Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 22 tháng 9, 2014

Sự đau đớn của cha đẻ "Màu tím hoa sim"

PT -Vài ngày gần đây, những tự sự của nhà thơ Hữu Loan, cha đẻ "Màu tím hoa sim nổi tiếng" đã tạo ra niềm xúc động lớn trong với cộng đồng mạng. Tự sự đớn đau này được chia sẻ rất nhiều trên Facebook tạo nên nhiều thổn thức.
"Rất cảm động, vì sự chân thành, vì tình người, tính người. Và có thể hình dung cả bối cảnh một thời cuộc tao loạn. Mỗi số phận cá nhân đều chứa trong lòng nó những bi kịch của lịch sử" - (Kim Dung).
               Những người yêu thơ tình, không ai không biết đến bài thơ "Màu tím hoa sim đầy xúc động". Đằng sau đó là một câu chuyện còn sâu sắc hơn, đau đáu hơn của tác giả Hữu Loan:
                     MÀU TÍM HOA SIM
Nàng có ba người anh
Đi bộ đội
Những em nàng còn chưa biết nói
Khi tóc nàng xanh xanh.
Tôi là người chiến binh
Xa gia đình
Yêu nàng như tình yêu em gái
Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới,
Tôi mặc đồ quân nhân
Đôi giày đinh bết bùn đất hành quân,
Nàng cười xinh xinh
Bên anh chồng độc đáo.
Tôi ở đơn vị về
Cưới nhau xong là đi!
Từ chiến khu xa
Nhớ về ái ngại
Lấy chồng đời chiến chinh
Mấy người đi trở lại
Lỡ khi mình không về
Thì thương người vợ chờ
Bé bỏng chiều quê ...
Nhưng không chết người trai khói lửa
Mà chết người gái nhỏ hậu phương
Tôi về không gặp nàng
Má tôi ngồi bên mộ con
Đầy bóng tối
Chiếc bình hoa ngày cưới
Thành bình hương
Tàn lạnh vây quanh ...
Tóc nàng xanh xanh
Ngắn chưa đầy búi
Em ơi!
Giây phút cuối
Không được nghe nhau nói
Không được trông thấy nhau một lần.
Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím
áo nàng màu tím hoa sim
Ngày xưa một mình
đèn khuya
bóng nhỏ
Nàng vá cho chồng tấm áo
ngày xưa...
Một chiều rừng mưa
Ba người anh
Trên chiến trường Đông Bắc,
Biết tin em gái mất
Trước tin em lấy chồng.
Gió sớm thu về
Rờn rợn nước sông
Đứa em nhỏ lớn lên
Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị
Khi gió thu về
Cỏ vàng chân mộ chí.
Chiều hành quân
Qua những đồi sim..
Những đồi hoa sim ...,
Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết
Màu tím hoa sim
Tím cả chiều hoang biền biệt
Nhìn áo rách vai
Tôi hát trong màu hoa.
Áo tôi sứt chỉ đường tà,
Vợ tôi chết sớm mẹ già chưa khâu (Hữu Loan)
Đây là những dòng tự thuật của chính nhà thơ Hữu Loan:
"Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học.
Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi, Hồ Trọng Gin, Trịnh Văn Xuấn, Đỗ Thiện và… tôi – Nguyễn Hữu Loan.
            Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái Thị Ngọc Chất, bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ, tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên.
Ở Thanh Hóa, bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới. Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà.
Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái – lúc đó mới 8 tuổi - mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí: ”Em chào thầy ạ!” Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời.
Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một “bà cụ non”.
Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chỗ tôi ngồi ăn cơm lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn, những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt…
Có lần tôi kể chuyện ”bà cụ non” ít nói cho hai người anh của em Ninh nghe, không ngờ chuyện đến tai em, thế là em giận! Suốt một tuần liền, em nằm lì trong buồng trong, không chịu học hành… Một hôm bà tham Kỳ dẫn tôi vào phòng nơi em đang nằm thiếp đi. Hôm ấy tôi đã nói gì, tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ là tôi đã nói rất nhiều, đã kể chuyện em nghe, rồi tôi đọc thơ…
Trưa hôm ấy, em ngồi dậy ăn một bát to cháo gà và bước ra khỏi căn buồng. Chiều hôm sau, em nằng nặc đòi tôi đưa lên khu rừng thông. Cả nhà không ai đồng ý: “Mới ốm dậy còn yếu lắm, không đi được đâu” Em không chịu nhất định đòi đi cho bằng được. Sợ em lại dỗi nên tôi đánh bạo xin phép ông bà tham Kỳ đưa em lên núi chơi…
Xe kéo chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc, tôi đuổi theo muốn đứt hơi. Lên đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên em.Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì.
Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời, không biết lúc đó em nghĩ gì. Bất chợt em hỏi tôi: - Thầy có thích ăn sim không?- Tôi nhìn xuống sườn đồi: tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuống sườn đồi, còn tôi vì mệt quá nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ…
