Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 8 tháng 10, 2014

Ai quyết định Ngoại trưởng Minh đi Mỹ?

Ông Phạm Bình Minh và Ngoại trưởng John Kerry
Cuộc gặp liên ngoại trưởng Phạm Bình Minh - John Kerry ở Washington vào đầu tháng 10/2014 đã an bài. Kết quả không đến nỗi tệ: sau nhiều năm bị cấm vận, Việt Nam được Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần cơ chế mua vũ khí sát thương.
Cũng sau 7 năm tính từ thời điểm gia nhập WTO 2007, mới có một bộ trưởng ngoại giao Việt Nam mang về cho nước nhà tấm huy chương “thành tích đàm phán song phương” có chút dư vị với người Mỹ.

Tuy thế, chút dư âm còn lại mà người ta muốn biết là làm sao ông Phạm Bình Minh đến được Hoa Kỳ, trong khi cách đây không lâu chuyến đi của ủy viên trung ương đảng này còn bị hoãn lại chưa biết đến khi nào.
Đi sau đảng
Đáng lý, ông Phạm Bình Minh đã được “về nhà” từ tháng 6/2014 khi nhận lời mời trực tiếp của Ngoại trưởng John Kerry, ngay sau vụ giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Quốc tiến chiếm Biển Đông. Nghe nói chuyến khởi hành hụt này đã được sắp lịch và ngoại trưởng Việt Nam đã chuẩn bị hành lý, chỉ còn chờ lên xe ra sân bay Nội Bài.
Thế nhưng cũng nghe nói có một yêu cầu kín đáo nào đó khiến ông không thể dứt áo ra đi được. Thay vào đó, ông Minh lại phải dự tiếp Dương Khiết Trì là ủy viên quốc vụ viện Trung Hoa ở Hà Nội, hoặc tiếp xúc căng cứng và chán ngắt với bộ trưởng ngoại giao Trung Quốc là Vương Nghị mà giới blogger mô tả “những đôi mắt mang hình viên đạn”.
Bất chấp sự có mặt đột xuất ở Hà Nội của hai thượng nghị sĩ John McCain và Whitehouse, cùng sau đó là Chủ tịch hội đồng tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ Martin Dempsey, vai trò của Trung Quốc đã lấy lại thế lấn lướt kể từ thời điểm Dương Khiết Trì sang Việt Nam “vấn an” những người có cùng ý thức hệ.
Ngoại trưởng Minh tiếp ông Dương Khiết Trì ở Hà Nội.
Chỉ vào cuối tháng 9, đầu tháng 10/2014, vai trò của ông Phạm Bình Minh mới thực sự phần nào có ý nghĩa, ít ra cũng trên danh nghĩa khi được Bộ chính trị chấp thuận cho đàm phán song phương với Hoa Kỳ.
Nhưng ngay trước chuyến “về nhà”, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh lại “phải” tham dự hai sự kiện ở Quảng Tây vào trung tuần tháng 9/2014 nhằm “thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Chuyến “Bắc du” này diễn ra chỉ ít ngày sau chuyến công du Bắc Kinh gây tranh luận đặc biệt của “Đặc phái viên Tổng bí thư” Lê Hồng Anh.
Hệ quả nối tiếp nhau của những chuyến công du hướng Bắc và sang Tây có thể coi là rõ mồn một.
Sự thể đó càng có vẻ “minh bạch” hơn bằng vào cá tính thích trưng bày thể diện của những người bên đảng. Gần như cùng lúc với sự có mặt ở Washington của ông Phạm Bình Minh, một phái đoàn của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng xuất hiện ở Hàn Quốc, với kết quả đặc biệt nhất sau 21 phát đại bác là phía Việt Nam đã đồng thuận với Hàn Quốc trong tuyên bố chung về “không chấp nhận” (có người dịch là “không dung thứ”) việc CHDCND Triều Tiên leo thang vũ khí hạt nhân và đe dọa nền hòa bình quốc tế.
Cùng lúc, những tờ báo đảng như Quân Đội Nhân Dân bắt đầu hy vọng về “niềm tin đối tác hợp tác chiến lược” giữa Việt Nam với một quốc gia đồng minh quân sự truyền thống của Mỹ là Hàn Quốc. Ngược lại, bình diện ngoại giao Việt Nam - Triều Tiên đang có nguy cơ bị “đảo chính”.

