Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 5 tháng 11, 2014

'Tôi thấy khá buồn cười khi cứ phải bàn đưa chuyện từ chức vào luật'

“Từ chức ở Việt Nam vẫn bị nhìn nhận hết sức nặng nề. Một ông Bộ trưởng mà từ chức, muốn đi xin việc khác cũng không dễ. Bối cảnh chung đang… bịt cửa với người muốn từ chức” – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng nói. 

Luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi được trình Quốc hội cho ý kiến lần này đang làm dậy lên tranh luận xung quanh đề xuất xây dựng quy định về cơ chế từ chức đối với các thành viên Chính phủ. Quan điểm của ông về vấn đề này?
Tôi thấy từ chức một chuyện hiển nhiên, khá buồn cười khi cứ phải bàn đưa thành quy định trong luật này, luật khác. Từ chức là một phạm trù thuộc quyền tự do lao động, trước hết là quyền Hiến định, người ta không muốn làm việc nữa thì thôi thôi.

Còn nói đưa vào luật về quyền từ chức, theo tôi đó cũng chưa phải thay đổi đột phá, không có ý nghĩa nhiều. Nếu chuyện từ chức dựa trên cơ sở danh dự, văn hóa, như việc một bộ trưởng của Nhật, chỉ vì có ì xèo về nguồn tài chính thiếu minh bạch, không ổn khi tranh cử, người ta đã từ chức ngay rồi. Đó là một hệ thống chính trị hết sức có lương tâm. Chưa chắc người từ chức đã có vi phạm gì mà chỉ là người ta cảm thấy không còn uy tín thì người ta xin từ chức thôi.
TS. Nguyễn Sỹ Dũng
TS. Nguyễn Sỹ Dũng: Từ chức là phương án ít lợi hơn nên không ai dại gì đi từ chức
Cơ chế từ chức, như vậy, vận hành theo đạo đức nhiều hơn là theo pháp luật, nên xây dựng một hệ thống đạo đức điều chỉnh như vậy thì hay hơn là đưa thành quy định pháp luật. Việc từ chức để nhận trách nhiệm, từ chức vì thấy cắn rứt, từ chức vì thấy đáng ra bản thân phải làm tốt hơn hoặc để người khác làm sẽ tốt hơn mình thì đó là chuyện của đạo đức, không phải chuyện của pháp luật.
Việt Nam được xem là có nền văn hoá truyền thống trọng đạo đức, trọng danh dự, liêm sỉ. Nói như ông thì yếu tố nào cản trở mà việc từ chức trở thành không đơn giản?
Vấn đề là từ chức hiện được quan niệm hết sức nặng nề ở Việt Nam. Từ chức nặng nề cho bản thân cán bộ, cho vợ con, gia đình, bạn bè, bà con thân tộc. Trong khi từ chức là chuyện không có gì ở Nhật, ở Hàn, ở phương Tây vì một cá nhân nếu giữ chức vụ ấy thì nhận lương 10.000, 30.000, 35.000 USD/tháng còn không giữ chức vụ ấy, có khi lương 100.000USD/tháng.
Còn ở ta, một ông Bộ trưởng mà từ chức, muốn đi xin việc ở đâu đó khác cũng không dễ đâu. Thành thử mà nói, bối cảnh xã hội đang bịt cửa của người ta. Khi xã hội rộng mở hơn và đánh giá của xã hội không quá khắt khe, quy chụp thì chuyện từ chức sẽ dễ dàng. Chức tước, đáng ra chỉ thể hiện lựa chọn dấn thân của mỗi cá nhân, không nên coi là thành tích vĩ đại. Nhưng với người Việt, chức tước, làm quan là một việc “khủng” lắm.
