Translate

Trang BVB1

Thứ Sáu, 5 tháng 12, 2014

Minh bạch Quốc tế: Tham nhũng đang đặt chính phủ Việt Nam vào rủi ro

Giám đốc Tổ chức Minh bạch Quốc tế
Edda Mueller trình bày Báo cáo nhận thức
về tham nhũng 2014 tại Berlin, Đức,
ngày 03 tháng 12 năm 2014.
Tổ chức Minh bạch quốc tế hôm 3 tháng 12 cho công bố báo cáo mới về chỉ số nhận thức tham nhũng 2014 của 175 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Báo cáo năm nay cho thấy tình hình tham nhũng vẫn là một vấn đề ở tất cả mọi nền kinh tế, gây rủi ro đối với tăng trưởng bền vững ở những nền kinh tế mới nổi. Tổ chức Minh bạch quốc tế kêu gọi các nước phát triển thuộc EU, Mỹ cùng hợp tác với các nước thuộc các nền kinh tế mới nổi tìm mọi cách ngăn chặn nạn tham nhũng. Việt Hà phỏng vấn bà Samantha Grant, Điều phối viên khu vực Đông Nam Á của Tổ chức Minh bạch quốc tế về bản báo cáo năm nay.
Tham nhũng không giảm
Trước hết nói về những điểm nổi bật trong báo cáo mới, bà Samantha Grant cho biết: “Theo tôi, điều mà chúng ta thấy trong báo cáo lần này là một vài nước có nền kinh tế phát triển nhanh quan trọng như Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ có tham nhũng đáng kể, một số nước có tăng trưởng kinh tế lớn cũng có tham nhũng lớn. Cho nên rõ ràng là những nền kinh tế mới nổi không thể nào có được một sự tăng trưởng bền vững nếu họ vẫn còn tham nhũng”.
- Việt Hà: Trong báo cáo mới, tình hình tham nhũng ở các nước khu vực Đông Nam Á có gì biến chuyển?
- Samantha Grant: Nếu nhìn vào điểm số chung thì điểm số ở khu vực này tăng rất ít. Nếu so với điểm số trung bình toàn cầu là 43 thì khu vực Đông Nam Á chỉ có điểm trung bình là 38 và điểm này phần lớn có được là do Singapore. Điểm số của nước này vào năm nay là 84. Cho nên nhìn chung mặc dù khu vực này có những tiến bộ nhất định trong một số lĩnh vực, nhất là ở các nước như Thái Lan hay Philippines, nhưng cả khu vực vẫn nằm gần trong số 1/3 cuối bảng xếp hạng chỉ số tham nhũng năm nay, và chúng ta vẫn thấy những vấn đề tham nhũng lớn.
Về điểm quan trọng của khu vực này thì theo tôi khi chúng ta tiến gần đến năm 2015 với cộng đồng kinh tế ASEAN chung có những gia tăng về trao đổi liên kết giữa các nước trong khu vực và sự tăng trưởng kinh tế thì điểm quan trọng là ban thư ký ASEAN và lãnh đạo các nước phải đặt vấn đề tham nhũng vào chương trình nghị sự của mình.
[Điểm số về tham nhũng của Việt Nam không thay đổi trong hai năm qua đang đặt chính phủ Việt Nam vào rủi ro bị mất lòng tin trong công chúng, và rủi ro đối với danh tiếng của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế...- Samantha Grant]
- Việt Hà: Việt Nam cũng nằm trong báo cáo năm nay, tình hình nhận thức về tham nhũng tại Việt Nam trong báo cáo mới so với năm trước có gì khác?
- Samantha Grant: Điểm số của Việt Nam năm nay không thay đổi. Thực tế là điểm số không thay đổi có thể có nghĩa là việc chống tham nhũng đã không được làm đủ và nhận thức về tham nhũng ở Việt Nam vẫn là nghiêm trọng. So với các nước khác trong khu vực, Việt Nam trên thực tế còn chậm chạp hơn trong các quá trình chống tham nhũng.
Khi nhìn vào một nền kinh tế mới nổi, theo tôi, điểm số về tham nhũng của Việt Nam không thay đổi trong hai năm qua đang đặt chính phủ Việt Nam vào rủi ro bị mất lòng tin trong công chúng, và rủi ro đối với danh tiếng của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế, đặc biệt là với các nhà tài trợ và cộng đồng các nhà đầu tư. Cho nên đây là lĩnh vực quan trọng mà Việt Nam nên xem xét để đảm bảo vốn đầu tư nước ngoài sẽ không bị giảm sút và khiến các nhà tài trợ, đầu tư cảm thấy miễn cưỡng khi quyết định đầu tư vào một nơi bị coi là có tham nhũng cao.
- Việt Hà: Nếu nhìn vào xếp hạng trong báo cáo năm nay, Việt Nam xếp hạng 119 so với năm ngoái là 116. Nhiều người chỉ nhìn vào xếp hạng trong báo cáo để đưa ra nhận xét về tình hình tham nhũng của một nước. Nhưng dường như điều này không hẳn đã chính xác, vậy điều này có nghĩa gì đối với Việt Nam?
- Samantha Grant: Về xếp hạng, xếp hạng số càng lớn thì tình trạng tham nhũng càng nhiều. Ví dụ như năm nay Singapore có xếp hạng 7 mà Việt Nam là 119 tức là giảm xuống 3 hạng so với năm trước. Khi xếp hạng về tham nhũng của một nước bị giảm sút thì điều này có nhiều nguyên nhân. Tất nhiên khi điểm số thay đổi thì xếp hạng cũng thay đổi, nhưng cũng có thể là có nhiều nước được điểm cao hơn và khiến xếp hạng Việt Nam tụt dốc dù điểm số của Việt Nam không thay đổi. Cho nên điều quan trọng là nhìn vào điểm số. Xếp hạng cũng quan trọng nhưng điểm số là phần chính.
