏ một số yêu sách của các luật sư.
Như PLVN đã đưa tin, sáng 28-11, nhiều đại diện cơ quan Nhà nước đã có mặt trong phiên phúc thẩm Nguyễn Đức Kiên ("Bầu" Kiên) và đồng bọn. Tuy nhiên, trong phần thủ tục phiên tòa, Nguyễn Đức Kiên  vẫn đề nghị HĐXX cho triệu tập đại diện Bộ Tư pháp, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư của một số tỉnh và các cá nhân được cho là có liên quan đến vụ án. 
Ông Kiên cũng đề nghị được áp dụng quyền tự bào chữa cho mình. Ngay lúc đó, vị chủ tọa giải thích lại: "Đó là quyền của bị cáo đã được chúng tôi công bố trong phần thủ tục".
Luật sư bào chữa cho bị cáo Lý Xuân Hải đề nghị HĐXX cho các luật sư cùng bào chữa cho một bị cáo được ngồi gần nhau để tiện cho việc trao đổi nghiệp vụ cũng như làm nhiệm vụ bào chữa tại tòa.
Một luật sư khác đề nghị HĐXX mời những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan ngay cả trường hợp họ đã có lời khai trong quá trình điều tra.
Luật sư Nguyễn Đình Hưng đề nghị HĐXX nới lỏng vấn đề an ninh phiên tòa. Ông cho rằng, rất nhiều thiết bị công nghệ (điện thoại, laptop...) đều không được mang vào phòng xử. Trong khi đó, có các tài liệu quan trọng được luật sư lưu trữ trong máy tính xách tay của mình.
Sau khi các luật sư đưa ra yêu cầu, HĐXX tạm nghỉ 10 phút để hội ý.
Đến 11h15 phút, HĐXX tiếp tục làm việc. Sau khi hội ý để xem xét đề nghị của các bị cáo và luật sư, Chủ tọa phiên tòa Đặng Bảo Vĩnh trả lời 6 đề nghị của các luật sư và bị cáo.
HĐXX cho biết: Về yêu cầu triệu tập thêm các nhân chứng và người liên quan, trong quá trình xét xử, nếu thấy cần thiết tòa sẽ triệu tập để làm rõ.
Về đề nghị của luật sư triệu tập các nhân viên của các ngân hàng, tòa thấy không cần thiết nên không chấp nhận. 
Về đề nghị của các luật sư được gặp bị cáo trong quá trình giải lao được quy định tại Điều 58 Bộ luật Tố tụng hình sự nên được HĐXX chấp nhận.
Với yêu cầu của các luật sư cho người nhà được tiếp xúc với bị cáo, HĐXX cho biết luật  không có quy định nên tòa không chấp nhận. Việc thăm gặp được tiến hành ở các cơ quan khác theo quy định. 
Với yêu cầu của bị cáo Kiên đề nghị tòa xác định tư cách của ông Trần Đình Long và ông Trần Tuấn Dương (Tập đoàn Hòa Phát) khi tham gia tố tụng, tòa cho biết thuộc thẩm quyền của tòa nên tòa sẽ xem xét. 
Với yêu cầu cho bị cáo Kiên được ngồi trong quá trình xét xử, HĐXX cho biết sẽ xem xét trong từng điều kiện cụ thể.
--------------/

