Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 24 tháng 12, 2014

Chủ tịch Vinaxuki: "Chính sách đánh lừa doanh nghiệp"


Cả hai dự án chế tạo giàn khoan của PetroVietnam Shipyard triển khai nhưng chưa “từng mơ” vay được vốn từ chương trình ưu đãi của Chính phủ. Còn Chủ tịch Vinaxuki than: "Chính sách đang đánh lừa DN".
Tại hội thảo tháo gỡ những khó khăn, bất cập cho các dự án cơ khí trọng điểm diễn ra tại Hà Nội, nhiều ý kiến doanh nghiệp (DN) cơ khí “kêu” chính sách ưu đãi mà Chính phủ đưa ra không được thực thi trong thực tế khiến DN mất lòng tin.
DN buồn vì … mất lòng tin
“Không phải DN ngại khó khăn, mà vấn đề chính là chính sách. Chính sách đang đánh lừa DN, có nhưng không được thực thi” – ông Bùi Ngọc Huyên - Chủ tịch Công ty ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) trăn trở khi nhìn lại 5 năm thực hiện Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm.
Theo ông, trong khi ở các nước đều có chính sách bảo hộ DN sản xuất cơ khí trong nước, còn Việt Nam ngược lại, mỗi bộ một ý khiến DN vướng như tơ vò.
Việc sửa đổi bổ sung Quyết định 10 của Thủ tướng Chính phủ là đúng, hợp lý, đồng nghĩa Chính phủ đã hiểu được khó khăn của DN. “Nhưng chính sách mới đưa ra liệu có được thi hành không? Làm sao quyết định này phải đưa ra phải có chế tài thực hiện để DN có lòng tin, chứ giờ DN mất lòng tin hết rồi”- ông Huyên bức xúc.
Chia sẻ cụ thể hơn về những bất cập trong chính sách hỗ trợ đối với DN ngành cơ khí trọng điểm, ông Phan Tử Giang – Giám đốc điều hành Công ty CP chế tạo giàn khoan dầu khí (PetroVietnam Shipyard) than thở, cho tới giờ cả 2 dự án chế tạo giàn khoan của PetroVietnam Shipyard  đều không vay được bất kỳ đồng vốn nào từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) thuộc chương trình ưu đãi phát triển dự án cơ khí trọng điểm quốc gia.
“Sau 4-6 tháng thẩm định hồ sơ vay, VDB lắc đầu từ chối khiến DN rất khó khăn, buộc phải đi vay 800 tỷ đồng với mức lãi suất 21% hồi năm 2010”- ông Giang kể. Và tới dự án chế tạo giàn khoan thứ 2, rút kinh nghiệm PetroVietnam Shipyard cũng không trông chờ vốn từ chương trình ưu đãi mà tự mình xoay xở.