Ngoài ra, ở ta, cơ chế khuyến khích hoạt động từ chức rất ít vì có chức là có quyền, có quyền là có lợi. Trong khi nhìn ra bên ngoài, ông Bill Clinton khi còn là Tổng thống Mỹ, lương chỉ 200.000 USD/năm còn khi không làm Tổng thống nữa, ông ấy đi nói chuyện, phát biểu một buổi cũng đã được 200.000USD rồi. Theo đó, chuyện làm quan chỉ là một lựa chọn khi bản thân mỗi người có thôi thúc nội tại, để cá nhân cống hiến chứ làm quan không thể mang lại nhiều lợi lộc hơn công việc khác. Môi trường đó ở chúng ta không có. Vậy thì làm sao từ chức mà dễ được.
Cơ quan soạn thảo dự luật Tổ chức Chính phủ sửa đổi cũng lập luận, không cần đưa quy định về vấn đề từ chức vào luật này vì nội dung này đã có trong luật Cán bộ công chức (ban hành năm 2008) nhưng thực tế, từ khi có luật đó, chưa thấy trường hợp cán bộ nào từ chức. Quy định như vậy rõ ràng không đủ hiệu lực?
Thực ra ở ta, cũng có người từ chức, vào giai đoạn khi thị trường chứng khoán, bất động sản đang sôi động, người ta có thể kiếm được nhiều tiền ở đó hơn làm công chức. Khi đó một số vị Phó GĐ Sở ở TPHCM đã từ chức, bỏ việc để đi sang làm ở lĩnh vực đó. Nhưng đó là khi chúng ta tạo được nền tảng kinh tế thị trường khiến cho việc làm ăn dễ dàng hơn. Với điều kiện như thế, việc từ chức thực hiện sẽ dễ hơn.
Vậy ông bình luận thế nào về việc nhiều quan chức của ta thời gian qua cũng đã nhận những lời “gợi ý” từ chức khi để xảy ra vấn đề gì đó thuộc lĩnh vực quản lý của mình nhưng câu trả lời luôn hàm nghĩa kiểu không xin chức, xin quyền, bản thân được tin tưởng giao việc thì sao lại “đầu hàng”, thôi chức?
Họ nói thế là đúng quá. Ở mình, chức vụ quyền hạn là nhiệm vụ mà Đảng giao, Đảng thống nhất cho nghỉ thì nghỉ, còn không thì phải kiên cường chứ, cũng như việc trước đó, Đảng giao nhiệm vụ ở nơi này, nơi khác, chẳng nhẽ từ chối, nói không nhận.
Như bình luận của ông, quy định từ chức dù có vẫn là hình thức, cơ chế này chưa mang lại ý nghĩa như sự ràng buộc, như một đòn bẩy để nâng cao trách nhiệm của quan chức?
Việc này liên quan đến mô hình quản trị vì hiện tại, khó có chuyện một cá nhân đứng ra quyết định hoàn toàn với công việc. Có là người đứng đầu, phụ trách lĩnh vực thì quan điểm của anh cũng chỉ là một ý kiến, có được giao quyền hết đâu. Có ai tự quyết được mọi việc đâu mà giờ lại phải tự chịu trách nhiệm toàn bộ. Nếu mà tôi tự quyết thì tôi tự nhận trách nhiệm còn một khi đã phải xin ý kiến và phải được sự cho phép của cấp này cấp khác thì cũng phải chia sẻ trách nhiệm chứ, nếu không cũng không công bằng.
Đứng trên nguyên tắc hành xử thì đáng ra từ chức phải là một hướng lựa chọn khôn ngoan của người làm quan, để giữ được danh dự, liêm sỉ của bản thân, tránh việc bị miễn nhiệm, cách chức… Nhưng sao không ai chọn con đường đó, thưa ông?
Bởi vì người ta hành động theo cái lợi. Đơn giản là từ chức không lợi bằng nên người ta không làm thôi. Tóm lại, theo quy trình như này, nếu anh muốn từ chức thì cũng vẫn từ chức được vì có hàng trăm ứng cử viên đang ngồi đấy, sẵn sàng cả rồi nhưng rõ ràng phương án từ chức là phương án ít lợi hơn nên không ai dại gì đi từ chức.
Xin cảm ơn ông!
Theo P.Thảo (Dân trí)
-------------

23 nhận xét:

