Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 23 tháng 12, 2014

Cấm báo chí là có sự bưng bít !

Chủ tịch Quốc hội: Không cho báo chí vào thì thôi chứ sao lại phạt?
“Pháp lệnh không quy định ai được vào mà lại quy định phạt? Đã có thẻ nhà báo lại còn đòi giấy giới thiệu, liệu có phải thủ tục hành chính rườm rà? Không cho báo chí vào thì thôi chứ sao lại phạt?".
Cho ý kiến tại phiên họp thứ 33 Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 22/12, đề cập đến các hành vi vi phạm và quy định xử phạt trong Pháp lệnh xử lý hành chính các hành vi cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án nhân dân, Chủ tịch Quốc hội nêu băn khoăn: Nội quy phiên tòa ai đặt ra
Hay mỗi tòa án lại đặt một nội quy, đây có phải căn cứ để xử phạt không?
Một phiên tòa có nhiều thành phần như tòa án, viện kiểm sát, luật sư, người làm chứng, thân nhân, bị cáo… Theo Chủ tịch Quốc hội, nếu căn cứ vào nội quy thì cũng không biết nội quy như thế nào. Do vậy nội quy cần phải quy định rõ.
Liên quan đến quy định nhà báo dự phiên tòa phải xuất trình thẻ nhà báo và giấy giới thiệu của cơ quan, ông Nguyễn Sinh Hùng nêu ra một số điểm còn chưa rõ: Có phải nhất thiết nhà báo phải có thẻ mới được vào không? Thứ hai, người ta có thẻ nhà báo rồi tại sao lại cần phải giấy giới thiệu? Tòa chỉ cho mấy nhà báo đến, hay không cho vào đưa tin, hay thế nào?...
“Pháp lệnh không quy định ai được vào mà lại quy định phạt? Đã có thẻ nhà báo lại còn đòi giấy giới thiệu, liệu có phải thủ tục hành chính rườm rà không? Anh không cho báo chí vào thì thôi chứ sao lại phạt?...” - ông Hùng đặt vấn đề.  
Liên quan đến quy định buộc rời khỏi phòng xử án, khám người, khám đồ vật… Chủ tịch Quốc hội cũng “chưa hình dung nổi” quy trình, thủ tục và thực hiện hành vi này thế nào. “Buộc rời là một hành vi? Tạm giữ tới đâu? Mấy ngày? Ai cho lệnh tạm giữ? Ai áp giải? Khám người cũng là trình tự phức tạp lắm nhưng viết thế này thì đơn giản quá” - Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Một số đại biểu cũng băn khoăn vì luật đã quy định mức xử phạt rồi, giờ lại mở rộng ra thì có phù hợp không. Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước cho rằng, Pháp lệnh này còn có những cái lẫn lộn, thậm chí có cái “ôm” luôn vào trong này mà lại bỏ mất luật khác, một số điều như tại điều 10, 11 không thể là xử phạt hành chính mà là tội hình sự.
Trước những ý kiến trên, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Nguyễn Văn Hiện cho biết, không phải bất cứ hành vi nào vi phạm cũng bị xử phạt. Chỉ trong trường hợp có lỗi và vi phạm điều luật tố tụng và gây cản trở hoạt động tố tụng thì mới bị xử phạt. Ông Hiện dẫn dụ, quy định váy ngắn không được đến tòa, nhưng nếu cứ mặc đến thì mời ra mà không xử phạt luôn. Tuy nhiên nếu mời ra nhiều lần mà cố tình không ra lúc đó mới xử phạt hành chính.
Liên quan đến việc xử phạt báo chí, ông Hiện cho biết, trong trường hợp quy định báo không được vào, mời ra nhưng không ra, gây cãi lộn thì lúc đó mới xử phạt chứ không phải hành vi nào cũng xử phạt.
Đề cập đến vấn đề quyền con người, Chánh án TAND TC Trương Hòa Bình cho biết, pháp lệnh được dự thảo trên cơ sở luật xử lý vi phạm hành chính và có căn cứ pháp luật để cụ thể hóa quy định của luật, còn khái niệm "cản trở" thì trong Pháp lệnh đã có giải thích rõ ràng cụ thể.
Theo quy định Chánh án là người ban hành quy định thông tư phiên tòa. Theo ông Bình, đối với phóng viên báo chí đến tòa với tư cách pháp nhân thì bình thường, còn để tác nghiệp lại khác: Phải có thẻ nhà báo và có giấy giới thiệu cơ quan. Chánh án cũng nhấn mạnh thêm rằng, chính Hội Nhà báo yêu cầu như vậy khi xây dựng nội quy này và ông Bình cho quy định như vậy là đúng.
“Một số nước phóng viên vào tòa chỉ ngồi thôi chứ không được mang công cụ vào. Người ta chỉ vẽ lại chân dung bị cáo rồi báo lấy đăng, nếu không thì phiên tòa rất lộn xộn. Chúng ta báo nào, đài nào là chính thống, tòa cũng đã tổ chức phòng riêng để tác nghiệp” - ông Bình nói.
Trước lý giải của Chánh án TAND TC, Chủ tịch Quốc hội nêu: Tòa xét xử công khai, nhà báo có được vào không? Dân chúng được vào không?... Lẽ ra phải quy định do nội dung phiên tòa, điều kiện chật hẹp nên chỉ bố trí được từng này phóng viên thôi; các phóng viên tác nghiệp ở phòng ngoài, còn trong phòng xử chỉ dành cho vài nhà báo thôi.
Chủ tịch Quốc hội đề nghị phải giải quyết làm sao cho thỏa đáng việc này. Chỉ phiên tòa xử "vip" mới phải quy định bao nhiêu thẻ, chứ không quy định chung thẻ nhà báo và giấy giới thiệu cơ quan.
“Có cho báo chí vào trong không hay buộc phải ngồi ngoài, phải quy định. Phạt cái gì, phạt hai bên cãi nhau à? Có thích đáng không? Chỉ phạt mỗi chuyện không xuất trình thẻ, quy định thêm giấy giới thiệu làm cái gì? Cái này không nên đưa vào Pháp lệnh” - Chủ tịch Quốc hội đề nghị.
Nguyễn Dũng/Infonet
--------------

