Translate

Trang BVB1

Thứ Bảy, 27 tháng 9, 2014

"Đèn cù" và việc viết về các nhân vật chính trị tầm cỡ quốc gia

* VƯƠNG TRÍ NHÀN
              Những chân dung chính trị đầy ấn tượng
             Tôi muốn dùng lại cái cụm từ hai trong một để chỉ Đèn cù.
Đây là một cuốn tự truyện của một trí thức. Người trí thức này làm cái nghề mà ở Việt Nam dễ đánh mất mình nhất là nghề làm báo. Nhưng anh là một nhà báo theo cái nghĩa mà ở các nước hiện đại người ta vẫn hiểu. Nhờ làm báo anh biết rất nhiều và có nhiều điều về chính mình khi về già muốn chia sẻ với bạn đọc. Và rộng ra, chia sẻ với thời đại.
             Trong phần khắc họa lại khuôn mặt của nhiều nhân vật cao cấp mà mình đã được gặp và có khi là cùng làm việc, cuốn sách đưa ra những phác họa  chân dung chính trị.
             
Nếu cắt riêng các đoạn viết về từng người, rồi gộp lại, và bổ sung như thế nào đó làm nên một chỉnh thể hợp lý, ta sẽ có một cuốn sách riêng, với giá trị riêng.
             Về chất tự truyện của Đèn cù, tôi sẽ đề cập tới trong một dịp khác. Hãy nói cái điểm thứ hai. Đây cũng là điểm làm nên sức thu hút của tác phẩm.
               Ta hãy chú ý, sau khi học  ở Trung quốc về, tác giả được phân công chuyên đi theo Hồ Chí Minh để viết về ông cụ. Rồi về sau, do những vướng mắc về lý lịch nên mới bị mất cái chân rất khó kiếm ấy.
               Ở các nước trên thế giới hiện nay chung quanh các nhân vật quan trọng – các VIP - bao gồm từ các chính khách các nghệ sĩ lớn, các cầu thủ bóng đá, luôn luôn có những người đi kèm để viết tiểu sử của họ.
               Hình như ở ta, các nhân vật chính trị lúc đầu cũng định chơi sang như vậy. Nhưng về sau, cách mạng càng ngày càng gặp khó, các VIP càng ngày càng sống trong bí mật không muốn ai biết về cuộc sống riêng của mình.
               Rút cuộc chính trị ở ta là một vùng cấm, nhân vật chính trị là một thứ người ở trên trời.                   Mà cánh nhà báo nhà văn được phân công đưa tin vể các vị ấy thì ngày càng tẩm thường hèn hạ chỉ mong viết ra những bài báo vô cảm.
              Có thể ban đầu, tác giả  Đèn cù,  cũng chỉ lo việc làm báo. Nhưng đây là một đầu óc thường xuyên đọc báo chí sách vở chính trị  quốc tế, lại có ngòi bút quan sát lên chi tiết của một nhà văn. Khi viết lại tự truyện, anh mang tất cả những kinh lịch đó vào tác phẩm. Đèn cù gợi ra cái định đề rằng giới nhà văn nhà báo phải  coi việc viết về các VIP  là nghĩa vụ trước lịch sử.
                 Hai ví dụ
               Cầm Đèn cù trên tay tôi nhớ ngay hai tác giả Nga và Trung Hoa.
               Ông người Nga là Roy Medvedev. Theo Encyclopedia Britanica, phần đưa trên mạng, thì ông sinh 1925. Cha ông cũng từng bị bắt năm 1938, bị chết khi đi cải tạo vào năm 1941.
              Tấn kịch này đã khiến R. Medvedev rất quan tâm tới hệ thống chính trị và lịch sử chế độ xô viết.
                Ông từng là nhà nghiên cứu giáo dục và lấy bằng phó tiến sĩ ở Viện hàn lâm khoa học giáo dục Moskva 1958. Có thời gian làm Tổng biên tập nhà xuất bản Giáo dục.
               Vào Đảng năm 1956 —sau Đại hội 20--, ông bị trục xuất khỏi Đảng năm 1969. Ông được phương Tây coi như một nhà lịch sử độc lập.
               Tác phẩm chính của ông gồm có  Khrushchev: Những năm cầm quyền( 1976), Khrushchev (1983), và  Khrushchev:một cuốn tiểu sử chính trị  (1986) ...
               Hồi 1986 ở Nga tôi thấy giới trí thức truyền tay nhau cuốn tiểu sử Stalin do Medvedev viết.
                 Ngoài ra ông  còn có một cuốn sách khác, mang tên Họ vây quanh Sta lin, dịch sang tiếng Anh là All Stalin’s Men (1984) viết về một chùm, những Malenkov, Molotov, Kalinin…Tôi từng đọc cuốn này khi in nhiều kỳ trên tờ Iunost, và có cắt ra mang từ Nga vể, sau có tặng lại cho anh Lê Tuấn Huy.
                Ông người Tàu (lục địa) thì là Diệp Vĩnh Liệt, tác giả của nhiều cuốn tiểu sử những Mao Trạch Đông, Giang Thanh, Khang Sinh, Tưởng Giới Thạch...
                 Tạm kể một ví dụ một cuốn  mang tên Các bí thư của Mao Trạch Đông, bản tiếng Việt gần đây của Minh Khai book, Nguyễn Thu Hiền biên dịch.
                Đây là đoạn quảng cáo tôi sao chép lại từ trên mạng, dán lên đây để giúp hiểu cách làm việc của Diệp Vĩnh Liệt
