Translate

Trang BVB1

Chủ Nhật, 7 tháng 9, 2014

Quốc hội đã bị tiếm quyền?

                *  Luật sư NGÔ NGỌC TRAI
Hiến pháp 2013 có hai điểm thụt lùi cho thấy trong một thời gian dài Quốc hội đã yếu kém để cho Chính phủ lấn quyền. Và nay người ta sửa đổi hiến pháp cho phù hợp với thực tế, một cách để hợp thức việc làm sai trước đó.
Ai được quyền lập pháp?
Hiến pháp 2013 sửa bỏ đi nội dung Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp, thay vào đó viết rằng Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp.
Lý giải đưa ra là việc lập hiến có cả sự tham gia của người dân cho nên nói chỉ duy nhất Quốc hội thực hiện quyền lập hiến là không đúng do vậy bỏ đi từ duy nhất.
Nhưng đó là bao biện nhằm che dấu đi thực tế rằng cái quy định quốc hội là cơ quan duy nhất được quyền lập pháp kia đã bị xâm phạm một cách thô bạo suốt 20 năm qua.
Thật khó hiểu là quốc hội đã tự mâu thuẫn trong một vấn đề lớn, lớn nhất xét ở góc độ vai trò chức năng của quốc hội bởi đó là vấn đề lập pháp.