25 nhận xét:

  1. Họ cấm báo chí vì họ không đàng hoàng nên sợ sự thật bị phơi bày. Biểu hiện sự yếu kém và hèn hạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gian manh và vô lương tâm nữa!

      Xóa
    2. ĐÚNG RỒI ! VÌ YẾU KÉM, VÌ NÝ NUẬN LON LỚT, VÌ KHÔNG MINH BẠCH VÌ SỢ DƯ NUẬN LÊN MỚI KHÔNG DÁM CHO VÀO.. NGHE. HI HI !

      Xóa
  2. Có một thái độ man rợ ở nước ta: "người ta" nghĩ mình có quyền đương nhiên cấm báo chí tác nghiệp? Mà không biết mình đang phạm pháp!
    Ở các nước văn minh, việc này có thể bị các phóng viên kiện, và bị tòa phạt vạ sưng mỏ luôn!

    Trả lờiXóa
  3. Đại biểu Quốc hội ở VN có mấy người học luật ,hiểu sâu về luật đâu,toàn quan chức và tướng tá cả nên sản phẩm của các vị này tức các bộ luật,pháp lệnh rất thiếu thực tế,không những ít vào được cuộc sống mà nhiều khi còn tạo kẽ hở cho nhóm lợi ích,tham nhũng lợi dụng đục khoét xã hội,công quỹ; nói theo dân dã thì sản phẩm của Quốc hội VN là hàng hàng nhái,hàng rởm,hàng chất lượng kém,vừa suất xưởng đã phải liên miên sửa chữa bảo dưỡng.....


    Đã đến lúc phải tiêu chuẩn hóa đại biểu Quốc hội bởi để có sản phẩm tốt thì ngay anh thợ xây còn cần có chứng chỉ được đào tạo chuyên về xây dựng nói chi đến những người làm luật mà không có chứng chỉ được đào tạo về luật pháp hóa ra ở VN ta xem việc làm ra luật pháp không quan trọng bằng xây một bức tường à???????

