Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

Vụ kiện Biển Đông: Việt Nam bác bỏ toàn bộ luận điểm của Trung Quốc

Một động thái sẽ làm Trung Quốc giận dữ, Việt Nam hôm 11/12/2014 cho biết là đã chính thức lên tiếng về vụ kiện Trung Quốc về Biển Đông do Philippines khởi xướng trước Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (ITLOS). Dù không chỉ đích danh Trung Quốc, nhưng Hà Nội được cho là đã phản bác tất cả các luận điểm của Bắc Kinh về vụ kiện này.
         Phía Việt Nam chưa tiết lộ gì nhiều về văn kiện gởi đến tòa án, nhưng nhật báo Hồng Kông South China Morning Post số ra hôm nay tiết lộ rằng Việt Nam đã gửi một bản báo cáo đó vào thứ sáu 05/12/2014, trong đó nêu lên ba điểm phản bác rõ rệt các lập trường về vụ kiện Trọng tài Biển Đông mà Trung Quốc công bố ngày 07/12.
Điểm đầu tiên, là Việt Nam công nhận thẩm quyền của Tòa án trong việc thụ lý đơn kiện của Philippines, đối lập trực tiếp với quan điểm của Trung Quốc theo đó Tòa án Trọng tài không có quyền thụ lý hồ sơ Biển Đông.
Điểm thứ hai là Việt Nam yêu cầu Tòa án, khi xem xét đơn kiện Trung Quốc của Philippines, nên "quan tâm thích đáng" đến quyền lợi hợp pháp của Việt Nam tại các vùng Hoàng Sa, Trường Sa, và trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
Điểm cuối cùng, là Việt Nam phản bác toàn bộ Đường chín đoạn - cơ sở các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông, cho đấy là một điều không có cơ sở pháp lý.
Theo giới quan sát, khi chính thức tuyên bố lập trường trên vụ Philippines kiện Trung Quốc về Biển Đông, Việt Nam vừa tìm cách bảo vệ quyền lợi của mình, vừa tấn công vào các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc.
Không trực tiếp kiện nhưng sẽ tham gia vụ kiện
Trả lời phỏng vấn của RFI, giáo sư Carl Thayer, chuyên gia về Biển Đông tại Học viện Quốc phòng Úc, đã nêu bật một ý nghĩa quan trọng trong động thái của Việt Nam: đó là mở đường tham gia vụ kiện của Philippines dù không trực tiếp đứng ra kiện Trung Quốc.
"Khi bày tỏ mối quan tâm của mình trong trường hợp này, Việt Nam không tham gia cùng Philippines vào vụ kiện Trung Quốc. Tuy nhiên, bản tuyên bố của Việt Nam sẽ được các thẩm phán của Toà án ghi nhận trong vụ xét xử kiện tụng giữa Trung Quốc và Philippines. Điều này sẽ có tác dụng nâng cao – tuy chỉ là một chút – tầm quan trọng của vụ kiện.
Nói một cách khác, cho dù vụ kiện chỉ là một vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Philippines, nhưng việc phân xử của các thẩm phán sẽ phải tính tới các lợi ích của các bên khác có thể bị phán quyết ảnh hưởng.
Rất có thể là với việc gửi bản tuyên bố về các quyền tới Tòa án Trọng tài, Việt Nam sẽ được mời đến trình bày các quyền và lợi ích của mình. Có thể nói, Việt Nam tiến hành kiện tụng "qua cửa hậu".
Đây cũng là ý kiến của giáo sư Ngô Vĩnh Long, Đại học Maine, Hoa Kỳ. Đối với giáo sư Long, việc Việt Nam công bố lập trưởng trên vụ kiện là một động thái cần thiết nhằm tạo cơ sở cho việc kiện Trung Quốc trong tương lai, nhất là "trong bối cảnh Việt Nam là nước bị thiệt hại nhất vì “đường lưỡi bò” (mà vụ kiện của Philippines chủ yếu là về đòi hỏi phi lý và phi pháp này của Trung Quốc), cũng như những hành động xâm chiếm khác của Trung Quốc."
Theo giáo sư Long : "Nếu Việt Nam đã không lên tiếng khẳng định quyền lợi tại Biển Đông khi Trung Quốc đưa ra công bố chính thức về vụ kiện của Philippines, cũng như trước thời hạn hết được nộp ý kiến, thì Việt Nam đã bỏ đi một cơ hội rất lớn để bảo vệ quyền lợi của chính mình."
Tóm lại, trong vụ Philippines kiện Trung Quốc hiện nay, Việt Nam đã tiến thêm một bước trong việc ủng hộ Manila một cách cụ thể, và đã không ngần ngại đương cự lại Bắc Kinh.
Giới phân tích đang chờ đợi xem Trung Quốc sẽ phản ứng ra sao. Câu trả lời có thể sẽ được thấy vào bước đầu tại một Hội nghị thượng đỉnh giữa Trung Quốc với các nước lưu vực sông Mêkông, sẽ mở ra vào tuần tới tại Bangkok, với sự tham gia của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường.
Trọng Nghĩa/RFI