Một mặt Quốc hội quy định trong Hiến pháp 1992 rằng mình là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.
Mặt khác, cũng chính Quốc hội ban hành ra Luật Ban hành Văn bản Quy phạm Pháp luật quy định một loạt chủ thể được quyền quy định luật.
Từ đó dẫn đến cơ quan hành pháp cũng thực hiện quyền lập pháp, 20 năm qua có không biết bao nhiêu nghị định thông tư ra đời và ngần đó lần đã có sự vi hiến.
Nay để phù hợp với thực tế hiến pháp đã bỏ đi nội dung Quốc hội là cơ quan duy nhất thực hiện quyền lập pháp.
Không chỉ vậy Hiến pháp còn bổ sung quy định tại Điều 100 rằng: Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành văn bản pháp luật để thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình.
Tức là hiến định quyền ban hành văn bản pháp luật của Chính phủ.
Cũng tức là bẻ quẹo đi cả những nguyên lý cứng nhất về tổ chức bộ máy nhà nước.
Nước ngoài quy định thế nào?
Để rõ hơn vấn đề này có thể đối chiếu với quy định của hiến pháp hai nước Nhật Bản và Hàn Quốc.
Hiến pháp Hàn Quốc quy định rằng quyền lập pháp được trao cho Quốc hội giống như Hiến pháp Việt Nam 2013. Song Hiến pháp Nhật Bản xác quyết rõ hơn khi viết rằng Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất và là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp, giống như Hiến pháp Việt Nam 1992.
Hiến pháp hai nước đều cho phép chính phủ được ban hành văn bản để thi hành luật, tên gọi có thể là sắc lệnh hay nghị định. Nhưng các văn bản này có giá trị pháp lý yếu hơn luật và đều có thể bị phán quyết chế tài bởi một cơ quan tòa án về tính hợp hiến và hợp pháp.
Trong khi đó ở Việt Nam, nghị định và thông tư được xếp cùng chủng loại là văn bản quy phạm pháp luật giống như Hiến pháp và luật, cùng có hiệu lực bắt buộc thi hành và không được khiếu nại hay khởi kiện.
Ở Việt Nam chưa có tòa án hiến pháp đã đành, nhưng tòa án hành chính hiện cũng không có thẩm quyền xử lý những nghị định thông tư có nội dung trái luật.
Như thế là khác nhau về bản chất giữa các văn bản do cơ quan hành pháp Hàn Quốc và Nhật Bản ban hành so với Việt Nam.
            Thực chất thì văn bản của cơ quan hành pháp Việt Nam có tính chất pháp lý đúng như luật không có gì khác.
Thực tế có những văn bản của chính phủ có nội dung trái luật nhưng người dân và doanh nghiệp không được khiếu nại hay khởi kiện bồi thường.
Đứng trước vấn đề như thế, đúng ra Hiến pháp cần giữ nguyên quy định quyền lập pháp chỉ duy nhất thuộc về quốc hội, chấm dứt tình trạng cơ quan hành pháp được quyền lập pháp.
Nhưng rồi Hiến pháp lại chỉnh theo hướng cho phép cơ quan hành pháp được ban hành văn bản pháp luật để hợp thức những việc làm vi hiến trước đây.
Điều đó cho thấy Quốc hội đã lệch lạc về vai trò chức năng, đã thối lui và chối bỏ trách nhiệm trên trận tuyến của mình.
Ai được quyết định ngân sách?
Vấn đề chi tiêu ngân sách Hiến pháp Hàn Quốc quy định rằng Quốc hội nắm quyền quyết định về ngân sách quốc gia. Hàng năm cơ quan hành pháp soạn thảo dự luật ngân sách quốc gia bao gồm các khoản chi tiêu, đệ trình lên Quốc hội trong thời hạn 90 ngày trước ngày bắt đầu năm tài chính mới. Quốc hội có trách nhiệm phê chuẩn dự luật ngân sách trong thời hạn 30 ngày trước ngày bắt đầu năm tài chính mới.
Hiến pháp Nhật Bản cũng quy định Chính phủ lập dự toán ngân sách trình quốc hội quyết định, và không thể rõ ràng hơn hiến pháp nước này đã quy định: không một khoản tiền nào được chi cho dù Chính phủ có yêu cầu trừ khi được Quốc hội cho phép.
Cũng cần hiểu rằng sự cho phép ở đây có thể trước hoặc sau khi đã chi. Thực tế trong hoạt động của chính phủ thì ngoài các khoản chi cố định hàng năm đã lập dự toán như chi như trả lương cho bộ máy, viện trợ nước ngoài… thì vẫn có những việc đột xuất cần chi tiêu mà trước đó không có trong dự định.
Trong trường hợp đó hiến pháp Nhật Bản và Hàn Quốc đều quy định về một quỹ dự trữ để chi tiêu cho những trường hợp đột xuất. Chính phủ được tự quyết việc chi tiêu và tính đúng đắn hợp lý của nó sẽ được quốc hội xem xét đánh giá ở lần họp gần nhất.
Từng khoản chi tiêu sẽ phải báo cáo giải trình, nếu việc chi tiêu không hợp lý thì chính phủ sẽ bị mất tín nhiệm, bị điều tra hoặc bỏ phiếu bất tín nhiệm buộc phải từ chức.
Đó là những biện pháp để đảm bảo rằng việc chi tiêu của chính phủ có giới hạn và không ngoài những mục đích chính đáng.
Ở Việt Nam thì sao?
Hiến pháp Việt Nam xưa nay cũng quy định Chính phủ lập dự toán ngân sách quốc gia trình Quốc hội quyết định, và các khoản chi ngoài dự toán cũng đều phải giải trình báo cáo.
Nhưng do thành phần đại biểu Quốc hội gồm nhiều người bên hành pháp kiêm nhiệm cho nên tuy nói Quốc hội quyết định nhưng ảnh hưởng của Chính phủ là quá lớn.
Liên tục nhiều năm Chính phủ chi vượt quá dự toán ngân sách, vượt quá cả con số vượt quá đã lường tính. Ví như bội chi ngân sách năm 2013 là 5,3% GDP tính ra khoảng gần 200.000 tỷ đồng vượt quá con số bội chi đã dự định chỉ là 4,8% GDP.
Đại biểu Quốc hội đã không mạnh mẽ trong yêu cầu giải trình và đánh giá tính hợp lý chính đáng của các khoản chi, không đeo bám giám sát để thấy được kết quả cuối cùng của việc chi tiêu ngân sách.
Vai trò giám sát yếu ớt dẫn đến tình trạng thất thoát tham nhũng lãng phí.
Và khi Chính phủ được quyết việc chi tiêu và việc nào cũng có thể đưa ra được lý do bao biện cho nên chính phủ trở thành nơi phân phát bổng lộc ngân sách quốc gia khiến cho khắp các tổ chức doanh nghiệp hội đoàn bu bám vào đó.
Chính sách tài chính tiền tệ?
Xét kỹ thì thấy Hiến pháp Việt Nam có một vấn đề đặc thù mà không thấy hiến pháp Hàn Quốc hay Nhật Bản nói đến, đó là ‘chính sách tài chính tiền tệ quốc gia’.
Hiến pháp 1992 quy định Quốc hội nắm quyền quyết định chính sách tài chính tiền tệ quốc gia còn Chính phủ giữ vai trò thực hiện. Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức Chính phủ cũng đều quy định như thế.
Nhưng Hiến pháp 2013 đã biến tấu khi viết rằng Quốc hội quyết định chính sách “cơ bản” về tài chính tiền tệ quốc gia, thêm vào hai từ “cơ bản” và không thấy nói gì đến ai được quyết định cái “không cơ bản” còn lại.
Cơ quan nào đã có ý gì khi đưa vào từ “cơ bản” này?
Để biết được thì hãy hỏi bao nhiêu năm qua Quốc hội có nắm quyền quyết định về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không? Các vấn đề như điều chỉnh lãi xuất tiền gửi ngân hàng, phát hành trái phiếu chính phủ có phải là chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không, lâu nay ai quyết định?
Khoản tài chính 30 nghìn tỷ cứu trợ thị trường bất động sản có phải là chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không và ai quyết định?
Việc cho phép độc quyền sản xuất vàng miếng SJC hay cấm nhập khẩu vàng miếng có phải là quyết định về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không?
Nếu có thì Ngân hàng Nhà nước đã tự ý quyết định chính sách này thay vì Quốc hội.
Có lẽ đã mơ hồ nhận ra vấn đề bị tiếm quyền cho nên Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh, đoàn thành phố Hà Nội đã đặt câu hỏi liệu Ngân hàng Nhà nước có vi phạm Hiến pháp và pháp luật?
Hay việc Chính phủ bảo lãnh khoản vay 750 triệu USD cho tập đoàn Vinashin có phải là một quyết định về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia không?
Nếu câu trả lời là có thì rõ ràng lâu nay Quốc hội đã buông lơi thẩm quyền mà Hiến pháp đã trao cho và Chính phủ đã vượt quá thẩm quyền theo Hiến pháp và pháp luật.
Vấn đề của thị trường?
Hiến pháp Nhật Bản, Hàn Quốc không có nội dung về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia phải chăng bên đó họ cho rằng nó thuộc thẩm quyền của thị trường?
Nhưng ở Việt Nam yếu tố thị trường còn chưa được tôn trọng và Chính phủ lại có cái quyền quản lý điều hành nền kinh tế cho nên nhiều vấn đề thay vì thuộc quyền của thị trường thì nó lại bị Chính phủ điều chỉnh.
Ngân hàng Nhà nước thay vì là một thiết chế độc lập vận hành theo nguyên lý trường, sử dụng các thông số dữ liệu của thị trường mà sự thành công của nền kinh tế là thước đo hiệu quả cuối cùng, thì nó lại là công cụ trong thay Chính phủ để tác động vào nền kinh tế.
Các ngân hàng thương mại lại chịu sự chi phối về chính sách của Ngân hàng Nhà nước cho nên giới ngân hàng nói chung chịu sự chi phối theo đường lối của Chính phủ.
Không chỉ thế, ở Việt Nam còn có một công cụ kinh tế tài chính rất mạnh là các doanh nghiệp nhà nước do Chính phủ nắm quyền, các kế hoạch sản xuất kinh doanh hay việc bổ nhiệm nhân sự đều do Chính phủ quyết định.
Từ đó dẫn đến Chính phủ trở thành một trung tâm quyền lực kinh tế lớn mạnh mà đến Đảng hiện nay cũng không kiểm soát nổi.
Nhưng trong đà hoạt động không bị kiểm soát và như trên đã phân tích, một số chính sách của Chính phủ xem ra đã vượt quá thẩm quyền được quy định theo Hiến pháp và pháp luật về chính sách tài chính tiền tệ quốc gia, tức là có dấu hiệu của việc cố ý làm trái các quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng..
N.N.T/BBC
 