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở VN không cần học mới làm quan, làm quan rồi đi học tại chức, từ xa đến nước ngoài. Công nhân là giai cấp lãnh đạo mà cần gì học nhiều, nếu cần thì mua bằng trong và ngoài nước. Người có bằng cấp đủ hạng lủ khủ chứ ít đâu, còn nhiều hơn các nước ngoài nữa nhưng mà có làm được gì đâu, chỉ nói hay phá giõi thôi.
      Nên có tiêu chuẩn cho ĐB QH thì cũng chẳng ăn thua, như thạc sĩ ĐB QH Hoàng Hữu Phước, hay tiến sĩ luật, cao cấp lý luận chính trị ĐB QH Đổ Văn Đương còn có biệt danh Nghị Rau Muống đấy...

      Xóa
    2. Tôi nghe mấy "cha" ấy nhậu vào rồi nói; "Học lắm tắm cũng ở truồng"?!

      Xóa
  4. Ông tổng Trọng nói :
    - Hiến pháp VN là văn bản quan trọng nhất sau cưỡng lĩnh của đảng .
    Nên dân đen sống theo mọi sự chỉ dẫn của đảng , đảng lãnh đạo toàn diện , không có đối thủ cạnh tranh ,một mình một trường đấu , vừa cầm còi vừa cầm dao chém .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. -trích:" Hiến pháp VN là văn bản quan trọng nhất sau cưỡng lĩnh của đảng ".
      như vậy chính tổng Trọng đã tự thú đảng ở ngoài vòng pháp luật.?

      Xóa
  5. Quan chức nước ta bây giờ được đi nước ngoài nhiều,nên cứ mở miệng ra là: Ở nước ngoài......hoặc một số nước.......đễ so sánh.Cứ lây nước CHDCND Triều tiên để so sánh với ta thì chắc chắn trúng phóc.

    Trả lờiXóa
  6. Nhận biết lại.
    Không hiểu tại sao, lâu nay tôi rất ắc cảm với Nguyễn Sinh Hùng. Nhưng qua phát biểu về dự thảo phạt hành chính hành vi cản trở tố tụng của Toà an thì tôi lại thấy Nguyễn Sinh Hùng là con ngươi có hiểu biết về công khai, dân chủ và có chính kiến. Đúng là đã có Thẻ nhà báo là được vào dự. Có Thẻ luật sư là có quyền tư vấn, trợ giúp pháp lý; nếu làm sai thì có pháp luật khác trừng phạt, kể cả trách nhiệm hình sự. Lo gì...?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hitler cũng nói "Cuộc đời tôi dành cho sự tiến bộ của nhân dân Đức!"... Đừng chỉ nghe đã vội tin...

      Xóa
    2. Nguyễn Thanh Chấnlúc 20:54 23 tháng 12, 2014

      Tui lại nghĩ thế này: Có thẻ nhà báo là có quyền tác nghiệp, có quyền công dân thì có quyền dự các phiên toà xử công khai, còn nói xử công khai mà cấm, ngăn cản, chặn đường bắt bớ như vụ bà Hằng, vụ Phương Uyên trước đây thì ôi Khai quá là khai!!!

      Xóa
  7. tòa án VN chỉ là trò hề,goi là công khai mà cấm ngay cả người thân của bị cáo

    Trả lờiXóa
  8. Cái quyền hạng ông toà án , ông quốc hội , ông nhà nước , quanh đi đi một vòng đều bị ông Đảng ở giữa sàng lọc . Như một tam giác đều , ba góc là hành pháp , lập pháp & tư pháp , nhưng trung điểm của ba cạnh đếu có trạm gác của TU Đảng , được chỉ đạo từ một điểm nằm ngoài mặt phẳng của tam giác đều !