DN cơ khí cho rằng, chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với ngành trước đây có cũng như không
“Nguồn vốn của VDB cũng vô cùng hạn hẹp, Chính phủ nên cho cơ chế để DN vay vốn từ các ngân hàng thương mại khác, nhưng có sự hỗ trợ lãi suất từ VDB khoảng 4-5%. Chính sách nên mang tính thực tiễn hơn chứ đừng mang tính cổ vũ, nên đưa ra rồi lại để đấy không thực hiện được”- ông Giang nói.
Tới giờ chính sách duy nhất mà PetroVietnam Shipyard được hưởng ưu đãi là chính sách đầu tư khoa học công nghệ (KHCN), song cũng được phê duyệt rất chậm và “lệch pha” với dự án đầu tư thực tế, gây lãng phí cho DN.
Mục tiêu của PetroVietnam Shipyard là xuất khẩu được giàn khoan ra nước ngoài, song khi triển khai thì lại “vướng”. Bởi thường các chủ đầu tư chế tạo giàn khoan ở các nước khác được hỗ trợ trong thời gian đóng giàn tới 85-95% vốn. “Nếu chúng ta kém thì cũng phải được hỗ trợ 70-80% thì mới mong xuất khẩu được và cạnh tranh được với Trung Quốc, Singapore”- Giám đốc điều hành PetroVietnam Shipyard chia sẻ.
Loay hoay với chính sách ưu đãi
Theo ông Nguyễn Văn Thụ - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, giá trị sản xuất công nghiệp ngành cơ khí những năm gần đây đã có mức tăng trưởng đáng kể. Cụ thể, năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp ngành này đã đạt khoảng 700 ngàn tỷ đồng, chiếm khoảng 20% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của toàn ngành công nghiệp; giá trị xuất khẩu năm 2013 đạt trên 13 tỷ USD, gấp gần 6 lần so với giá trị xuất khẩu năm 2006.
Tuy nhiên, con số này vẫn chưa phản ánh đúng tiềm năng thực có của các doanh nghiệp cơ khí, phần lớn các lĩnh vực chưa đạt được chỉ tiêu đề ra cũng như chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường trong nước, cụ thể trong năm 2013, ngành cơ khí mới chỉ đáp ứng được khoảng 34,5% nhu cầu cơ khí cả nước.
Nguyên nhân được ông Thụ chỉ ra, là do việc thực thi các cơ chế chính sách còn hạn chế, thiếu sự nhất quán, đặc biệt về cơ chế tài chính do nguồn lực còn hạn chế. Riêng về việc xác định sản phẩm và dự án cơ khí trọng điểm, ông Thụ nhìn nhận, nếu cứ dàn trải dự án trong khi tiền đầu tư không có thì ngành cơ khí Việt Nam khó phát triển được.
“Nên chọn sản phẩm trọng điểm chứ không nên đầu tư vào dự án. Phải lách vào con đường mà thế giới còn “hở” thì cơ khí Việt Nam mới có thị trường “sống” – ông nói.
Đóng góp ý kiến cho Dự thảo sửa đổi, bổ sung Quyết định số 10, ông Trần Văn Quang – Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty Thiết bị điện Đông Anh (EEMC) cho rằng, việc đưa sản phẩm trọng điểm vào dự thảo sửa đổi Quyết định số 10 của Thủ tướng Chính phủ sẽ là “kênh” kích cầu tốt cho ngành công nghiệp cơ khí Việt Nam.
Riêng với mức thuế suất nhập khẩu đối với vật tư, thiết bị để sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm, ông Quang đề xuất, nên áp dụng mức thuế ưu đãi 0%. Miễn hoặc giảm tối thiểu 50% thuế nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện, phụ tùng để sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm.
Còn ông Trương Quốc Tuấn – Tổng giám đốc Công ty CP Máy công cụ và thiết bị TAT kiến nghị, Chính phủ cần đưa vào danh mục các dự án đầu tư sản xuất, lắp ráp máy công cụ nằm trong danh mục sản phẩm cơ khí trong điểm giai đoạn 2014-2020, không giới hạn kích thước hoặc trọng lượng lớn như dự thảo.
“Các loại máy kích cỡ nhỏ và vừa mới chính là cái mà DN Việt cần để đổi mới công nghệ, nâng cao tính cạnh tranh. Điều này sẽ giúp đảm bảo sự thành công về mặt đầu ra của dự án đầu tư theo chương trình cơ khí trọng điểm, qua đó thu hút được nhà đầu tư”- ông Tuấn chia sẻ.
Nguyễn Hoà/Infonet
-------------

10 nhận xét:

  1. cac nguon von deu cho nhom loi ich vay, cho dam cau ket voi ngan hang vay, roi quyt no va nhan dan dang ra suc tra no cho bon giac noi xam.quan ly nhu the thi quan ly lam gi thua ong thong doc ngan hang nha nuoc vn.

    Trả lờiXóa
  2. Khi những kẻ tham lam, đạo đức giả làm nãnh đạo, đương nhiên các doanh nghiệp phải hứng chịu sự quấy nhiễu biểu hiện qua những lý do đầy ẩn ý.
    Chúng kéo trì đất nước này mãi, để độc quyền vơ vét trên những phận đời nhân dân khốn khổ...