Liên kết về tham nhũng
- Việt Hà: Khi quan hệ trao đổi kinh tế thương mại giữa các nước trên thế giới ngày một gia tăng, tình hình tham nhũng ở một nước có ảnh hưởng thế nào đối với tham nhũng những nước khác?
- Samantha Grant: Theo tôi chắc chắn là có những liên quan. Khi những mối liên kết về kinh tế thương mại toàn cầu gia tăng thì chúng ta cũng thấy sự gia tăng những liên kết về tham nhũng. Điểm quan trọng trong báo cáo năm nay, dù là chúng ta nhìn vào điểm số của Trung Quốc hay Anh hay Mỹ là những nước có những ảnh hưởng lớn, và ngày một mạnh lên các nước ASEAN về cách mà họ làm ăn và trong tham nhũng, họ có những cơ hội để thúc đẩy việc chống tham nhũng, và thực hiện những cách làm ăn minh bạch, nói ví dụ như luật về chống đút lót của Anh mới được đưa ra.
Thế nhưng những công ty của các nước này lại thực hiện việc tham nhũng ở các nước khác mà đôi khi chúng ta đã chứng kiến, mặc dù nước của họ có điểm số nhận thức về tham nhũng rất cao. Cho nên họ làm ăn như thế nào ở các nước khác lại là một câu hỏi…. Điều mà chúng tôi đang xem xét ở Đông Nam Á là các nước này phối hợp thế nào với các công ty nước ngoài để đảm bảo là họ làm ăn minh bạch và không có tham nhũng ở nơi nào khác. …
- Việt Hà: Một điểm được báo cáo đề cập đến là vấn đề các quan chức chính phủ tham nhũng che giấu tài sản của mình ở nước ngoài. Điều này đã được chứng minh ở Trung Quốc qua chiến dịch chống tham nhũng của chính phủ nước này. Vậy làm thế nào để có thể chống tham nhũng hiệu quả trong nước khi mà các quan chức vẫn có thể gửi tiền và tài sản ở nước ngoài?
- Samantha Grant: Những nỗ lực chống tham nhũng của một nước sẽ bị phá hỏng nếu các quan chức tham nhũng còn giấu tài sản ở các nước khác. Cho nên đây là khu vực quan trọng đối với chúng tôi để theo dõi những người chủ thực sự là ai và nạn rửa tiền… dù đó là ở Virgin Island hay Caribbean hay bất cứ nơi nào ở châu Á. Theo tôi một trong những điểm quan trọng mà chúng tôi muốn thấy là mọi nước, đặc biệt là Mỹ, các nước thuộc EU, những nước thuộc G20 nên thiết lập hệ thống đăng ký công để làm rõ ai thực sự quản lý, ai là chủ thực sự của mọi công ty, để chúng ta có thể thấy rõ những mối liên hệ và hối lộ nằm ở đâu. Họ nên yêu cầu chính các công ty của họ phải thiết lập sự minh bạch và chống tham nhũng trong công ty khi công ty của họ nói ví dụ từ Anh sang đầu tư ở Việt Nam chẳng hạn.
[Khi những mối liên kết về kinh tế thương mại toàn cầu gia tăng thì chúng ta cũng thấy sự gia tăng những liên kết về tham nhũng. - Samantha Grant]
- Việt Hà: Báo cáo năm nay là báo cáo thứ 20 của Tổ chức Minh bạch quốc tế về nhận thức về tham nhũng. Theo bà trong 20 năm qua, báo cáo đã giúp được gì cho các nước trong việc chống tham nhũng?
- Samantha Grant: Một trong những điểm quan trọng mà báo cáo nhận thức tham nhũng đã làm được là tạo điều kiện dễ dàng hơn cho công chúng hiểu được qua những con số quan trọng về nhận thức về tham nhũng ở khu vực công. Nó cũng tạo điều kiện dễ dàng hơn cho mọi người nói về tham nhũng và tạo điều kiện cho báo chí viết về tham nhũng và để so sánh, biết được những gì đang diễn ra.
Mặc dù một mặt những điều này nghe còn nhỏ nhưng mặt khác tham nhũng vốn bị che giấu nay bị rọi ánh sáng vào ở diễn đàn công chúng thì đây là một bước tiến lớn. Cho nên thực tế là mọi người đang nói về tham nhũng và thực tế là các chính phủ đang phải đối phó với những áp lực công chúng vì họ bị xếp hạng thấp trong nhận thức về tham nhũng thì đó cũng là một kết quả của báo cáo.
Tôi có một ví dụ điển hình là Malaysia, chính phủ nước này đã rất cởi mở khi họ thấy điểm số của họ trong báo cáo không cao và họ hỏi ý kiến làm thế nào để có thể cải thiện tình hình. Cho nên thực tế là công chúng có được một công cụ đơn giản hơn để hiểu được những gì đang diễn ra ở nước họ và các chính phủ phải chịu sức ép quốc tế và bị giám sát bởi xã hội dân sự thì đó là những gì mà báo cáo đạt được trong vòng 20 năm qua.
- Việt Hà: Xin cảm ơn bà đã dành cho chúng tôi buổi phỏng vấn.(RFA)
--------------