    Mỗi ông hành , lập , tư pháp đều nhận chỉ thị trực tiếp từ Trung Ương , lại thêm trạm gác Đảng nằm giũa ba cạnh , chính là cái bất hạnh cho xã hội , làm rối loạn xã hội mà các nước văn minh tiến bộ không có , chỉ có ở XXHCN & Độc tài hay Quân phiệt .

    Ông chủ tịch QH lẫn cả ông Toà tối cao đều hiểu rõ điều này , thở than để chứng tỏ mình có tinh thần dân chủ , nhưng thiếu cái hành động dân chủ mà người dân đang cần . Chỉ có tinh thần , nhưng thiếu hành động vì bị Trung ương đảng chiếu tướng và sàng lọc , thì ích gì ?

    Các ông nên hỏi lại Trung ương Đảng và bản thân nên đặt những câu hỏi này ở ĐẠI HỘI 10 sắp tới là tốt nhất . Còn chuyện chất vấn nhau ở Quốc hội chẳng khác chi tiếng thở than hay bôi mặt diễn tuồng !

    Liệu người dân có tin nỗi các ông Đại Biểu ĐẢNG CỬ DÂN BẦU ? Đấy chính là câu giải đáp cấp thiết nhất cho Hội nghị 10 sắp tới , trước khi nói chuyện đoàn kết nhất trí cho tiến hành ĐẠI HỘI XII .

    Nếu các ông cảm thấy dân không tin , ĐẢNG không đủ khả năng lãnh đạo , các ông tất cả nên từ chức cho dân được nhở . Gần ba mươi năm đổi mới trong hoà bình , các lãnh đạo nhà nước hôm nay vẫn loay hoay như gà mắc đẻ . Gà còn đẻ được trứng , còn nhà nước ta đẻ toàn tham nhũng hối lộ ? Đây là thành công trên con đường xây dựng XHCN như các ông vẫn tuyên bố ?

    Các ông nên thẳng thắn mổ xẻ banh bụng , banh óc ở HỘI NGHỊ 10 kỳ này , may ra mới chứng minh các ông vì dân vì nước , bản thân trong sạch . Bằng không , các ông lãnh đạo hôm nay chỉ là cá mè một lứa của những lợi ích nhóm , thùng rỗng thích kêu to .

    Trả lờiXóa
  9. Hành động CSVN bắt blogger nhà văn Nguyễn Quang Lập khiến VNCS vi phạm cam kết khi ký Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị, và khi gia nhập Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.
    Hành động này gây quan tâm của thế giới đến sự trung thực trong lập trường của lãnh đạo cao nhất của VNCS, ảnh hưởng rất bất lợi cho uy tín của họ đối với dư luận ở trong và ngoài nước.
    Nghiêm trọng nhất, hành động này công khai thách thức lương tâm của tất cả người Việt Nam trong và ngoài nước.
    Trong một thời gian ngắn, từ khi có tin nhà văn Nguyễn Quang Lập bị khởi tố theo Điều 88 Bộ luật hình sự cho đến thời điểm hoàn tất bài viết, số người ký tên vào thư ngỏ kêu gọi trả tự do cho ông và các blogger khác tăng hơn 90%; lần đầu tiên, thư ngỏ có sự tham gia ký tên của những học giả chuyên nghiên cứu về Việt Nam như Christoph Giebel, Shawn McHale, Morris Jung, Scott Laderman, Erica Peters, Peter Zinoman, v.v.

    Trả lờiXóa
  10. Truyện nhỏ như con thỏ mà cũng phải tranh luận ở tvqh, thực chất vấn đề là tại sao tòa công khai mà lại còn phải chọn đối tượng dự- Chỉ vì sợ nhiều người thấy cái dở của tòa.
    May mà hàng không chưa có quy định đi máy bay, ngoài CMND phải có thêm giấy giới thiệu của Phường.

    Trả lờiXóa
  11. Ôi dào, ông chủ tịch này nghĩ đến mà phát ớn, chẳng tin.