               Thực tế đã có rất nhiều thư ký làm việc bên Mao Trạch Đông. Cuốn Các Bí Thư Của Mao Trạch Đông viết lại những hồi ức và những nghiên cứu về con người Mao Trạch Đông bằng một góc nhìn đặc thù, góc nhìn nhận của chính các thư ký đối với Mao Trạch Đông.
               Cuốn sách này viết về 6 vị thư ký: Hồ Kiều Mộc, Trần Bá Đạt, Điền Gia Anh, Gianh Thanh và hai thư ký cơ yếu của Mao Trạch Đông đó là Cao Trí và Lô Quang Lộc.
                Tác giả cuốn sách này đã trực tiếp phỏng vấn Trần Bá Đạt, Cao Trí và Lô Quang Lộc, đồng thời cũng phỏng vấn hai vị phu nhân: bà Cốc Vũ - vợ Hồ Kiều Mộc và bà Đổng Biên - vợ                      Điền Gia Anh - cùng rất nhiều những người bạn quên biết với Giang Thanh.
Ngoài ra, trong sách còn có thêm những ghi chép thực tế khi tác giả phỏng vấn hai nhân vật khác.               Một là, đội trưởng đội cảnh vệ Trung ương Trương Diêu Từ; hai là Lô Địch - người đọc giảng thơ văn cho Mao Trạch Đông. Tất cả đều có giá trị tham khảo quan trọng trong việc nghiên cứu và tìm hiểu về Mao Trạch Đông.
             Một kho hồi ký đáng ra phải có.
            Cả Medvedev lẫn Diệp Vĩnh Liệt đều viết như là những nhà nghiên cứu, còn Trần Đĩnh – TĐ trong Đèn cù chứ không phải trong mấy tài liệu theo đơn đặt hàng của tuyên huấn -- thì viết về các VIP như là một phần tự truyện, như là hồi ký về các vị ấy.
               Đọc Đèn cù tự nhiên tôi ước ao giá kể công việc của Trần  Đĩnh được nhiều người khác cùng gánh vác.
               Trong Đèn cù, mỗi khi nói tới Mao Trạch Đông, tác giả thường láy lại một số chi tiết lấy từ cuốn hồi ký của Lý, một bác sĩ chuyên lo chăm sóc sứ khỏe của Mao.
               Chung quanh các lãnh tụ của VN, cũng có bao  nhiêu người từng là bác sĩ là thư ký riêng, là dân tay hòm chìa khóa luôn luôn phải lo phục vụ từ việc công tới việc tư. Nếu những người đó có cách  nhìn riêng bản lĩnh riêng thu thập những hiểu biết về các vị VIP ấy, ngay từ trong chốn riêng tư thì chúng ta sẽ có bao nhiêu trang sách thú vị.
             Cố nhiên, trong các nước tổ chức xã hội theo lý thuyết cộng sản, đây là một việc nguy hiểm.
              Nguyễn Khải từng kể với tôi là hồi hòa đàm ở Yalta sau Đại chiến thứ hai, sau khi họp kín với Churchill, Roosevelt,  nhà độc tài Stalin có nói với người phiên dịch của mình:
-- Mày biết nhiều quá, tao muốn mượn luôn cái đầu của mày quá!
               Người trong cuộc dễ chuốc lấy tai vạ khi viết. Nhưng công chúng thì hưởng lợi.
               Một xã hội hiện đại là một xã hội trong đó người làm chính trị dù ở cấp nào cũng là một thứ công chức và cũng phải chịu sự quản lý của pháp luật.
Ngược lại thì đó là xã hội trung cổ.
                 Nên có chú giải
                  Trở lại Đèn cù.
                 Trong đời làm văn làm sách của mình, tôi thấy dễ chưa có tác phẩm nào được đọc nhiều như thế. Ở trong nước ở ngoài nước. Trên mạng trên sách. Cả người viết người làm chính trị chuyên nghiệp lẫn người bạn đọc bình thường.
               Trong số những điều gọi là phản hồi của độc giả, có chi tiết vui vui sau đây.
Sau khi Đèn cù được tung lên mạng theo dạng tháo khoán, một bạn đọc đang ở hải ngoại tâm sự: Tôi đã đọc bản điện tử, tôi vẫn tính chuyện phải mua thêm một bản giấy. Nghĩa là sách hay quá, bạn đọc ấy tính còn phải đọc đi đọc lại.
                Nghe có tự hào.
                Nhưng trong đó chẳng phải không có một hai phần trăm nào đó tiếc tiền(?)
Vốn làm nghề xuất bản tôi rất hiểu sự cạnh tranh của sách in trên giấy và các ebook.
                Tôi muốn mách nước anh Đĩnh và nhà xuất bản để làm tăng giá trị bản giấy và làm cho bản in trên mạng không thể so với bản giấy.
              Có thể, trong những lần in tiếp, thứ nhất tác giả nên bắt tay ngay vào việc chỉnh lý những thiếu sót trong bản đầu.
                Thứ hai, với tư cách một cuốn khảo cứu chính trị, và với dung lượng lớn các nhân vật được nói tới trong tác phẩm như Đèn cù, biên tập viên và nếu chính tác giả làm thì càng tốt nên làm một thứ sách dẫn – index - ở cuối sách. Ở cả hai loại:
1/ index về chủ đề
2/ index về nhân vật

