Translate

Trang BVB1

Thứ Ba, 21 tháng 10, 2014

Tự ứng cử, “đảng cử - dân bầu” và “9 không”

Chuyện “Đảng cử - Dân bầu” sẽ được đưa ra thảo luận tại kỳ họp lần thứ 8 của Quốc hội, khai mạc từ hôm nay 20-10-2014. Tuy nhiên ít có khả năng việc “phổ thông đầu phiếu” được bấm nút thông qua, vì nó đi ngược lại với Quy chế bầu cử trong hệ thống chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam.
9 “không”
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã thay mặt Ban Chấp hành Trung ương ký Quyết định số 244-QĐ/TW, về ban hành Quy chế bầu cử trong Đảng, để thay thế Quy chế bầu cử trong Đảng kèm theo Quyết định số 220-QĐ/TW, ngày 17-4-2009 của Bộ Chính trị (khoá X).
        Điều 13 của Quy chế nhấn mạnh đến 6 việc “không được” và 3 việc “không có” trong chuyện “so bó đũa chọn cột cờ”.
Theo đó, cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của cấp ủy.
Ở các hội nghị của ban chấp hành, ủy viên ban thường vụ không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do ban thường vụ cấp ủy đề cử; không được ứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của ban thường vụ cấp ủy.
Ở các hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư không được đề cử nhân sự ngoài danh sách do Bộ Chính trị đề cử; không đượcứng cử và nhận đề cử nếu không có tên trong danh sách đề cử của Bộ Chính trị.
Sở dĩ “không”, vì… đã quá dân chủ (!?)
Trong một trả lời giới truyền thông về quá nhiều cụm từ “không được” này, ông Nguyễn Đức Hà - Vụ trưởng Ban Tổ chức Trung ương, cho rằng sở dĩ cần phải quy định như vậy là vì: “Trong quá trình chuẩn bị nhân sự cấp ủy khoá tới, cấp ủy cấp triệu tập đại hội đã được thực hiện một quy trình dân chủ rộng rãi từ dưới lên trên”.
“Cấp ủy cấp triệu tập đại hội thảo luận, bỏ phiếu giới thiệu những cấp ủy viên đương nhiệm tiếp tục tái cử cấp ủy và những người mới sẽ tham gia cấp ủy khoá tới. Chỉ những người được trên 50% số cấp ủy viên đương nhiệm giới thiệu mới được đưa vào danh sách để cấp ủy đề cử với đại hội. Như vậy, các cấp ủy viên cấp triệu tập đại hội đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình và tham gia vào quyết định của cấp ủy, thì không được nói và làm khác với quyết định của cấp ủy”.
“Còn ở trong các hội nghị của cấp ủy và hội nghị của Ban Chấp hành Trung ương, các đồng chí ủy viên ban thường vụ, các đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã thảo luận, biểu quyết để ban thường vụ cấp ủy hoặc Bộ Chính trị quyết định danh sách đề cử với cấp ủy, thì cũng không được nói và làm khác với quyết định của ban thường vụ hoặc của Bộ Chính trị, vì mình đã tham gia để xây dựng nên quyết định của ban thường vụ hoặc của Bộ Chính trị”.
Lập luận của ông Vụ trưởng, được đánh giá là quân phiệt, và làm mất cơ hội thăng tiến cho những đảng viên vì lẽ gì đó đã “mích lòng” với “bề trên” nên giờ đành đứng bên ngoài cuộc chơi quyền lực. Kịch bản này cũng khả năng xảy ra, với sự vắng mặt khá lâu (vô tình hay cố ý!) trên nghị trường của ông Nguyễn Bá Thanh sẽ là lý do để người ta chuyển những lá phiếu đề cử cho nhân vật “biết nghe lời” khác…
Những khái niệm bị đánh tráo
Ông Nguyễn Đức Hà cho rằng: “Có thể nói, Quy chế bầu cử trong Đảng mới ban hành lần này là một bước tiến mới trong nhận thức và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng; xác định rõ trách nhiệm của các cấp ủy viên. Quy chế vừa quy định số dư tối thiểu, vừa quy định số dư tối đa khi bầu cử; vừa phát huy tính dân chủ, vừa bảo đảm tính tập trung trong Đảng và khắc phục tình trạng bầu thiếu số lượng so với số lượng cần bầu” (!?).
Bước tiến mới đó, theo ông Hà, ở Quy chế bầu cử trong Đảng do Bộ Chính trị (khoá VIII) ban hành năm 2000, thì khi đại hội có yêu cầu thì Đoàn chủ tịch công bố danh sách nhân sự do cấp ủy chuẩn bị để đại hội tham khảo. Còn Quy chế bầu cử trong Đảng do Bộ Chính trị (khoá X) ban hành năm 2009 quy định: Trước khi đại hội chốt danh sách bầu cử thì Đoàn Chủ tịch đại hội công bố danh sách nhân sự do cấp ủy chuẩn bị để đại hội tham khảo (dù đại hội có yêu cầu hay không có yêu cầu).
Quy chế bầu cử trong Đảng lần này quy định danh sách ứng cử viên do cấp ủy các cấp triệu tập đại hội chuẩn bị là danh sách đề cử chính thức của cấp ủy với đại hội. Cấp ủy cấp triệu tập đại hội chuẩn bị nhân sự cấp ủy và ban thường vụ phải có số dư từ 10 đến 15% so với số lượng cần bầu; số dư tối đa trong danh sách bầu cử ở đại hội không quá 30% số lượng cần bầu.
Vấn đề ở đây là vai trò của “cấp ủy”. Cả 3 lần thay đổi Quy chế vẫn có một điểm chung là mọi chuyện “xếp ghế” cho nhiệm kỳ mới đều phải xuất phát từ “lựa chọn” của “bề trên” nhiệm kỳ hiện tại. Chính điều này khiến người ta dễ dàng “chạy ghế” vì biết chính xác địa chỉ “cần chạy”.
Người ta cũng biết rất rõ “bề trên” nào sẽ đưa mình vào “Danh sách”. Tham nhũng được khoác chiếc áo “nguyên tắc tập trung dân chủ trong Đảng”, thêm lần nữa có điều kiện phát triển ngay trong lòng của Đảng cầm quyền.
Nói cách khác, vẫn giữ phương thức cũ kỹ mà ai cũng nhận ra là dáng dấp của “con vua thì lại làm vua”, khi mà vẫn tiếp tục câu chuyện “cấp ủy cử - đảng viên bầu”, thì phổ thông đầu phiếu ngay cho những người đang nhân danh Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tiếp tục là mỹ từ son phấn của giấc mơ dân chủ

