Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 23 tháng 10, 2014

Từ nay VN có còn xảy ra TRA TẤN ?

Quốc hội báo cáo về việc phê chuẩn 2 Công ước của Liên hợp quốc

Theo báo cáo thẩm tra, Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1984, có hiệu lực thi hành ngày 26/6/1987 và hiện có 155 quốc gia thành viên, 10 quốc gia đã ký nhưng chưa phê chuẩn Công ước, trong đó có Việt Nam. Ngày 18/9/2014, Chủ tịch nước đã có Tờ trình số 03/TTr-CTN đề nghị Quốc hội phê chuẩn Công ước theo quy định tại khoản 14 Điều 70 Hiến pháp năm 2013. Ngày 25/9/2014, Chính phủ đã có Báo cáo số 344/BC-CP báo cáo Quốc hội về việc phê chuẩn Công ước.
         Ngày 23/10, Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIII tiếp tục chương trình làm việc với phần trình bày của Chủ tịch nước về Tờ trình phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật; Tờ trình phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người và Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật bảo hiểm xã hội (sửa đổi) của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Vì lợi ích dành cho người khuyết tật
Theo Tờ trình về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật do Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trình bày, Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 13/12/2006, là Công ước quốc tế toàn diện nhất về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khuyết tật. Tính đến 3/2014, trên thế giới đã có 158 quốc gia ký Công ước và 141 quốc gia đã phê chuẩn Công ước này. Trong khối ASEAN, đã có 8 nước phê chuẩn Công ước, 2 nước đã ký Công ước nhưng chưa phê chuẩn là Việt Nam và Brunei. Việt Nam đã ký Công ước Quyền của người khuyết tật vào ngày 22/10/2007. Việc phê chuẩn Công ước này là bước hoàn thành thủ tục để Việt Nam trở thành thành viên Công ước.
Công ước Quyền của người khuyết tật là một điều ước quốc tế về nhân quyền. Công ước xác định các quyền của người khuyết tật và nghĩa vụ của các quốc gia tham gia Công ước nhằm bảo vệ và đẩy mạnh các quyền này. Việc phê chuẩn Công ước vào thời điểm hiện nay của Nhà nước ta là rất quan trọng, nhằm thực hiện đúng cam kết của quốc gia, tạo cơ sở cho việc tăng cường đối thoại về nhân quyền và trao đổi với các nước, các tổ chức quốc tế về nhân quyền. Việc phê chuẩn Công ước Quyền của người khuyết tật sẽ là một cam kết chính trị mạnh mẽ của Việt Nam trong bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển vì lợi ích dành cho người khuyết tật. Đây cũng là một trong những căn cứ pháp lý để Việt Nam khẳng định quan điểm của mình đối với thế giới trong lĩnh vực người khuyết tật nói riêng và nhân quyền nói chung, có ý nghĩa quan trọng khi Việt Nam đã trở thành thành viên Hội đồng nhân quyền của Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2014 - 2016.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho rằng: Công ước của Liên hợp quốc về Quyền của người khuyết tật là điều ước Quốc tế về quyền con người, do đó căn cứ quy định tại khoản 14 Điều 70 Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam sửa đổi năm 2013, Chủ tịch nước trân trọng đề nghị Quốc hội xem xét, quyết định phê chuẩn Công ước.
Sau phần trình bày của Chủ tịch nước, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền đã trình bày Báo cáo một số vấn đề về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật. Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng trình bày Báo cáo thẩm tra về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền của người khuyết tật.
Trình Quốc hội phê chuẩn Công ước chống tra tấn
Về nội dung làm việc thứ hai, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang trình bày Tờ trình về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, trình bày Báo cáo một số vấn đề về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người. Chủ nhiệm Ủy ban đối ngoại của Quốc hội Trần Văn Hằng, trình bày Báo cáo thẩm tra về việc phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người.
Theo báo cáo thẩm tra, Công ước của Liên hợp quốc về chống tra tấn và các hình thức đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục con người được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua ngày 10/12/1984, có hiệu lực thi hành ngày 26/6/1987 và hiện có 155 quốc gia thành viên, 10 quốc gia đã ký nhưng chưa phê chuẩn Công ước, trong đó có Việt Nam. Ngày 18/9/2014, Chủ tịch nước đã có Tờ trình số 03/TTr-CTN đề nghị Quốc hội phê chuẩn Công ước theo quy định tại khoản 14 Điều 70 Hiến pháp năm 2013. Ngày 25/9/2014, Chính phủ đã có Báo cáo số 344/BC-CP báo cáo Quốc hội về việc phê chuẩn Công ước.
