Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Phong cách làm việc của người Nhật Bản


Tại sao nước Nhật nhỏ bé với rất ít tài nguyên thiên nhiên lại trở thành một nền kinh tế hùng mạnh khiến mọi quốc gia khác phải kiêng nể?
Câu trả lời nằm trong phong cách làm việc của họ: độc đáo, khác biệt và hiệu quả. Ở đó có những bài học rất quý giá cho bất kỳ ai muốn thành công.
1. Tôn trọng quyết định của nhóm:
Nhật Bản là một xã hội luôn nhấn mạnh “Chúng tôi” thay vì “Tôi”. Các quyết định quan trọng thường được thảo luận và chỉ khi có sự nhất trí thì mới được đưa ra. Cũng vì mọi kết quả đều là nỗ lực của cả tập thể nên sẽ không phù hợp khi bạn ngợi khen một cá nhân cụ thể.
Chúng ta học được gì từ đó? Người Nhật quan niệm thành công là nỗ lực của cả nhóm và không ai có thể tự thành công. Họ nhấn mạnh giá trị của việc mọi người làm việc cùng nhau. Họ ưu tiên một quy trình thảo luận mang tính hợp tác mà đôi khi có thể chậm một chút, nhưng cuối cùng, vẫn đảm bảo được rằng tất cả mọi người đều có tiếng nói chung. Người Nhật hiểu rằng việc đảm bảo mọi phần thưởng được chia đều giữa các thành viên sẽ không làm nảy sinh sự ghen tị, so đo.
2. Học cách nói giảm nói tránh:
Người Nhật luôn chủ động hạn chế những tình huống đối đầu. Họ không thích và không bao giờ nói “Không”. Mọi lời nói và phép tắc giao tiếp của họ được phối hợp nhằm tránh gây hiềm khích nơi người nghe.Thay vì đi thẳng vào vấn đề, người Nhật thường gợi ý nhẹ nhàng, nói bóng gió. Đôi lúc, họ nói một cách rõ ràng hơn nhưng rất cẩn trọng để không làm người khác bị phật ý hay tức giận.
Chúng ta học được gì từ đó? Chúng ta học được sự tôn trọng và nhã nhặn không những đối với đối tác mà cả đồng nghiệp. Không gì tệ cho bằng khi chúng ta miệt thị nhau hay tức giận đến “đỏ mặt tía tai” trong các cuộc họp. Tính tự chủ cao của người Nhật giúp cho họ luôn bình tĩnh và không áp đặt ý chí của bản thân lên người khác. Để đạt được khả năng này, bạn cần dành thời gian lắng nghe cẩn thận lời người khác nói và lời của chính mình. Nhờ đó bạn sẽ nhận ra những dấu hiệu không hay và điều chỉnh trước khi mọi chuyện trở nên tệ hại.
3. Đúng giờ là thể hiện sự tôn trọng:
Giới công sở xứ hoa anh đào đặt nặng giá trị của “kao”, tức là thể diện. Khái niệm “thể diện” bao gồm niềm tự hào cá nhân, danh tiếng và địa vị xã hội. Bất kỳ một hành động nào có thể khiến cho họ bị mất mặt sẽ bị coi là độc hại trong môi trường công sở, và sẽ bị kịch liệt phản đối. Để giữ được thể diện, bạn phải học cách thể hiện lòng tôn trọng cao nhất. Cách đơn giản nhất là đến đúng giờ đối với bất kỳ cuộc hẹn nào. Người Nhật thường đến sớm một chút.
Chúng ta học được gì từ đó? Đúng giờ là một thói quen tốt để chúng ta được người khác tôn trọng. Không có gì bất lịch sự bằng việc để cho người khác chờ đợi bạn. Vì thế, bạn hãy sắp xếp lịch trình cho mình một cách hợp lý.
4. Duy trì liên lạc:
Ở Nhật Bản, gọi điện và hẹn gặp trực tiếp được đánh giá cao hơn rất nhiều so với gửi thư, fax hay email. Dành thời gian để tiếp xúc trực tiếp với đối tác được xem là dấu hiệu của sự tôn trọng họ. Người Nhật rất coi trọng các mối quan hệ làm ăn lâu dài, vì vậy khi làm việc ở đây, bạn cần biết cách duy trì liên lạc qua lại, gián tiếp hoặc trực tiếp.
Chúng ta học được gì từ đó? Người Nhật đưa việc làm quen và tạo dựng mối quan hệ lên một tầm mới bởi họ hiểu được giá trị của chúng. Nhiều người trong chúng ta cảm thấy khó chịu hoặc tiếc thời gian khi giữ liên lạc với người khác. Chúng ta hạn chế việc trao đổi thư từ nhưng điều đó thể hiện sự thiếu bền chặt của các mối quan hệ. Hãy noi gương người Nhật bằng cách quan tâm hơn tới việc luôn “giữ ấm” cho mọi mối quan hệ công việc của bạn.
              (Theo Du học Nhật Bản)
-------------

