Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 4 tháng 12, 2014

Cựu chủ tịch chê chung cư, thích xài biệt thự!?

8 năm chưa thu hồi được biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa
Biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa, 
nơi gia đình con trai ông Hoàng Văn Nghiên đang ở. 
            Câu chuyện tưởng như đã an bài từ 8 năm trước (năm 2006) khi thành phố Hà Nội thông báo không bán biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa cho cựu Chủ tịch thành phố Hà Nội Hoàng Văn Nghiên.
         Thế nhưng chỉ vì một “điều khoản” tìm nhà mới cho ông Nghiên trước khi thu hồi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa đã đẩy việc thu hồi khối tài sản của nhà nước kéo dài gần chục năm và khó như…lên trời.
Vì sao không chấm dứt hợp đồng thuê?
Ngay sau khi có thông báo 225/TB-UBND ngày 5/10/2006 của UBND thành phố Hà Nội về việc không bán nhà số 12 Nguyễn Chế Nghĩa cho cựu Chủ tịch UBND thành phố, Công ty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội, đơn vị cho ông Nghiên thuê nhà đã thực hiện nghiêm túc. Tuy nhiên, cái vướng chính ở chỗ thành phố Hà Nội chỉ đạo không cho bán nhưng lại không chỉ đạo “không cho thuê”. Và vì thế, Cty Quản lý và Phát triển nhà tiếp tục cho ông Nghiên thuê nhà 12 Nguyễn Chế Nghĩa.
Dù vậy, trước sức ép của dư luận, ngày 18/12/2006, Giám đốc Sở TNMT Hà Nội có công văn chỉ đạo Cty Quản lý và Phát triển nhà làm việc với ông Nghiên về việc chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và tìm địa điểm mới phù hợp cho đồng chí Nghiên. Vì vậy ngày 26/12/2006, đại diện bên thuê nhà, ông Hoàng Văn Nghiên cùng đại diện Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội cùng nhau lập biên bản thương lượng xin dừng hiệu lực hợp đồng cho thuê nhà ở trước thời hạn.
Tại biên bản này, có ba điểm được phía Cty đưa ra là: Hai bên cùng định được thời điểm là điểm dừng hợp đồng trước thời hạn; Sau thời điểm đó vẫn đảm bảo mọi sinh hoạt cho bên thuê nhà ổn định cho tới khi hai bên cùng tìm kiếm, xác lập được nơi ở mới ổn định lâu dài, phù hợp với tiêu chuẩn quy định đối với đồng chí có công lớn xây dựng thành phố. Đặc biệt, điều quan trọng nhất của biên bản này là trong thời hạn nói trên, bên cho thuê nhà không thu tiền thuê nhà và bên thuê nhà không phải trả tiền thuê nhà. Những phí tổn do sự việc này gây ra, Cty xin  gánh chịu!
Như vậy có thể hiểu là, trong trường hợp nếu dừng hợp đồng thuê nhà 12 Nguyễn Chế Nghĩa trước thời hạn, ông Nghiên vẫn tiếp tục được ở tại biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa miễn phí cho đến khi thành phố tìm được nơi ở mới ổn định cho cựu Chủ tịch UBND thành phố Hoàng Văn Nghiên.
Trao đổi với Tiền Phong, chiều 1/12 một cán bộ của thành phố Hà Nội (xin được giấu tên) cho biết, đến nay việc chấm dứt hợp đồng không diễn ra. Ông Hoàng Văn Nghiên vẫn tiếp tục được thuê biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa và đóng tiền đầy đủ. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của chúng tôi, thời điểm này, ông Hoàng Văn Nghiên không ở biệt thự nói trên,  gia đình con trai cựu Chủ tịch sinh sống tại đó.     
 
Khu Đô thị Nam Thăng Long (Ciputra)
là nơi ông cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội
Hoàng Văn Nghiên đề xuất thành phố
mua đất xây biệt thự để ông thuê ở. 