  1. "Từ chức " mà phải đưa vào luật nữa cơ à ? có tâm thần không,nói nôm na là có ngu quá không đấy ? bởi việc từ chức là,việc một quan chức có trách nhiệm,có quyền hành,đã làm không tốt,sai sót một vấn đề nào đó liên quan đến tập thể,đến đồng bào,đến tổ quốc , nhưng chưa đến mức trách nhiệm hình sự,tự thấy mình xấu hổ,lương tâm cắn rứt thì tự nguyện rút lui khỏi vị trí để nhường ghế cho người có tài hơn đảm trách =>thế gọi là từ chức - còn đàng này cột dây vào cổ kéo anh xuống, thì từ chức cái nổi gì // nghe hài hướt quá !!! Nhưng cũng phải,VN ta có ai là người có lương tâm đâu ! nên cột cổ kéo xuống là đúng ! Đỉnh cao nó vậy ! Cười ra nước mắt là vậy ! CHỈ CÓ Ở VN !

    Trả lờiXóa
  2. "Việt Nam được xem là có nền văn hoá truyền thống trọng đạo đức, trọng danh dự, liêm sỉ". Đó là từ khi đảng chưa cầm quyền và ngày nay vẫn còn ở những ai không phải là Đảng viên đảng cộng sản.
    Ở thời đại này, ai không vào đảng, coi như chấm hết con đường "thăng quan tiến chức"; cho dù giỏi đến đâu, đạo đức đến đâu vẫn stop.
    Chỉ cần vào đảng, dù anh là ai, là cái gì, dù dốt nát, bẩn thỉu; mặc định anh là lãnh đạo, là một đẳng cấp khác; chìa khóa đã được mở; anh tìm đường leo lên những vị trí mỡ màng, béo bở...ở vị trí nào thì anh cũng cố trụ hạng; từ anh trưởng thôn đến ông tổng bí thư đều cố trụ vì đều có bổng lộc mà ở cương vị khác anh không thể có bằng. Ở vị trí nào anh cũng có cơ hội vươn lên cao hơn(trừ vị trí tổng bí thư) vì anh được quy hoạch, được sắp xếp chỉ đi lên,đi lên "ăn trên ngồi trốc" vì anh là đảng viên chí ít cũng rẽ ngang...hi hi.
    Mà đảng ta, trọng tình đồng chí, coi tình đồng chí như máu thịt.
    Những năm gần đây ta chứng kiến không ít những màn cảm động, biểu lộ tình đồng chí cao cả của những đồng chí Đảng. Cao trào là giọt nước mắt nghẹn ngào của cụ Tổng Lú khi nói về "một đồng chí ủy viên bộ chính trị" vi phạm mà được Ban chấp hành trung ương không nỡ kỷ luật; ông chủ Sang vì tình đồng chí không nỡ nhắc tên... hô hô.
    Từ tình đảng mang tính đảng ấy, các đồng chí đảng viên cứ việc lãnh đạo, cứ việc cướp bóc, cứ việc xấu xa... tất cả đả có đảng lo.
    Và cứ thế, tổ chức đảng thành nơi mật mỡ, các đảng viên thành bầy kiến trung thành và tham lam.
    Miếng bánh ngày càng béo bở nhưng cũng ngày càng bẩn thỉu tối tha; càng thối tha lại càng béo bở mỡ màng và càng thu hút bầy kiến trung thành và tham lam.
    Có lẽ nào, có ai lại rời xa đảng và từ chức.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rất tâm đắc với ý kiến của bác ND 06.58.

      Thời chưa cầm quyền,đúng là Đảng viên là những người dấn thân vì nhân dân.

      Cán bộ là đầy tớ của nhân dân như Cụ Hồ định nghĩa thì không sai ở thời điểm trước 1975 ,nhưng thực buồn vì hiện nó chỉ còn đúng ở các nước dân chủ văn minh.

      Ở VN hiện nay chỉ còn tổ trưởng dân phố ở các thành phố là vác tù và hàng tổng chứ còn từ trưởng thôn đến tứ trụ trung ương nhiều quyền lợi lắm ,tranh giành mua bán nhau ghê lắm ,ai cũng biết cả ,chỉ có những người giả không biết hoặc nói càn mà thôi.

      Tôi cũng thấy ông Sĩ Dũng nói đúng là cán bộ hiện nay có ai được tự quyết mọi việc đâu nên cũng chẳng ai phải chụi trách nhiệm về việc mình làm cả.