Khi tôi tỉnh dậy, em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen láy chín mọng. - Thầy ăn đi. Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng trầm trồ: Ngọt quá!
Như đã nói, tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ ăn những quả sim ngọt đến thế!
Cứ thế, chúng tôi ăn hết qủa này đến qủa khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì… tím đỏ một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo!
Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến.
Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi… lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng ,em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi… Tôi quay đầu nhìn lại… em vẫn đứng yên đó… Tôi lại đi và nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa.
Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi vẫn được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 tuổi đã có nhiều chàng trai đên ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ…
Chín năm sau, tôi trở lại nhà… Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi.
Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp… Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ vì hai gia đình không môn đăng hộ đối một chút nào. Mãi sau này mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm ”soạn kịch bản”.
Một tuần sau đó chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt đi, không đòi may áo cưới trong ngày hợp hôn, bảo rằng là: ”yêu nhau, thương nhau cốt là cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả”.
Tôi cao ráo, học giỏi, Làm thơ hay… lại đẹp trai nên em thường gọi đùa là anh chồng độc đáo. Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long, huyện Nông Công, tỉnh Thanh Hóa của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng.
Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết! Hai tuần phép của tôi trôi qua thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ.
Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có giờ em không còn cô bé Ninh nữa mà là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại…
Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mác thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống. Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm thương: Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết đuối!
Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại tôi tôi nỗi đau không gì bù đắp nỗi. Nỗi đau ấy, gần 60 năm qua, vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôi.Tôi phải giấu kín nỗi đau trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Tôi như một cái xác không hồn…
Dường như càng kìm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao, sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm sự gì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong lòng tôi được bung ra. Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, tôi ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi chép.
Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra: “Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội… Những em nàng có em chưa biết nói. Khi tóc nàng đang xanh…” Tôi về không gặp nàng…
Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa… Anh bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh.
Đó là bài thơ Màu tím hoa Sim. Đến đây, chắc bạn biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2-4-1916 hiện tại đang “ở nhà trông vườn” ở làng Nguyên Hoàn – nơi tôi gọi là chỗ “quê đẻ của tôi đấy” thuộc xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa.
Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi viết mới nổi những câu : “Chiều hành quân, qua những đồi sim…”.
Những đồi sim, những đồi hoa sim... Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết.. Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt… Và chiều hoang tím có chiều hoang biết… Chiều hoang tim tím thêm màu da diết.”
Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời, chán kháng chiến, bỏ đồng đội, từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi” hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi”. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều, không chấp nhận đơn từ bỏ kháng chiến của tôi. Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá! Với lại tôi cũng chán ngấy bọn họ quá rồi!
Đó là thời năm 1955 – 1956, khi phong trào văn nghệ sĩ bùng lên với sự xuất hiện của nhóm Nhân Văn Giai Phẩm chống chính sách độc tài, đồng thời chống những kẻ bồi bút đan tâm lừa thầy phản bạn, dốc tâm ca ngợi cái này cái nọ để kiếm chút cơm thừa canh cặn.
