Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 1 tháng 9, 2014

Di chúc Bác Hồ: Vẹn nguyên giá trị và tính thời sự

Đảng và nhân dân ta coi Di chúc của Hồ Chủ tịch là một tài sản vô giá, bởi những giá trị lý luận và thực tiễn của Di chúc ngày càng được khẳng định.
               Trong 2 ngày 27 và 29/8, tại Hà Nội, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí minh, Cục Văn thư lưu trữ Trung ương và Học viện Báo chí Tuyên truyền đã phối hợp tổ chức Triển lãm và 2 Hội thảo khoa học 45 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Đây là đợt sinh hoạt chính trị vô cùng có ý nghĩa, là dịp toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đánh giá lại những thành tựu và hạn chế của dân tộc sau 45 năm thực hiện Di chúc của Người.
Được lòng dân là có tất cả
Theo PGS.TS Bùi Đình Phong, Giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Đảng và nhân dân ta coi Di chúc của Hồ Chủ tịch là một tài sản vô giá, xứng đáng được xếp vào đỉnh cao giá trị trong kho tàng văn hóa tinh thần của dân tộc bởi những giá trị lý luận và thực tiễn của Di chúc ngày càng được khẳng định. Những lời dặn của Người về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, về “công việc đối với con người”, về bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau… vẫn còn nguyên giá trị và tính thời sự”. 
PGS.TS Bùi Đình Phong ví dụ, hiện chúng ta đang đẩy mạnh quá trình Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, trong đó đảng viên có nhiệm vụ phê bình và tự phê bình. “Tôi cho rằng, vai trò phê bình và tự phê bình trong Đảng là đúng rồi. Nhưng đặt trường hợp, nếu tập thể phê bình mãi mà cán bộ, đảng viên không tiến bộ thì sao? Phải kỷ luật thật nghiêm để làm gương cho những cán bộ khác, qua đó xây dựng kỷ luật trong Đảng và lấy lại niềm tin của nhân dân” PGS.TS Bùi Đình Phong nói.
Trong bài tham luận “Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về thực hành tiết kiệm qua bản Di chúc”, PGS. TS Bùi Đình Phong chỉ rõ: Người chọn thời điểm sinh nhật để viết về “cái chết”. Tiết kiệm cả thời gian để viết những lời “nhắn nhủ” cho Đảng, cho nước, cho dân nhưng không quên những công việc hàng ngày. 
Ý thức tiết kiệm thời gian, công sức, vật chất là những điều chúng ta dễ dàng nhận thấy rất rõ trong đạo đức và lối sống hàng ngày của Người. Tiết kiệm theo quan điểm của Hồ Chí Minh là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, phải biết quý đồng tiền, hạt gạo của dân. Cái gì không có lợi cho dân, cho cách mạng thì một xu cũng không tiêu... 
Và chính Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân của tư tưởng tiết kiệm, tấm gương sáng ngời về tiết kiệm. Cố Thủ tướng Ấn Độ Neru từng nói về Người: “Chúng ta có dịp hoan nghênh với lòng kính trọng và yêu quý nhiều vị thượng khách từ các nước đến. Nhưng vị thượng khách mà chúng tôi hoan nghênh hôm nay thật đặc biệt. Đặc biệt không phải vì chính trị hoặc vì lẽ gì khác, nhưng vì không vị thượng khách nào giản di như thượng khách này và hễ gặp mặt là người ta phải yêu mến...”.
PGS. TS. Bùi Đình Phong chỉ rõ: “Cả cuộc đời Người sống trong lòng nhân dân với niềm tin được lòng dân là có tất cả, mà mất lòng dân là mất hết. Tiết kiệm vì dân sẽ được lòng dân”. Qua 45 năm thực hiện Di chúc của Người, nhìn thẳng vào sự thật nước ta vẫn còn là một nước nghèo, nhưng chúng ta đang có quá nhiều lãng phí: lãng phí thời gian, sức lao động, của cải vật chất; lãng phí sử dụng vốn, tài sản công; lãng phí tài nguyên khoáng sản... 
“Một loại lãng phí ít người quan tâm là lãng phí chất xám, bố trí người không đúng chỗ, chưa quan tâm sử dụng người tài, chưa “khéo dùng cán bộ” theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Và Người chỉ rõ, lãng phí là kẻ thù của nhân dân. Kẻ thù này nguy hiểm vì không mang gươm súng mà nằm trong cán bộ công chức, trong tư duy của cán bộ lãnh đạo, phá hoại từ trong phá ra. Lãng phí chính là ta tự bôi nhọ ta, ta tự đánh đổ ta”, PGS.TS Bùi Đình Phong nói.
Đoàn kết, chỉnh đốn Đảng là vấn đề hệ trọng
Nhìn lại Di chúc của Người, các đại biểu đều chung nhận định, vấn đề đoàn kết và chỉnh đốn Đảng được coi là vấn đề hệ trọng nhất hiện nay. GS.TS Hoàng Chí Bảo, Hội đồng Lý luận Trung ương nhận xét: “Trong những lời căn dặn trong Di chúc, lời đầu tiên Người căn dặn về Đảng. Và việc đầu tiên Người nhấn mạnh là thực hành đoàn kết, thực hành dân chủ trong Đảng. Bác nhấn mạnh cần thiết phải chỉnh đốn lại Đảng, xem đó là việc trước tiên phải làm ngay sau khi cách mạng giải phóng miền Nam hoàn toàn thắng lợi. Một trong những mối bận tâm lớn nhất của Người là làm thế nào để Đảng không xa dân khi đã cầm quyền”.