 
---------------

24 nhận xét:

  1. Nguyên tắc tập trung dân chủ là một cách nói của người lãnh đạo bằng những từ hoa mỹ để lừa gạt cấp dưới và lừa gạt những người THẤP CỔ BÉ HỌNG , Nguyên tắc TTDC trong bầu cử thực chất là ĐỘC QUYỀN MẤT DÂN CHỦ trong bầu cử là nguyên nhân của nạn tham nhũng QUYỀN LỰC ,là đầu mối của MUA QUAN BÁN CHỨC CHO NHỮNG KẺ CÓ CHỨC CÓ QUYỀN LỘNG HÀNH .Đất nước sẽ đi về đâu khi các chức vụ được mua bằng tiền mà không phải BẰNG TÀI để giúp dân giúp nước . Chúng ta thử đặt câu hỏi những cán bộ lãnh đạo các cấp có THỰC TÀI ở đất nước ta hiện nay được bao nhiêu ,<%> . Nguy cơ tụt hậu của đất nước chính là đây...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng ý với bác Giáo làng.Dân chủ tự thân nó mang tính quần chúng rộng raĩ mới có giá trị đích thực.

      Cái gì cũng tập trung dân chủ thì dân chủ đâu còn,khi ấy tập trung dân chủ chỉ là cách nói khác của độc quyền ,của lợi ích nhóm và là phản dân chủ.

      Tập trung dân chủ trong đảng CSVN tức tập trung dân chủ Nhà nước bởi Đảng CSVN lãnh đạo toàn diện Nhà nước và tại đây,tập trung dân chủ chính là nguyên nhân chính gây tệ vô trách nhiệm,vô chính phủ ,trên bảo dưới không nghe ,trên dưới dối trá lừa mị nhau trong các tổ chức của Nhà nước VN hiện nay.