      Như thế thì đừng nói đến từ chức,kỷ luật được một cán bộ yếu kém cũng không thể trừ trường hợp họ tự ý làm khác cái gọi là lãnh đạo tập thể và đây chính là điểm huyệt,là cái chết được báo trước của chế độ lãnh đạo tập thể trong Nhà nước VN.

      Trong cơ chế thị trường ,nguyên tắc LÃNH ĐẠO TẬP THỂ CÁ NHÂN PHỤ TRÁCH THỰC CHẤT LÀ TRÁCH NHIỆM TẬP THỂ(VÔ TRÁCH NHIỆM LUÔN) CÒN CÁ NHÂN PHỤ TRÁCH LÀ GÌ NẾU KHÔNG PHẢI CÁ NHÂN HƯỞNG LỢI ??????????

      Có thể nói ,trong cơ chế thị trường nguyên tắc tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách là một nguyên tắc sai lầm nghiêm trọng,chính nó tạo cơ chế vô chính phủ.

      Xóa
  3. Còn 3 ngày nữa là tròn 51 năm tôi đi theo đảng.Đảng đã cho tôi biết bao bổng lộc,cho các con tôi từ những đứa làng nhàng củng có thể ngồi trên đầu thiên hạ.Cho đám cháu chắt,dây mơ rể má của tôi được vinh thân,phì gia.Cho bầy lâu la,đệ tử cùng con cháu của bọn chúng biết bao dự án béo bở.Cho nhà thờ họ của tôi cực kì hoành tráng với sừng tê,ngà voi,cao hổ.Cho những đứa mà tôi ghét vào địa ngục trần gian,lưu đày biệt xứ...Nếu bây giờ tôi từ chức mấy thứ kia có nguy cơ mất sạch,đám con cháu,lâu la,đệ tử có nguy cơ thế chỗ cái đám ghét tôi,vậy thì ngu gì mà tôi từ chức.Chịu khó trơ mặt mo ra một chút củng không sao vì tôi quen rồi

    Trả lờiXóa
  4. "Từ chức cái gì? Đảng phân tôi làm, chứ tôi đâu cần..."
    "Cụ thể là ai phân ông làm?"
    "Thì là ông Đảng đó! Tìm ông ta mà hỏi! Vớ vẩn hết sức!"
    "Ông có phải Đảng viên không?"
    "Choánh xác!"
    "Tức là ông tự phân công mình làm, trong khi các đảng viên cấp lớn khác muốn ông từ chức?"
    "Nhưng Đảng phân tôi làm! Nghe chưa?!"
    "Nhưng theo tôi hiểu thì Đảng yêu cầu ông biến đi?"
    "Đảng phân tôi làm..."

    Bó tay!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi làm theo Đảng chỉ đạo vậy nếu kết quả không tốt thì trị tội Đảng chứ sao đổ lỗi cho tôi ???

      Quá đúng luôn!

      Xóa
  5. Một người không đủ đạo đức và năng lực nếu biết tự trọng thì từ chức bằng không sẽ bị bãi miễn hoặc sa thải. Sau đó họ có xin được viêc hoặc thất nghiệp là việc họ đâu đáng để quan tâm.Lập luận của Nguyễn Sĩ Dũng thấy rất hậu đậu.

    Trả lờiXóa
  6. Từ chức sao được,mất tiền,mất gái,mất quyền lực sao ! đâu dễ vậy !

    Trả lờiXóa
  7. Quan chức VN nếu từ chức chắc không bác nào phải đi kiếm việc đâu, dư của rồi, cần gì làm thêm. Mà các bác chỉ giỏi chém gió, ai thuê làm gì.

    Trả lờiXóa
  8. Không hiểu cô PV này lấy cái định đề "Việt Nam được xem là có nền văn hoá truyền thống trọng đạo đức, trọng danh dự, liêm sỉ." ở đâu nhỉ?
    Với thực trạng "cán bộ, công chức" VN như thế thì chỉ có thể nói: "một bộ phận không nhỏ" người Việt thiếu dây thần kinh xấu hổ.