                                           (Ảnh: Như Ý).
“Chê” chung cư, “thích” xài biệt thự
Nói về câu chuyện tìm nhà mới cho cựu Chủ tịch Hoàng Văn Nghiên, một số cán bộ của Sở Xây dựng Hà Nội lắc đầu “khó lắm”!
Trước hết xin nói về công văn 5402, ngày 15/12/2006 (trước thời điểm có biên bản chấm dứt hợp đồng), để thỏa mãn việc tìm chỗ ở mới cho cựu Chủ tịch thành phố,  Sở TNMT&NĐ (khi đó lĩnh vực nhà vẫn do sở này quản lý) đã giới thiệu đến ông Hoàng Văn Nghiên căn hộ chung cư tầng 5 tại B10 Kim Liên với diện tích xây dựng 92m2, diện tích ở trên 70m2 để ông Nghiên mua. Tuy nhiên, phương án này bất thành.
Tiếp đến, tháng 7/2007 cũng sở này lên phương án tìm cho ông Hoàng Văn Nghiên một căn biệt thự tại dự án khu Đông hồ Nghĩa Đô trình thành phố Hà Nội. Sở cũng kiến nghị phương án tính giá trị tiền sử dụng đất, giá xây dựng và cả các chi phí mà ông Hoàng Văn Nghiên đã đầu tư sửa chữa nhà 12 Nguyễn Chế Nghĩa để lên phương án tổng thể giải quyết nhà ở cho ông Nghiên.
Trong lúc tiếp tục tìm  giải pháp tính toán việc tìm nhà mới cho ông Hoàng Văn Nghiên, thành phố Hà Nội cũng lập đề án quản lý biệt thự. Đề án được HĐND thành phố phê chuẩn. Theo đó, biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa nằm trong danh mục không được bán. Nội dung này sau đó được cụ thể bằng quyết định của UBND thành phố Hà Nội. Phải đến tháng 3/2010 việc tìm nhà cho ông Hoàng Văn Nghiên lại được xới lại khi thành phố yêu cầu Sở Xây dựng báo cáo về việc giải quyết nhà cho cựu Chủ tịch thành phố. Phương án mua nhà cho cựu Chủ tịch thành phố được Sở Xây dựng báo cáo chi tiết lên lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội.
Sau nhiều lần báo cáo, ngày 9/7/2012, ông Nguyễn Thế Thảo có  ý kiến đồng ý về nguyên tắc với đề xuất của Sở Xây dựng và giao Sở này liên hệ, lấy ý kiến thống nhất của ông Hoàng Văn Nghiên để báo cáo thành phố xem xét, quyết định.
Vậy nội dung của phương án này là gì? Tại công  văn ngày 26/3/2013 của Sở Xây dựng gửi ông Hoàng Văn Nghiên có hai nội dung khá “quan trọng”.
Một là, trong thời gian thống nhất phương án giải quyết nhà ở tại nơi khác cho ông Nghiên, Sở Xây dựng đã đề xuất với thành  phố cho phép ký lại hợp đồng thuê nhà với ông Nghiên tại 12 Nguyễn Chế Nghĩa…Sau khi giải quyết xong về nhà ở cho ông Nghiên tại nơi ở khác, UBND thành phố Hà Nội sẽ thu hồi lại biệt thự số 12 Nguyễn Chế Nghĩa để phục vụ nhu cầu của thành phố.
Điểm then chốt nhất, gần như được coi là điều kiện tiên quyết để trả  biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa là việc thành phố sẽ mua 1 căn nhà tại dự án khu Đông hồ Nghĩa Đô. Đây là ngôi nhà 3 tầng với diện tích sử dụng là 173m2, diện tích đất là 163 m2. Thành phố sẽ bố trí cho ông Nghiên ở tại ngôi nhà này và ký hợp đồng thuê nhà với ông Nghiên. Đặc biệt văn bản nêu rõ: “Nếu ông có nhu cầu mua nhà thì thành phố sẽ giải quyết bán và cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Nghị định số 61”.
Ngày 20/5/2013, ông Hoàng Văn Nghiên đã có văn bản gửi Sở Xây dựng với nội dung đồng ý với quan điểm mà Sở Xây dựng trao đổi.
Mọi việc tưởng như đã đi đến hồi kết thì đến ngày 22/7/2013, Sở Xây dựng bất ngờ  nhận được đề xuất “mới lạ” từ cựu Chủ tịch thành phố. Theo đó, ông Hoàng Văn Nghiên đề nghị với Sở Xây dựng, Cty Quản lý và Phát triển nhà đề xuất thành phố mua đất xây biệt thự tại Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra) để ông thuê ở…
Đây là một tình huống khá “bất ngờ” cho thành phố Hà Nội và vì vậy việc tìm nhà mới cho ông Hoàng Văn Nghiên trải qua 8 năm lại tiếp tục đi vào ngõ cụt. Cùng với đó, biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa vẫn nằm dưới quyền sử dụng của gia đình ông Nghiên. Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này.   
*** “Thành phố sẽ mua 1 căn nhà tại dự án khu Đông hồ Nghĩa Đô. Đây là ngôi nhà 3 tầng với diện tích sử dụng là 173m2, diện tích đất là 163 m2. Thành phố sẽ bố trí cho ông Nghiên ở tại ngôi nhà này và ký hợp đồng thuê nhà với ông Nghiên… Nếu ông có nhu cầu mua nhà thì thành phố sẽ giải quyết bán và cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại Nghị định số 61”.
/Trích Văn bản của Sở Xây dựng/
-------------- 