Nhấn mạnh công tác chỉnh đốn Đảng, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, Nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh phân tích: Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, xây dựng Đảng thực sự trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức, cán bộ, phương thức lãnh đạo đã chỉ rõ Đảng hiện nay phải tập trung vào 3 vấn đề cấp bách: Thứ nhất, ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Thứ hai, xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, nhất là ở cấp Trung ương nhằm đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Thứ ba, xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm cá nhân người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong mối quan hệ với tập thể cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị. Ba nội dung đó có quan hệ gắn bó, trong đó, nội dung thứ nhất là trọng tâm, xuyên suốt, mang tính cấp bách nhất.
“Công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng được Bác tiên liệu trước trong Di chúc. Di chúc tuy vô cùng ngắn gọn súc tích, nhưng hầu như đã chứa đựng toàn vẹn: không thiếu việc gì, không sót một ai. Điều làm nên sức mạnh của Đảng chính là sự đoàn kết. Và Người dạy, phải giữ sự đoàn kết trong Đảng như giữ con ngươi của mắt mình cũng vì lẽ ấy”, PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc nói. Và để làm được điều đó, theo các nhà lí luận chính trị, phải không ngừng phát huy cho được vai trò của nhân dân trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Theo ông Lê Đình Nghĩa, Vụ trưởng Vụ nghiên cứu, Ban dân vận Trung ương: “Công việc của Nhà nước, của Đảng và của mỗi một cán bộ Đảng viên phải công khai minh bạch, để người dân nắm được và giám sát. Chỉ có thông qua việc người dân tham gia giám sát tới từng cán bộ, đảng viên chúng ta mới có thể chống được suy thoái đạo đức của cán bộ, qua đó ngăn ngừa được tham nhũng, lãng phí như hiện nay”.
Đồng quan điểm về quy chế giám sát, GS.TS Mạnh Quang Thắng, Viện Lịch sử Đảng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh cho rằng: “Chúng ta phải có cơ chế, quy chế đối thoại với dân, bởi vì dân sinh ra Đảng. Đảng không phải từ trên trời rơi xuống, Đảng từ trong lòng nhân dân. Vậy chúng ta phải đối thoại với nhân dân, phải có một cái cơ chế cho việc này. Không những đối thoại, phải biết lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các tầng lớp nhân dân, qua đó Đảng sẽ nhận ra những khuyết điểm của mình để sửa chữa và hoàn thiện...”.
Còn nhiều việc phải làm
Trong bài tham luận “45 năm thực hiện Di chúc và những lời thề trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh”, PGS.TS Phạm Xuân Mỹ, Khoa Lịch sử Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết: Ngày 9/9/1969, trong bài Điếu văn tại Lễ quốc tang Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đồng chí Lê Duẩn đã thay mặt toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đọc 5 lời thề danh dự trước anh linh của Người. 45 năm nhìn lại, lời thề đầu tiên là giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã được cả dân tộc thực hiện xuất sắc. Nhưng 4 lời thề còn lại, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Ví dụ, lời thề thứ 2, xây dựng đất nước ta đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Nhưng hiện nay đất nước ta chưa phồn vinh, kinh tế chưa phát triển bền vững. Lời thề thứ 3 về xây dựng Đảng, trong đó nhiệm vụ đoàn kết, thống nhất, vững mạnh; tăng cường sức chiến đấu của Đảng... cũng đang là vấn đề nóng trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng hiện nay.
Tại Hội nghị Trung ương 4, khóa XI, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Hiện một bộ phận không nhỏ đảng viên phai nhạt lí tưởng, cơ hội, tham nhũng, vô nguyên tắc... PGS. TS Phạm Xuân Mỹ trăn trở cho rằng: “Hiện có không ít cán bộ, đảng viên đã quên mất lời thề trước Bác...”. Đồng quan điểm này, TS. Chu Đức Tính, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh trong bài tham luận “45 năm thực hiện Di chúc Bác Hồ: Thành tựu và hạn chế qua cảm nhận của người trong cuộc” nói: 45 năm sau ngày Bác mất, chúng ta vẫn chưa có chủ nghĩa xã hội thực sự, chúng ta đang trong quá trình đổi mới để biến nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp, sang nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước. Đọc lại bản Di chúc và 5 lời thề trước Người, chúng ta còn có quá nhiều việc phải làm trong tương lai.
Trong Điếu văn của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam do đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất đọc tại Lễ truy điệu trọng thể Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngày 9/9/1969 có 5 lời thề danh dự trước anh linh của Người gồm:

1. Giương cao mãi mãi ngọn cờ độc lập dân tộc, quyết chiến quyết thắng giặc Mỹ xâm lược, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước để thoả lòng mong ước của Người.

2. Đem hết sức mình tiếp tục phấn đấu thực hiện lý tưởng xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa cao đẹp mà Người đã vạch ra cho giai cấp công nhân và nhân dân ta, đem lại phồn vinh cho đất nước, hạnh phúc cho đồng bào.

3. Hết lòng hết sức giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình, tăng cường sức chiến đấu của Đảng, làm hạt nhân cho khối đoàn kết toàn dân, bảo đảm cho sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và dân tộc Việt Nam hoàn toàn thắng lợi.

4. Luôn luôn phát huy tình cảm quốc tế trong sáng của Hồ Chủ tịch, hết lòng góp sức vào việc khôi phục và tăng cường sự đoàn kết nhất trí trong phe xã hội chủ nghĩa và giữa các Đảng anh em trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và chủ nghĩa quốc tế vô sản; thắt chặt tình đoàn kết hữu nghị giữa các dân tộc Đông Dương; ra sức ủng hộ phong trào cách mạng của nhân dân các nước, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội.

5. Suốt đời học tập đạo đức, tác phong của Người, bồi dưỡng phẩm chất cách mạng, không sợ gian khổ, không sợ hy sinh, rèn luyện mình thành những chiến sĩ trung thành với Đảng, với dân, xứng đáng là đồng chí, là học trò của Hồ Chủ tịch. Noi gương Người, toàn thể nhân dân ta, thanh niên ta nguyện ra sức trau dồi mình thành những con người mới, làm chủ đất nước, làm chủ xã hội mới, mang lá cờ bách chiến bách thắng của Hồ Chủ tịch tới đích cuối cùng.
“Muốn đưa nước ta trở thành một nước CNH-HĐH theo hướng hiện đại, sánh ngang với các cường quốc năm châu, trước hết phải chăm lo, xây dựng Đảng đủ sức mạnh dẫn dắt dân tộc tiến về phía trước. Trong đó, mỗi cán bộ, đảng viên phải là tấm gương mẫu mực: phải có đức, có tài; vừa hồng, vừa chuyên; vừa hiền, vừa minh. Đảng phải chỉnh đốn, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, đúng theo tinh thần Hồ Chí Minh: phê bình và tự phê bình, đặt tự phê bình lên trước; phê bình việc chứ không phê bình người; phê bình phải trên tinh thần đồng chí thương yêu nhau...  45 năm, đọc lại Di chúc Bác Hồ, càng vững tin vào con đường mà Bác và Đảng đã chọn. Bởi lịch sử đã chứng minh, những điều Bác tiên liệu là vô cùng chính xác, bởi Di chúc Bác Hồ chính là “Cẩm nang thần kì”, vừa tổng kết lịch sử, vừa định hướng tương lai...”, TS. Chu Đức Tính nhấn mạnh.
Chăm lo, giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên
Trong bản Di chúc của Người, ngoài các vấn đề hệ trọng của Đảng, của dân tộc, Bác Hồ cũng dành nhiều sự quan tâm đặc biệt vào công tác chăm lo, đào tạo và bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thanh niên. Bởi thanh niên là trụ cột của nước nhà, là chủ nhân tương lai của đất nước. Với bài tham luận “Chiến lược trồng người của Hồ Chí Minh trong bản Di chúc lịch sử”, TS. Trần Thị Minh Tuyết, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phân tích: Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất quan tâm tới tầng lớp thanh niên và thế hệ trẻ nói chung. Trong Di chúc, Hồ Chủ tịch đã căn dặn Đảng và Nhà nước, toàn xã hội phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ thành những người vừa hồng, vừa chuyên góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội”.
Theo TS Trần Thị Minh Tuyết: “Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ không phải là cái gì quá cao xa mà là gần gũi, giản dị, dễ thấy. Người viết: Đoàn viên và thanh niên ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái xung phong, không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”. Và trong rất nhiều bài nói chuyện với thanh niên, Bác Hồ thường nói: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời người khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội. Và Người chỉ rõ, thanh niên bao giờ cũng giữ vai trò quan trọng trong việc kế thừa và phát triển những thành tựu của người đi trước...”.
Đồng quan điểm này, Thạc sỹ Lê Đình Năm, Phó trưởng khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh, Học viện Báo chí và Tuyên truyền phân tích thêm: Chính vì quan tâm tới giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu thanh niên phải thấm nhuần tinh thần làm chủ nước nhà và phải thường xuyên trau dồi, rèn luyện đạo đức cách mạng. Người cũng chỉ rõ, Đảng và Nhà nước cần hết sức quan tâm phát triển sự nghiệp giáo dục, đào tạo để nâng cao trình độ văn hóa, khoa học - kỹ thuật và nghề nghiệp cho thế hệ trẻ. Theo quan điểm của Người, chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, xây dựng đời sống mới, thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh” còn khó khăn, lâu dài hơn nhiều so với cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, giải phóng dân tộc. Chính vì thế, Bác Hồ thường căn dặn, dạy bảo thanh niên phải “ra sức học tập nâng cao trình độ chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật và quân sự để cống hiến ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho nhân dân”.
Có thể nói, chỉ với 10 trang bản thảo được Người viết tay trong  suốt 4 năm và chỉ viết vào vài ngày nhân dịp sinh nhật nhưng hàm chứa biết bao bài học nhân sinh và thời cuộc, là suy nghĩ và trăn trở của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con đường và tương lai của dân tộc Việt Nam. Tại 2 Hội thảo khoa học “45 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh”, đã có gần 100 bài tham luận của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, nhà phê bình chính trị, các nhà nghiên cứu lịch sử dưới mọi khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, theo Đồng chí Lê Hồng Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư: “Bản Di chúc của Người tuy đơn giản nhưng chứa đựng những điều lớn lao. Trong đó, tư tưởng, đạo đức và phong cách Hồ Chí Minh là những giá trị vĩnh hằng được kết tinh qua bản Di chúc Người đã để lại cho Đảng, đất nước và nhân dân ta. 45 năm nhìn lại, bản Di chúc của Người vẫn vẹn nguyên giá trị, tính thời sự và trở thành những định hướng chiến lược trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay...”.
Việt Hoàng/Infonet