*        *        *
Gs Thayer: Việt Nam đã lách vào vụ kiện Trung Quốc bằng "cửa sau"
Trong tuyên bố hôm thứ Năm, 11/12/201, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình cho biết là Hà Nội đã đề nghị Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye (Hà Lan), quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam tại Biển Đông.
Trả lời phỏng vấn của RFI, chuyên gia Carlyle Thayer tại Học viện Quốc phòng Úc phân tích thêm về chiến lược ngoại giao mới này của Việt Nam.
Về ý nghĩa của văn kiện có thể gọi là Tuyên bố lập trường của Việt Nam trên vấn đề Biển Đông, lại được gởi đến Tòa án Trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, Giáo sư Thayer nêu bật sự kiện là tuyên bố của Việt Nam không phải là đơn kiện Trung Quốc, nhưng đã phản bác toàn bộ luận điểm của Trung Quốc dù không gọi đích danh
Thayer : Việt Nam đã chuyển đến Toà án Trọng tài Thường trực (Permanent Court of Arbitration – PCA) một tuyên bố chính thức về các quyền của mình (ở Biển Đông). Đây không phải là một"đơn kiện" (statement of claim) như Philippines đã đưa ra hồi tháng Giêng 2013, mà chỉ là một tuyên bố về các quyền của Việt Nam trong vụ kiện tụng giữa Trung Quốc và Philippines tại Tòa án Trọng tài.
Trong tuyên bố này, Việt Nam thừa nhận Toà án Trọng tài Thường trực – PCA có quyền tài phán đối với trường hợp của Philippines. Hà Nội đề nghị Tòa án ‘quan tâm đúng đắn’ tới các quyền và lợi ích của Việt Nam. Và Việt Nam bác bỏ Đường 9 đoạn của Trung Quốc (tại Biển Đông), xem đấy là điều không có bất kỳ cơ sở pháp lý nào.
Tất cả ba điểm trong tuyên bố đều phản bác lại nội dung Văn kiện về Lập trường mà Trung Quốc vừa mới công bố.
- Ý nghĩa quan trọng trong bản tuyên bố của Việt Nam, theo giáo sư Thayer là việc mặc nhiên giành quyền tham gia vụ kiện Trung Quốc một cách gián tiếp :
Thayer : Khi bày tỏ mối quan tâm của mình trong trường hợp này, Việt Nam không tham gia cùng Philippines vào vụ kiện Trung Quốc. Tuy nhiên, bản tuyên bố của Việt Nam sẽ được các thẩm phán của Toà án ghi nhận trong vụ xét xử kiện tụng giữa Trung Quốc và Philippines. Điều này sẽ có tác dụng nâng cao – tuy chỉ là một chút – tầm quan trọng của vụ kiện.
Nói một cách khác, cho dù vụ kiện chỉ là một vấn đề song phương giữa Trung Quốc và Philippines, nhưng việc phân xử của các thẩm phán sẽ phải tính tới các lợi ích của các bên khác có thể bị phán quyết ảnh hưởng.
Rất có thể là với việc gửi bản tuyên bố về các quyền tới Tòa án Trọng tài, Việt Nam sẽ được mời đến trình bày các quyền và lợi ích của mình. Có thể nói, Việt Nam tiến hành kiện tụng " qua cửa hậu ".
Mới chỉ là điều tối thiểu trong hàng loạt hành động có thể làm
- Tuy nhiên, theo nhận xét của chuyên gia Thayer, Việt Nam mới chỉ làm điều tối thiểu trong một loạt các thủ tục pháp lý có trong tay để chống lại các yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc tại Biển Đông.
Thayer : Có những thông tin trái ngược nhau về khả năng Việt Nam kiện (Trung Quốc). Việt Nam đã gửi tuyên bố về các quyền của mình tới Tòa vào ngày 05/12 (trùng với ngày Bộ Ngọai giao Mỹ công bố bản báo cáo về Các Ranh giới trên Biển).
Có những tin đồn trong giới ngoại giao là Việt Nam đã chuẩn bị một biện pháp pháp lý mạnh mẽ hơn và đã tham vấn các nước bạn.Nếu tin đồn này là đúng, thì vào phút chót, Việt Nam đã chọn một giải pháp tối thiểu. Hai ngày sau, hôm 07/12/2014, Trung Quốc đã công bố Văn kiện về Lập trường.
- Đối với giáo sư Thayer, không phải là ngẫu nhiên mà chính phủ Việt Nam đã quyết định chính thức gởi đến Tòa án Trọng tài Thường trực tuyên bố lập trường về vụ kiện Trung Quốc của Philippines. Sự kiện này có liên quan đến Hội nghị Toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 của đảng Cộng sản Việt Nam, dự trù mở ra ngày 20/12 tới đây, và sự kiện Hoa Kỳ chính thức công bố tài liệu nghiên cứu đả phá yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.
Thayer : Các hành động của Việt Nam được tiến hành vào lúc trước khi có Hội nghị Toàn thể Ban Chấp hành Trung ương lần thứ 10 của đảng Cộng sản Việt Nam. Các hành động pháp lý của Việt Nam sẽ nhằm xoa dịu những người chỉ trích ở trong nước. Họ có thể không hoàn toàn thỏa mãn nhưng sẽ được ấm lòng hơn với việc chính quyền gửi tuyên bố tới Toà án Trọng tài.
Bất luận thế nào, Ban Chấp hành Trung ương cũng phải đáp ứng tâm tư của các ủy viên liên quan đến việc kiện Trung Quốc. Họ sẽ phải chấp nhận và ủng hộ quyết định của chính phủ.
Thời điểm Việt Nam gửi tuyên bố tới Toà án, trùng với ngày Bộ Ngoại giao Mỹ công bố tài liệu về Các Ranh giới trên Biển, và 2 ngày trước khi Trung Quốc công bố Văn kiện về Lập trường, quả là rất phù hợp. Các sự kiện này, khi xem xét trong tổng thể, làm nổi bật lên vai trò của luật pháp quốc tế như là một công cụ để xử lý các tranh chấp về lãnh thổ ở Biển Đông.
Trung Quốc sẽ không hài lòng bởi vì họ đã cố sức làm sao cho Tòa án Trọng tài không thụ lý vụ kiện của Philippines.
(RFI)
---------------