21 nhận xét:

  1. Ba cái chuyện này bọn "tư bản thối nát" nó giải quyết nhanh gọn minh bạch lắm. Vì chúng nó sống chủ yếu bằng đạo đức thật, không phải "đạo đức cách mạng", "con người mới (biến thái) XHCN"!

    Trả lờiXóa
  2. Ông cựu quan đầu tỉnh này cũng biết đòi hỏi gớm. Nếu là quan nhỏ chắc Hà Nội giải quyết xong béng từ lâu rồi. Quan to cũng có giá thật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khi xưa HN có bải thơ ca ngợi một số vị lãnh đạo thủ đô
      tồng tí nghiên cũng được vinh danh trong áng thơ đấy đấy ông bà cô bác ah

      Xóa
    2. Người Hà nội nói: tham như Phú, lú như Trọng, lật lọng như Nghiên

      Xóa
  3. Việc này thực chất là tham nhũng tài sản Nhà nước (của nhân dân). Phải kiên quyết thu hồi ngay căn nhà này không có điều kiện gì cả. Tiêu chuẩn của Ô. Nghiên cũng như tiêu chuẩn của các công dân khác phải tự lo chỗ ỡ của mình và cho gia đình. Chắc chắn Ô. Nghiên có ít nhất 1 thửa đất và 1 căn nhà khác để ở rồi (vì căn nhà ông đang chiếm dụng đang để cho con trai ở) thì việc gì Nhà nước phải mất công đi tìm nhà khác cho ông này?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ vào khu Ciputra tìm hiểu thì biết ngay ông này có bao nhiêu nhà trong đó .

      Xóa
  4. Khi kẻ bần cùng mà có quyền lực thì thành kẻ cướp ngày.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cơ chế độc tài nào cũng tạo ra con người suy thoái(quan và dân đều suy thoái), con cháu giành ăn, ỷ lại- nòi giống củ sọ ngắn chứa toàn cứt là điều dể hiểu.

      Xóa
  5. Đây là đạo đức cách mạng đấy ! Tính ưu việt của chế độ đấy ! Và ô Nghiên là đảng viên ưu tú của đảng đấy nhé ! Không biết loại đảng viên tầm trung bình còn giác ngộ cách mạng ra sao nửa ! Thối không thể tả !

    Trả lờiXóa
  6. Chắc đây là đạo đức của "học tập và làm theo....", chỉ chuyện này thôi cũng thấy " chẳng giống ai"???!