Đảng đang quyết định
Việc gia tăng quan hệ với Mỹ cũng làm cho những người bên chính phủ cảm thấy hài lòng hơn, tuy có thể còn ít ỏi so với tham vọng “Mỹ tiến” của họ
Có thể hiểu, chuyến đi Hoa Kỳ của một quan chức cao cấp của Chính phủ như ông Phạm Bình Minh là do “đảng chỉ đạo” và nằm trong đường hướng cùng lộ trình hòa dịu quan hệ Việt - Mỹ, thậm chí còn mang hơi hướng mong ngóng đến một mối liên minh quân sự Việt - Mỹ trong tương lai, để tránh mũi lao phóng xuống từ Trung Quốc.
Nhìn lại, có thể nhận ra việc ông Phạm Bình Minh đã chỉ đến Washington sau khi một người cùng họ nhưng có cấp bậc trong đảng cao hơn hẳn ông - ủy viên bộ chính trị - đi Hoa Thịnh Đốn vào cuối tháng 7/2014.
Nhiều khả năng, quyết định công du cho ông Phạm Bình Minh không hẳn do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng một mình quyết định. Sự thể này là khác khá nhiều với thời gian cuối năm 2013, khi ông Nguyễn Tấn Dũng một mình đi New York để bàn về TPP và “quy chế thị trường đầy đủ” cho Việt Nam.
Tương quan so le về quan hệ đối ngoại như thế cũng phần nào phản ánh cục diện có vẻ bất cân xứng về đối nội hiện nay giữa Chính phủ và những người bên đảng.
Tuy thế, cũng có thể hiểu là mặc dù không chiếm thế thượng phong, nếu không nói là ngược lại, trong các cuộc tiếp xúc song phương Việt - Mỹ từ tháng 7/2014 đến nay, việc gia tăng quan hệ với Mỹ cũng làm cho những người bên chính phủ cảm thấy hài lòng hơn, tuy có thể còn ít ỏi so với tham vọng “Mỹ tiến” của họ.
Câu hỏi trước mắt là với những nước cờ có tính gia tốc của khối đảng từ tháng 7/2014 đến nay, liệu phía chính phủ có dự liệu những quyết sách và cú nhảy nước rút nào để ít nhất trung hòa trạng thái win win – chúng ta cùng thắng?
Tiến sĩ Phạm Chí Dũng
Gửi cho BBC từ Sài Gòn

(Bài viết thể hiện quan điểm và cách hành văn của tác giả, một nhà báo tự do tại thành phố Hồ Chí Minh).
(BBC)
---------------

8 nhận xét:

  1. John Kerry:
    - Tôi đeo thử cà vạt đỏ... Thấy "ghê ghê"...

    Trả lờiXóa
  2. Bắt tay với ông Mỹ
    Đả đảo thằng Tàu ô
    Quân sự Kinh tê mạnh
    Dân chủ- vàng đầy bồ.

    Trả lờiXóa
  3. đảng quyết định chứ thằng tây nào vô đây
    thành bại cứ đổ cho cái thằng đó là vô thưởng vô phạt

    Trả lờiXóa
  4. Đảng viên thơi@:
    Đảng mạnh hay chính phủ mạnh !
    Nếu thủ tướng giành thế mạnh ,
    Hãy chiếm thế thượng phong.
    Quyết tháo bỏ cái thòng ,
    Trên cổ người dân Việt .
    Để xứng danh hào kiệt .
    Trên đất nước tự do,
    Xóa bỏ đảng diễn trò,
    Bật đèn xanh tham nhũng.
    Chẳng cái gì không đụng!
    Hết ngành nọ bộ kia,
    Đuổi chúng nó ra dìa .
    Thay chân cho người khác,
    Gánh vác việc nước nhà.
    Bảo đảm cho dân ta ,
    Quyền tự do dân chủ.
    Kinh tế luôn no đủ,

    Xin thưa ông thủ tướng
    Có làm được hay không?
    Tiện đây xin lỗi ông!
    Nếu ông mà làm được.
    Tôi phong ông là Thánh .
    Nếu ông mà lảng tránh,
    Sét đánh thẳng đầu ông!?!?

    Trả lờiXóa
  5. Xin thêm vào nhận xét của bác năc danh 06:57 ngày 8/10/2014
    Bắt tay với ông Mỹ
    Đả đảo thằng Tầu ô
    Quân sự kinh tế mạnh
    Dân chủ-vàng đầy bồ
    Hoan hô ông bộ trưởng
    Bình Minh đã rạng lên
    Trên bầu trời đất nước
    Chắc rằng sau hay trước
    Khởi sắc vượt đói nghèo
    Dân chủ cũng đi theo
    Không còn xiềng xích đảng!!!