17 nhận xét:

  1. cua truoc duong duong chinh chinh khong di, cu thich lam cai gi cung thap tho , khong o rang , minh chinh.cua hau thi trung quoc van chiem doat bien dao vn,van lam vn suy yeu. khong co dieu kien de noi ro rang day du, cong khai, nhat la khi bac kinh khong dam tham gia vu kien, vi biet chac ke cuop sao thang duoc. may chuc nam truoc co thay ho hien dien o bien dong dau, ban do nao cua ho co bien dong duoc quoc te thua nhan dau.truoc sau cung phai ra mat, vua dau tranh vua la doi tac, thi phai cho ho thay la doi tac nho ngung co vo chu.du sao chi dam mot chut, con hon khong lam ti ti gi.

    Trả lờiXóa
  2. Lãnh đạo đảng và nhà nước Việt nam hãy tỏ rõ thái độ kiên quyết của mình về vấn đề biển Đông trước việc chính quyền Bắc kinh ngày một trắng trợn tiến chiếm biển Đông ( cụ thể là tại Hoàng sa và một phần Trường sa ) . Không thể để Trung quốc muốn làm gì thì làm trên biển Đông , đường chín đoạn do TQ " vẽ ra " là không thể chấp nhận được ! Nhân dân Việt nam mong muốn lãnh đạo nhà nước hãy tỏ rõ bản lĩnh của mình bằng việc hãy kiện Trung quốc ra các tòa án Quốc tế !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn đang chất vấn 1 đám mây mù - mu mày...

      Xóa
  3. Toi chi muon song chet voi bon tau mot tran.Truoc day dan toc nay da ' Dung dau ngon song,giua dong thoi dai ' nhung bi dung nham ve phe phan dien, vay ma van thang loi moi tai chu. Gio day sau lung chung ta la nhan loai tien bo thi ngan gi chung. Chi tai may bo lanh dao chi vi quyen loi ca nhan cu khu khu giu cai y thuc he phan dong va loi thoi khien dan toc phai chiu nhuc nha, ngheo hen mai

    Trả lờiXóa
  4. “ Hà Nội đã đề nghị Toà án Trọng tài Thường trực tại La Haye (Hà Lan), quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý của Việt Nam tại Biển Đông. “

    Đất của mình , biển của mình , sao không kiện thẳng thừng mà phải Vuốt ve , “ lòng vòng “ , thăm dò , đánh du kích thế này ? Kiện thì bảo là kiện , sao lại nhờ người……….. Quan tâm xem xét . Nếu tòa LaHay không quan tâm thì sao . Chính quyền VN tính “ Ra quân “ mở đầu đây , nhưng run như rẽ , lò dò , sai lầm thế này , làm sao mà có kết quả được .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kẻ nhu nhược thường mắc sai lầm , để tránh sai lầm cũ ông ta sẽ có sai lầm mới và kết quả cuối cùng là sai lầm vĩnh cửu chỉ vì . . . . nhu nhược !
      Kinh nghiệm này được nhặt nhạnh , chắp vá , và lắp ráp trong 60 năm làm thằng người trên quả đất !

