Translate

Trang BVB1

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

NHỮNG DỰ ÁN TRÊN MÂY

* BÙI VĂN BỒNG
 Hiện nay có tình trạng thả lỏng quản lý, tính toán thực dụng, gần như 'khoán trắng' đầu tư công, địa phương nào cũng làm sân bay, bến cảng, trường ĐH nhưng cả nước chưa có cảng nước sâu, mà một số cảng lại đặt ở những nơi có lợi thế kinh doanh bất động sản…, rồi nhiều dự án khối lượng đầu tư lớn, nhưng hiệu quả trong tương lại thấy trước là rất thấp, khó thu hồi vốn. Các dự án ngốn nhiều tiền quá sức dân và ngân khố quốc gia như: Đường sắt cao tốc, sân bay Long Thành,...
      Có một thực tế, do lợi nhuận chủ và nhà đầu tư quá lớn, cho nên càng nhiều dự án càng "ôm" chặt; dự án càng lớn, "ăn" càng nhiều, túi tham không biết mấy cho vừa.
>>  Ông Thăng ‘thuyết khách’
Tức là dự án ăn xổi và cả 'dự án chiến lược' lâu dài giữa đại gia, chính quyền, nhà đầu tư, không phải vì mục đích đem lợi cho quốc kế dân sinh, mà trước hết là những khoản lợi nhuận kếch sù cho 'nhóm lợi ích'.  Kể cả khi kho bạc nhà nước bị rỗng, nợ nước ngoài tăng vọt, nợ công vượt báo động, đời sống nhân dân rất khó khăn, nhưng thấy lợi là cứ "dzô dự án". Lại còn lý giải liều: "Nợ công vẫn 'trong giới hạn cho phép'? Ai cho phép? 
Có ý kiến cho rằng tràn lan tình trạng đó là do Trung ương, do cơ chế xin-cho, do cái “lệ lại quả”, ký duyệt chi, xuất tiền ra thì phải có “hoa hồng ngọc”,  có bên B là "chùm khế ngọt..."; dự án càng lớn, hoa hồng càng to. Mục đích đẻ ra nhiều dự án như vậy có cả lợi ích nhóm, đầu tư dàn trải, chạy vốn, chạy dự án giữa các địa phương. Bí tiền, chạy vay nước ngoài, sau này thế hệ cháu chắt của dân lo trả? Vậy hạn chế này do đâu, giải pháp là gì?
           Trong một lần trả lời nội dung chất vấn này của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh ấp úng một lúc rồi mới lý giải rất chi là chủ quan: “Nói bất cập đầu tư công do phân cấp mạnh hoặc do trung ương đều đúng. Trách nhiệm của Bộ là phải ngăn chặn tình trạng đầu tư dàn trải, lãng phí. Có tình trạng đầu tư dàn trải, phân tán vì quy định giao cho địa phương phải làm kinh tế, tăng GDP. Vì vậy, các địa phương đều phải làm. Hiện đã có chỉ thị để khắc phục việc chạy dự án, theo đó các địa phương phải lựa chọn danh mục đầu tư, tự chịu trách nhiệm cân đối vốn mới ký quyết định. Thậm chí, giao luôn vốn trong 3-5 năm tới để tự chọn hạng mục để làm. Khi giao một cục như thế thì cũng không chạy được nữa”.