    Trả lờiXóa
  6. Khoản 1970.tỉnh ủy Quảng Ngãi đóng ở vùng nước Biếc,Trà Bồng,một nhân viên mang bầu đưa đến bệnh viện X50 sinh,nhưng cô còn trinh,lãnh đạo bệnh viện báo cáo và xin chỉ đạo thường vụ.Thường vụ họp và quyết định mổ để giữ trinh cho cô ấy.
    Đến chuyện lớn,cãi nhau đúng một tháng,quyết định đánh tiêu diệt lữ đoàn Rồng Xanh ( thanh long ),vì nó quá hơn IS .
    Thưa bạn DŨNG và các bạn...,
    Bất kì Chính Phủ nào trên thế giới hiện nay,đều thực hiện theo chỉ đạo thống nhất của Đảng cầm quyền.dù anh là tổng gì cũng thế.Việc to việc nhỏ việc đúng việc sai đều phải quyết từ tập thể cả.Dũng chịu không nỗi cơ chế dó nên ra khỏi đảng rồi,chim sổ lồng còn tiếc chi cảnh vàng son mà hận.
    Anh Trọng qua Hàn,anh Minh qua Mỹ,hay ở lại tiếp anh Trì,hay anh Vịnh nói đổng " Việt Nam nổ súng sau "thế giới vỗ tay rầm rầm,hay vui là anh DŨNG cứ đọc nguyên văn,báo Tàu hỏi mặc không trả lời vì quá móc...Tất cả đều là cái sự thông qua cả.
    Thôi đừng bới móc làm gì,đất nước này hình như thống nhất có bốn ngìn năm,và cả vạn năm sau,dù cho nước to nào muốn chia cắt làm ba miền có tượng ba cái sọc,dù cho lắm gian manh muốn dân ta nhiễm cái bệnh gì mà vàng da thành màu cờ.Dù cho ai ở xứ TÂY cứ hễ là đưa ra đường múa cho dân xứ người cười vỡ bụng và khinh miệt.
    Đất nước chúng đã tự do ,dân chủ,nhân quyền tuy chưa bằng ai ,nhưng cũng chưa AI BẰNG,thế mà chúng cứ phá,cứ múa như điên,hết hát Sài Gòn ơi vĩnh biệt,lại sầu viễn xứ,lại một mình,khi mà xưa kia chúng hát vang chỉ mong đất nước chung một màu cờ....
    Các nước nhỏ chả dại theo phe nào cả,ngày nay nước MỸ và các học giả MỸ mới hiểu ra cái điều chân lí của Việt Nam mà họ phải bình thường quan hệ.
    Âm mưu thôn tính ASEAN,Úc Châu của nước TÀU có từ thời Nguyên Mông đến Thanh Mao Tập, Dẹp con đường tiến là chuyện phải làm .....Cái họa của chúng ta là ở chỗ đó chứ chả địa chính trị chính em gì.
    Hãy cắm thêm những cây chông tre thôi để ngăn quân xâm lược,còn hơn ngìn trang viết luạn vu vơ,nhất là mấy trang báo lớn của nước nhỏ mà lớn và nước lớn mà nhỏ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đọc ông CS mất thời gian bỏ mẹ!

      Xóa
    2. Trương Minh Tịnhlúc 20:38 8 tháng 10, 2014

      Thưa Bạn Nặc Danh 14:27
      1/-Trong bất cứ chánh thể tự do nào: Úc,Mỹ,Canada,Pháp,Anh,Malaysia,Singapore,Nhật, Indonexia,Phi Châu, Do Thái....... cũng đều có đảng đối lập.Đảng cầm quyền có bổn phận phải trả lời những câu hỏi của đảng đối lập về tất cả mọi vấn đề.
      Việt-Nam không có đảng đối lập,thì ít nhất phải để cho người dân bàn việc nước chứ!. Tại sao bạn lại nói "bới móc" ?- Đảng không từng nói "dân biết,dân bàn,dân làm,dân kiễm tra" đó sao?
      Tại sao lúc đứng trước bom đạn thì cái gì cũng dân.Đến khi ngồi ăn thì đuổi dân đi chỗ khác ?

      Xóa