Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Văn mẫu - Tham khảo, đối phó, hay "đạo văn"?


* HỒNG NHUNG
Đa số văn mẫu chạy theo thị hiếu, nhu cầu của người mua mà thường không chú ý đến chất lượng, có những quyển chỉ đổi tên sách theo kiểu "bình mới rượu cũ"...
Học sinh hiện nay luôn có công cụ bổ trợ để học tập là sách tham khảo, trong môn Ngữ văn có văn mẫu. Văn mẫu sẽ là công cụ bổ trợ để giúp học sinh tiến bộ hơn hay chỉ là một công cụ dùng để chống đối (đối phó?), làm tăng sức ì của học sinh mà thôi?
Theo cô Đỗ Thị Ngọc Anh - giáo viên môn Ngữ văn, Trường THPT Nguyễn Trãi, Ba Đình, Hà Nội, hiện nay trên thị trường sách tham khảo, đặc biệt là văn mẫu ra quá nhiều đầu sách, chỉ chạy theo thị hiếu nhu cầu của người mua, có khi chỉ đổi tên sách nhưng nội dung không có gì thay đổi, thậm chí kém chất lượng so với các sách tham khảo cũ trước đây. Cô Ngọc Anh dùng cụm từ “bình mới rượu cũ” để gọi tên các loại sách văn mẫu bây giờ.
                           >> ‘Công nghệ’ VĂN MẪU...   
Việc có quá nhiều đầu sách tham khảo văn mẫu dẫn đến việc phụ huynh, học sinh “không biết đâu mà lần”, dẫn tới thực tế chỉ đọc đầu sách (tên sách) để quyết định việc mua sách hay không. Khi cô dẫn con đi mua sách, vào hiệu sách, con gái cũng tìm ngay những cuốn như “Những bài văn hay, Để học tốt”…
Bản thân là một giáo viên có nhiều năm dạy môn Ngữ văn tại trường phổ thông, cô Ngọc Anh cho biết có nhiều lý do học sinh để học sinh lựa chọn quyển để học tốt.
Thông thường, trước một giờ đọc văn, giáo viên sẽ yêu cầu học sinh về nhà soạn bài theo hệ thống câu hỏi trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, nhiều em ngại soạn bài. Để tìm cách đối phó, học sinh soạn chống đối bằng cách mua cuốn để học tốt về để phục vụ cho việc soạn bài. Học sinh ít khi đọc tác phẩm trước khi soạn bài, có khi không bao giờ động đến phần tiểu dẫn. Hoặc trong quá trình dạy, học sinh thường mang quyển “Để học tốt” ra để giơ tay phát biểu.
Chia sẻ thêm về việc này, cô Ngọc Anh bày tỏ: “Học sinh hiện nay rất lười đọc tác phẩm văn học, cụ thể là tác phẩm văn học trong sách giáo khoa. Nếu giáo viên cho đọc cả văn bản trên lớp thì mất nhiều thời gian. Do không đọc trước ở nhà, nên khi bắt đầu giở sách ra thì các em đọc lướt, em nào nhanh nhảu hơn thì giơ tay lên đọc bài”. Cô Ngọc Anh cho rằng nếu học sinh mà đọc trước văn bản, phần tiểu dẫn ở nhà thì sẽ thuận lợi cho việc dạy trên lớp.
Về việc có nên khuyến khích học sinh đọc văn mẫu hay không, cô Ngọc Anh cho rằng “nên tham khảo sách văn mẫu nhưng phải biết biến của người thành của mình, đó là học ở cách diễn đạt, ở cách triển khai kết cấu bài làm”. Hiện nay, có những sách văn mẫu chắt lọc một số bài văn hay của học sinh thì cũng nên đọc. Hay như các sách nghị luận xã hội và các dạng đề nghị luận xã hội cập nhật thông tin xã hội, đề bài thiết thực hơn, phong phú hơn và nhiều cách diễn đạt hơn.
Đọc văn mẫu nên đọc nhưng chỉ để tham khảo, bởi theo cô Ngọc Anh, văn mẫu khiến học sinh lười suy nghĩ, phụ thuộc câu cú, thụ động ghi nhớ. Khi đi thi, em nào có trí nhớ tốt thì viết trơn tru, học thuộc lòng cả bài đó, nhưng có những em câu nhớ câu không diễn đạt lủng củng.
Trong khi đó, cô Đặng Minh Hạnh – giáo viên Trường THCS T.Q (Hà Nội) cho rằng, bản thân môn Văn, học văn rất cần trong cuộc sống. Học Văn không chỉ gồm văn học mà còn cả Tiếng Việt, Tập làm văn. Học Văn dạy ta cách sử dụng từ ngữ, câu cú, cách diễn đạt, giao tiếp hay chỉ đơn giản như muốn viết một lá đơn thì viết thế nào…
Văn là cái đẹp, văn học hướng con người tới những điều tốt đẹp. Sau mỗi tác phẩm văn học, ta cần đưa ra các bài học, có thể là bài học về sự thấu hiểu, cảm thông, hay cảnh báo con người tránh xa tiêu cực. Tuy nhiên, không phải tác phẩm nào cũng nói rõ bài học như là đạo đức mà văn học sẽ trừu tượng hơn. Đây chính là để học sinh phát huy năng lực, trí tưởng tượng, khả năng quan sát của mình…
Để bổ trợ cho học sinh, ngoài kiến thức, bài giảng của giáo viên, văn mẫu cũng là một công cụ khá hiệu quả. Tuy nhiên, đối với việc sử dụng văn mẫu, chỉ nên đọc tham khảo, phải biết lựa chọn những quyển nào nên đọc và có thể đọc được, bởi có những quyển viết theo kiểu “mì ăn liền”, nhưng cũng có những quyển lựa chọn những bài văn hay của học sinh đăng vào khá hay. Việc đọc tham khảo sẽ giúp học sinh có thêm ngữ liệu viết văn cũng như học thêm cách thức diễn đạt. Dù vậy, văn mẫu vẫn chỉ là sách tham khảo đúng nghĩa, không thể thay thế thực tế được.
H.N/GDVN
-------------