14 nhận xét:

  1. May mắn có Tổ chức Minh bạch quốc tế , người Dân VN mới biết tham nhũng VN đang xếp thứ 119/175 nước, đang ở tốp cuối bảng . Nếu không có tổ chức này thì người dân Việt chỉ biết ngẩng mặt lên trời kêu 3 tiếng : Ối giời ơi!.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. GDP của VN cũng khoảng xếp thứ 100, dân số xếp thứ 13, thì tham nhũng xếp thứ 127 là ...tốt ấy chứ, mọi người cứ suy luận quá đà!

      Xóa
  2. Có khá nhiều quan chức đảng , chính phủ Việt nam khi nhậm chức đều có những tuyên bố khá hùng hồn về chống tham nhũng ví dụ như " nếu tôi không đẩy lùi được nạn tham nhũng thì sẽ từ chức " hoặc như " tham nhũng là quốc nạn , là giặc nội xâm " ...vân vân & vân vân ! Nhưng với tình trạng tham nhũng của VN không bị đẩy lùi mà còn trầm trọng hơn " tinh vi hơn , có dây mơ rễ má ... " , vậy đã có vị lãnh đạo nào " từ chức , từ nhiệm " khi không thực hiện được như những gì các vị đã tuyên bố " hùng hồn " trước khi nhậm chức chưa ? Vì sao vậy ? không lẽ các vị " nói vậy nhưng không phải vậy " , nói cho vui mồm ? Lòng tự trọng của các vị ở đâu ? Người dân liệu có tin nổi các vị khi các vị NÓI MÀ KHÔNG LÀM , NÓI LẤY ĐƯỢC ? Công cuộc phòng chống tham nhũng đầy yếu kém như vậy liệu có phải do " các thế lực thù địch " cản trở , chống phá không ??? Dân chúng tôi tin sao nổi các vị !