Làm thơ thì phải có cái tâm thật thiêng liêng thì thơ mới hay. Thơ hay thì sống mãi. Làm thơ mà không có tình, có tâm thì chả ra gì! Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó tôi lại đề cao tình yêu, tôi khóc người vợ tử tế của mình, người bạn đời hiếm có của mình. Lúc đó tôi khóc như vậy họ cho là khóc cái tình cảm riêng…
Y như trong thơ nói ấy, tôi lấy vợ rồi ra mặt trận, mới lấy nhau chưa được hơn một tháng, ở nhà vợ tôi đi giặt rồi chết đuối ở sông…
Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc? Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý, cho nên vào năm 1956, tôi bỏ đảng, bỏ cơ quan, về nhà để đi cày.
Họ không cho bỏ, bắt tôi phải làm đơn xin. Tôi không xin, tôi muốn bỏ là bỏ, không ai bắt được! Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe đá để bán. Bọn họ bắt giữ xe tôi, đến nỗi tôi phải đi xe cút kít, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước, có hai cái càng ở phía sau để đủn hay kéo.
Xe cút kít họ cũng không cho, tôi phải gánh bộ. Gánh bằng vai tôi, tôi cũng cứ gánh, không bao giờ tôi bị khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản, đi đến đâu cũng có công an theo dõi…
Nhưng lúc nào cũng có người cứu tôi! Có một cái lạ là thơ của tôi đã có lần cứu sống tôi! Ngoài Yên Mô, tôi cũng có một vài bài thơ khác được mến chuộng. Sau năm 1956, khi tôi về rồi thấy cán bộ khổ quá, tôi đã làm bài Chiếc Chiếu, kể chuyện cán bộ khổ đến độ không có chiếc chiếu để nằm!
Định mệnh đưa đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng tôi cho đến tận bây giờ. Cô tên Phạm Thị Nhu, cũng là phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Cô vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ năm 1954, 1955. Lúc đó tôi còn là chính trị viên của tiểu đoàn. Tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học, lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa.
Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng. Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần năm trăm mẫu tư điền. Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước.
Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chỗ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông.
Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Hai vợ chồng ông bị đội Phóng tay phát động quần chúng đem ra cho dân xỉ vả, rồi chôn xuống đất, chỉ để hở hai cái đầu lên. Xong họ cho trâu kéo bừa đi qua đi lại hai cái đầu đó cho đến chết. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đội Phóng tay phát động đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách.
Tàn nhẫn hơn nữa, chúng còn ra lệnh cấm không cho ai được liên hệ, nuôi nấng hoặc thuê cô ta làm công. Thời đó, cán bộ cấm đoán dân chúng cả việc lấy con cái địa chủ làm vợ làm chồng. Biết chuyện thảm thương của gia đình ông bà địa chủ tôi hằng nhớ ơn, tôi trở về xã đó xem cô con gái họ sinh sống ra sao vì trước kia tôi cũng biết mặt cô ta.
Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn. Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc. Cô đang lom khom nhặt những củ khoai mà dân bỏ sót, nhét vào túi áo, chùi vội một củ rồi đưa lên miệng gặm, ăn khoai sống cho đỡ đói.
Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói. Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.
Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó , bữa đói bữa no…. Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con – 6 trai, 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa!
Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ, thế mà chúng vẫn trù dập, không chịu để tôi yên. Tới hồi mới mở cửa, tôi được ve vãn, mời gia nhập Hội Nhà Văn, tôi chẳng thèm gia nhập làm gì.
Năm 1988, tôi ”tái xuất giang hồ” sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nghèo đèo heo hút gió. Tôi lang bạt gần một năm trời theo chuyến đi xuyên Việt do hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức để đòi tự do sáng tác, tự do báo chí – xuất bản và đổi mới thực sự.
Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty Viek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyển bài Màu tím hoa Sim của tôi với giá 100 triệu đồng. Họ bảo đó là một hình thức bảo tồn tài sản văn hóa. Thì cũng được đi. Khoản tiền 100 triệu trừ thuế đi còn 90 triệu, chia “lộc” cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu đồng, phòng đau ốm lúc tuổi già, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan.
Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác, nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán". - Nhà thơ Hữu Loan.
NguyenVyLe/Petro Times
----------------