46 nhận xét:

  1. Nguyên giá trị, nên cần "Giải tỏa" lăng HCM và thực hiện theo đúng Di chúc, đừng để người chết không được chôn, thi hài 45 năm nay bị 'phơi' giữa Thủ đô Hà Nội, 'Cha chết để nằm đó không được chôn, con cháu lụn bại truyền đời'. Và nữa, "phải giữ gìn đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, người đày tớ thật Trung thành của nhân dân"...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một dạng "báo oán" đó mà. Chết gần nửa thế kỷ vẫn không được yên. Thật tội nghiệp.

      Xóa
  2. Tại sao HCM lại chết đúng ngày 2-9, đúng giờ năm xưa đọc Tuyên ngôn ĐL? Có bàn tay Tàu Cộng với bọn lãnh đạo tham tàn phản dân hại nước hay không? Họ nhằm xóa công lao HCM, tranh công về mình? Họ muốn xóa VN Dân chủ CH, xóa đảng Lao động, cho nên 1976 thay tên hết, còn muốn thay quốc ca, quốc kỳ...Trùng hợp kỳ lạ và đáng nghi lắm!??? Lê Duản, Lê Đức Thọ có liên can gì trong 'thâm cung' nàyì?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có thể ông Lê Duẩn đã phát hiện ra Hồ Chí Minh là người do TQ cài vào để thâu tóm VN

      Xóa
    2. Chết đúng ngày 2/9 là điềm trời báo hiệu
      cái chết không thể tránh được của đảng
      CsVN.và chế độ bất nhân,vô đạo này !
      Nhưng bác này lại đổ thừa cho Tàu cộng
      thì thật không biết nói làm sao về dân trí
      đồng bào ta ở thế kỷ 21 ! Ôi dân tôi !

      Xóa
    3. Trần Liễu có ý nghĩ rất đáng chú ý.

      Xóa
  3. Có một bộ phận không nhỏ đang ngày đêm ra sức bôi nhọ, làm mất đi hình ảnh của một vị lãnh tụ vì nước vì dân.
    Chúng vung tiền thuế của dân ra xây hàng trăm khu tưởng niệm, tượng đài, nhà lưu niệm....., tốn kém không kể xiết. Riêng lăng đã có một bộ tư lệnh với dăm ông tướng chỉ huy, hàng ngàn quân ( biên chế của một BTL nếu tương đương BTL Hải quân phải hàng chục ngàn), tỉnh nào cũng đua nhau làm các khu TN, LN hoành tráng với hàng trăm nhân viên....
    Sao họ lại làm vậy? không ngoài mục đích hủy hoại uy tín của Người trong nhân dân, hình ảnh " Mong manh áo vải hồn muôn trượng, Hơn tượng đồng phơi những lối mòn" đã được thay thế không chỉ là những tượng đồng......
    Phải chăng đó là mong muốn của Người, ở suối vàng Người có "An giấc ngàn thu, ngậm cười nơi chín suối" được không khi Người biết được để có tiền lo cho hậu sự của Người, bao nhiêu cháu học sinh đã phải học trong những mái tranh toang hoác, đầu trần chân đất giữa trời rét căm căm, học lớp hai phải cõng theo một em 3 tuổi đến trường, bao nhiêu công nhân VN làm thuê tết ko có tiền mua vé về quê,v v...
    Và biết bao quan chức giàu lên vì danh tiếng họ mượn được của Người, bòn rút từ các công trình mang tên Người, con cháu họ có chỗ làm ổn định trong các nơi thờ tự, tưởng niệm Người...
    Và từ đó, lòng dân đang từ từ hoài nghi chính Người, những lời ca thán đang lớn dần lên từ những chi phí khủng khiếp mà đảng và nhà nước dành cho Người......
    Sinh thời, Người đi đầu trong cuộc chiến chống chủ nghĩa cá nhân, tôn sùng lãnh đạo. Oái oăm thay, chính Người hôm nay lại đang bị biến thành một hình mẫu của sự tôn sùng lãnh đạo!
    Họ đã, đang và sẽ dùng hình ảnh của Người để trục lợi.
    Thật tội nghiệp cho Bác!