    Trả lờiXóa
  12. Mấy quan lớn này nói hay cách mấy cũng đừng có tin. Cứ kiểm chính lại những lừoi có cánh của các quan ta gần đây mà xem...Cha ông đã đúc kết rồi...Miệng quan trôn trẻ, cấm có ai...

    Trả lờiXóa
  13. Lạ nhỉ ?
    Bắt người và giam người, cũng cho là bí mật. Điều tra xét hỏi cũng khẳng định là bí mật. Nay xét xử công khai tại tòa án để kết tội một con người cũng nói là mật. Vì thế, mới "tối kiến" ra dự thảo pháp lệnh "'xử phạt hành chính" về hành vi cản trở tố tụng phiên tòa. Thật hết muốn hiểu các vị muốn gì (?) Muốn bịt mắt, bịt tai, khâu miệng Con Dân lai hay sao ? Cũng lạ, cứ hở ra sự làm sai, làm ẩu, làm không có trách nhiệm với người dân của cơ quan nhà nước và nhân dân phát hiện ra, báo chí vào cuộc, phanh phui ra như vụ án Nguyễn Thanh Chấn (Bắc Giang), Hồ Duy Hải (Long An), Nguyễn Văn Chưởng (Hải Phòng)...thì các thẩm phán tham gia xét xử lại đề xuất làm ra luật để cấm mọi người. Thế là rõ ý của các bác sáng kiến ra pháp lệnh xử phạt hành chính hành vị cản trở tố tụngtại tòa rồi. Các bác đã có án bỏ túi và các bác tự kết tội theo bên nào đô thì bên đó tươi.
    Thế đấy! Tòa là cán công lý cũng chỉ là cái lý cá nhân thẩm phán trong Phòng kín. Nên rất sợ ánh sáng của báo chí và mọi người. Nếu công khai thì thẩm phán đuối lý. Nên phải dùng biện pháp pháp lý đẻ che chắn cho sự bất cập của mình.
    Buồn không, không đủ năng lực trình độ đi với Dân chủ, Công khai thì ra luật cấm, phạt, bắt giam...Thế là hết ! Tòa án nước mình nó thế...!

    Trả lờiXóa
  14. Quan chóp bu NSH.nói cho có vẻ là mình cũng có
    chính kiến độc lập nhằm MỴ DÂN,chứ hoàn toàn
    không có nghĩa gì cả !
    Nếu báo chí TƯ NHÂN thì OK.nhưng báo đảng có
    một ông TBT.duy nhất thì CẤM cái gì cơ chứ mà
    đó là sự sơ sót về KIỂM DUYỆT nhưng chuyện
    BƯNG BÍT thì dĩ nhiên rồi,vì đảng có ĐỘC QUYỀN
    thông tin nên muốn bưng bít gì chẳng được !

    Trả lờiXóa
  15. Trương Hòa Bình là Trung tướng công an qua , như vậy đủ biết nhà nước này là nhà nước cảnh sát, kiểu quân phiệt phát xít như Đức , Nhật ,ý 1939 -1945.

    Trả lờiXóa
  16. bưng bít thông tin TIN BUỒN:
    thiếu tướng Nguyễn Hữu Anh (em ruột trung tướng Đồng Sỹ Nguyên) -nguyên phó giám đôc Học Viện Hậu Cần, nguyên Cục trưởng Đối ngoại quân sự, người đã ký vào kiến nghị 72 đợt 2 đã mất mà rất nhiều người chưa được biết, bởi hệ thống báo đài của đảng đã "ghét" tướng Anh vì tướng Anh đã có tư tưởng tiến bộ tự do dân chủ, đa nguyên đa đảng theo "thế lực thù địch"của đảng.
    tình cờ người viết cmt này mới được biết tin buồn này, xin chia buồn sâu sắc với gia đình của tướng Nguyễn Hữu Anh.

    Trả lờiXóa
  17. Trả thù đối với cả người đã chết, mặc dù công lao của họ rất hữu ích cho đất nước. Một làn nữa lại nhớ đến đám tang của Trung tướng TaNgocPhach (TranDo)
    Thật là một lũ ăn cháo đá bát!

    Trả lờiXóa