              Thấy cái lối trả lời qua quýt như vậy, đại biểu Trần Ngọc Vinh hầu như không kìm được sự bức xúc, vặn thẳng: “Lâu nay dư luận râm ran có tình trạng chạy dự án với muôn vàn nẻo đường nhưng chưa bắt được tận tay. Không có lửa làm sao có khói, nhất là những dự án chỉ định thầu của Bộ KH&ĐT? Xin bộ trưởng làm rõ có chuyện chạy dự án như dư luận hay không?”. Rồi tiếp đến đại biểu Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) muốn truy nguyên: “Có tình trạng DN nào chịu “quan hệ ngoài luật” sẽ nhận được nhiều dự án, nhiều ưu đãi. Vì thế, các DN phải tìm mọi cách để đầu tư cho quan hệ. Nhưng điều này ảnh hưởng xấu môi trường đầu tư, làm tăng chi phí đầu tư. Bộ trưởng có giải pháp gì khắc phục?”.
               Trước những phát đạn bắn thẳng như vậy, Bộ trưởng Vinh cũng dám bộc lộ nội tâm được một câu, rằng: “Pháp luật của chúng ta dù chưa hoàn thiện nhưng về cơ bản đã có hết. Những tiêu cực, sai phạm vừa rồi đều là liên quan đến con người, đều do con người cố tình làm. “Vì thế ngoài việc hoàn thiện thể chế thì phải quan tâm đến phẩm chất của cán bộ - những người trực tiếp làm, nếu họ cố tình thì pháp luật phải xử lý nghiêm”. Thế nhưng, ngay sau đó, để đưa ra “bài đỡ” vừa an toàn, vừa như để trấn an, lại tránh mất lòng những “ai đó”, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Bùi Quang Vinh có sự gia tăng khẩu khí: “Phải tìm lý do chạy dự án. Còn có hay không, nếu tôi bắt được, tôi đã kỷ luật nhưng nếu bảo không có chạy dự án, tôi cũng không tin. 
           Cách chống tham nhũng quan trọng nhất là tìm giải pháp để ngăn chặn, để không có cơ hội chạy. Việc này Bộ KH&ĐT đã có chủ trương để tham mưu cho Chính phủ”. Việc chềnh ềnh Xin-Cho, chạy Dự án gây thất thoát quá lớn, tạo kẻ hở cho tham những như vậy, mà cho đến nay Bộ trưởng Quang lại nói là “mới có chủ trương để tham mưu cho Chính phủ”. Với cái lối trả lời lấp ửng, ù xòa, quấy quá khỏa lấp như vậy, chắc cái “chủ trương” mà ông Quang hứa nêu trên chưa ra khỏi cánh cửa hội trường QH đã bay biến tận đâu rồi. Và, những DỰ ÁN TRÊN MÂY vẫn sinh sôi nảy nở với nhiều nẻo khuất kín võ và “cáo già "“ hơn.
Vậy, có thơ minh họa rằng:
       Bày ra dự án trên mây
Trong lòng thầm ước phen này giàu to
     Cửa sau cửa trước vòng vo
Chạy đua dự án đủ trò mánh mung
     Chỗ này đô thị mở bung
Chỗ kia cầu mới, ven sông bờ kè
     Nơi kia khách sạn hết chê
Còn nơi kia nữa cho thuê mặt bằng…