------------------

26 nhận xét:

  1. Hồi xưa "Nghị gật". Ngày nay "Nghị giơ" tay đồng ý 100%! Dám phản đối? Nó xẻo mỏ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghị bây giờ không phải là "nghị giơ" mà là "nghị nhấn" (nhấn nút ý). Nhấn nhàn hơn giơ. Vừa ngủ gật vừa nhấn có chết thằng tây nào đâu, chỉ có điều nhấn bậy nhấn bạ, cái gì cũng nhấn vì "tin tưởng tuyệt đối" vào ĐL-CT-CS của đảng rồi. Cỉ khổ thằng dân, các nghị càng nhấn thuận nhiều thì đầu thằng dân ngày càng bị ấn xuống sâu hơn. Huhu

      Xóa
    2. À, là "Nghị bấm" kia đấy? Chúng cũng theo dõi xem ai bấm cái gì rồi. Tôi nghi có cha vừa gãi ... vừa bấm nữa kìa. Giống chuyện vui, ông xích lô chở cô ngực to, áo ổ rộng. Thay vì cầm tay thắng (phanh), ông ta lại cầm con ... đang cương lên của mình. Vậy là cả hai ngã chỏng gọng khi lọt ổ gà, vì cứ cầm con ... của mình mà kéo - phanh không có tác dụng.

