Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 1 tháng 10, 2014

Tuổi trẻ Hồng Kông từ chối “cam thối” của Hoa lục

Với tựa “Cuộc bãi khóa của học sinh Hồng Kông biến thành xung đột với cảnh sát” “Phong trào dân chủ Hông Kông thách thức Trung Quốc”, hai nhật báo lớn của Pháp là Le Monde Les Echos phân tích những yếu tố sâu xa thúc đẩy giới trẻ Hồng Kông động viên nhau cùng xuống đường tranh đấu cho dân chủ.
Theo Le Monde, từ thứ ba tuần trước phong trào tranh đấu với khí thế bừng bừng của tuổi trẻ đã chiếm lĩnh nhiều khu phố, bao vây tòa nhà Nghị viện.
Trên hiện trường, người ta thấy Hồng y Trần Nhật Quân, hơn 80 tuổi, nguyên là Tổng giám mục Hồng Kông, vị tu sĩ dấn thân tranh đấu vì dân chủ chống chế độ cộng sản Trung Quốc, giáo sư Benny Tai, lãnh đạo phong trào công dân bất phục tùng Occupy Center tham gia xuống đường với học sinh. Từng đoàn bác sĩ, y tá tự nguyện chăm sóc cho những học sinh sinh viên bị hơi cay.
Trừ Apple Daily, nhiều tờ báo Hồng Kông cố ý không cho các nhà dân chủ phát biểu. Chính động thái này làm tuổi trẻ Hồng Kông lo ngại các quyền tự do bị gậm nhấm. Ngày 31/08 vừa qua, Ban thường vụ Quốc hội Trung Quốc quyết định chỉ có những ứng cử viên, tối đa ba người, và phải được một ủy ban bầu cử chấp thuận, mới có quyền ra tranh chức chủ tịch Đặc khu Hồng Kông. Cho đến nay, phong trào dân chủ luôn tỏ ra ôn hòa và kỷ luật. Tuy nhiên, các cuộc đình công, biểu tình không mang lại kết quả. Alex Chow, chủ tịch Liên hội sinh viên Hồng Kông khẳng định  “Cuộc bãi khóa lần này là một bước ngoặt trong tiến trình tranh đấu vì dân chủ”.
Theo Le Monde thì từ thầy đến trò đều có cùng một tâm trạng. Giáo sư Tommy Cheung, một trong số 400 giáo sư, giảng sư đại học ký tên ủng hộ phong trào, tuyên bố : Đã nhiều năm nay, người dân Hồng Kông đòi dân chủ thật sự và phải được Hiến định. Thế nhưng, tranh đấu chống chính quyền bằng những cuộc tuần hành đông đảo rồi sau đó ai về nhà nấy chờ năm sau tái diễn thì không mang lại kết quả nào. Do vậy, lần này chúng tôi thay đổi chiến thuật.
Một trong những hình ảnh mà phóng viên Le Monde cho là mang tính tiêu biểu nhất là chiếc rổ đựng trái cây của nhà giáo hồi hưu Jeffrey Lim tố cáo gọi là “đảng cử dân bầu” mà Trung Quốc muốn áp đặt. Ông đứng phát băng vải vàng biểu tượng của phong trào tranh đấu bên dưới một cái rổ trong đó có ba quả cam thối và hàng chữ: “Đây là những ứng cử viên mà họ đề nghị cho chúng ta. Chúng ta có quyền tự do lựa chọn quả cam thối ưa thích“.
Học sinh sinh viên bất mãn, doanh nhân bất bình
Không phải chỉ có giáo sư, học sinh tâm đầu ý hợp mà ngay giới doanh nhân Hồng Kông cũng bất bình Trung Quốc. Qua góc nhìn kinh tế, đặc phái viên của nhật báo Les Echos gửi về bài phóng sự chi tiết với một số điểm chính yếu như sau : Sinh viên học sinh đi tiên phong trong phong trào tranh đấu để buộc Trung Quốc phải tôn trọng lời cam kết để người dân địa phương toàn quyền bầu chọn lãnh đạo vào năm 2017. Cơ may cho doanh nghiệp ăn nên làm ra là cần môi trường trong sạch không có bàn tay thao túng của Trung Quốc.