“Bầu” Kiên xin đọc kháng cáo 118 trang
Sáng 1/12, ngày thứ hai trong phiên xử phúc thẩm, Nguyễn Đức Kiên (“bầu” Kiên) muốn trình bày đơn kháng cáo viết trong tù dài hơn 144 trang (118 trang gửi TAND Tối cao, 26 trang gửi VKSND Tối cao) nhưng bị HĐXX từ chối.
Tiếp tục ngày làm việc thứ 2 của phiên xử phúc thẩm bị cáo Nguyễn Đức Kiên và đồng phạm, trong phần thẩm vấn, sau khi hỏi một số nội dung liên quan đến kinh doanh vàng, HĐXX đã cho gọi bị cáo Kiên vào phòng. Vị chủ tọa lần lượt hỏi bị cáo về 4 tội danh đã bị tuyên phạt trước đó.
Bị cáo Kiên xin được trình bày trước tòa bản kháng cáo của mình. 
Trả lời đề nghị của bị cáo, Chủ tọa phiên tòa nói: "Đơn khiếu nại của của bị cáo gửi TAND tối cao dài 118 trang, HĐXX đã nghiên cứu kỹ từng nội dung; 26 trang bị cáo gửi VKS, HĐXX cũng đã được nghiên cứu. Đề nghị bị cáo tập trung trình bày nội dung chính".
Tuy nhiên, bị cáo Nguyễn Đức Kiên vẫn "đối đáp": Bị cáo xin trình bày dài vì bản án 30 năm với một người không phạm tội là rất dài.
Bị cáo Kiên cũng đề nghị cho gửi đơn khiếu nại bổ sung, vì đơn này đã nhờ luật sư gõ máy tính lại cho dễ đọc, bổ sung để gửi lại thay thế cho đơn kia. Bị cáo Kiên xin được ký ngay tại toà để gửi cho chủ toạ. 
HĐXX cho biết, mặc dù đơn của bị cáo Kiên chữ rất khó đọc nhưng HĐXX cũng đã đọc. Đơn đánh máy HĐXX đã nhận được và cũng sẽ đọc. Sau đó, chủ toạ vẫn chấp nhận để bị cáo ký đơn ngay tại toà để gửi bổ sung cho thư ký.
Quá trình phân tích các hành vi bị cáo buộc trong phiên sơ thẩm, bầu Kiên bị HĐXX ngắt lời, dặn dò: “Bị cáo bình tĩnh khi trình bày”. “Dạ, tôi bị huyết áp, tim mạch cao, nên tôi sẽ phải giữ bình tĩnh, thưa HĐXX” – ông Kiên đáp.
“Tòa sơ thẩm đã sửa luật doanh nghiệp một cách bất hợp pháp, vi hiến, nhận thức sai về phấp luật” – Nguyễn Đức Kiên phản pháo bản án sơ thẩm khi cho rằng đã đưa ra một số khái niệm trong kinh doanh chưa từng được ghi nhận trong các văn bản pháp luật. Do vậy, bị cáo Kiên đề nghị HĐXX cấp phúc thẩm tuyên bố mình không phạm tội kinh doanh trái phép.
Nói về hoạt động của Cty Thiên Nam, bị cáo Kiên khẳng định doanh nghiệp này hoàn toàn được phép kinh doanh vàng, sau hồi dẫn hàng loạt văn bản liên quan.
Trước đó, mở màn cho phiên xét hỏi sáng 1-12, Tòa gọi hỏi đại diện Cty cổ phần phát triển sản xuất và xuất nhập khẩu Thiên Nam (viết tắt Cty Thiên Nam). Đây là doanh nghiệp đã ủy quyền cho Nguyễn Đức Kiên thực hiện giao dịch trạng thái vàng, qua hệ thống điện thoại ghi âm tại Ngân hàng ACB. Đại diện Công ty này tỏ ra khá lúng túng, thiếu thông tin.
Tòa cũng đã cho gọi hỏi bị cáo Lý Xuân Hải (cựu Tổng giám đốc Ngân hàng ACB). Theo đó, ông Hải bị cáo buộc là người đề xuất và tham gia vào việc thống nhất đề ra chủ trương ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào các tổ chức tín dụng trái quy định của pháp luật.
Tại bản án sơ thẩm, cựu Tổng giám đốc Ngân hàng ACB bị cho là đã trực tiếp chỉ đạo, điều hành thực hiện việc ủy thác cho nhân viên gửi tiền vào Ngân hàng Vietinbank, gây thiệt hại hơn 718 tỷ đồng.
Ngoài ra, ông Hải còn bị quy kết đã tham gia vào việc thống nhất đề ra chủ trương mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán trái quy định của pháp luật, gây thiệt hại cho Ngân hàng ACB hơn 687 tỷ đồng. Phiên sơ thẩm đánh giá vai trò của bị cáo Hải lớn hơn các bị cáo còn lại, và chỉ sau Nguyễn Đức Kiên.
Nguyên Vũ/Pháp luật VN
--------------

7 nhận xét:

  1. Hiện nay, những người có tâm (thần) và tầm (bậy) đang chiếm lĩnh phần lớn các hoạt động "chủ chốt" của xã hội. Những người tỉnh táo không nên quan tâm tới những chuyện kiểu này, mà được dẫn dắt bởi những cai đầu nham hiểm. Rất mất thời gian!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kết quả xử phúc thẩm bầu Kiên sẽ "thể hiện" sức mạnh trong cuộc đấu tranh "ai thắng ai" mà thôi!

      Xóa
  2. bắt bớ chống ăn cắp tham nhũng ở vn chẳng qua là cuộc đấu đá phe cánh phe nhóm....
    không phải vì dân vì nước

    Trả lờiXóa
  3. Chuẩn bị Đại hội làm nghiêm, làm quyết liệt là cách chúng mị dân
    Thực chất là đấu đá phe nhóm và ăn chia không đều và là màn múa rối lấy ra oai lấy điểm thôi !

    Trả lờiXóa
  4. ND. 15:28, xin cảm ơn! Từ rất lâu rồi nay lại mới được nghe lời nhận xét hay như í!

    Trả lờiXóa
  5. Mày đánh Chó đuổi Gà của Tao thì tao cũng bắt Lợn đuổi Mèo nhà mày ? Mày dọa đày Tớ của tao thì tao cũng đe con mày...vì Tao biết mày Rung cây nhát Khỉ đập Chuột sợ vỡ Bình vì chúng ta đều là đc đồng Đảng đồng Ăn...?

    Trả lờiXóa
  6. Trương Minh Tịnhlúc 20:33 2 tháng 12, 2014

    Các nhận xét trên đây rất chuẫn. Việt-Nam không có luật.Chỉ có tiền.

    Trả lờiXóa