    Trả lờiXóa
  9. Ngài Bill thì người ta mời phát biểu vì người ta ngưỡng mộ ông, vì cái đầu và con người ông ấy, còn như ông TS, "quan lớn" phát biểu trong bài báo này tôi nghe mà phát ớn, ai dám mời!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước khi mời ai, tôi sẽ hỏi: "Ông tính thắt cà vạt màu gì khi phát biểu? Nếu màu đỏ hay gần đỏ, xin kiếu ông!"

      Xóa
  10. Nghe nói mấy đại học nổi tiếng của Mỹ có nhã ý mời mấy cựu tổng bí thư của ta như:Mười ,Mạnh, Phiêu sang Mỹ thuyết trình một số vấn đề về nền kính tế thị trường định hướng XHCN nhưng nghe đâu các vị còn phân vân lắm vì những cái đó thuộc loại "bí quyết"sống để bụng chết mang theo có mấy tỉ đô la một tiết cũng không giảng cho bọn đó được.(chỉ dân VN mới được xài ) vậy nhé tiến sĩ Dũng.

    Trả lờiXóa
  11. Ở đất nước này có ngu mới từ chức, sáng cắp ô đi chiều cắp ô về cuối tháng lĩnh lương.Hoàng Sa, Gạc Ma Tàu nó làm gì thây kệ nó có chết ai đâu.

    Trả lờiXóa
  12. Ts Dũng nói sai rồi .Chỉ sợ bất tài vô dụng thôi chứ làm gì không xin được viêc.Công ty của tôi đang cần người làm tạp vụ,bảo vệ ,giữ xe... nếu không chê cứ liên hệ tôi nhận tất.

    Trả lờiXóa
  13. Thì ra chỉ vì chữ "LỢI" chứ có phải vì dân vì nước gì đâu. Cháy nhà mới ra mặt chuột.

    Trả lờiXóa
  14. "Một ông Bộ trưởng mà từ chức, muốn đi xin việc khác cũng không dễ...” – Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Sỹ Dũng.
    Đây là tâm lý ăn bám rõ nét của cán bộ cộng sản! Rất tiêu biểu! Vì dốt nát, bất tài, không thể xin việc khác, nên quyết liệt trụ lại "hoạt động cách mạng" bằng cái dốt nát, bất tài của mình!
    Nếu bố Dũng này, không may cho Hàn Quốc, là Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Hàn Quốc, sẽ nói:
    "Một ông Bộ trưởng mà tự tử (vì danh dự), muốn sống lại cũng không dễ...”?????!!!!!
    Họp mặt lớp cũ, các bạn tôi nhất trí: "Từ nay nếu sinh con đẻ cái, quyết liệt không đặt tên cho con là Dũng"!!!

    Trả lờiXóa
  15. Vậy là do... không xin được việc nên không dám từ chức (?!). Nói môn na kiểu bà con nông dân như tui: Từ chức lấy c. ăn sao. Bở vậy ngồi "ghế cao" ăn máu xương của đồng bào cho chắc chớ làm được gì lũ tệ hơn khỉ.

    Trả lờiXóa
  16. Những bài phát biểu kiểu này nghe phát ớn, càng làm to càng đểu vì quyền lợi nhiều nên mình ko ăn thằng khác ăn mất, thế là giữ chặt, lại còn ký vội quyết định bổ nhiệm trước khi về hưu, hết " liêm sỉ" !!!!

    Trả lờiXóa
  17. Từ chức phải hiểu theo 2 nghĩa :
    Theo nghĩa bóng thì do lòng tự trọng, cảm thấy xấu hổ mà xin nghỉ việc.
    Theo ngĩa đen là từ chức này leo lên chức khác cao hơn.
    Các bác nhà ta chỉ thuộc nghĩa đen mà thôi. Đưa ra QH bàn luận cho vui đấy mà.

    Trả lờiXóa
  18. Mặc bà chúng nó ,lũ này nói mỏi mồm
    Lợi nhuận tham nhũng thế đuổi nó cũng chẳng về
    Có đâu mà từ chức,chức mua phải mất tiền ai dễ cho khong
    Đầy thằng hết tuổi về hưu rồi vẫn cố ngồi đấy lì ra
    Muôn thủa khong thằng nào từ chức

    Trả lờiXóa
  19. Nguyễn Sỹ Dũng dở hơi nó làm dân thêm bức xúc

    Trả lờiXóa