    Trả lờiXóa
  4. Cụ Hồ vĩnh biệt cõi trần đầy ân oán khi ĐCSVN mới có 39 tuổi (với ít nhất là qua 3 cương lĩnh chính trị), nay đã cộng thêm 45 năm tuổi và 4 cái cương lĩnh nữa. Rõ ràng không thể lấy nhận thức của 45 năm trước mà áp đặt cho hiện tại, hình ảnh (và bản chất?) của ĐCSVN nay đã khác xa với 45 năm và càng xa lạ so với 84 năm trước, điều này các đảng viên càng cao niên càng dễ nhận ra. Vậy thì việc "mông má" hoài cho các giá trị tinh thần (trước thì gọi là "tư tưởng", nay thì gọi là "đạo đức") của HCM có nên chăng!
    Vì vậy, cái "tiên đề" này nghe hơi lạ:“Muốn đưa nước ta trở thành một nước CNH-HĐH theo hướng hiện đại, sánh ngang với các cường quốc năm châu, trước hết phải chăm lo, xây dựng Đảng đủ sức mạnh dẫn dắt dân tộc tiến về phía trước", nó trái ngược hẳn cái quy luật cơ bản của CNDVBC, là hạt nhân của CN Mark: quy luật phủ định của phủ định.
    Không hiểu các "học giả" đã suy luận "duy" cái gì?

    Trả lờiXóa
  5. Đã nói một đằng làm một nẻo thì tốt nhất Ban tuyên huấn và những ông trong hội đồng lý luận TW nên im đi thì hơn.


    Các ông ca ngợi Di chúc của Cụ Hồ nhưng hãy giở lại từng trang mà xem ,các ông toàn làm trái ý Cụ Hồ.

    Di sản đắt giá của CỤ Hồ gồm Cương lĩnh vắn tắt của đảng CSĐông dương (Sau Cụ Hồ đổi tên là Đảng Lao đông VN), Tuyên ngôn độc lập,Quốc thiều ,Hiến pháp dân chủ 1946,Di chúc ...đều đã bị đổi thay làm khác ý Người.

    Cụ Hồ là người sáng lập đảng CSVN các ông còn đối xử thiếu tôn ty như thế thì dân tin các ông để đổ thóc giống ra mà ăn à?

    Dân gian có câu tự an ủi khi gặp kẻ xấu chơi :Bố đẻ ra nó nó còn coi chả ra gì nữa là...mình!

    Trả lờiXóa
  6. Lũ Giáo sư, PGS - Tiến sĩ trong hội thảo này, miệng lưỡi như đồ nghề kiếm tiền của con Cave.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Nặc danh 11:31 Ngày 01 tháng 09 năm 2014" mà ví von như thế là vô hình trung xúc phạm đến Ca Thị Ve nhà em đấy!

      Xóa
  7. Các GS.TS nói nghe cứ boong boong, nói xong để đấy, đi về. mọi chuyện đâu lại vào đấy. Cụ dặn thế, thử kiểm lại xem làm được mấy phần, không thấy ai nói. Dân chủ ra sao, đoàn kết thế nào, đảng đang ở đâu, thế hệ trẻ mất niềm tin, mất phương hướng, chủ quyền đất nước đang bị đe doạ, kinh tế bế tắc, nợ nần, xã hội bất an sao không thấy vị nào đề cập tới ? Hội thảo xong không thấy rút ra được vấn đề gì, chỉ thấy màu mè, hình thức, tự sướng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quá đúng, chẳng nêu ra đợc vấn ề g ì có giá trị thực tiễn, chỉ thấy vuốt đuôi và tự sướng.

      Xóa
  8. Chỉ một bản di chúc thôi , chỉ riêng trong hội thảo này thôi mà có đến hơn 100 bài tham luận , thì thử thống kê rằng trong 45 năm qua đã tốn biết bao công sức , giấy mực vì nó , số tham luận , bài viết , sách , truyện , hồi ký viết về bản di chúc này nếu chất thành đống , có lẽ nó sẽ cao hơn đỉnh Phanxipan , và đang còn không ngừng được chất cao thêm , nhưng đất nước ngày một lụi đi . Suốt ngày đi vay và xin viện trợ ODA . Đất nước này rồi còn mạt hơn cả Triều . May mà mới có một bản di chúc .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy thì vấn đề cốt lỏi là gì? HCM trong đó có di chúc HCM luôn luôn được đề cao, đề cao tột bậc để làm cái bình phong che chắn cho một nhóm lợi ích độc đảng toàn trị.