Mục tiêu tối thượng của phong trào là giúp cho người dân thấy rõ những người cầm loa phát biểu quan điểm khác biệt với chế độ không phải là những kẻ gây mất trật tự công cộng. Thủ phạm gây bất ổn là những phần tử lũng đoạn chia rẽ đối lập và cản bước tiến hóa của xã hội. Theo giáo sư luật Benny Tai, lãnh đạo phong trào Occupy Center thì Bắc Kinh muốn kềm chế Hồng Kông phát triển. Chính quyền thân Bắc Kinh bị mất tính chính đáng, họ không có một chút độc lập nào trong hành động kể cả thực hiện biện pháp xử lý rác.
Chuyên gia Pháp Sebastien Vag, giám đốc Trung tâm Trung Quốc hiện đại, xác nhận : Tự do báo chí đã bị thành phần thân Bắc Kinh tấn công toàn diện từ nhiều tháng nay. Ngay nhật báo South China Morning Post trước đây rất độc lập mà bây giờ cũng “ngoan ngoãn” ra nhất là từ khi ban biên tập được trao cho một đảng viên đảng cộng sản Trung Quốc điều hành.
Cuối cùng là môi trường làm ăn buôn bán: hơn 80 công ty tài chính đứng đầu là Edward Chin đã đồng ký một kiến nghị gửi Tập Cận Bình yêu cầu Bắc Kinh để cho Hồng Kông yên ổn. Một mặt, giới doanh nghiệp lo ngại về tình trạng tự do báo chí mất dần, mặt khác gần đây xuất hiện một nhóm nhỏ doanh nghiệp tóm thâu quyền lợi của Hồng Kông mà nhóm này lại là đảng viên cộng sản. Theo Edward Chin, trước đây có 700 gia đình chia nhau các thị phần quan trọng. Ngày nay, doanh nhân Hồng Kông phải giành giật với đảng viên đảng cộng sản Trung Quốc và hơn bao giờ hết, muốn được hợp đồng thì phải mua chuộc quan hệ.
Điều tai hại hơn nữa đây không phải chế độ cộng sản mà chỉ là một nhóm nhỏ tài phiệt tìm mọi cách để thủ lợi tối đa không cho ai sống. Chính những tay tài phiệt tuân thủ Trung Quốc gây hại cho Hồng Kông chứ không phải là phong trào dân chủ, nhà tài chính Edward Chin nhận định như vậy trước khi kết luận một cách cay đắng : làm ăn buôn bán cũng cần một môi trường trong sạch và công lý. Có lẽ tôi phải di cư ra nước ngoài.
Theo ghi nhận của Les Echos thì điều làm người dân Hồng Kông chán ghét Hoa lục nhất là số lượng du khách từ Trung Quốc. Hơn 50 triệu người đã qua Hồng Kông, nơi chỉ có 7 triệu dân, mua sắm vơ vét hàng hóa chất đầy ‘valise’. Khách sạn, cửa hàng sang trọng lúc nhúc người Hoa lục và do tình trạng di dân ồ ạt, thành phần trung lưu Hồng Kông không tìm ra chổ ở.
Do vậy, người dân Trung Quốc bị dân Hồng Kông xem là kẻ xâm lăng
Trong cuộc chiến bất cân xứng này, phong trào dân chủ Hồng Kông không hề mang ảo tưởng. Những thành viên tranh đấu như Benny Tai nhắc đến kinh nghiệm của mục sư Mỹ da đen Martin Luther King.Doanh nhân Edward Chin trích tấm gương của thánh Gandhi của Ấn Độ và Nelson Mandela của Nam Phi.
Đây là những nhà tranh đấu biết chuyển thế yếu thành sức mạnh. Cuộc đấu tranh tại Hồng Kông thành bại tùy thuộc vào tình thế ở Bắc Kinh nơi mà giới lãnh đạo bị ám ảnh bởi nổi lo ảnh hưởng dân chủ tác động đến quyền lực của họ. Nhà báo Chen Ping, một đảng viên ly khai, tác giả phóng sự điều tra về lãnh đạo Lương Chấn Anh, kẻ bị xem là bù nhìn của Trung Quốc và vì phóng sự này ông bị hành hung đổ máu tỏ ra lạc quan hơn. Ông nói ông quen biết “4 trong số 7 ủy viên bộ chính trị” và qua đó ông biết họ ý thức là không thể nào tránh khỏi dân chủ.
      (Nguồn: RFI/Dân News)
---------------