7 nhận xét:

  1. Các nước mạnh mẽ về vật chất và tinh thần trên thế giới tại sao không phải là cộng sản?
    Tại sao các nước cộng sản luôn bấu víu vào các nước tư bản?
    Nhưng tại sao họ lệnh cho DLV nói bừa phứa, rất khó chấp nhận trong khi thực tế sờ sờ như vậy?

    Trả lờiXóa
  2. Ai phát minh ra máy hơi nước,điện,ô tô,máy bay,xe máy ,điện thoại,máy tính...đến phân hóa học,thuốc chữa bệnh...

    Tất thảy những loại hàng hóa công nghệ có tính cách mạng trong đời sống đều có xuất xứ từ các nước tư bản phát triển .

    Thế mà lãnh đạo Đảng CSVN lại tuyên truyền vận động nhân dân ra sức bài bác tư bản ,thực hành thứ chủ nghĩa đấu tranh giai cấp nhằm tiêu diệt tư bản ...

    Tư duy này của Đảng CSVN hoàn toàn khác lạ truyền thống uống nước nhớ nguồn của dân tộc VN.

    Hãy thực lòng học hỏi những nước phát triển về kinh nghiệm,học hỏi chính sách quản trị đất nước tiên tiến của họ kẻo mình đã và đang trở thành hề tâm thần bất ổn cho thiên hạ cười chê mà vẫn nghĩ mình đang còn chỉ đường vạch lối cho họ thì khác gì giống kẻ say bét nhè , khùng chí phèo lắm lắm đó các đồng chí CSVN ta ơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TQ, Nga thì công nghiệp què quặt, khoa học kỹ thuật chắp vá từ lâu, nay đi nhái hàng của họ, đánh cắp bản quyền sản phẩm hàng hóa của tư bản. Vẫn trong cuộc đấu tranh wguyếc liệc "Ai thắng ai"? CNXH vô địch muôn năm! TBT NPT nói, địa ý: Muôn năm nữa VN chưa chắc đã có CNXH...! Hu...hu..Ta kiên trì theo, ôm bụng đói meo theo hoài.

      Xóa
    2. "Tất thảy những loại hàng hóa công nghệ có tính cách mạng trong đời sống đều có xuất xứ từ các nước tư bản phát triển."
      Nhưng phát minh "vĩ đại" thứ 3 của loài người - làm chủ tập thể - là do CSVN quăng ra! Rất tự hào! Theo lời Lé Dzuân.

      Xóa
    3. Ông Nính văn Thai ơi là Thái văn Ninh, ông bảo Nga công nghiệp què quặt, khoa học kỹ thuật chắp vá, đi nhái hàng TB, ông nên đọc báo nghe đài nhiều vào, hỏi ông: ai đang duy trì hoạt động trạm vũ trụ quốc tế ISS, ai phóng tên lửa bulanva từ tầu ngầm khi tàu đang lặn?, nước nào đang sử dụng tên lửa đẩy vũ trụ của Nga?. Đi nhái hàng, đánh cắp bản quyền của tư bản là TQ thì đúng rồi.

      Xóa
  3. Những gì mà người Cộng sản nói cứ như "mìn định hướng" vậy. họ có bao giờ để ý đến chuyện "nói giảm, nói tránh" đâu nào!

    Trả lờiXóa
  4. Ho nhu nhung con kien quan quat lam viec toi ngay , con chung ta nhu nhung con giun ..oan oai ..lam lui .. an dat ..an dat ..va an dat !!!!!

    Trả lờiXóa