      Xóa
  9. Toàn là một đám cuồng sĩ "ăn tục nói leo đánh rấm rong " .nói sách vở lem lém nào là học tập theo gương bác vĩ đại ,là cần kiệm liêm chính chính công vô tư ,nào là yêu tổ quốc yêu đồng bào ,công chức là công bộc của nhân dân ,Xin thưa tất cả chỉ là láo toét ngụy biện con số không to tướng ,chỉ là nhửng xảo ngử lừa con nít ,từ cách mấy ông sống cho đến việc các ông làm 100 việc có việc nào nên hồn ,ngay đến nhửng cán bộ lão thành nhửng trí thức yêu nước lần lượt xin ra khỏi đảng ,thậm chí nhửng cocc nhửng người là trụ cột để đảng phát triển còn trốn sang nước thù địch không thèm quay lại VN ,dù đang ngồi ở vị trí hàng triêu người mơ ước ,các ông lập bè lập đảng cùng nhau tham nhũng cùng nhau hối lộ , đàng điếm trai gái trác táng ,ăn cướp đất đai của dân bán cho tư bản nước ngoài ,cho thuê rừng đầu nguồn để uy hiếp an ninh VN ,con các ông thì đi tây đi Mỹ ,con dân các ông cho đi NVQS ,hãy thử tìm xem có bao nhiêu con ông cháu cha đi lính ,bảo vệ tổ quốc ra chiến trường là vinh dự của dân nghèo à ,còn nếu có đi thì cũng vài anh ngồi ở BCH hay nhửng đon vị làm kinh tế như 394 của con cháu ông thanh ,chuyện giành độc lập tự do cho tổ quốc tôi không bàn đến ! nhưng thời gian trước khi mất 1,2 năm ông sống ra sao dưới sự ĐÙM BỌC ,CHỞ CHE GIÁM SÁT của các đồng chí của ông ,còn tại sao tôi nói chưa bàn đến việc giành độc lập tự do cho dân VN vì trước hết đảng và nhà nước hảy xác nhận ông là ai ,ông có phải là bác Hồ đi tìm đường cứu nước của nhửng năm đầu thế kỷ hay ,,,ông là người trung hoa như các phương tiện truyền thông đưa tin trong mấy năm qua ,không khéo lại tôn vinh cha già dân tộc VN là người hán

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nói chính xác đấy , ở đây có cả lão Hoàng Chí Bảo , một loại tổ sư nói phét .

      Xóa
  10. Bản di chúc mà bị sửa thì đếch phải là di chúc nữa , từ lúc nhìn thấy bản di chúc bị sửa và đối chiếu với những hành động , việc làm của những người lãnh đạo sau khi CT HCM mất tới bây giờ thì tôi nghĩ rằng không thể tin bất cứ một điều gì về lãnh đạo và chế độ này cả , hơi cực đoan nhưng đó là sự thật mà tôi đc biết !

    Trả lờiXóa
  11. Đáng tiếc!
    Cả trăm bài tham luận, đào sâu mà chưa hết, nghiên cứu kĩ mà chưa thông, toàn chuyện viễn vông, còn cái thực tế thìn nhìn mà không thấy. Đó là cái gì? - Cái Lăng!
    Sao không dám đưa chuyện Ý nguyện của HCT nói về việc Tang của Người mà bàn? Toàn bàn chuyện nói mãi rồi vẫn thế. Học mà không nhớ, không hiểu thì học đến bao giờ? Hay đọc tài liệu kiểu "nhảy cóc" cho có đọc thôi chăng?

    Trả lờiXóa
  12. Mấy ông gọi là giáo sư này như Hoàng Chí Bảo thì
    đúng là bồi bút thượng hạng của chế độ,đươc đảng
    VỖ BÉO để làm mỗi một việc và nhắm mắt ca tụng,
    miễn là được đảng cho nuôi cơm đầy đủ.
    Loại này thật là vô tư cách và làm nhục toàn thể giới
    khoa bảng trong nước vì họ thiểu tư cách làm người
    biết phân biệt đúng sai,thiện ác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trên đời này xướng nhất là mấy thằng tuyên giáo chẳng làm ra việc đếch gì , chỉ nhăm nhăm chén và nói láo .

      PS : sao tôi ghét lão Bảo thế không biết .

      Xóa
    2. Bạn ghét cái gì, tôi ghét ấy! Bắt tay nào!
      (Đồng chí)

      Xóa
  13. Bác di chúc kiểu gì . con cháu bác bây giờ ban hành quyết định qui hoạch treo làm nhân dân chết đứng đây nè , bác có sống dậy mà nhìn xem ???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác không biết , hồi ấy chưa có khái niệm " Quy hoạch treo " , có lẽ rồi đây người ta chuẩn bị sửa lại di chúc cho phù hợp với hoàn cảnh thực tế chăng . Mấy lão GS kia chắc cũng nhăm nhe đấy .