    Trả lờiXóa
  3. Tham những nó như cơn nghiện ma tuý đấy biết nghiện là chết chết vẫn cứ nghiện ( cứ nhiin cách chống tham những ở việt nam thì biết ko những ko đc mà còn tăng thêm

    Trả lờiXóa
  4. Dân chúng mừng , những tưởng ông tổng Trọng " vời " đồng chí Nguyễn bá Thanh ra trung ương " quyết sống mái " với BẦY SÂU THAM NHŨNG - ĂN TÀN PHÁ HẠI đất nước , nhưng than ôi không hiểu ông Thanh đã " hốt liền " được CON SÂU nào chưa mà ông đã vội " trú ẩn " tại các bệnh viện của nước Mỹ rồi ! Khá thương thay cho ông và cũng thật buồn cho công cuộc PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG của cái đảng CSVN này quá ! Sao đảng ta không đưa ông Thanh qua ông bạn vàng " 4 tốt - 16 chữ vàng " chữa bệnh cho nhanh khỏi để còn về mà CHỐNG THAM NHŨNG và HỐT LIỀN cái BẦY SÂU đang ngày đêm đục khoét cái thân thể còm cõi Vietnam này ! Thật là khốc hại !!!

    Trả lờiXóa
  5. Tự hào thiệt
    chùm khế lĩnh vực nào cũng khét tiếng

    Trả lờiXóa
  6. 119/175 là họ còn chưa hiểu nhiều thủ đoạn ăn của quan VN, ăn không từ một thứ gì cả (lời bà PCT Doan nhá). Nếu họ biết thì tầm 170/175 mới phải

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Họ còn khờ lắm. Đấy, họ cho CSVN vào HĐ Nhân quyền...

      Xóa
    2. Một xã nhận được kinh phí để phủ xanh đồi trọc , sau 3 năm , phóng viên đến viết bài về công tác phủ xanh đồi trọc của xã , cán bộ̣ xã dẫn ra đồi , phóng viên kinh hoàng nhìn vài bụi cây gai dại vàng úa phất phơ trong gió một chiều cuối thu . Ơ . . .ơ . . ơ ???
      Cán bộ xã : Trước đây có trồng nhưng chẳng cây nào bén rễ cả !!!



      Xóa
  7. Chỉ chứng tỏ bả Giám này chạ hiệu gì về xứ thiên đường
    thiên đường này tồn tại được là nhờ tham nhũng
    chính nhờ tham nhũng mà các vị thần mới điều hành công việc 1 cách trơn tru đến như vầy

    Trả lờiXóa
  8. Xin mượn tựa đề MINH BẠCH của bài viết để gửi đến sự minh bạch quan điểm của đảng ta :

    "....Thủ tướng cho biết chủ trương của Đảng Nhà nước ta đối với Trung Quốc sau khi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương ra khỏi vùng biển nước ta....:Đối với Trung Quốc hay là ...thực hiện các cam kết ................(Vinh Bac Bo , khong phan bay HN-TPHCM phai muon duong bay quoc te cua Lao-Campuchia bat dau thang 6-2015 , vi tuyen 19 ....cua cai HUTD1990 .....etc) .

    “Đối với Trung Quốc, đường lối đối ngoại của chúng ta cũng trên cơ sở đó. Với ta Trung Quốc là láng giềng, dù nắng mưa hay bão lũ chúng ta vẫn là láng giềng. Chúng ta mong muốn Trung Quốc luôn chân thành hợp tác để cùng có lợi, cùng thực hiện thực chất, hiệu quả phương châm 16 chữ vàng, 4 tốt để đem lại lợi ích cho cả hai bên.

    Chúng ta cũng mong muốn hai bên chân thành hợp tác để giải quyết những bất đồng biên giới giữa hai nước trên cơ sở luật pháp quốc tế”,

    http://www.tinmoi.vn/thu-tuong-voi-ta-trung-quoc-la-lang-gieng-du-mua-nang-hay-bao-lu-van-la-lang-gieng-011335054.html




    Cảm ơn bác Bồng , mong rằng bác cho đang com này . Trân trọng .

    Trả lờiXóa
  9. Xin mọi người đọc lại bản tin "Đường bay mới HN-TPHCM sẽ mượn đường bay QT của Lao-Campuchia bắt đầu tháng 6-2015 @ Các nhà chức trách hàng không 3 nước Việt Nam - Lào - Campuchia đã sơ bộ thống nhất mở đường bay thẳng TP HCM – Hà Nội qua không phận Lào và Campuchia.http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/mo-duong-bay-thang-ha-noi-tp-hcm-tu-thang-6-2015-3093470.html " vì sao ? xin trả lời rằng : không phận VN phía Bắc của Vịnh Bác Bộ đã mất , vì thế phải mượn đường bay QT của 3 nước DD . Đọc thêm :

    Vì sao Hun Sen đổi thái độ với Việt Nam?