     Suốt ngày ông cứ lăng xăng
Đánh xe khảo sát gia tăng công trình
     Những nơi phục vụ dân sinh
Thi công cắt khúc chình ình dở dang
     Bồi hoàn, giải tỏa trái ngang
Dân nghèo kiện cáo xếp hàng kêu oan…
      Mặc cho thế sự bẽ bàng
Ông lo dự án lên hàng triệu Đô
     Vẽ ra bát quái trận đồ
Có thêm dự án tiền vô thêm nhiều
     Chẳng cần lợi hại bao nhiêu
Cứ liều thiết kế, cứ liều thi công
     Kê khai kết toán lòng vòng
Có thêm dự án túi ông càng đầy.
        BVB

37 nhận xét:


  1. Đợi người ta động thổ xây dựng kênh đào qua đất Thái-Malaysia lúc ấy khởi công sân bay Long thành cũng chưa muộn,vội gì.
    Đang nợ nần như thế này quyết làm Long thành tiền núi như thế sẽ bất ổn .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông to ăn to, ông nhỏ ăn nhỏ; Tiền đầu tư vào dự án thành 'củ lỗ ăn xuôi', trên to đùng, càng đào càng thấy nhỏ, chót còn cái rễ.

      Xóa
  2. ..." Chẳng cần lợi hại bao nhiêu
    Cứ liều thiết kế, cứ liều thi công
    Kê khai kết toán lòng vòng
    Có thêm dự án túi ông càng đầy".
    > Chính xác bản chất vấn đề, vụ việc trong 'trận đồ bát quái' Dự Án!

    Trả lờiXóa
  3. Đây là tham nhũng qua dự án; Tham nhũng..."hợp pháp" ?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. dự án trên mây thì tiền trên cả mây

      Xóa
  4. Tâm lý đám đông:
    "Chúng mày tham nhũng dễ dàng! Tao cũng phải quyết liệt làm theo!"

    Trả lờiXóa
  5. Dự án càng lớn, tiền đút túi càng nhiều. Cho nên thi nhau đẻ ra các dự án lớn!

    Trả lờiXóa
  6. Dẫu rằng dự án trên trời
    Nhưng mà bổng lộc lai rơi...túi mình.
    Biết! Mà "ông" cứ làm thinh.
    Để cho cái"nhóm" của mình làm ăn.
    TR.H

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Biết! Mà "ông" cứ làm thinh. (mượn nhé)
      Giữ cho khỏi vỡ cái bình sắp tan.

      Xóa
    2. Cái giá của sự làm thinh
      Là cho cái túi của tui thêm đầy.
      Người xưa đã nói thế này
      Giả chết bắt quạ là nghề của tui.

      Xóa
  7. Biết là 'Dự án trên mây'
    Nhưng ông lại có trăm cây ông xài
    Biết là tiền phải đi vay
    Nhưng ông vẫn ký thẳng tay duyệt liền
    Biết là Nhà nước hết tiền
    Dân nghèo mặc kệ chăng phiền đến ông
    Béo nhóm lợi ích lòng vòng
    Bên B - khế ngọt nhà ông 'lên đời'
    Xây dinh thự, sắm xe hơi
    Của này của đất, của trời....ngán chi
    Còn hơn lặt vặt phong bì
    Chỉ một chữ ký có gì khó khăn
    Ai kêu, ông cứ trùm chăn
    Đến đời cháu chắt còn ăn dư thừa
    Thằng dân sao nói khó ưa
    Ông đầy quyền chức 'quyết bừa' có sao
    Bàn chi cho lắm, ôi dào, kệ bay!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ..."Đời cần lao, đất mày là đất của tao...Vì ngay mai ấm no, tự do, hạnh phúc. Nào làm ngay chức đang to quyết thu hồi đất này cho tao, vì ngày mai quyết lo thêm nhiều dự án..."

      Xóa
  8. Xét cho cùng thì Dân phải trả nợ chứ họ có phải trả đâu mà họ phải "xoắn" , QH bàn bạc này nọ cũng chỉ để làm trò , lừa bịp dân đen thôi , thực tế là kg có dự án thì làm gì có nhiều biệt thự , ô tô , .... khủng vậy ! Với họ dự án là "quang vinh muôn năm " !

    Trả lờiXóa
  9. Sắp hết khóa (nhiệm kỳ) rồi, ông Đinh La Thăng phải tăng cường 'thuyét khách' để sớm được QH phê duyệt Dự án SB Long Thành. Nếu không sẽ mất đi nguồn lợi lớn, quá lớn !

    Trả lờiXóa
  10. ..." nhiều dự án khối lượng đầu tư lớn, nhưng hiệu quả trong tương lại thấy trước là rất thấp, khó thu hồi vốn. Các dự án ngốn nhiều tiền quá sức dân và ngân khố quốc gia như: Đường sắt cao tốc, sân bay Long Thành,...
    Có một thực tế, do lợi nhuận chủ và nhà đầu tư quá lớn, cho nên càng nhiều dự án càng "ôm" chặt; dự án càng lớn, "ăn" càng nhiều, túi tham không biết mấy cho vừa".
    -- Cảm ơn bác Bồng, bác viết rất chuẩn.