      Xóa
    3. Cháu nói thật, chứ học luật xong rồi, ra trường thấy cũng ngán ngẫm luật xứ Lừa này. Cụ thể nhất là cái gọi là Quốc hội Việt Nam, trong nó hoạt động kiểu như con bù nhìn ... bàn cãi tuyền những chuyện tào lao, không có tầm gì cả. Suốt quá trình lịch sử ra đời quốc hội ... cũng sinh ra những ông nghị mà nhân dân bảo là nghị gật.

      Nguyên nhân chắc các bác biết rồi đấy, nếu không xóa đi sự độc tài độc quyền thì cứ vậy mãi nước VN không biết trôi về đâu, dù cho có nhiều kẻ rêu rao rằng có định hướng chỉ đạo bởi tầng lớp "đỉnh cao trí tuệ" cả đấy!

      Buồn vô biên cương ....

      Xóa
  2. Các khóa quốc hội trước thì một số ủy viên BCT còn ở ngoài ( nó chỉ bị lộ tẩy khi thông qua sát nhập hà tây vào hà nội và ông hùng hói nói việc này đã được nghị quyết của BCT nhất trí thì người ta biết là quốc hội họp chỉ để cơ quan hợp pháp hóa những quyết định của BCT chứ không phải đại diện cho nhân dân) đến QH khóa 12 này thì 100% UVBCT chúng tao vào cả quốc hội để quyết cho dễ dân đen khỏi phải ì xèo, hơn nữa thành viên trong quốc hội gần như 100% là đảng viên, thực chất các lần quốc hội họp là hội nghị mở rộng của bộ chính trị, ông tổng trọng đã nói pháp luật là cụ thể hóa đường lối của đảng, quốc hội thông qua HP là cụ thể hóa đường lối của đảng, thế nên quốc hội là của đảng chứ có phải quốc hội của dân đâu mà nói quốc hội bị tiếm quyền. Ngày nay dân họ biết hết, các ông không thể bưng bít mụ mị dân như những năm 1945 -1985 nữa đâu)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nghe đọc tên chức danh thì biết ngay"phó bí thư thường trực kim chủ tịch hội đồng nhân dân..."

      Xóa
  3. Tất cả chỉ là cây kiểng! trừ đảng ta.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ...LÀ CÂY SỒI GIÀ , QUÁ GIÀ ÚA LÁ!!

      Xóa
  4. Công bằng - khát vọng khắp muôn nơi
    Ăn, mặc, học, làm, ở - mọi thời
    Độc lập, tự do, bình đẳng giới
    Nỗi đau trần thế - tự bao đời.

    Trả lờiXóa
  5. Quốc hội quá biết mình là cái gì, bị lừa còn là nhẹ. Nhưng thôi cứ ngậm miệng ăn tiền. OK.

    Trả lờiXóa
  6. Thành phần Đại biểu QH VN cần loại ngay những người trong cơ quan hành pháp , 75 % đại biểu thuộc các thành phần, tầng lớp trong xã hội, không phải là đảng viên ĐCSVN . Lúc đó QH mới thực sự là cơ quan duy nhất đại diện của cử tri và nhân dân cả nước, là cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước VN, có quyền duy nhất lập Hiến , lập pháp.

    Trả lờiXóa
  7. Làm gì có quốc hội (do dân bầu) mà sợ tiếm quyền. Chỉ toàn làm người rơm.

    Trả lờiXóa
  8. Dân gian đã có câu:đảng chỉ tay,quốc hội giơ tay, nhà nước ra tay,kết quả là nhân dân trắng tay.

    Trả lờiXóa
  9. A:
    - Tôi thấy câu "ông ấy là đảng viên nhưng mà tốt!" nó cũng chưa hay hẳn.
    B:
    - Tôi cũng thấy vậy... Sau một thời gian suy ngẫm, cuối cùng tôi nghĩ ra câu này... Ông cho biết ý kiến nhé.
    A:
    - ?
    B:
    - "ông ấy không phải là đảng viên nhưng mà vẫn xấu!"
    - (đập tay!) Ông quả là giỏi về triết học M-LN!

    Trả lờiXóa
  10. Chỉ là phường giá áo túi cơm mà thôi. Thêm mấy thằng loạn tâm thần như Hoàng Hữu Phước, được dân gian gán tên "Fúck" vì hắn ta đề nghị dân ta phải lấy tên Tây Mỹ?

    Trả lờiXóa
  11. Quốc hội làm gì có quyền mà tiếm chứ ?- chẳng qua là những hình nợm,những cái đăù đất do đảng cs đặt ra để che mắt thiên hạ,làm bộ ra vẻ như là một nhà nước pháp quyền để giao dịch với thế giới loài ngườ mà thôi - đất nước của tôi là thế đó // có một không hai trong lịch sử nhân loại !!!