    Trả lờiXóa
  3. Chúng ta vẫn còn xây dựng chủ nghĩa xã hội, aka xóa bỏ các mối quan hệ sản xuất tư bẩn . Chưa dẹp hết mấy doanh nghiệp tư nhân là may mắn lắm rồi, ở đó mà kêu ca chính sách với phụ vở!

    Cách đây 5 giây tớ check, nước mình vẫn là cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa . Thế thì đừng có lấy làm lạ khi Đảng & Chính phủ vẫn áp dụng đường lối xã hội chủ nghĩa nhá .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cách đây 5 năm tui thấy rất là nhiều người dân chẳng cần biết nước ta đang là chế độc chi? Cuối ngày họ tụ lại nhậu lai rai, nói chuyện "tươi mát"....

      Xóa
    2. Đến chừng Đảng & Chính phủ "lại" áp dụng các phương thức xã hội chủ nghĩa, dân mới ngã ngửa ra, ô hô, sao lại thế này!

      Xóa
  4. Chính sách không phải đánh lừa doanh nghiệp, mà đang đẩy các doanh nghiệp không phải là sân sau của các nhóm lợi  ích xuống bờ vực phá sản . Nguồn vốn quốc gia đang bị các quan tham chia nhau . Dân thì nghèo , doanh nghiệp sx đình trệ và phá sản , chỉ có cơ ngơi dinh thự của các quan ngày càng nguy nga hoành tráng .

    Trả lờiXóa
  5. Vn chẳng Cần phát triển gì sất, nhất là ngành cơ khí, vừa mất nhiều thời gian, Vốn lớn , nhân lực phải đc đào tạo.... Lại đầu ra nữa chứ... Nói chung là mệt. Thích nhất là thỉnh thoảng làm mấy tin đồn như chuyển thủ đô về Ba vì để BĐS cứ thế mà lên , thế mới đúng kiểu phát triển VN hehehe

    Trả lờiXóa
  6. "sản xuất văn bản, chính sách" là nghề chuyên sâu nhất của các Bộ , ngành của Chính phủ hiện nay. Có cảm giác như Chính phủ đang trở thành cơ quan chuyên soạn thảo, ban hành , thay cơ quan lập pháp QH. Nhưng cũng chỉ đến thế , đến khâu thực thi tiếp theo thế nào là do các nhóm lợi ích liên thông với quan chức đầu ngành, bộ thâu tóm và khống chế . Thủ tướng chính phủ chỉ nặng về làm công tác tuyên truyền, chính trị, hô hào " quyết liệt"( lẽ ra chỉ nên dùng trong thời chiến) . Rõ ràng iệu quả điều hành của Chính phủ là rất thâp, không đủ năng lực quán xuyến toàn diện các hoạt động của nền kinh tế , chính trị. nền kinh tế đang đi làm những điều mà quy luật kinh tế thị trường "nửa chừng xuân " của VN. hậu quả là DN tư nhân, vừa và nhỏ bị chèn ép và phá sản.

    Trả lờiXóa
  7. Không điều hành đất nước bằng tài năng, mà cai trị bằng quả đấm thép. Kết quả tệ hại là điều đương nhiên!
    Đơn cử, ngành bánh kẹo ở VN đã lọt hết 100% vào tay ngoại bang!
    Thế thì làm lãnh đạo cái gì?! Một việc không khó mà còn bất lực?

    Trả lờiXóa
  8. chết vì ưu đãi,cứ sòng phẳng mà làm,vì còn ưu đãi là còn xin cho,ưu đãi cho dn nước ngoài thì dhết dntn,ưu đãi người này thì chết người khác,hãy chung một chính sách đi,bình đẳng ai tài thì phát triển ai kém thì rút ra đi làm việc khác đúng sở trường,kinh tế cạnh tranh nhưng phải bình đẳng,trong đảng cũng nen công khai cạnh tranh chức vụ cho toàn dân,toàn đảng biết cùng bầu chọn chứ không nên bí mật trong cấp uỷ hoặc cá nhân nào đó có thế lực để rồi chọn ra lãnh đạo kiểu xin cho ,chạy
    chọt hay mua bán đổi chác từ đó làm biến dạng các chính sách có lợi cho phe nhóm!

    Trả lờiXóa