    Trả lờiXóa
  11. Thưa Đ.tá Bồng , chủ đề " xin cho ", " chạy dự án " và dự án trên mây trên gió của nhà nước ta thì là chuyện " Xưa như trái đất " đến thằng trẻ ranh cũng có thể kể ra vanh vách . Vấn nạn " dự án trên mây " nhưng lại được " thực hiện dưới mặt đất " một cách tràn lan , nó có sức lan tỏa " cực kỳ mạnh mẽ và quyết liệt " , các quan chức địa phương cũng như ở TƯ " rất quyết tâm " thực hiện ! Tôi có thể đưa ra một ví dụ rất thật ( thật 100% ) về việc " chạy dự án " và " cơ chế xin cho , 3 bên đều có lợi " . Viện nghiên cứu nơi tôi công tác ( thuộc bộ y tế ) hiện đang tọa lạc trên một cơ ngơi rộng " mênh mang " , với một số lượng CBCNV vừa phải ( trên 100 người ) , lĩnh vực nghiên cứu cũng hết sức hạn hẹp ( phòng bệnh là chính ) . Một cơ ngơi mà chúng tôi thường nói đùa với nhau : cứ xếp một ông hoặc một bà một phòng làm việc với diện tích >20m2 thì cũng không hết phòng ! Ấy thế mà các xếp lại bày ra xin dự án xây Viện mới với lý lẽ hết sức " thuyết phục " : mở rộng công cuộc nghiên cứu ... ( thực tế thì gần như chẳng NC gì ) . Thế rồi các xếp lũ lượt " xe to xe nhỏ , hết bay lại bò " ra Bộ để vận động xin duyệt dự án , thôi thì " mòn đường chết cỏ " ... ! Và rồi sau nhiều năm " chạy " và tốn khá nhiều " dầu mỡ bôi trơn " , dự án xây dựng Viện mới đã được Bộ y tế thông qua với số kinh phí xây dựng cơ bản > 120 tỷ ! Bây giờ viện mới đã xây xong , nguy nga hơn , lạnh lẽo hơn , trống vắng hơn ( vì phương tiện máy móc nghiên cứu có gì đâu , toàn bàn với ghế ) . Viện cũ đóng cửa bỏ đấy , chưa biết " nuôi con gì trồng cây gì " vào đó ? Sao thế nhỉ , Viện cũ sử dụng chưa hết công năng ( kể cả nhảy múa ) , vậy xây mới cái viện " to đùng " ấy để làm gì ? Rất dễ trả lời : các xếp " bự " hưởng % " Rose " , chỉ cần 10% trong tổng kinh phí xây dựng thì các xếp đã " tiêu nhòe " ( chẳng lẽ các xếp duyệt dự án không có chút nào à ? chúng mày ăn cả à ? sao đặng ! ) . Đấy chỉ là một ví dụ " cỏn con " về vấn nạn " xin cho " , chạy dự án " , " dự án trên mây " và đua nhau xây dựng trụ sở làm việc ... của cái nước Việt này . Đây là một trong muôn vàn nguyên nhân đẩy nợ xấu , nợ công của chúng ta ngày càng TRẦM KHA ! Đúng là các quan chức nhà nước " ăn không từ một thứ gì " !!! Phải vậy không bác Bồng ?
    ( Xin cảm ơn Đ.tá Bùi văn Bồng đã cho đăng comments của tôi )