29 nhận xét:

  1. Mỗi lần đọc vẫn thấy hay thấy tình người 'tình yêu vĩ đại nhất nhưng cũng cổ xưa nhất là TY cuộc sống' và cũng thấy thêm phần TỘI ÁC-CS?
    ngluy

    Trả lờiXóa
  2. Trương Minh Tịnhlúc 03:43 22 tháng 9, 2014

    1/-Tâm hồn (và cả việc làm) của nhà thơ Hữu Loan cao quý bao nhiêu
    Thì:
    2/-Cái gọi là Cọng sản Chủ Nghĩa tồi tệ xấu xa bấy nhiêu.
    Tôi cầu xin (và hành động) sao cho đất nước sớm thoát khỏi cái xui xẻo bẩn thĩu nầy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẽ bạn đừng tức giận đến vậy. Lý thuyết về CNCS Mark viết ra cũng chỉ là mơ ước về một cuộc sống tuyệt đỉnh hạnh phúc. Nhưng phương cách để đạt được cái "tuyệt đỉnh" đó lại xa rời thực tế, bất chấp quy luật. Lấy mục đích để biện minh cho phương cách là một cách tự bào chữa cho những sai lầm đôi khi trở thành tội ác. Bây giờ là lúc các nhà lãnh đạo phải tỉnh táo để nắn chỉnh đường đi theo đúng quy luật vận động của nó. Ý chí chủ quan không thể tạo ra quy luật, mà ý chí chỉ (biểu thị bằng quyền lực NN) chỉ có thể căn chỉnh đường đi sao cho không chệch quy luật. Còn mục đích "tuyệt đỉnh" thì ráng sống đến cuối thế kỷ này để thụ hưởng.

      Xóa
    2. Tôi từng ở Đức. Tôi "giải ảo" cho bạn Nd1209 nhé. Người Đức nói gì?
      "Marx? VN sùng bái ông ta thế? Bạn có biết Marx học kế toán, nhưng xin việc không nơi nào nhận, vì chữ xấu quá! Rất nguy hiểm nếu làm việc với các con số. Vậy là ông ta "đàn đúm" với tay con nhà giàu phá gia chi tử Engels, viết ba cái lăng nhăng! Tượng ông ta bị kéo đổ gần như sạch bách ở Đông Đức cũ, còn đúng một cái làm tư liệu!".

      Xóa
  3. Người trai chiến sĩ chết
    Gia đình anh cũng không hơn gì
    Tội ác của bọn tham tàn độc tài
    Dùng lũ tuyên truyền đẩy dân Việt vào cõi chết
    Để chúng vinh than phì gia!

    Trả lờiXóa
  4. Bài này đã đọc rồi, nhưng đọc lại lúc nào cũng thấy rất người. Thế mới biết mấy ai đã dám sống với đúng những suy nghĩ của mình. Hữu Loan quả rất đặc biêt, nhất là ông lại sống trong một thời kỳ mà hầu như ai cũng chỉ có một con đường để chọn. Cảm phục thay!

    Trả lờiXóa
  5. Nhà thơ Hữu Loan là người có tài, có công với kháng chiến và là người cương trực nhưng lại có một số phận chẳng may mắn chút nào. Nay mở trang Bùi Văn Bồng thấy bài của cụ, đọc xúc động quá. Ngày cụ mất, tôi có viết một bài viếng, nhờ anh Bồng cho đăng lại ở đây để các bạn tham khảo. Cảm ơn nhiều.
    CCB Phan Liên Khê

    Thương nhớ cụ Tú Loan

    Tưởng nhớ nhà thơ Hữu Loan,
    tác giả “Màu tím hoa sim”

    Bâng khuâng thương cụ Tú Loan,
    Trông về ngọn núi Vân Hoàn nắng mưa.
    Âm thầm về với người xưa,
    Hoa sim tím ngắt tiễn đưa, một chiều.
    Tấm lòng chứa chất thương yêu,
    Trái tim rớm máu đã nhiều tháng năm.
    Tài hoa sao lắm nhọc nhằn,
    Gò lưng chở đá, kiếm ăn qua ngày?
    Cháu con hôm sớm sum vầy
    Câu thơ, bầu rượu giãi bày tâm can.
    Yên Mô, Hoa lúa chứa chan
    Đây Đèo Cả, những xóm làng đi qua…
    Một thời binh lửa đã xa
    Câu thơ trẻ mãi không già, Người ơi!
    24-3-2010

    Trả lờiXóa
  6. 10 năm học phổ thông, tôi không biết và không được học bài thơ: Màu tím hoa sim, mà học hàng trăm bài thơ khác, giờ chẳng nhớ bài nào vì chẳng có rung cảm tí teo nào. Màu tím hoa sim khi đọc lên đã thấy con tim mình rung lên và đau nhói.
    uyen-hanoi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài thơ "Màu tím hoa sim" phải được đưa vào sách giáo khoa vì rất nhân văn, chân tình, rất người. Nền giáo dục dù muốn nhồi đảng bác gì thì cái chân vẫn phải là chân thiện mỹ và tôn trọng sự thật.