      Đảng phái cầm quyền và chính quyền tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng có tập trung dân chủ nhưng không có những quy định quân phiệt độc quyền mệnh lệnh diệt khẩu kiểu không được nói khác Nghị quyết như ở Việt nam.

      Tình trạng quân phiệt độc đoán này ở VN đã và đang thủ tiêu sáng kiến,tiến bộ xã hội bởi số đông chưa chắc đã đúng đã tối ưu còn sáng kiến phát minh thường là cá biệt hiếm hoi ,không phải ai cũng thấy ngay được,cần có người đề xuất ,phản biện, tranh luận thì mới sáng tỏ được.

      Xóa
  2. "Tập trung dân chủ" là có ý gom lại để theo dõi những người dám đòi hỏi dân chủ!

    Trả lờiXóa
  3. Mấy ngày này phải họp lu bù bàn chuyện đại hội đảng. Ngao ngán hết chỗ nói. Lại ra rả phát huy dân chủ, đổi mới, nâng cao, quyết tâm, thành công tốt đẹp...Nghe nói suông, nói đối nham nhở đến mức niềm tin hy vọng bị băm vằm mất hết. Dân chủ con khỉ mốc gì mà, 1 năm nữa mới đại hội đã biết chắc ông nào bí thư tỉnh ủy, chủ tịch tỉnh, ông nào bí thư chủ tịch huyện...những ông ấy là con là cháu, là họ hàng của ông A ông B từng là bí thư chủ tịch tỉnh...Đám nhà thầu xây dựng sục sôi chạy, giành giật nhau xây nhà tặng xe cho đám quan đã được cơ cấu.Con mình nó nó, Bố ơi, bây giờ chỉ có người bại não mới tin lời mấy ổng. Buồn vô vàn đảng ta ơi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bao giờ hết ba cái Đội Hại đảng đấy, nước Việt mới ngóc đầu lên nổi!

      Xóa
  4. đảng viên có ba loại: loại 1 làm lãnh đạo, loại hai có cơ hội trở thành lãnh đạo (có 3 cái ệ), loại 3, không bao giờ có cơ hội làm LĐ, loại này chỉ là làm cây cảnh; hay là chỉ làm nèn sân khấu thôi.

    Trả lờiXóa
  5. Đã tập trung sao có dân chủ ? Đản csvn luôn chơi chử mị dân !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. miếng da lừa này quá to và quá dai

      Xóa
  6. Nhất trí, tập trung sao có dân chủ? . Đó cách chơi chữ bịp lòe đảng viên 3 phải và cái gì cũng phải phải. Đó chính là sự độc quyền trơ tráo ngang ngược của tổ chức ĐCSVN mà đảng viên nhiều thế hệ phải cắn răng chịu. Đã đến lúc phá bỏ nó , xây lại tổ chức chính trị khác , tôn trọng Hiến pháp và Pháp luật, quyền tự do và độc lập tự chủ của đảng viên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dân chủ mà ban phát là không dân chủ . Một mình ĐCS đứng ra cho phép là đếch được , phải ngang nhau . Cần đấu tranh cho sự ngang nhau ấy , đơn giản thế thôi .

      Xóa
  7. Dân chủ ở đâu vậy? Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải, nhà giáo Đỗ Việt Khoa...và nhiều người nữa đã TỰ ỨNG CỬ và cả ĐƯỢC ĐỀ CỬ công khai nữa nhưng... vẫn bị dìm hàng bằng mọi thủ đoạn vì...không trong cơ cấu . Vậy nên cần lắm Dân chủ thực sự..

    Trả lờiXóa
  8. Lạy Trời, Ngài hãy chấm dứt trò hề này cho dân Việt nhờ...