    Trả lờiXóa
  7. Các bạn có thấy không , người dân coi thường , khinh bỉ cái đám " bộ phận không nhỏ " quan chức đảng , chính quyền đương chức hoặc đã " về vườn " đâu phải là quá đáng , quá lời , " thế lực thù địch " , nói xấu đảng ... Thực tế cái xấu xa nó chình ình trước mắt bàn dân thiên hạ , nó diễn ra trên khắp đất nước chứ có xa lạ , bí ẩn gì đâu . Khi đương chức , các ông , các bà " quan chức đảng , chính quyền " leo lẻo " lên giọng " đạo đức giả " nào là VÌ DÂN PHỤC VỤ , nào LÀ PHẢI BIẾT HY SINH QUYỀN LỢI CÁ NHÂN , nào là ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG , nào là HỌC TẬP ĐẠO ĐỨC BÁC HỒ ( cần kiệm liêm chính chí công vô tư ! ) , nào là MÌNH VÌ MỌI NGƯỜI MỌI NGƯỜI VÌ MÌNH ...vân vân & vân vân ! Nhưng đều là những lời " dạy bảo " với cấp dưới , nhân dân , còn đối với các vị thì " ngoại phạm " ! Thưa , tất cả những khẩu hiệu " có cánh " nói trên của các vị đều là DỐI TRÁ , MỊ DÂN ... và là những trò " LƯU MANH CHÍNH TRỊ " mà thôi . Nếu các vị sống tử tế như các vị thường hay rêu rao thì không có " một bầy sâu " , không có những kẻ như Hồ xuân Mãn , Trần văn Truyền , Nguyễn trường Tô và rất nhiều kẻ " suy thoái đạo đức " khác nữa ... Và cái dạng như ông cựu CT UBND TP Hà nội , người đời gọi với cái tên " Chí Phèo thời hiện đại " quả không sai một chút nào , và dạng người này có khá nhiều trong hàng ngũ các " quan chức đảng và nhà nước " đang đương nhiệm hoặc đã " về vườn " !
    Vấn đề đặt ra ở đây là , tại sao chính quyền Tp Hà nội lại quá vất vả khi thu hồi ngôi biệt thự " cho thuê " khi Hoàng văn Nghiên đang đương chức , và đương nhiên phải thu hồi khi Nghiên đã " về vườn " ? Không lẽ Hoàng văn Ngiên khi đã nghỉ hưu thì vẫn là " vua một vùng " , và có luật lệ riêng về vấn đề nhà đất ? Với những trường hợp " chí phèo " như thế này thì cứ việc giở các luật định , nghị định , nghị quyết của nhà nước liên quan đến quyền lợi ( về nhà đất ) của các quan chức trước và sau khi đã nghỉ hưu , cứ thế mà thi hành tại sao lại phải " vất vả tìm nhà cho ông Nghiên " một cách vô lý như vậy ? Tại sao lại phải " quá chiều chuộng " những kẻ Chí Phèo như vậy ? Thật không quá lời khi có câu nói nổi tiếng về việc thi hành luật pháp của VN : Việt nam có cả một rừng luật nhưng khi xử lại xử theo luật rừng ! Trường hợp chây ỳ của Hoàng văn Nghiên và cách giải quyết của chính quyền Tp Hà nội cho chúng ta thấy rất rõ họ đang dùng " luật rừng " ! Tệ nạn xã hội ngày càng phức tạp , nguy hiểm , lòng tin vào quan chức đảng chính quyền ngày càng giảm sút thậm chí không còn ... nguyên nhân xuất phát từ những kẻ " chí phèo - lưu manh " nhưng lại mang danh ĐẢNG VIÊN - QUAN CHỨC NHÀ NƯỚC như thế này !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nói đúng quá . Nhưng muốn rửa ( xử lý ) cái mặt bẩn thì cần có bàn tay sạch ( quan thanh liêm ) . Nhưng hỡi ôi ! Bây chừ tìm đâu ra người có bàn tay sạch . Hổng có đâu ! Các quan lại bây chừ đều là đồng sàng với Truyền - Mãn - Nghiên mà thôi .

      Xóa
  8. đứa nào đến đây đòi nhà bố con ông đánh cho què giò

    Trả lờiXóa
  9. Cơ chế chính sách lỏng lẽo - tính nể nang tham quyền cố vị - xem thường luật pháp - các quan lớn bao che cho nhau đưa xả hội đến thối nát .
    Ông chủ tịch này thuộc loại CÙ LẦN có sạn nên gọi là CÙ LẦN LỮA đó các bạn ạ

    Trả lờiXóa
  10. cap cho ong ta mieng dat tinh thuong de ong cat nha di

    Trả lờiXóa
  11. Trả lời
    1. Chúng nó làm gì có "liêm sỉ" mà VÔ???

      Xóa
  12. Quan chức CS ngày nay k chỉ có' CỤ NGHIÊN' mà chúng còn Nghiện quyền, tiền ,gáinhất là gái Tàu nên chúng tranh nhau 'đi sứ' chúng còn Nghiện Nhà ,Đất,Đ Đức CM ,Tấm gương này nọ... danh hão để được gần Tàu thằng nào gần rồi lại được Thân Tàu hơn để bắt nạt lẫn nhau và bắt nạt ND?
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  13. Nặc danh 09:45 / 04.12.2014 nói " Khi kẻ bần cùng mà có quyền lực thì thành kẻ cướp ngày " - câu nói này cực kỳ hay (nhưng chỉ mới đạt 90% thôi,còn 10% chưa hay) Xin được sửa lại để đạt mức hay 100%,đó là :Khi kẻ bần cùng thất học ngu xuẩn và độc ác mà có quyền lực thì thành kẻ cướp ngày,và thậm chí là kẻ ăn cả thịt người !"

    Trả lờiXóa
  14. Sao khi thu hồi đất của dân thì làm mạnh thế, gặp có quan đầu tỉnh đã nghỉ hưu mà run vậy thì còn gì là kỷ cương nữa, chả lẽ luật pháp chỉ dành cho dân đen, còn quan chức thì sống trên pháp luật sao, chính quyền Hà nội ăn nói với dân thế nào đây?

    Trả lờiXóa