      Xóa
  7. Kính chào tác giả "Màu Tím Hoa Sim"!
    Đọc tự sự của Cụ mà lòng cháu đầy thương kính, oán hận lẫn lộn. Những năm tháng cuộc đời trai làng làm lính của cháu cũng kèm theo "Màu Tím Hoa Sim" của Cụ. Tuy có kèm theo nhưng không bao giờ được ca nên lời mà chỉ lẩm bẩm thôi. Thời đó muốn ca một câu nào đó cho nhẹ bớt đi nỗi nhọc nhằn căng thẳng mà đâu có dám!
    Qua mấy lời này cháu Kính chúc hai Cụ cùng đàn con cháu chắt Trời ban được sống yên ổn sau những tháng ngày bị đày ải của ha Cụ!
    Đúng là Trời có mắt đấy Cụ ạ! Rồi xem!

    Trả lờiXóa
  8. Đọc bài thơ MÀU TÍM HOA SIM của Hữu Loan,một cái gì đó lâng lâng nhẹ nhàng dâng trào trong tâm hồn tôi.một nổi buồn lén lén trong tâm tư,tình yêu,tình đồng bào,tình quê hương đất nước,những kỷ niệm của thời xưa cũ...cứ thế mà vần vũ trong châu thân tôi...như ngây ngất như say sưa..Ôi,thơ ơi là thơ ! sao nó tuyệt vời,sao nó say đắm đến thế,cám ơn dòng thơ,cám ơn nhà thơ nhân bản đã quằng mình ọc ra những vần thơ êm nhẹ như sóng biển lăng tăng vào một buổi sáng đẹp trời lặng gói !!!-Đa tạ thi nhân,đa tạ trời đất đã cho chúng con những giây phút tuyệt vời này !

    Trả lờiXóa
  9. Qua câu truyện ta có thể khẳng định ma quỷ cũng không thể tàn ác và đồi bại bằng cộng sản!!!! Ma fia,phát xit,hồi giáo cực đoan,xã hội đen đều thua xa về thủ đoạn sắt máu và cách trả thù đê tiện mà cộng sản có được!!! Và qua đó càng cho ta hiểu tại sao người dân ở các sứ văn minh không bao giờ chấp nhận cộng sản.một xã hội văn minh là nơi tội ác luôn bị lên án và không có đất sống,và đó là lý do không người dân nào ở các nước tây phương bỏ phiếu cho đảng cs!!! Và cách trả thù của cs Việt nam cho tới nay đối với người yêu nước vẫn không khác người tiền nhiệm cách đây hơn 60 năm đã làm!!! Ý thức hệ cs thật đáng sợ!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng. Đáng sợ là việc cái ác núp bóng cái lành.
      Thà ác hẳn như bọn phát xít còn "cao thượng", không nham hiểm như việc giết người với "nụ cười hiền hậu"!...

      Xóa
  10. Những người manh danh cộng sản, khoác áo Phật thích ca, kinh thánh chúa Giêsu.. nhưng tâm địa đểu giả, tàn ác.. gieo gì gặt nấy thôi.

    Trả lờiXóa
  11. Nghe đâu Canada đang xây dựng tượng đài tưởng niệm các nạn nhân của chế độ cộng sản trên toàn thế giới,hình như sẽ khánh thành trong năm nay.Cho cả những người đã chết và cả những người sống không bằng chết

    Trả lờiXóa
  12. Hữu Loan có công thương lượng với Cha Lê Hữu Từ giúp ĐCS VN hạn chế sự phá hoại CM của đội tự vệ Pháp Diệm.
    Điều này ông không nói với ai, nhưng hòan tòan là sự thật

    Trả lờiXóa
  13. Đọc bài thơ của Thượng tá Phan Liên Khê, tôi xúc động rưng nước mắt. Xúc động vì bài thơ một thì xúc động vì tấm lòng của anh Khê gấp hai, ba.
    Chắc chắn đất nước sẽ thay đổi tốt đẹp hơn. Tôi tin như thế.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy mỗi người trong chúng ta hãy góp phần nhỏ bé để sự đổi mới này diễn ra nhanh hơn.