             Ở nhiều nước văn minh, các cuốn sách lớn – với nghĩa sách buộc người ta phải đọc đi đọc lại nhiều lần -- có kèm theo các index loại đó. Trong tầm vóc của mình, Đèn cù đáng để làm lắm.
Về lâu về dài, nếu có dịp có thể tác giả hay ai đó làm thêm một phụ lục mang tên "Đèn cù" chú giải thì càng tốt.
 V T N
--------------

26 nhận xét:

  1. "Đèn cù"? Nhiều bạn đọc trong đây có thể viết hay hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông/bà có tự tin quá không? Nếu nhìn qua một lăng kính khuyết, thì ông/bà nên xem lại.

      Xóa
    2. Tất nhiên là ai trong chúng ta cũng nên xem lại. Và ai trong chúng ta cũng nên có quan điểm cá nhân.
      Bạn "Để Gió Cuốn Đi" có văn phong, theo tôi, hay hơn Trần Đĩnh. Và nhiều bạn khác nữa, có văn phong hài hứơc, đọc khá cuốn hút.
      Còn tính tư liệu của Trần Đĩnh? Nhiều người còn biết hơn. Trần Đĩnh có tiếp xúc được với toàn bộ "lãnh đạo" CSVN không? Và liệu Trần Đĩnh có thể viết chính xác về nhiều vấn đề - chẳng hạn, tên không tặc khủng bố Nguyễn Thái Bình?

      Xóa
  2. Từ "Khrushchev" nên chăng viết là "Khrushôv"/"Khơrushôv". Viết "Khrushchev" thì cả phiên âm lẫn phiên chữ đều kệch. Xin không dám "dạy ... vén ...".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nếu sợ vậy, thì viết kiểu báo (không phải của) Nhân Dân: Khờ-Rút-Sốp!
      Có một bài hát về lão này:
      "Mi nhốt trái tim con người trong tuyết lạnh!"