    Dư luận lo sợ rằng Campuchia sẽ trở thành một thuộc địa của Trung Quốc trong nội bộ ASEAN như Myanmar đã từng và đang cố vùng vẫy để thoát ra.
    Nguyễn Văn Huy

    Ông Hun Sen từng được Việt Nam đưa về lãnh đạo Campuchia sau thời Pol Pot

    Hôm 13 tháng 7 năm nay, Hội nghị bộ trưởng ngoại giao ASEAN lần thứ 45 tổ chức tại Phnom Penh chấm dứt trong không khí chia rẽ gay gắt và thái độ của Campuchia trong vụ việc này đã làm nhiều người kinh ngạc.
    Dư luận tố cáo Campuchia là con ngựa mồi của Trung Quốc, là kẻ phá vỡ khối đoàn kết ASEAN.
    Nhưng thực ra Campuchia không phải là con sâu làm rầu nồi canh hay con ngựa mồi của Trung Quốc. Campuchia, cũng như Lào, Việt Nam và Myanmar, chỉ là phần nổi của tảng băng bành trướng từ phương bắc xuống vùng biển phía nam.
    Tác nhân chính trong việc chia rẽ hay phân tán nội bộ khối ASEAN là Trung Quốc.
    Từ hơn mười năm qua, Bắc Kinh đã âm thầm mở rộng vòng đai ảnh hưởng xuống các quốc gia phía nam trong mục tiêu truy tìm những nguồn năng lượng mới.
    Chiến lược mở rộng vòng đai ảnh hưởng của Trung Quốc khá giản dị: mua chuộc sự trung thành bằng tiền. Trong thời gian từ 1994 đến 2011, Trung Quốc đã đầu tư tổng cộng 8,8 tỷ USD vào Campuchia và trở thành nhà đầu tư lớn nhất.
    Đầu tư của Trung Quốc tập trung vào các ngành thủy điện, khoáng sản, dệt may, ngân hàng, tài chánh, du lịch và công nghiệp, và gần đây hơn vào công tác dò tìm dầu khí trong nội địa Campuchia.
    Những khoản đầu tư trực tiếp từ các doanh nghiệp Trung Quốc khoảng 1,19 tỷ USD, chủ yếu vào các ngành khai thác gỗ rừng, khoáng sản, xây dựng và khách sạn.
    Bắc Kinh còn hứa cho Phnom Penh vay với lãi suất thấp vào bảy lãnh vực chính như tài chánh, y tế, hàng không, thông tin, giao thông, vận tải, đặc biệt là 430 triệu USD để nâng cấp các cơ sở hạ tầng và 20 triệu USD để xây dựng quân y viện và trương đào tạo quân sự.
    Trung Quốc còn là nhà tài trợ phát triển cơ sở hạ tầng lớn nhất tại Campuchia với hơn 2,1 tỷ USD như xây dựng và nâng cấp các quốc lộ (1, 2, 3, 4, 6, 7) nối liền biên giới Lào và cao nguyên phía đông đến Vịnh Thái Lan và cảng Kompong Som.

    Mối giao hảo Trung Quốc - Campuchia ngày càng thắm thiết Ngoài ra, về thương mại, hai bên cam kết nâng kim ngạch thương mại song phương từ 2,56 tỷ USD lên 5 tỷ USD.

    Đó là chưa kể những khoảng tiền mua chuộc, đút lót cho các cấp lãnh đạo Khmer từ trung ương đến địa phương để được dễ dàng trong việc khai thác tài nguyên và xây dựng cơ sở. ......
    http://chinhdangvu.blogspot.com/2012/08/vi-sao-hun-sen-oi-thai-o-voi-viet-nam.html

    Trả lờiXóa
  10. Đọc bản tin sau thì India có bị thiệt hại bất cứ gì? :" Both Vietnam and India are growing closer to China economically, and a recent visit to New Delhi by Chinese President Xi Jinping yielded agreements worth billions of dollars."@http://time.com/3545383/risking-chinas-ire-india-signs-defense-and-oil-deals-with-vietnam/

    Trả lờiXóa
  11. Có thằng nọ vênh váo:
    - Tao được lên báo đấy! Mục "tội phạm nguy hiểm"...

    Trả lờiXóa