Tại phiên họp lần thứ 22 (ngày 15/10/2013), Ủy ban thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc ký Công ước chống tra tấn. Trên cơ sở ý kiến đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội, ngày 7/11/2013, Đại sứ, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc đã thay mặt nước CHXHCN Việt Nam ký Công ước chống tra tấn tại Trụ sở Liên hợp quốc. Theo quy định tại Hiến pháp năm 2013, Công ước chống tra tấn là điều ước quốc tế về quyền con người nên phải được trình Quốc hội phê chuẩn. Điều 25 Công ước chống tra tấn cũng quy định Công ước phải được phê chuẩn. Như vậy, việc phê chuẩn Công ước là bước hoàn thành thủ tục để Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của Công ước chống tra tấn theo quy định tại Điều 25 của Công ước và theo quy định của Hiến pháp năm 2013.
Ủy ban Đối ngoại Quốc hội cho rằng: Các nội dung của Công ước chống tra tấn về cơ bản phù hợp với các quy định của Hiến pháp năm 2013, hệ thống các văn bản pháp luật Việt Nam về bảo vệ quyền con người nói chung và về chống tra tấn nói riêng. Để chuẩn bị cho việc gia nhập Công ước, Bộ Công an đã thành lập Ban nghiên cứu để tổ chức rà soát công phu nhằm đánh giá sự tương thích giữa các quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước chống tra tấn, từ đó đưa ra những đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật có liên quan.
Cần công nhận chức năng thanh tra của Bảo hiểm xã hội
Cũng trong phiên làm việc sáng nay, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội Trương Thị Mai trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) (sửa đổi).
Theo Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) của Ủy ban thường vụ Quốc hội, tại kỳ họp thứ 7, các vị đại biểu Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi). Sau kỳ họp Quốc hội, các Đoàn Đại biểu, Đại biểu Quốc hội chuyên trách đã tiếp tục đóng góp ý kiến cho dự thảo Luật.
Ủy ban thường vụ Quốc hội cho rằng: BHXH Việt Nam là cơ quan nhà nước được giao trách nhiệm đối với trụ cột an sinh xã hội chủ yếu, đó là bảo hiểm xã hội, quản lý quỹ tài chính rất lớn liên quan đến an sinh xã hội của hàng chục triệu người lao động, không phải là đơn vị sự nghiệp chuyên môn thuần túy mà là một tổ chức tài chính, được nhà nước giao chức năng quản lý, sử dụng, đầu tư sinh lời đối với quỹ BHXH và tổ chức cung cấp dịch vụ công. Việc bổ sung chức năng thanh tra đóng BHXH sẽ tạo điều kiện để nâng cao trách nhiệm của tổ chức bảo hiểm xã hội, khắc phục mạnh mẽ hơn những tồn tại hiện nay đối với việc chấp hành pháp luật BHXH, bảo vệ tốt hơn quyền lợi người lao động.
Đóng góp ý kiến tại Hội trường, Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) cho rằng: Tôi rất đồng tình với với chức năng thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, vì việc thanh tra sẽ giảm được phần nợ đọng BHXH hiện nay. Chúng ta phải xác định Bảo hiểm xã hội Việt Nam là một tổ chức xã hội đặc thù, bởi đây là một doanh nghiệp, nhưng không phải doanh nghiệp vì không quyết định được lương cho cán bộ của mình. Vì vậy tôi rất nhất trí với quyền thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Đại biểu Nguyễn Thị Thu Hằng (Nam Định) cho biết: Tôi đề nghị đưa quy định những người hoạt động không chuyên trách cấp xã được hưởng BHXH. Thực tế những người hoạt động không chuyên trách của cấp xã hoạt động trong các công việc quan trọng của địa phương, mặt khác họ là những người làm việc cho nhà nước ở cấp xã, được khẳng định chức danh. Ngoài ra những cán bộ cấp xã này chỉ được hưởng phụ cấp 1,86 và không được tăng lương, việc quy định như thế này là bất cập xã hội, gây nên tâm lý chán nản, khiến một lượng lớn cán bộ cấp xã chán nản, không hăng say với công việc. Theo tôi, cách tính BHXH nên quy định một cách linh hoạt, không cứng nhắc theo khung để người đóng BHXH có những mức lựa chọn hình thức đóng bảo hiểm của mình.
Đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) cho rằng: Về dự án Luật BHXH lần này đã có những điểm thuyết phục, đó là một giải pháp để chúng ta củng cố nội lực. Tôi cho rằng quy định về những đối tượng lao động từ 1 đến 3 tháng đều phải đóng BHXH bắt buộc là một việc đúng và phải được đưa vào quy định. Về khẳng định vị thế của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, thì phải khẳng định cơ quan BHXH là cơ quan nhà nước, có chức năng thực hiện sự nghiệp công, do vậy chúng ta phải công nhận chức năng quản lý nhà nước của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và hoàn toàn nhất trí với chức năng thanh tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Vũ Chiến/Báo Xây dựng
--------------