      Xóa
  14. xem LE HONG ANH nói mới giả tạo làm sao

    Trả lờiXóa
  15. Di chúc của BÁC HỒ rất cô đọng và toàn diện,là kết tinh lao động lớn của Bác HỒ...Di chúc, viết không hề đơn giản..Và ngay cả hôm nay chưa AI nhận thức đầy đủ DI CHÚC của NGƯỜI.
    Ví dụ,vì sao ĐCSVN phải cầm quyền ? Cầm quyền để làm gì và làm như thế nào trong bối cảnh quốc tế luôn biến động,để đưa đất nước tiến lên cho nhân dân sống văn minh trên nền sản xuất tiên tiến.Vì sao lại đặt vấn đề đoàn kết vì Bác biết con cháu giành ăn là thế nào cũng gây mất đoàn kết,có cái ghế tổng cục vớ vẫn mà đã gây tội ác rồi....Bác ra đi mà vẫn lo đấy.
    Về việc hỏa táng...Nay thì Lăng Bác đã đi vào lòng người khắp thế giới rồi,đầu tư quá lớn và nhiều chức năng to lớn lắm,vã lại tế bào của Bác vẫn phát triển,góp nhiều cho khoa học....do vậy đặt vấn đề hỏa táng lúc này và trăm năm đến là sai .Chỉ nên nói về thực hiện 5 lời thề của toàn đảng và di chúc của Người.
    Loài người hiện nay vẫn cứ dùng vũ khí hạng nặng giết nhau,Một dao găm chặt đầu nhà báo Mỹ,cả thé giới kinh hải và ghê tởm.Một chính phủ ném bom ,bắn pháo xé nát gần 3000 con người ở vài thành phố thì họ lại hoan hô.Họ bao vây cấm vận một dân tộc vốn là ân nhân của họ để đói chơi và dân của họ cũng đói,chỉ cho vui.Họ nhào ra biển ĐÔNG cho lỗ và con em họ chết chỉ để dọa dân ta...Thế giới văn minh này còn hổn độn.
    Muốn cho con cháu ta sống thì cần đoàn kết,chớ bỏ quên tiền ở các nhà lãnh đạo gây thêm tội lỗi.Lên diexn đàn thấy người thì cùng nhắc nhau,chớ dại làm tay sai cho họ mà chết cả đám.Ví như trải thảm đỏ rước nhà đầu tư nước ngoài,nhưng cũng cần hối lộ cho họ để mời họ ra khỏi nước khi họ rước thanh niên Tàu vào nước ta với những kí do bịp.
    Di chúc Bác HỒ là vĩ đại của Người vĩ đại,ăn nói cho có chừng,các cha nói đại thành dại quá mà buồn.Ví như " ...Thế hệ sau..." nỗi lo của BÁC mà 20 năm qua dạy zọt kiểu này thì khác nào là thực hiện kế hoạch hại cho thế hệ sau.
    Công Sơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thôi đi ngài Con Sản,
      Di chúc gì mà chỉ mong các nước CS.anh em đoàn kết,
      tức là chỉ nghĩ đến tương lai cộng sản thống trị toàn thế
      giới (để tiêu diệt đế quốc),nhất là chỉ mong về...địa ngục
      gắp mấy ông tổ CS.Các Mác,Lênin,chứ không hề muốn
      gặp tổ tiên VN.(có lẽ sợ bị tổ tiên hỏi tội).

      Xóa
  16. Giá trị là giá trị cái gì đây?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ý bạn muốn nói đến giá trị HCM, di chúc HCM đó là cái giá trị mà mổi chúng ta cứ tưởng tượng ra là nó vô cùng vĩ đại lớn lao. Đủ để cho một đảng cầm quyền núp bóng.

      Xóa
  17. Di chúc của người là tất cả những gì mà người chết muốn để lại nguyện vọng, ý nguyện của mình và nhất là của Hồ chủ tịch, vậy sao lại có sự can thiệp chỉnh sửa của bộ ct mà theo đó là cho hợp lòng dân....mà ý nào là của dân, ý nào là của bct, phải chăng các nhà chính trị nhất thiết phải lật lại hồ sơ xem ai là kẽ đã dám khi quân phạm thượng điều chỉnh nội dung di chúc , đừng đổ thừa cho dân, dân lúc đó còn nghèo, còn u mê lắm. Tội mị dân, tội dối Đảng cần phải lỗi ra ánh sáng cho dù kẻ đó đã chết.

    Trả lờiXóa
  18. Thưa đại tá chủ nhân,tôi có một tâm sự dài lắm,muốn nói ra nhưng không được vì đây là chỗ hết sức nhạy cảm,không khéo thì không còn cơ hội để viết comment trên trang báo của đại tá nữa đấy chứ=> đấy là cái ưu việt của đất nước ta hôm nay ! - Cảm ơn đại tá đã gợi ý,nhưng thật buồn vì không góp ý !

    Trả lờiXóa
  19. CS = nói 1 đàng + làm 1 nẻo

    Trả lờiXóa
  20. Còn bạc còn tiền còn chém gió
    Mất tiền mất bạc bỏ luôn Người
    Chớ dại nghe lời Phường chém ấy
    Hội thảo - Hội tiền - Hội bạc thôi!

    Trả lờiXóa
  21. Văn nô ! Chỉ đọc ở kết luận " Vẫn còn nguyên giá trị ? " , đủ thấy cái tiểu nhân bợ đỡ trong lời viết .

    Nói về tinh thần Quốc tế , chuyên chính vô sản , theo tinh thần di chúc của Bác , không còn thích hợp !

    Nói về phẩm chất cá nhân đảng viên , đạo đức lãnh đạo theo di chúc , đem so sánh với thực tế , hoàn toàn khác biệt phản cảm .

    Đấy là chưa nói cái thực tế , lăng tẩm của Bác ! Giá trị hay phản giá trị lại với di chúc ?

