Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 12 tháng 11, 2014

Sợ nhất “cái gì cũng thiết yếu, cũng độc quyền”

"Cái gì là thiết yếu, cái gì là độc quyền? Là nhà ở, điện, nước hay bất động sản hay sao….? Sợ nhất nếu sau này cứ nói cái gì cũng thiết yếu để đòi đổ vốn 100% Nhà nước vào tràn lan".
Ví vốn Nhà nước là “cây khế ngọt thì nhiều người cùng trèo hái”, các ĐBQH lo lắng,nếu không xác định rõ những lĩnh vực Nhà nước tham gia hay không, thì vốn của Nhà nước chỉ chảy vào chỗ ... trũng.
            Vốn Nhà nước "như cây khế ngọt nhiều người hái"
Phát biểu tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại Doanh nghiệp (DN) sáng 11/11, Đại biểu Đỗ Văn Đương nhấn mạnh, nếu quy định vốn Nhà nước được phép đầu tư vào thành lập DN thuộc lĩnh vực cung cấp sản phẩm dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội; DN hoạt động trong lĩnh vực độc quyền Nhà nước…. thì e chưa ổn.
“Quy định như thế ta có định liệu được không? Cái gì là thiết yếu, cái gì là độc quyền? Là nhà ở, điện, nước hay bất động sản hay sao….? Sợ nhất nếu sau này cứ nói cái gì cũng thiết yếu để đòi đổ vốn 100% Nhà nước vào tràn lan. Phải định tính hết sức căn bản để vốn Nhà nước không đi chệch hướng. Hãy để mọi thành phần kinh tế thức dậy để tạo ra mọi sản phẩm”- ĐB Đương nói.
Luật cần siết chặt phạm vi, lĩnh vực hoạt động của các DNNN đầu tư 100% vốn, các loại hình DN mà Nhà nước tham gia đầu tư vốn. Trong khi đó đầu tư vốn Nhà nước tại các DN theo các hình thức đầu tư quy định trong dự án Luật là tương đối rộng rãi, chung chung, thiếu cụ thể. Quy định như dự án Luật không siết chặt được mà còn tạo kẽ hở, hợp thức hóa việc chạy đua đầu tư.
Nói về những bất cập hiện nay, ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) cho rằng, cứ nói Chính phủ, Bộ, ngành quản lý nhà nước không còn chủ quản các tổng công ty, các tập đoàn, nhưng thực tế hiện nay vẫn là “quản”. DN kêu trời vì muốn làm gì, mở rộng đầu tư vào đâu cũng phải “bẩm” từ dưới bẩm lên.
Các ĐBQH đề xuất thành lập một cơ quan quản lý độc lập DNNN
"Quan điểm của tôi, chính quyền địa phương chỉ làm các loại dịch vụ công ích phục vụ người dân. Còn bây giờ Chính phủ muốn làm kinh doanh thì tổ chức một số tập đoàn lớn, các tập đoàn đó điều lệ có thể trở thành đạo luật và hàng năm phải báo cáo trước Quốc hội"- Ông Trần Du Lịch nói.
Trong tương lai, một số DNNN lớn, tập đoàn phải có đạo luật riêng, hàng năm phải báo cáo hoạt động trước 90 triệu cổ đông mà người đại diện là Quốc hội. Họp Quốc hội chính là hội nghị đại cổ đông, chứ không thể giao hết cho Chính phủ. Một số tập đoàn lớn như dầu khí điện lực, khoáng sản thành tập đoàn kinh tế Nhà nước, thì phải xem lại quản lý...
Cần một Tổng Cục quản lý vốn Nhà nước tại DN?
ĐB Phạm Huy Hùng (Hà Nội) kiến nghị Chính phủ cho thành lập Tổng Cục quản lý vốn Nhà nước tại DN (trực thuộc Chính phủ), trên cơ sở nâng cấp Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) hiện nay.
Còn theo ĐB Trần Hoàng Ngân (TP.HCM), hiện tại vốn Nhà nước nằm trong các DNNN là hơn 1 triệu tỷ đồng và đang được nằm rải rác, phân tán tại tất cả các Bộ, ban, ngành và tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Sự phân tán này đã dẫn đến việc sử dụng vốn Nhà nước không thực sự hiệu quả, thậm chí có chỗ thừa mang gửi ngân hàng lấy lãi suất thấp, trong khi chỗ thiếu lại đi vay vốn với lãi suất cao. 
Do đó, rất cần một cơ quan chuyên môn quản lý tập trung nguồn vốn này và cơ quan chuyên môn đó chịu trách nhiệm trước 90 triệu cổ đông. Quốc hội sẽ là cơ quan đại diện cho người dân để giám sát khoản vốn Nhà nước. 
“Cần mô hình quản lý tập trung và mô hình này có thể áp dụng theo mô hình của Singapore, hình thành lên một Tổng Cục quản lý vốn nhà nước và chịu trách nhiệm báo cáo chi tiết. Cơ quan này sẽ tính toán nên đầu tư vào đâu, đầu tư vào thời gian nào để đạt được hiệu quả cao nhất. Trong thời gian trước mắt khi chưa xây dựng mô hình này, thì việc quản lý tập trung phải nằm ở Bộ Tài chính hoặc Bộ Kế hoạch và Đầu tư”, ĐB Trần Hoàng Ngân kiến nghị. 
Trường Giang/Infonet
------------