18 nhận xét:

  1. Tôi chả tin cái đám chuyên môn ăn tục nói phét này!

    Trả lờiXóa
  2. Trương Minh Tịnhlúc 19:08 23 tháng 10, 2014

    Có ông to nào đó nói "Luật là tao.Tao là luật" thì Công Ứớc nhằm nhò gì.
    Quốc Hội chỉ là chỗ họp bàn cho vui vậy thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác đừng có XIÊNG TẠC quốc hội không phải chổ họp bàn cho vui đâu.
      Quốc hội là chổ họp bàn CHIA CHÁT bồn rút của dân và đất nước.

      Xóa
    2. Quốc Hội là Hội của bọn Cuốc vào đầu nhân dân!

      Xóa
  3. Sự tàn ác một cách thiển cận khiến Trung Quốc chỉ sử dụng được một phần sức mạnh của mình, còn tính duy lợi hẹp hòi lại tạo ra sự ích kỷ. Biết bao tinh hoa của cả một nền văn hóa đồ sộ phải bị chôn vùi, cái gì cũng chỉ giữ cho riêng mình, biết bao bí quyết bị thất truyền. Y học cổ truyền Trung Quốc khiến cho cả thế giới phải khâm phục, nhưng nếu không có thói quen “dấu nghề” đó thì nó còn rực rỡ đến thế nào nữa? Tôi nghĩ sẽ gấp trăm lần lúc này. Chính sự ích kỷ đó thể hiện một tầm nhìn hạn hẹp ngăn cản bước tiến của dân tộc này và vì thế tuy rộng lớn, giàu có, tràn đầy nội lực nhưng nó cũng rơi vào sự trầm luân và làm mồi cho những dân tộc lão luyện hơn.
    http://www.triethocduongpho.com/2014/10/21/ban-ve-nguoi-ban-than-rat-than-cua-viet-nam/

    Trả lờiXóa
  4. Tra tấn từ nay có thể thôi, nhưng treo cổ "tự tử" thì có lẽ chưa đứt được ! Vì bản chất tàn bạo truyền cho nhau chỉ vì lợi riêng đó thôi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn này ngây thơ quá. Đánh người là bản chất của bọn hung ác, sao mà thôi được?

      Xóa
  5. Suy thoái quá? quá suy thoái?
    Đặt câu hỏi dư vầy, không coi cái đám nghị gật cuốc hội ra cái rì?

    Trả lờiXóa
  6. Hiến pháp còn đặt dưới chân đảng thì cái công ước chỉ là trò hề.Nghiệp vụ điều tra chủ yếu dựa vào tra tấn tinh thần lẫn thể xác.Nếu bỏ tra tấn thì bó tay

    Trả lờiXóa
  7. Công ước này VN ký lâu rồi mà ? Bây giờ quốc hội ra luật , nhưng người thi hành có soợ nó mà hành xử khác đi không?Bằng chứng tra tấn đâu / ai điều tra khi phạm nhân tố cáo ? công an tra tấn , công an điều tra =hết chuyện

    Trả lờiXóa
  8. Phải có cơ chế để thực hiện thì luật này mới khả thi . Chẳng hạn : cơ quan nào , tổ chức nào giám sát việc thực thi này? Người dân có quyền gì trong việc giám sát? Tôi nghĩ nên thực thi quyền im lặng thì mới khách quan , còn nếu không thì không khả thi.