    Trả lờiXóa
  12. Các bạn ơi nói lầm gì cái đảng này mấy trục năm theo đảng nghe đảng bây giới biết hết thì già mẹ nó rồi cu húng ta hãy chỉ bảo cho con cháu nó nghe để nó rút kinh nghiêm khỏi bi lừa

    Trả lờiXóa
  13. Quốc Hội thực chất đã bị biến thành “ Sân chơi “ riêng của ĐCS , là nơi ĐCS phù phép để lòe nhân dân mình . Sự lãnh đạo tuyệt đối của ĐCS thông qua điều 4 hiến pháp 2013 đã thể hiện điều đó . Chính Quốc Hội mà đa số là đảng viên ĐCS đã biểu quyết thông qua và bảo hiến cho điều này , vì vậy gọi “ Bị tiếm quyền “ cũng là cách nói để giảm nhẹ vấn đề .

    Vì sao QH lại trao cho chính quyền quyền Lập Hiến thay mình ? . Sự “ Tự giác “ chặt đi chân tay của mình như hành động trên của Quốc Hội là luôn đáng ngờ bởi động cơ đích thực . Sự lập lờ đầy chủ ý , hay là sự “ Góp một tay “ giúp ĐCS kiểm soát nhân dân tốt hơn , “ Toàn diện “ hơn ? Có lẽ là cả hai .- Một sự bổ xung lẫn nhau .

    Quốc Hội chỉ là ( và luôn là ) một hình nhân , một cái bóng của ĐCSVN . 90 % nhân sự của Quốc Hội là Đảng viên ĐCS , 10 % còn lại , liệu có mấy giá trị . Có lẽ đã đến lúc tìm một tên gọi cho sát nghĩa : “ Quốc Hội Đảng “ , “ Việt Nam Quốc Hội Cộng Sản Đảng “.. ……….
    Xin nhường cho những ai thành thạo về ngôn ngữ, giỏi suy luận và giàu tưởng tượng .

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  14. Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất điều này xưa nay vẩn luôn được khẵng định như thế?! Nhưng “đảng cộng sản Việt nam quang vinh muôn năm” chính cái này mới được đặt ở vị trí cao nhất trên phông cảnh chính của hội trường quốc hội. Thôi nhé nhìn thế là đủ biết rồi cần gì phải bàn cải nửa. Mọi sự đã được sắp đặt thứ bậc ngay từ cách bài trí câu chữ.

    Trả lờiXóa
  15. Quốc hội đã có quyền bao giờ đâu mà tiếm. Nói cho gọn, QH chỉ là nơi công chức có quyền tụ tập lại để bấm nút biểu quyết hợp pháp hóa các NQ của đảng đã đinh sẵn.

    Trả lờiXóa
  16. "Quốc hội đã bị tiếm quyền" là nói cho sang cái mồm , cái miệng sẹo gỗ thôi , chỉ để bịp bợm Dân thôi , còn cả MTTQ cũng vậy ( phản biện cái con khỉ , đảng đẻ ra và lãnh đạo MTTQ mà MTTQ dám phản biện ? ) vậy nên tất cả chỉ là lừa phỉnh , bịp bợm , chày cối câu giờ thôi !

    Trả lờiXóa
  17. Trên danh nghĩa thì quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất. Nhưng quốc hội không những bị tiếm quyền mà nằm dưới sự lãnh đạo trực tiếp của đảng.Hu hu hu... Việt nam ơi!!!

    Trả lờiXóa
  18. Có những đại biểu QH cả một nhiệm kỳ ngồi đó câm như hến , không đóng góp nổi một câu nói cho ra hồn , nhưng được hưởng rất nhiều quyền lợi . Thật bất công và vô cùng nhảm nhí , vớ vẩn

    Trả lờiXóa
  19. QH, MTTQVN, Chính phủ đều chỉ là kép hát, kịch bản , đạo diễn chính là ĐCSVN. Mà đảng chỉ có hơn 3,5 triệu /90 triệu Dân VN. HP chỉ là trò " ve sầu thoát xác" của Cương lĩnh ĐCSVN mà thôi. Nhưng chỉ 3,5 triệu đảng viên mà ăn trên ngồi trốc và quyết liệt đấu tranh với g/c Nông dân, Công nhân để bóc lột và ca bài " mọi quyền lợi ắt qua tay mình" ( Quốc tế ca của ĐCS Pháp). Phải đánh đổ bọn tham nhũng, muwowbk Dân tộc để vơ vét bóc lột nhân dân VN. và bán nước cho Tàu cộng.

    Trả lờiXóa