10 nhận xét:

  1. Ôm tất cả, như vậy mới là lãnh đạo !, ôm nổi không ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mản - anh hùng dê xồmlúc 20:02 12 tháng 11, 2014

      Cứ đèn mờ là "Chụng tợ ôm hệt!"

      Xóa
    2. Các quan bác nhà ta chỉ thích ôm quyền thôi,ôm được càng nhiều quyền càng tốt vì có quyền tất có lợi ,còn trách nhiệm thì các bác ấy chỉ ngược lên trên là đi mà hỏi Đảng lãnh đạo toàn diện ấy,tôi chỉ làm theo định hướng của Đảng thôi mà.

      Đến lượt ông Đảng cầm quyền đương nhiên ông ấy sẽ chỉ xuống dân ,trách nhiệm à?Dân bầu ra Quốc hội ,Quốc hội mà sai thì dân chụi chứ còn ai chụi vào đây nữa chứ?Như thế chả gọi là biện chứng còn gọi là gì nữa mà théc méc nhỉ????

      Các bác lãnh đạo chỉ sợ cổ phần hóa hết thì nói thật,khi các bác ấy xuống DN cổ phần làm gì còn oai lãnh đạo nữa,nó còn chẳng tiếp nữa ấy chứ.

      Nên các bác lãnh đạo,cái gì cũng dọa dân là thiết yếu ,DN Nhà nước phải nắm lấy để các bác ấy còn thành lập cả tá DN sân sau mà chia nhau lợi ích chứ.

      Lợi ích này lớn lắm,mấy trăm phần trăm ấy chứ>Mác nói lợi ích 100%thì bảo giết bố nó ,nhà tư bản cũng giết luôn,vậy nên bỏ thế nào được DNNN,càng nhiều DNNN các quan chức càng dễ làm giầu mà.

      Kinh nghiệm các nước cho thấy ,trừ những lĩnh vực không hấp dẫn buộc Nhà nước phải tổ chức DNNN để gánh vác,không gì là không thể cho tư nhân vào kinh doanh bởi luật lệ là do Nhà nước quy định kia mà.

      Anh kinh doanh lĩnh vực nào có luật lệ lĩnh vực ấy,ví dụ điện lực chẳng hạn,DN kinh doanh điện năng thì không được đình công,đơn giản chứ đâu có sợ nó phá bĩnh.

      Nếu CNXH là cha đẻ cơ chế bao cấp xin cho thì cơ chế xin cho là cha đẻ của tệ tham nhũng.

      Do vậy theo cách TBT vẫn luận giải nhân quả thì những anh nào muốn giữ định hướng XHCN chính là những anh muốn giữ cơ chế xin cho hay nói cho cùng là những anh mưu đồ để tham nhũng không hơn không kém!!!!!!Chuột tham nhũng là chúng nó đấy chứ có đâu xa,có khó tìm .

      Xóa
  2. làm sao cứ phải ôm rơm nặng bụng cho khổ thế các vị.hãy tư nhân hoá hết,tại sao cty tư nhân của mỹ cũng làm vũ khí do nhà nước đặt hàng,tại sao vn mình nói tiếng đồng bào thiêng lieng thế,nhưng nói đên tư nhân thì nghi ngờ cảnh giác,thậm chí coi thường,cái gì cũng nhà nước,mà nhà nước thì tù mù,thiếu minh bạch,vốn thì khủng,lại ưu đãi nhưng quản lý thì lỏng lẻo,cụ thể như ngân hàng,bđs thì nợ xâu, hàng tồn thì mỗi ông nói một phách,ông thì trên 10%,ông thì 3%! vinasin vỡ nợ hàng trăm ngàn tỷ cũng lấp liếm cho qua để lên cao ngồi.tốt nhất là giảm triệt để dnnn,và giảm triệt để độ lớn của dnnn,xoá bỏ tct mà chỉ mức cty cho dễ quản!