    Trả lờiXóa
  12. Có mỗi cái vụ lo tốn tiền mà các vị cứ rối cả lên:
    Này nhé: VNA là cái "đại"DNNN, cái SB TSN mà phân lô, bán nền thì "dư phông" cho đầu tư SB LT (với giá ĐT 80 - 100 USD/hk), phần đất QS cũng giao luôn để bên QP hết xẻ thịt. Hệ thống quản lý khổng lồ của NN dư sức kiểm soát sự luân chuyển cái tài sản QG đã giao cho VNA (chỉ sợ không muốn KS hay KS không nổi).
    Không thì 4 - 5 km2 SB TSN sẽ dùng làm cái gì sau khi có SB LT?
    Thế là NSNN chả tốn thêm đồng nào, mà mục tiêu kinh doanh - phát triển của VNA thành công mỹ mãn!
    Xin tặng "kế sách" tuyệt vời này cho QH và CP.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các vị "đỉnh cao trí tuệ" đã mua đất ở Long Thành (quanh dự án sân bay) từ lâu rồi. Nay phải thực hiện triển khai nhanh dự án để còn thu lợi lớn chứ!

      Xóa
  13. Dự án nào cũng cần vì nước ta đang nghèo! Chúng ta cần phấn đấu giàu như nước Mỹ nên càng cần dự án. Nếu không làm sân bay to, cầu lớn, hội trường vĩ đại thì bao giờ mới có. Nhưng làm gì cũng phải căn cứ vào thực lực nền kinh tế và đời sống người lao động. Nhưng hình như ở Việt nam nếu không có dự án thì một bộ phận không có tiền gửi các nhà băng nước ngoài hoặc mua nhà cho con ở các nước tư bản. Thông lệ là cuối nhiệm kỳ càng chạy dự án , kiếm thêm trước lúc về hưu...Những người phát biểu và thậm chí cả một số báo nữa đang cổ vũ cho dự án phải chăng họ không có kiến thức hay là họ cũngDÂY MÁU ĂN PHẦN NHỈ... Nếu không có gì chắc họ không nhiệt huyết lắm đâu kể cả khi bộ đội còn thiếu vũ khi phòng thủ đất nước, còn đi vay nước ngoài để mua phương tiện chiến tranh... Hay là mất nước kệ bay tiền thầy cứ lấy?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Suốt nhiệm kỳ chủ yếu là móc, kết, quy tụ, hùn hạp thành các nhóm lợi ích để bàn cách đẻ ra, săn tìm, vơ vét các dự án và đất đai. Khi họp nói như vọp như vẹm, ra khỏi hội trường chạy lo tham nhũng vun vén gia trang. Rất là đạo đức giả. "Bộ phận lớn" như TƯ 4 đánh giá, đéo tin thằng nào được!

      Xóa
    2. Đã là xây dựng CNXH thì cái gì cũng phải to, cao, hoành tráng hơn người chứ. Lèo tèo như mấy thằng tư bản có " Cạp đất mà ăn à", nhưng họ đang " cạp đất" để ăn đấy các Bác nhẩy.

      Xóa
  14. Đó chính là cái đuôi" Định hướng XHCN" phải không các Bác?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoàng Đình Tuấnlúc 11:21 30 tháng 10, 2014

      Càng cuối nhiệm kỳ càng đẻ nhiều dự án để vơ vét càng nhiều...càng ít! Vô đáy mà! Cóc phải vô sản!

      Xóa
  15. Bác Bồng suy thoái tóa, dám nói sự thật

    Trả lờiXóa
  16. Trương Minh Tịnhlúc 11:19 30 tháng 10, 2014

    Tất cả đều do chế độ độc đảng mà ra.

    Trả lờiXóa
  17. Quan tham trả lời BVB 1
    Sợ đếch gì món nợ công
    Ngàn đô mỗi mạng vẫn không là gì
    Tất cả Dự án trình đi
    Đương nhiên ký trước thằng chi nhiều tiền
    Dân đen chớ có buồn phiền
    Thiên Đường Mạt Vận thấy liền nay mai
    Của chùa cứ thoải mái xài
    Khi ông thấy đủ, tính bài về hưu
    Bọn mi lo đóng Thuế, Sưu.....