19 nhận xét:

  1. hân chuyện biểu tình chống Trung Cộng ở ngay “quốc nội” Hồng Kông, ta điểm qua các kẻ thù của chế độ XHCN Trung Cộng vào lúc này. Với biên giới dài hàng chục ngàn km, giáp ranh với 14 quốc gia lớn nhỏ thì tuyệt đại đa số đó đều là những biên giới “không bình yên”, hoặc tiềm năng “không bình yên”.
    Các chính sách Đại Hán, chỉ biết có lợi, ngông cuồng nên trong 14 nước có chung biên giới thì chỉ còn lại có Pakistan là có quan hệ hữu hảo, trước đây có CHDCND Triều Tiên, nhưng từ ngày chú Ủn lên cầm quyền thì đã diễn ra cảnh cơm canh không ngọt, suýt dẫn tới oánh nhau với Trung Cộng.
    Nhưng diễn biến tình hình mới nhất thì Pakistan, xứ Hồi giáo “sớm đầu tối đánh” cũng đang muốn quay cờ vì phản đối TQ đàn áp Hồi giáo. Vậy là chẳng còn em nào hòa thuận với anh TC…
    Nhìn ra biên giới biển thì biển Hoa Đông có vụ Điếu ngư đài tranh chấp với Nhật Bản. Biển Đông thì có các em Việt Nam, Philippines… tranh chấp Hoàng Sa.
    Các xứ Hồi thuộc Liên Xô cũ có chung biên giới với TQ như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan…đang công khai hoặc bi mật ủng hộ cho phong trào đòi độc lập cho xứ Hồi Tân Cương, Duy Ngô Nhĩ….đang bạo động với các vụ tấn công liều chết đẫm máu…
    Rồi phong trào đòi độc lập của xứ Tây Tạng đã kéo dài hơn 50 năm nay với Lãnh tụ sáng chói Đức Lạt Lai Lạt Ma…
    Rồi Pháp Luân Công càng bị đàn áo càng phát triển và hiện có hơn 100 triệu tín đồ…
    Rồi 50 triệu Hoa Kiều sống ở gần 200 nước trên thế giới, tuyệt đại đa số đều chống lại chế độ hiện nay ở Bắc Kinh…
    Và cuối cùng thì xứ nhỏ bé nhưng giàu có Đài Loan, nơi mà chính thể Quốc Dân Đảng (năm tới bầu cử sẽ giành quyền trở lại) là một chính thể duy nhất trên hành tinh này thề rằng, và viết trong cả Hiến Pháp rằng sẽ thống nhất với Trung Hoa lục địa sau khi tiêu diệt ĐCS và nhà nước CS hiện nay ở Trung Hoa.
    Chẳng có gì để mà đi theo cái chính thể nhà nước mà cả Trời Đất, cả nhân loại không dung đó nữa…

    Trả lờiXóa
  2. Liên quan đến các cuộc biểu tình bất bạo động đòi hỏi dân chủ tại Hong Kong hiện nay, có ba bài học lớn nhất:

    Thứ nhất, chính quyền độc tài bao giờ cũng tìm cách ăn cướp quyền tự do của dân chúng, ngay cả khi họ đã từng công khai hứa hẹn bảo vệ các quyền tự do đó (ở trường hợp của Trung Quốc đối với dân Hong Kong là qua chính sách “một quốc gia hai chế độ” họ từng cam kết khi lấy lại Hong Kong từ tay của Anh vào năm 1997).

    Thứ hai, để bảo vệ tự do của mình, dân chúng cần phải mạnh. Mạnh ở ba khía cạnh: Một, có ý thức sâu sắc về các quyền tự do vốn có của mình; hai, có quyết tâm bảo vệ các quyền tự do ấy; và ba, biết cách tổ chức các cuộc đấu tranh để đạt được hiệu quả mình muốn.

    Thứ ba, lực lượng tiên phong các các phong trào dân chủ bao giờ cũng thuộc về giới trẻ, chủ yếu là giới sinh viên học sinh với sự hỗ trợ của giới trí thức nói chung. (Ở Hong Kong hiện nay, một trong những lãnh tụ nổi bật nhất là Joshua Wong – Hoàng Chí Phong – mới có 17 tuổi!)
    Cả ba bài học ấy đều rất đáng để người Việt chúng ta hiện nay suy ngẫm.
    (FB Nguyễn Hưng Quốc)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Joshua Wong - Trần Quốc Toản ra quân!

      Xóa
  3. Trương Minh Tịnhlúc 03:01 1 tháng 10, 2014

    TQ với HongKong y chang Việt-Nam với TQ.

    Dân Chủ sẽ thắng (ngay trên đất TQ).

    Trả lờiXóa
  4. Nhân dân Hông Kông không chịu nổi cái chế độ cộng sản. họ dạy con họ Hoàng Chi Phong sinh ra trong thời kỳ Hồng Kong do cộng sản cai trị là phải đứng lên đấu tranh giành lấy quyền dân chủ dể chống lại cái gọi là đảng cử dân bầu thực hiện một xã hội nô lệ thời hiện đại ( chủ nô là cộng sản, nhân dân là nô lệ) Cái : Đất đai thuộc sở hữu nhà nước và công sản lãnh đạo xã hội đã minh chứng cho chế độ nô lệ mà chủ nô là cộng sản có quyền sở hữu; nhân dân là nô lệ chỉ có quyền sử dụng khi chu nô cho một thời gian và phải thi hành diều 258 nói như cộng sản nói, nghĩ như công sản nói ( động vật nhai lại). Nếu chúng ta kết hợp cái quyền sở hữu dất đai thuộc cộng sản và điều 258 thì nhân dân là kẻ nô lệ cả về vật chất lần tinh thân.