    Trả lờiXóa
  3. Có 2 điều không thể không nhắc đến:
    1. Cái đầu lãnh đạo hiện nay, có suy nghĩ nỗi đến chuyện Quốc thái, Dân an không: Rõ là không.. dẫn chứng thì nhiều và ai cũng biết, họ bán rẽ tất cả mọi thứ của Nước, của Dân.
    2. Không phải không biết là quá tải, nhưng nếu không ôm vậy, thì làm sao lại quả... Mà quả của những con voi không đó.
    2.

    Trả lờiXóa
  4. Đẻ ra cái quái thai DNNN đã lỗi thời; cố giữ nó, đẻ tiếp cái SCIC để "kinh doanh vốn NN"; bây giờ không ổn, lại tính đẻ ra cái Tổng cục "quản lý vốn NN" trên nền cái ông "kinh doanh vốn NN" không nổi!
    Đúng là "con kiến mà leo cành đa/ Leo phải cành cộc ...".
    Nhà nước làm quản lý, Doanh nghiệp làm kinh doanh. Mất già nửa thế kỷ mới "đổi mới" được như nó vốn có. "Leo ra leo vào" thực chất là leo về ... cái cũ phản động.

    Trả lờiXóa
  5. Ôm nhiều mới lắm bổng lộc, khi đổ bể thì đổ cho tập thể.

    Trả lờiXóa

  6. Nhà đầu tư đăng ký mua trên 49 triệu cổ phần Vietnam Airlines
    1.608 nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá, bao gồm 1.578 nhà đầu tư cá nhân trong nước...
    Nhà đầu tư đăng ký mua trên 49 triệu cổ phần Vietnam Airlines

    Dự kiến sau cổ phần hóa thành công, thặng dư vốn của Vietnam Airlines là 1.043 tỷ đồng, quy mô vốn điều lệ là 15.144 tỷ đồng.
    Hà Anh
    Sở Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM (HOSE) thông báo về thông tin đăng ký tham gia đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

    Theo đó, có 1.608 nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá, bao gồm 1.578 nhà đầu tư cá nhân trong nước, 28 nhà đầu tư cá nhân nước ngoài và 2 nhà đầu tư tổ chức trong nước.

    Với tổng khối lượng cổ phần đăng ký là 49.366.200 cổ phần. Trong đó, nhà đầu tư cá nhân trong nước đăng ký mua 922.500 cổ phần, cá nhân nước ngoài đăng ký 120.800 cổ phần và nhà đầu tư tổ chức trong nước đăng ký 48,3 triệu cổ phần.

    Theo kế hoạch, phiên đấu giá sẽ được tổ chức vào ngày 14/11 tại HOSE với số lượng cổ phần đưa ra đấu giá là 49 triệu cổ phần với giá khởi điểm 22.300 đồng/cổ phần. Số cổ phần đưa ra đấu giá tương đương 3,465% vốn điều lệ của Vietnam Airlines

    Theo phương án cổ phần hóa Vietnam Airlines được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hình thức cổ phần hóa Tổng công ty Hàng không Việt Nam được chốt là giữ nguyên vốn Nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Cơ quan đại diện chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại Vietnam Airlines là Bộ Giao thông Vận tải.

    Vietnam Airlines sẽ có vốn điều lệ sau cổ phần hóa là 14.101,8 tỷ đồng, tương đương hơn 1,41 tỷ cổ phần có mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần, trong đó cơ cấu cổ phần phát hành lần đầu là: Nhà nước nắm 75% vốn điều lệ; bán cho nhà đầu tư chiến lược là 20%; bán đấu giá công khai 3,465%; phần còn lại sẽ bán ưu đãi cho người lao động và tổ chức công đoàn.

    Kính thưa Quốc Hội !
    Nhiều công ty con của Vietnam Airlines thua lỗ nặng
    Thì xây sân bay cho lớn mà làm gì
    http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Nhieu-cong-ty-con-cua-Vietnam-Airlines-thua-lo-nang-post151394.gd
    Các Đại biểu QH có biết thực trạng này hay không !

    Trả lờiXóa
  7. Kính thưa Quốc Hội !
    Nhiều công ty con của Vietnam Airlines thua lỗ nặng
    Thì xây sân bay cho lớn mà làm gì
    http://giaoduc.net.vn/Kinh-te/Nhieu-cong-ty-con-cua-Vietnam-Airlines-thua-lo-nang-post151394.gd

    Các Đại biểu QH có biết thực trạng này hay không !

    Trả lờiXóa