      Xóa
  3. Túm lại viết sự thật là đông đảo mọi người thích và quan tâm

    Trả lờiXóa
  4. Bác Bồng ơi , sao cháu vào trang của Bác Vương Trí Nhàn mấy lần mà không được ? Hay là cháu không biết nhiều về kỹ thuât Internet ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn phải trang bị cho mình vũ khí "vuottuonglua"

      Xóa
    2. Cháu còn nhỏ tuổi , chưa biết nhũng kỹ thuật đó . Cháu sẽ học dần dần . Cảm ơn các bác các anh chị ạ .

      Xóa
    3. Muốn vượt tường lửa hãy trèo thang bằng cách dùng :
      Zend2.com. Hoặc
      Kproxy.com
      Anonymouse.org

      Xóa
  5. Ý nhà văn VTN muốn các thư kí của VIP có thể viết hoặc ghi chép về các VIP của mính. Thời Trần Đĩnh thì còn có thể có chứ nay thì đám thư kí nó chỉ lợi dụng kiếm chác công với bất tài chả viết được đâu.Và cũng do bất tài lại phù hợp với HỌ CHƯ nên bọn này chỉ cần no bụng lơn mà thôi còn một cuốn sách để đời cho muôn đời con cháu và nhân dân, tổ quốc thì chịu. Nếu ở ta có một người như Trần Đinh nữa thì viết về tứ trụ đương thời cũng hay không kém ĐÈN CÙ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn yên tâm! Chắc chắn là sẽ có và "Đèn Cù" bây giờ sẽ hấp dẫn hơn nhiều.Bởi những bộ "tứ trụ" về giai đoạn về sau này họ không còn là "đèn cù". Khó nhận diện hơn, chúng đã trở thành bọn thủ đoạn, lưu manh tráo trở. Nói một đằng làm một nẻo, đối lập với Nhân dân, đối lập với lợi ích Quốc gia và Dân tộc!

      Xóa
    2. Kiếm được sách đã in ra gửi trực tiếp cho các vị lãnh đạo. Bớt vài bữa nhậu cũng đủ tiền mua sách mà.

      Xóa
  6. Đèn Cù bán rất chạy tại Mỹ và Úc,sẽ được dịch ra nhiều thứ tiếng trong những ngày tới.

    Trả lờiXóa
  7. Danh Tướng ,Vĩ Nhân ,Anh Hùng là nhân vật thật! Phong Thánh là việc của hậu sinh với những Người có công với Dân Tộc Đất Nước ,Nhân Loại...!Nhưng chế độ CS việc thần thành hóa quá mức- Tệ sùng bái cá nhân .Thánh hóa cả những đời tư trần tục bản năng con người -ăn ngủ ụ ị....bằng cách tuyên truyền hoặc bưng bít? Khi Đèn Cù rọi đến những nhân vật cao cấp trong lãnh đạo ĐCS thì k có những gì các nhân vật đó khác con -khác người của Tạo Hóa sinh ra nhưng đươc Thần Thánh hóa? Có chăng cái tài cái giỏi...của CNCS là tuyên truyền và dối trá để 1 thời 1/2 dân số TG đi theo CNCS và nhiều người mơ ước sau 1 đêm ngủ dậy mình là người VN-Bách chiến bách thắng...?Để qua Đèn Cù hay Đêm giữa ban ngày hoặc bên Thắng Cuộc... nhân loại mới vỡ lẽ đâu là Thiên Đường đâu là bánh vẽ đâu là Dân Chủ một thứ quá sa xỉ nhưng cũng quá dư thừa với CNXH -CNCS???
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  8. Mong rằng đọc ĐÈN CÙ, BÊN THẮNG CUỘC nhiều người việt nam sẽ dần dần thức ngủ để nhân dân tổ quốc lại thăng hoa.
    cũng qua các cuốn sách kiểu này sẽ thay cho các cuốn sách giải thưởng của hội nọ, hội kia làm lác hướng sự quan tâm của xã hội....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đèn cù chỉ là món cơm nguội so với tài liêu của tác giả huynh -tam.
      Đcsvn là phiên bản của tình báo TQ(kỳ1-16).
      Huynh-tam.blogspot.com/

      Xóa
  9. Trương Minh Tịnhlúc 15:05 27 tháng 9, 2014

    CS rất sợ những quyễn sánh loại nầy. Họ hay thần thánh hóa lãnh đạo để cai trị. Vẽ rõ chân tướng của Mao Trạch Đông,Kim Jong Ung,Hồ Chí Minh v.v....là một cách hữu hiệu để dẹp bỏ chế độ bạo tàn.Hoan hô Trần Đĩnh.