      Xóa
  5. kịch sẽ còn hay

    Trả lờiXóa
  6. Chính quyền Cộng Sản bậc thầy về việc ... "đục nước béo cò" !!!

    Trả lờiXóa
  7. Tin "phấn khởi" của thế giới cộng sản!
    Trung Cộng trao giải Khổng Tử (cái chết lớn) cho nãnh tụ Cu Ba Cộng Fidel Castro vì các đóng góp cho hòa bình thế giới (?!)
    (Fidel Castro từng đẩy thế giới vào sát bờ vực chiến tranh nguyên tử trong thập niên 1960).

    Trả lờiXóa
  8. Chính quyền có tiến bộ trong đối sách với tàu cộng ! Hy vọng lắm thay !

    Trả lờiXóa
  9. Nếu kiện,thì xem lại LĐnước ta có còn cơ hội để nhận giải"hòa bình khổng tử" như LĐ cuba không?

    Trả lờiXóa
  10. bạn tiếp ta trọng thị lắm cơ mà,có lần tương giáp sang tàu còn lạnh nhạt không tiếp và cho ở nhà khách loại thường thua xa nhà khách đoàn lào,tướng thanh sang thì tiếp trọng thị,chắc có thế nào mới được tiếp trọng thị,còn tướng giáp cũng chắc có thế nào mới bị miệt thị.bây giờ chắc có thế nào mới lách cửa sau,hu hu.nhưng cũng còn may vì áp lực của 90triệu đồng bào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói như TBT: "Mình có thế nào người ta mới tiếp đãi trọng thị chứ!"

      Xóa
  11. Trận cầu bóng đá TC-VC...
    (Thành con lươn)

    Trả lờiXóa
  12. Cách của kẻ yếu thế như thế đã là diệu kế, vừa tránh mũi lao trực diện của Trung Quốc, vừa dọn đường pháp lý tham gia vụ kiện này. Thế mới đúng là "Sông núi nước Nam vua Nam ở". Tôi ủng hộ kiện Trung Quốc ra tòa án Quốc tế.
    Đồng Bào

    Trả lờiXóa
  13. Hai Đức Vua Đinh Tiên Hoàng và Lý Thái Tổ đang kinh lý thị sát Mặt trận Biển Đông


    Thân tặng Toàn thể chiến binh Việt đang vệ quốc trên Đảo Song Tử
    Tây và Đảo Sinh Tồn trên Quần đảo Trường Sa ngoài trùng khơi
    trùng dương Biển Đông
    NHV



    Chiến hạm Đinh Tiên Hoàng ra Biển Đông !
    Trùng khơi réo gọi Bình minh rạng hồng
    Gạc Ma năm xưa sau cuộc Hải chiến
    Giờ đây trong tư thế gờm nhau sát hông
    Biến Đảo dấu yêu thành tiền đồn Đại Hán
    Thành Liêu Ninh thứ hai bất động mênh mông
    Tầu sân bay không chìm như thách thức
    Tiền đồn quân sự Khựa Chệt giữa Biển Đông !
    Sân bay đường băng máy bay cùng quân cảng
    Chiến lược Chuỗi Ngọc Trai thế là xong !
    Chiến hạm Lý Thái Tổ ghé đảo Song Tử
    Thăm hỏi chiến binh Việt đang nức lòng !
    Đảo Sinh Tồn đầy chiến hào chiến lũy
    Hai Đức Vua từng dẫn dắt Giống Lạ Hồng
    Tinh thần Độc lập quyết chống Đại Hán
    Khu trục hạm Khựa Thương Châu chắc hết ngông !
    Gạc Ma lìa xa Đất Mẹ sau trận Hải chiến
    Chiều hôm vọng tiếng sóng Hoàng hôn hồng
    Đá Ga Ven - Đá Tư Nghĩa thành Lệ đá
    Tượng nàng Tô Thị đợi chờ chỉ hoài công
    Đá Châu Viên đến bao giờ đoàn viên đoàn tụ ?
    Ngày về Đất Mẹ : Hoa Biển vọng Tình Không .. ..


    TRIỆU LƯƠNG DÂN

    cảm tác nhân sự cố hai tầu chiến hiện đại của Việt Nam là chiến hạm Đinh Tiên Hoàng và của Trung Quốc là khu trục hạm Thương Châu đã và đang trong tư thế gờm nhau tại vùng biển gần Đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa.

    Trả lờiXóa
  14. Để xem màn kich hay

    Trả lờiXóa