4 nhận xét:

  1. Ôi! Ở nước ta hiện nay cái gì cũng phải theo mẫu, trước hết là mẫu con người. "Người tốt, việc tốt' đã trở thành một đề tài văn học, báo chí đồng hành cùng hoạt động tuyên truyền của Đảng. Biết bao gương anh hùng, chiến sĩ thi đua bắt các thế hệ phải học tập và làm theo, không ít trong số họ bị kỷ luật, bị bỏ tù và thậm chí có kẻ giết người bị xử bắn.
    Ngày nay, người ta đang rầm rộ học tập làm theo tấm gương đạo đức, tác phong...và những người học nhiều nhất lại tạo nên bầy sâu như các ông Hoàng Văn Nghiên, Trần Văn Truyền, Phạm Quý Ngọ, Dương Chí Dũng...
    Còn nói về sách, thì không ai khác chính Bộ Giáo dục và đào tạo là người sản sinh ra nhiều sách mẫu nhất, và nói thẳng, không có cuốn sách tham khảo nào không có sự tham gia của cơ quan quản lý giáo dục.
    Tôi là một người làm quản lý giáo dục, thường xuyên nhận được công văn từ cấp quản lý cao hơn hoặc điện thoại từ nhà xuất bản giáo dục hoặc cán bộ nhân viên nhận là đang làm việc này việc nọ ở bộ yêu cầu, khuyện nên mua cuốn này cuốn nọ để thuận tiện trong dạy và học và trong kiểm tra, thanh tra...và tất cả các cuốn ấy đều mẫu hết.
    Nếu cần quản lý sách này, trước hết quản lý ở bộ.

    Trả lờiXóa
  2. Dat-nuoc ta tu thoi-dai Hung-Vuong den thoi` can-dai, bao-nhieu nhan-tai ve van-hoc, van-chuong thuoc hang` thi-hao`, thi-ba' de lai tentuoi voi' nhung kiet-tac van-hoc...Ho co' phai vao truong-lop nao de theo cai' cach hoc theo, lam theo, lam bai`Van theo "van mau~ " nhu ngay nay khong? Tai-sao cu de nhung ten^ dot-nat co quyen bat ca mot Dan-toc phai lam theo chung no' . Khong biet may cai nuoc cong-san khac co nhu vay khong, hay chi co' o Viet-nam? Quy-vi co biet them^ mot Nuoc nao` khac', ngoai VN co cai' kieu day-do nhu the nay khong???

    Trả lờiXóa
  3. - Này! Các học trò già Tý, Móm, Tèo, Nổ, Lú và Hói! Sao bài tả về con chuột và cái bình của các em giống hệt nhau, các dấu chấm phẩy không hề khác biệt?
    - Cô hỏi gì lạ thế? Chúng em tả cùng một con chuột và cùng một cái bình mà? He he...

    Trả lờiXóa
  4. Văn ,thơ... cũng thay đổi theo thời cuộc theo chính sách ,theo chủ trương ,định hướng của đảng ? Chưa kể lúc nhà thơ đi làm KT Nhà võ làm về dân số sinh đẻ nhà giáo dục làm PTT...Còn lúc nổi hứng phát động PT này nọ ,GD là quốc sách hàng đầu ,nghề cao quí trong những nghề cao quí-chuột chạy cùng sào...thầy trò cha mẹ học sinh xã hội chẳng biết đâu mà lần? Nên phải có cái gì để làm mẫu-học tập- dịnh hướng trong lúc- ĐỔI MỚI này???
    NGLUY

    Trả lờiXóa