      Xóa
  14. Đội Phóng ác quá , ai đã tạo ra những kẻ như tên này , hàng vạn kẻ như vậy vẫn đang sống nhởn nhơ tại đất nước này để gieo mầm ác

    Trả lờiXóa
  15. tôi tin sẽ có luật nhân quả. Con cháu bọn quan cộng sản sẽ có lúc phải nhục như con chó

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuẩn , tôi tin rằng sẽ có ngày đó , từ thằng to tới thằng nhỏ !

      Xóa
  16. Bác Nông Đ Mạnh có tài nên lấy được cô vợ trẻ ngon quá.
    Các cháu nhìn Đỗ Thị Huyền Tâm cũng thích, cũng ham muốn đến cực đại huống chi bác ấy.
    Hiện nay bác Nông Đ Mạnh đang rất hạnh phúc đang hưởng tuần trăng mật, còn cái dàn khoan của TQ nó vào cảng Hải Phòng hay Cam Ranh kệ cha nó. bác vẫn cứ bình an

    Trả lờiXóa
  17. Màu tím hoa sim, Đôi mắt người Sơn Tây...là điều mà cộng sản rất sợ, vì nó thực quá, trần trụi quá! Cả thế giới xa lánh Việt Nam bởi vì bản chất CS là nói một đường làm một nẻo.
    Thế giới đã lên án chế độ độc tài này, quê hương của những học thuyết, mô hình này cũng bị xoá sổ hàng chục năm nay, vậy thì chế độ cầm quyền Việt Nam hiện nay sao cứ cố bám vào? Không phải họ ngu dốt, chỉ là lũ sâu bọ ngày càng lúc nhúc mập mạp khi được sống trong đống phân độc tài mà thôi!
    NVD

    Trả lờiXóa
  18. Cái đảng cộng sản này nó đã giết chết biết bao nhân tài của đất nước
    Như kim Ngọc hữu loan lưu quang vũ những doanh nghiệp
    Những địa chủ cũng là những nhà làm kinh tế giỏi của đất nước
    Những nhà khoa học ,,vv
    Nó ,đưa con ong cháu cha vào lãnh đạo để rồi bon chen gen tỵ
    Với người tài người giỏi làm họ chán bỏ làm việc khác hoặc ra nước ngoài
    Thậm chí còn bị sát hại bằng nhiều cách,,,

    Trả lờiXóa
  19. có bán thì có mua đó là quy luật

    Trả lờiXóa
  20. Nặc danh23:24 Ngày 29 tháng 09 năm 2014
    Đây là phát minh sang kiến của toà án và viện kiểm soát
    Cũng là thành tích phá án nhanh của cảnh sát điều tra cộng sản

    Trả lờiXóa
  21. 15-1. Phản hồi từ: hatrongdam [Blogger] Email 11.08.14@11:00
    Mời bác ghé qua
    Trang web đại tá Bùi Văn Bồng đọc nhé
    Bác sẽ hiểu những điều cặn kẽ
    Hiểu tận tường mọi chuyện bác ơi
    Đọc xong rồi
    Bác sẽ hiểu lẽ đời.

    Trả lờiXóa
  22. Khổ đau lớn nhất của đời người là thấy cái ác và giả dối lộng hành mà chưa làm gì được.

    Trả lờiXóa
  23. Nặc danh19:15 Ngày 01 tháng 12 năm 2014
    Kệ! Ta làm gì sai mà sợ nào? Tham nhũng, giết người, ăn cắp, ăn trộm, hiếp dâm người yêu của con trai?
    Ta không làm những việc bây bạ phản động như thế, việc gì phải sợ? Nó ttheo dõi ta, ta theo dõi nó. Luật đời vốn công bằng!

    Trả lờiXóa