    Trả lờiXóa
  5. Quân khốn nạn,ý dân như thế mà nó cứ vẫn làm ngơ,mồm leo lẻo,nói lời đểu cáng,tham gian và tàn bạo cực kỳ - cố gắng duy trì quyền lực để hút máu nhân dân chứ gì đâu !

    Trả lờiXóa
  6. Trung+ lẽ nào không biết cả thế giới ghét và không sợ nó? (Trừ Việt+).

    Trả lờiXóa
  7. Dân Hong Kong sống hạnh phúc hơn 100 năm qua dưới sự cai trị của nước Anh, ngày nay thấm thía khi bắt đầu bước vào Thiên đường Cộng sản ....... Dân Việt thì quen rồi, có sao chịu vậy, họ không còn mơ ước chi nữa cả !

    Trả lờiXóa
  8. Tuổi trẻ, sinh viên các nước được sống và học tập trong môi trường đại học độc lập, môi trường tự do văn hóa tư tưởng học thuật (như miền Nam trước 75) nên họ rất nhạy bén với thời cuộc. Môi trường đại học bây giờ không phải là sinh viên mà là những học sinh cấp dưới đủ tuổi đại học, định hướng là như vậy và đó là điều khốn nạn cho tương lai đất nước.

    Trả lờiXóa
  9. Bài học HK cho dân VN : Chỉ có đứng lên đấu tranh mạnh mẽ mới có được DÂN CHỦ ĐÍCH THỰC, nếu không chỉ là dân chủ lừa. Hình ảnh "cho 3 quả cam thối, hãy chọn một" ở HK đã chứng minh điều đó!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hiện nay tôi có 16 quả cam thối!

      Xóa
    2. Cam độc thì đúng hơn! Của lão Phù thủy Cạc Mạc "ban" cho!

      Xóa
  10. Bầu cử ở VN cũng vậy, hãy chọn quả cam ít thối hơn trong cái rổ cam thối do trên đưa xuống, thậm chí chọn quả nào cũng đã có chỉ đạo rồi. Thấy có vấn đề gì đâu, lúc nào cũng nói bầu cử thành công tốt đẹp, xong ai về nhà ấy, bộ máy chính quyền "mới" vận hành ro ro, giơ tay, biểu quyết, ấn nút rào rào, lúc nào cũng nhất trí cao, rất cao.
    Vụ HK, không biết dân VN có thấy xốn con mắt bên trái, bên phải nào không ?

    Trả lờiXóa
  11. vn không thể so sánh với Hồng Koong về mọi mặt
    nhưng V+ đang run sợ lây lan tinh thần dân chủ này

    Trả lờiXóa
  12. Dân chúng Hồng kong đã có hơn trăm năn làm người,không lẽ nào họ để bọn ngượm trung nam hải tước mất cái quyền đó?! Cuộc đấu tranh của họ ôn hoà rất văn minh khác xa những gì ta tưởng.

    Trả lờiXóa
  13. Hoan hô Hồng Công. Nhân dân VN anh hùng nên đòan kết học tập các phong trào đòi dân chủ trên thế giới

    Trả lờiXóa
  14. Dân chủ sẽ đến với nhân dân Việt nam

    Trả lờiXóa
  15. CS; chúng tôi cần ỔN ĐỊNH để Thuần Hóa...và ngồi mát ăn bát vàng tới MUÔN NĂM???
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  16. Hồng Công dứt khoát muốn ra
    Việt Nam ta lại thiết tha ôm vào
    Nào bốn tốt nào vàng hoe
    Nào là hửu hảo cứ ve vẫn hoài
    Biết rằng chủ nghĩa viễn vông
    Độc tài đảng trị dân tình khổ đau
    Toàn dân thức tỉnh mau mau
    Chớ nên mê muội mà đau suốt đời
    Cũng tròn thế kỷ đấy rồi
    Cha truyền con nối đè đâu dân đen
    Để cho thế giới ngợi khen
    Con dân Đất Việt lọ lem suốt đời
    Đời cha cho chí đời con
    Sống trong ngục Cộng mõi mòn Tự Do
    Nhân quyền đâu phải xin cho
    Tại sao ta mãi co ro cúi đầu
    Nhìn thế giới khắp toàn câu
    Đâu đâu cũng sống Tự Do thanh bình
    Thế mà Dân Việt Nam mình
    Cam tâm tôi mọi kẻ khinh người cười
    Cúi lòn những kẻ đười ươi
    Nói ra xấu hổ con người Việt Nam

    Trả lờiXóa