    Trả lờiXóa
  10. Với ABC: Về cơ bản là chúng đối lập lợi ích với nhân dân, với dân tộc, Cai trị và Bị trị. Nhưng cần phải nói rõ ra là chúng, từ trong sâu thẳm tâm can của chúng, thực hiện chính sách NGU DÂN, BÓC LỘT NHÂN DÂN. THẬT LÀ QUÁ LẮM KHI MÀ CHÚNG DÙNG QUYỀN LỰC ĐỂ ĐỘC QUYỀN CHÂN LÝ.

    Trả lờiXóa
  11. Mỗi bạn đọc trong đây góp một chuyện có thật về mấy cha nãnh đạo cũng có thể ra một cuốn kiểu Đèn Cù.
    Chẳng hạn, tướng Tô Ký là người tâm lý ra sao? Ông ta cho một nông dân Củ Chi đi nhờ xe Uaz một đoạn. Khi anh nông dân xuống xe và cám ơn, Tô Ký kêu anh ta lên xe lại và... quay xe chở anh ta trả về chỗ cũ, kèm theo tiếng quát gay gắt vào mặt người nông dân ngơ ngác:
    - Xe này của đảng phục vụ chúng ta! Không có gì phải cám ơn! Vì anh cám ơn tôi nên tôi chở anh về chỗ cũ để không hổ thẹn với đảng quang vinh! Hiểu chưa?
    Anh nông dân lầm bầm:
    - Đ. hiểu các ông... Đồ điên!...

    Trả lờiXóa
  12. Có Công ty nào nhập khẩu sách này về không nhỉ?

    Trả lờiXóa
  13. Sau khi xong " Đèn cù" trên Việt nam Thư quán, thú thực , tôi, (CCB lính chiến oánh nhau thứ thiệt, ở Q.Trị, CPC) cảm thấy rùng mình, ớn lạnh. Bởi không phải đang đứng trước làn đạn 12,8, M79 , AR15..mà lạnh gáy kẻ là lãnh đạo, thượng cấp lại là kẻ dối trá, phản bội, bắn mình từ sau lưng . Về văn phong, nói thẳng là không mach lạc, trôi chảy và kém hấp dẫn. Nhưng về nội dung chứa đựng nhiều sự thật đáng kinh hoàng và không ngờ tới các vị tiền bối chức trọng, quyền cao và đầy ánh hào quang .. giả tạo đến thế. Thôi thế là toi 1 đời trai !. Vì đã tin, hy vọng vào cái không có thực và vào những lãnh đạo rởm, ngụy tạo ánh hào quang. Họ thực chất là người cũng dốt nát, cuồng tín , độc ác , thâm hiểm và đều phường lừa thầy phản bạn, hại dân lành.

    Trả lờiXóa
  14. Hoan hô Trần Đĩnh. Bùi Tín. Vũ Thư Hiên. Trần Mạnh Hảo, Võ Thị Hảo, Ba Sàm, Huỳnh Thục Vi, Phương Uyên, Bùi Hằng, Minh Hạnh ...
    Họ đã có nhiều cống hiến đáng ghi nhận vì đất nước, vì dân chủ và nhân quyền tại VN

    Trả lờiXóa
  15. Trần đĩnh có lối kể chuyện thủng thẳng , như người vừa trò chuyện , vừa tí tách cắn hạt dưa . Ông không chen những nhận xét cá nhân về từng nhân vật mà mình kể . Ông không gọi đó là Văn , là báo , chỉ rủ rỉ đó là “ Truyện Tôi “ . Mạch truyện cuốn hút và đầy ắp sự kiện , hình như ông viết vội vàng sợ như chẳng kịp , sợ mọi điều sẽ không còn dịp để nhắc tới , không còn ai biết tới , vì vậy mà chuyện dài nhưng không có lớp lang .