    Trả lờiXóa
  18. Người dân đã quá nhàm chán với điệp khúc : “ chất vấn đại biểu “ , “ Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời ..v…..v.. Một điệp khúc tung hứng đầy gian dối và mị dân .

    Quốc Hội của Đảng , người chất vấn và người trả lời cũng của cái đảng ấy ,nó đã tạo nên tiền lệ xấu là hỏi lấy lệ và trả lời lấy lệ cho qua chuyện , rồi để đấy , không ai thẩm tra , thanh tra , vì đã có sự che chắn vững chắc của người đứng đầu là ông Tổng Trọng : “ Đánh chuột sợ vỡ bình “ .
    Tuyên bố này như một lời hiệu triệu xung phong cho bầy chuột thêm can đảm hơn . Thật là “ Được lời như cởi tấm lòng “ .

    Đất nước này đang bị biến thành một bãi hoang cho đàn chuột lớn thả sức đào bới .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Như thế, ĐGCĐ nói đúng, vô hình trung chính Tổng Nguyễn đã 'Bật đèn xanh' rồi đấy. Câu trước nói: "Không ai bật đèn xanh' - rào trước; câu sau: "Đánh chuột sợ vỡ bình" - đón sau - Tuyên bố thẳng: Đừng lo, cứ việc tham nhũng ,,,!?

      Xóa
  19. Trương Phú Tấn Sinhlúc 11:47 30 tháng 10, 2014

    Hỡi các đồng chí!
    Hãy tranh thủ tối đa chạy dự án
    Vì đã sắp hết nhiệm kỳ rồi. Đã đến giai đoạn "nước rút", Tiến lên, vững bước tiến lên - dưới cờ đảng quang vinh!

    Trả lờiXóa
  20. Vụ Long Thành gần giống vụ Sát nhập Hà Tây vào Hà Nội : các ông to bà lớn đã tranh thủ mua kín từ trước đất ở đây rùi. Giờ gọi là Sân bay chứ thực ra sân bay chỉ có tí tẹo.

    Trả lờiXóa
  21. Bài viết rất trúng tim Đola xanh của Bộ KH&ĐT. Cơ chế xin - cho - chia là quốc nạn trong đầu tư công, nguồn CHO chủ yếu từ chữ ký của Bộ trưởng Bộ KH&ĐT. Tỉnh Thành nào muốn có tiền đầu tư phải có dự án được phê duyệt của Bộ KH-ĐT, nếu dùng vồn từ NS hoặc ODA. Chối quanh là cách né tránh trách nhiệm của ông Bộ trưởng bộ KH&ĐT và các Bộ trưởng các bộ khác trong nội các CP đương nhiệm . Nhiệm kỳ tới cần thay máu cho Nội các chính phủ , nếu muốn kinh tế và XH VN sống sót và ngóc đầu lên được.