    Trả lờiXóa
  9. Quốc hội có thông qua thì cũng phải có thời gian ngấm mới thực thi được (lâu, mau là ở thiện chí của chính quyền). Dù sao nếu thông qua cũng là cơ sở pháp lý để luật pháp VN không thể cứ làm trò ảo thuật mãi.

    Trả lờiXóa
  10. Nó đánh cho chết luôn ấy chứ , tra tấn làm gì cho mệt mà lại bị kiện .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giết người diệt khẩu!
      Tin mới: Sài Gòn: Một thanh niên 22 tuổi bị công an đánh mù mắt vĩnh viễn!
      Một thanh niên 22 tuổi tại Sài Gòn có nguy cơ mù cả hai mắt vĩnh viễn sau khi bị lực lượng công an dùng dùi cui đánh mạnh mặt. Nạn nhân sau đó được đưa vào bệnh viện cấp cứu, nhưng toàn bộ hồ sơ bệnh án không được gửi lại cho gia đình.
      Lúc 3 giờ sáng ngày 21/10/2014, anh Lê Thanh Hải (sinh năm 1992) làm nghề sửa ôtô, cư ngụ tại Vĩnh Lộc – Quận Bình Tân chở bạn lưu thông trên đường Cách mạng Tháng 8. Khi đến đoạn ngã ba giao lộ đường Cách mạng Tháng 8 – Trường Sơn (gần Điện máy Chợ Lớn) thì gặp tín hiệu đèn xanh đang chuyển sang vàng.
      Anh Hải tiếp tụclái xe băng qua ngã ba trên thì bị một người mang quân phục cảnh sát cơ động lao từ góc tối ra giữ đường, rồi bất ngờ vung dùi cui đập thẳng vào mặt anh Lê Thanh Hải, mặc dù trước đó chưa hề có hiệu lệnh dừng phương tiện giao thông.
      Cú đập trúng thẳng vào mắt khiến nạn nhân không thể thấy đường, rồi lập tức ngã lăn xuống đường. Một người bạn của nạn nhân cho biết, mặc dù anh Hải đã ngã xuống đường nhưng vẫn bị những người cảnh sát cơ động khác tiếp tục lao vào đánh túi bụi!
      Sau đó, nhiều người dân đi đường bất bình liền lập tức dừng lại ngăn cản và đòi làm rõ nguyên nhân. Lúc này xuất hiện khoảng 12 cảnh sát giao thông có mặt tại hiện trường...

      Xóa
  11. Việt Nam làm gì có tra tấn, toàn bọn thế lực thù địch chuyên đặt điều vu khống ,nói xấu chế độ, nói xấu CA. Khi bị bắt đều được đối xử nhân đạo, tử tế, thể hiện chính khoan hồng của Nhà Nước ta. Còn chuyện chúng nó chết ấy là do chúng hối hận nên tự tử, còn không thì do chúng bệnh sẵn, sức khỏe không bình thường, hoặc vô tình chúng gặp tai nạn mà chết chứ CA có đánh đâu, còn thằng nào ra khỏi trại giam mà bầm tím khắp người là do chúng tự đánh vào người, tự gây thương tích đấy chứ. Tóm lại là CA không có đánh người, mọi người cứ yên tâm mà bước vào đồn CA

    Trả lờiXóa
  12. Công an nói với tội phạm:
    - Vào đây đừng có mơ mà tính chuyện tự tử nghe ông! Rồi cũng đừng tính chuyện hành hung chúng tôi. Chúng tôi phải tự vệ lại, rồi ông bù lu bù loa... Chán các ông quá!
    (Chuyện ở đồn công an Mỹ)

    Trả lờiXóa
  13. Không nghe ông Quyền nói à ! Cơ quan điều tra VN giỏi nhất thế giới, 100% án nghiêm trọng đều khám phá ra hết. Nếu không nhờ đánh thì lấy đâu ra mà khai, đánh đến khi nào nhận tội thì thôi. Vì vậy tôi đả đảo việc ký công ước chống tra tấn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Quyền lẫn quá(xin lỗi không nói ngu). Rằng ông không biết cứ hể vô chổ ấy là từ chết đến bị tật nguyền là răng ông?. Xin lỗi ông nếu ở VN có nhiều người như ông mà đương chức thì đất nước ni khổ dài dài. Không lẽ trù ông ngũm.!

      Xóa