    “ Đèn Cù “ lôi cuốn người đọc , không phải ở chỗ lời văn trau chuốt , mượt mà . Có thể Trần Đĩnh chủ động lược bỏ điều đó , Ông hiểu bạn đọc của thời @ không có nhiều thời gian tỉ tê với câu chữ . Nhưng đừng vì thế mà quên rằng tác giả là một nhà báo khi mới 19 tuổi , tiếp xúc với rất nhiều văn sỹ hàng đầu bắc kỳ , ông còn là một “ Thợ viết hồi ký “ cho các nhân vật hàng đầu của ĐCSVN , không phải bỗng dưng ông được chọn để chấp bút tiểu sử lãnh tụ HCM .

    Bằng cách kể chuyện trực tiếp , ông đưa người đọc tới những bất ngờ chưa từng có , chưa ai nói tới và ghi nhận , có những điều chỉ riêng ông biết , và dám viết ra .

    Cái “ Đắt “ của đèn cù là ở chỗ sự kiện đầy ắp và trùng trùng , tác giả như hóa thân thành người thợ chụp ảnh cần mẫn , vội chớp lấy , ghi lại khoảnh khắc , như sợ nó vụt biến mất . Ông chọn lối viết đặc tả sự kiện , thay vì dài dòng , vật vã với những mô tả không đâu .

    Hãy xem tác giả ghi lại cảm xúc của Ông Hồ Chí Minh , trong và sau khi viếng tang Stalin : “ Mặt Cụ xưng lên, đầm đìa nước mắt, hai mắt húp lại, những nét tôi chợt thấy chỉ cốt để cho mình Cụ được biết, một cái gì hết sức bí mật, riêng tư. Cụ ngơ ngẩn nhìn tôi, nhìn hộp thuốc lá như không hiểu tôi vào làm gì, cái hộp kia là gì và của ai……..” .

    Dù Trần Đĩnh rất tôn trọng HCM , nhưng trong ông không tồn tại khái niệm lãnh tụ , ông ghi nhận HCM ở tâm trạng một con người bình thường như bao người khác , ở đây không có vầng trán mênh mông , đôi mắt mến thương , nụ cười hiền hậu của bậc thánh nhân , và như vậy HCM trở nên “ Người “ hơn , thật hơn . Sự giải thiêng đã thành công và cao một bậc .

    ( Còn tiếp )

    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  16. ( tiếp theo )

    Sự “ Ngẩn ngơ “ trong thoáng chốc của lãnh tụ HCM , đã mấy ai chứng kiến , dám viết , và viết hay như ông .

    Nhiều người háo hức muốn biết nhiều hơn về CCRĐ , về bà Nguyễn Thị Năm ư ? Hãy đọc ông để chứng kiến , để kinh hoàng , và để đau đớn hơn :
    “ Du kích mấy người bèn đặt bà ta nằm trên miệng cỗ áo rồi nhảy lên vừa giẫm vừa hô: “Chết còn ngoan cố này, ngoan cố nổi với các ông nông dân không này?”. Nghe xương kêu răng rắc mà tớ không dám chạy, sợ bị quy là thương địa chủ. Cuối cùng bà ta cũng vào lọt, nằm vẹo vọ như con rối gẫy vậy…” Quả là một chi tiết đắt ghê gớm . Ông không vội đưa ra đánh giá , mà giành suy tư và cảm xúc cho người đọc – Một sự lựa chọn khôn ngoan , thông minh của một nhà báo lão luyện .

    Đọc Đèn Cù để chiêm nghiệm , cảm nhận và xót xa của một thời nước Việt tao loạn , đọc để ám ảnh mãi không thôi . Xin được dành những lời tri ân trân trọng nhất với tác giả cuốn sách – Nhà báo Trần Đĩnh .

    Đôi lời ngỏ , với những cảm nhận mạo muội ban đầu của tôi về “ Đèn Cù “ , xin được trở lại khi có dịp .
    Trân thành cảm ơn hai bác Trần Đĩnh , Bùi Văn Bồng , chúc các vị mạnh khỏe , bình an .

    Để gió cuốn đi


    Trả lờiXóa