    Trả lờiXóa
  22. Cap TW 'du an' phai nhieu ti do?
    Cap tinh vai ti usd?
    cap huyen nhieu trieu do
    Cap xa du an nhieu ti VND
    Cap thon du an hang tram ti VND
    Nguoi lao dong thu nhap 50- 100-200do /thang
    VN thu nhap binh quan khoang1800do/ ng/2014
    Du an tren Troi -Dan song duoi dat
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  23. Tôi cho rằng, nhìn xa thì sân bay Long Thành (SBLT) là cần thiết, bởi 4 lẽ:
    - Sài Gòn qua mấy vụ triều cường gần đây thì rõ. Đã đến lúc người dân phải "di chuyển" bằng đường hàng không rồi. Trước sự ngập lụt như vậy thì các dự án giải quyết ngập lụt đều "khó" khả thi hơn dự án xây SBLT. Vì đầu tư vào giải quyết ngập lụt thì chẳng "đem lại" gì cho chủ đầu tư cả và, như vậy càng khó dồn vốn (nguồn thuế dân đóng) vào xây SBLT?
    - Tình trạng ngập Sài Gòn càng ngày càng bức xúc, nhất là xem xét mấy năm gần đây. Vậy khi xây SBLT tất nhiên sẽ tôn cao. Vậy SBLT sẽ là nơi "lí tưởng" trú ngụ những ngày ngập lụt cho dân Sài Gòn, hoặc nếu cần “di tru” thì SBLT sẽ đáp ứng ngay, đương nhiên 1 câu hỏi cần trả lời là: dân vùng ngập làm thế nào đến được SBLT trong các trận triều cường và mưa Sài Gòn?
    - Nợ xâu đang tịnh tiến chiều hướng thăng và nợ công đang "chạm tường" thì đó là chuyện dân chịu. Vì sĩ, vì thể diện Quốc gia, để khỏi mang tiếng đất nước vỡ nợ thì dân phải è cổ "gánh" các khoản đóng góp, bởi chỉ thuế thì chưa đủ. Lí do thuế chưa đủ là do sản xuất cầm chừng hoặc đi xuống trong giai đoạn kinh tế sa sút.
    -Đã có “rao” bán đường bộ rồi. Bởi vậy dân có tiền hay không thì cũng phải “đi bay” thôi. Nếu không còn xu nào thì Luyện Khinh công mà đến chỗ làm việc.
    Cha Mẹ Tổ tiên nòi giống Lạc Hồng ơi, về mà coi cái thời mạt vận!

    Trả lờiXóa
  24. sự khác nhau giữa VN và MỸ :
    - Tại VN : một toán cướp khoảng 6 tên xông vào dùng súng khống chế các nhân viên ngân hàng tổng giám đốc ngân hàng xuất hiện để bảo vệ cho mạng sống của toàn bộ nhân viên ông ta ra lệnh mọi người không được chống cự và yêu cầu thủ quỹ mở toàn bộ két tiền khoảng 1 tỉ giao cho bọn cướp , tối đó truyền hình đưa tin một ngân hàng bị bọn cướp có vũ trang tấn công tổng giám đốc lãnh đạo thông minh nên không có sự mất mát tổn thất về con người chỉ bị thất thoát về vật chất bọn cướp đã lấy đi 10 tỉ đồng
    Tại MỸ : một toán cướp khoảng 6 tên trang bị vũ khí súng lựu đạn xông vào một ngân hàng khống chế mọi người , tổng giám đốc xuất hiện bảo mọi người bình tĩnh không nghe lời bọn cướp và tìm mọi cách chống trả lại , tối đó truyền hình đưa tin một toán cướp xông vào cướp ngân hàng nhưng bị sự chống trả của nhân viên ngân hàng , kết quả bọn cướp không cướp được tiền nhưng đã có 2 nhân viên của ngân hàng đã bị bọn cướp giết chết trước khi cảnh sát tới

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở VN , Tổng giám đốc sẽ oke với nhân viên để khai khống thêm 5 tỷ nữa tát nước theo mưa , đằng nào cũng mất , tranh thủ kiếm thêm tý .

      Xóa
    2. Vì gã tổng giám đốc ngân hàng VN có thông đồng, hay có tình thương mến thương với đồng nghiệp - bọn cướp - chăng?

      Xóa
  25. Từ những năm 80 của TK trước, đã có người "ví von": Ngân sách NN giống như 1 "con voi bị cột chân", các ngành, các cấp mỗi "anh" một con dao nhọn, cứ thế "khoét", anh nào khôn thì "khoét" được nhiều...rồi "con voi" sẽ đến ngày...lăn kềnh ra chết thôi. Bay giờ, "các dự án" cũng giống như những miếng "thịt ngon" mà các "nhóm quyền lực"+ chính quyền và chủ đầu tư "hợp tác" để "ép" ra...dola ra vàng để...đút túi riêng.
    TR.H.

    Trả lờiXóa