    Trả lờiXóa
  9. dân đen lại được xem vở hài mới với dàn diễn viên quá cũ

    Trả lờiXóa
  10. Còn những ai ngây thơ để tin rằng đã có dân chủ thật sự ? Không đâu ! Vẫn chỉ là cái bánh vẽ mà thôi.Chỉ khi nào có phổ thông đầu phiếu thật sự, tối thiểu như bào QH năm 1946...thì mới tạm gọi là có dân chủ. Cố giữ dân chủ giả hiệu thì sự lạm quyền, độc tài tham nhũng mới có thể yên vị .

    Trả lờiXóa
  11. Ngày còn trẻ tôi đã khóc khi được kết nạp đảng vì sung sướng. Tôi ngỡ mình đang vinh dự đứng trong hàng ngũ những người sẵn sàng hiến dâng cuộc đời cho mục đích cao cả GIẢI PHÓNG LOÀI NGƯỜI. Giờ mới biết mình đã lầm. Tôi thực sự đâu đớn khi đảng đang thẳng tay đàn áp phong trào chống TÀu cộng và đòi nhân quyền. Không được tự do bầu cử thì đảng này là đảng TOÀN TRỊ rồi..

    Trả lờiXóa
  12. Tại sao họ lại ghét(hay sợ) dân chủ đến thế nhỉ? Có lẽ họ cho rằng dân chủ là một thứ như vi rút ê-bô- la nên phải khoác tập trung vào dân chủ để cách ly chăng ?

    Trả lờiXóa
  13. có gì đâu mà thắc măc. loại 5C thì khó cạnh tranh, còn lại dùng tiền mua tuốt, vào thường vụ cấp tỉnh khoảng 1 tỷ, cấp huyện 300 củ cứ gặp trưởng ban tổ chức tỉnh ủy là xong ngay ấy mà

    Trả lờiXóa
  14. Mấy ông nội sợ dân chủ như chuột sợ mèo.Vì nếu có dân chủ thực sự thì lấy tiền đâu mấy lão xây nhà thờ họ hoành tráng,tiền đâu cho con cháu qua tư bản giãy chết du học,tiền đâu mua nhà,xe cho bồ nhí,gửi sẵn tài khoản ở các nước tư bản giãy chết để khi có biến thì chuồn sang đó...

    Trả lờiXóa
  15. Làm đv như vậy thì vào đảng làm gì cho khổ,xôi thịt đã không có,nói năng không được lại còn làm bia cho họ .chỉ vai % đv làm lãnh đạo chủ chốt mới có bổng lộc,còn lại chỉ làm bung xung canh cặn cơm thừa !

    Trả lờiXóa
  16. Bí thư tỉnh ủy Đaklak làm 1 nhiệm kỳ xây căn hộ 20 tỷ. Tiền đâu, tiền đâu nếu không tham nhũng, nói ai nghe, ai tin sự lãnh đạo của Đảng

    Trả lờiXóa
  17. Dân chủ, hiểu nôm na là dân làm chủ, trong đó có một quyền cơ bản là dân có quyền lự chọn tổ chức, con người đại diện cho quyền lợi mình, lãnh đạo mình. Thực ra là dân tự chọn "đầy tớ" cho mình. Sinh viên Hồng Công đang đòi quyền đó nhưng bị đàn áp vì họ đang sống trong một nước cộng sản.
    Đảng cộng sản, giành quyền lãnh đạo thông qua họng súng và họ bảo vệ quyền lãnh đạo bằng họng súng. Đối với các nước xã hội chủ nghĩa , các từ "dân ý", "dân nguyện" hoàn toàn xa lạ mà chỉ có "đảng ý", "đảng nguyện'.
    Xuất phát từ "Đảng ý", Đảng nguyện" (điều này hoàn toàn chính xác: ý nguyện của một nhóm người). Nhóm người này lựa chon nhau qua "cử" và được thoa vẽ bằng "bầu" và cố hết sức bám lấy cái ghế được bầu bằng cử để thực hiện mưu đồ cá nhân, trục lợi.
    Và đây chính là nguyên nhân mọi sự thối tha của chế độ cộng sản.

    Trả lờiXóa
  18. "Ý đảng, lòng tham"!

    Trả lờiXóa
  19. Dân chủ giả hiệu. Độc tài về bầu cử. Nào có gì khác . Ăn cái bánh vẽ khó nuốt và không tiêu được đâu các bác ạ.

    Trả lờiXóa