    Không tin , hoàn toàn không tin được , kiểu ép người phải viết , ép người phải đọc như thế này .

    Trả lờiXóa
  22. Không tranh biện nữa,xin mời hãy nhìn vào Bắc Triều Tiên,Cuba,TQ thì hiểu ngay CS là gì !!! Xin hãy nhìn kỷ - Nhật Bản bại trận năm 1945,đất nước tan hoang không còn một thứ gì,với đầy rẫy thiên tai và bảo táp (động đất và sóng thần triền miên // như đất trời muốn vùi dập đất nước này xuống lòng biển => thế nhưng,chỉ 30 năm sau,năm 1975 ,họ vươn lên hạng 2 thế giới,chỉ đứng sau Hoa Kỳ - Chế độ chính tri của đất nước Nhật Bản là gì? Là TỰ DO DÂN CHỦ ĐA NGUYÊN ĐẢNG,lãnh tụ được dân bầu trực tiếp,lãnh đạo và dân có sự đồng thuận gần như tuyệt đối - Còn VN thì sao ? Thống nhất đất nước vào năm 1975 với rừng vàng biển bạc,tại nguyên thiên nhiên cực kỳ phong phú so với Nhật Bản,thế nhưng sau 40,VN không đứng được ở vị trí cũ mà còn tụt hậu đi xuống so với những nước láng giềng như Thái Lan,Singapore,Malaysia,Philippines ...dân tình đói khổ,thất nghiệp,sinh viên ra trường không có việc làm,quân đội yếu kém nên giặc phương bắc luôn luôn lấn áp,lăm le muốn ăn tươi nuốt sống chúng ta. - Tại sao ? Vì, Chế độ độc tài toàn trị,độc đảng,một mình một chợ,muốn gì thì muốn,cương lĩnh đảng đứng trên đầu Hiến Pháp,dân chúng hải hùng và kinh sợ nhà nước,cúi đầu lầm lũi mà sống;dân tuyệt đối không dám phát biểu ý kiến của riêng mình,vì lở nói không đúng với ý đảng thì bị đàn áp trù dập,bị tra tấn tù tội,thậm chí là thủ tiêu,dân không bầu lãnh đạo; do vậy,không có sự đồng thuận nào giữa lãnh đạo và dân chúng,lòng người từ đó,sống khép kín sinh ra tính vô cảm nghiêm trọng,thấy lãnh đạo làm điều sai,dân im lặng ngoảnh mặt làm ngơ như không nghe không thấy không biết để mong lãnh đạo để yên cho mà sống - Đã vậy,bọn dư luận viên hàng ngày ra rã trên báo đài ca tụng ca tụng và ca tụng,bốc thơm đến tận mây xanh,người ngoài mà nghe được thì sẽ nghĩ VN bây giờ là thiên đàn rồi,trên đất nước này không còn niềm đau và nổi khổ nào ! VN ơi,rồi đây còn hay sẽ mất ???

    Trả lờiXóa
  23. Tôi tin là bác HCM muốn dẹp đảng cộng sản thật sự. Suy diễn bác Hồ "đóng kịch" chỉ béo cho bọn tham nhũng.
    Nếu không, tại sao Bác HCM luôn trích dẫn hệ thống Hoa Kỳ ưu việt, và rất muốn liên hệ với ông Diệm, TT Johnson để chấm dứt chiến tranh.
    Nhưng bọn tiền thân tham nhũng (LD, LĐThọ...) không muốn.
    Tất nhiên, khi đất nước bí bét, bọn tham nhũng tham tàn lên ngôi, nhân dân chẳng còn cách nghĩ khác, đổ oán hận lên Bác. Vậy là những kẻ núp bóng CS đạt được mục đích - chúng tàn phá nhưng đổ tội cho người khác.

    Trả lờiXóa
  24. vĩ đại à? người dân khắp cả nước giờ ai cũng biết bác học chưa hêt lớp ba mà bây giờ chết rồi vẫn gây tốn kém cho dân cho nước....đây mả hồ chí minh
    tàn dư của phong kiến
    có quân canh lính gác
    suốt ngày dài đêm thâu
    có nước tưới sân cỏ
    suốt bốn mùa ròng rã
    có điện thắp sáng đêm
    mỗi năm ngốn ngàn tỷ
    cho cái xác không hồn

    Trả lờiXóa
  25. Quang minh chính đại, được lòng Dân
    Văn hiến Việt Nam, bản sắc ngân
    Dân chủ, kết đoàn, giành thắng lợi
    Việt Nam cất cánh, tạc tri ân!

    Trả lờiXóa
  26. Ông Hồ mà là người biết "nhìn xa trông rộng" , thì đã xây dựng một NN pháp quyền với thể chế đa nguyên , tam quyền phân lập , báo trí độc lập .

    Trả lờiXóa
  27. Việc viết di chúc để căn dặn lại là việc làm bình thường của bất kỳ ai , nhưng những người CSVN thường thần thánh hóa nó , lấy đó làm chỗ dựa tinh thần để làm bình phong cho họ .

    Từ lâu hình như đã thành mặc nhiên là Ai làm theo di chúc của Bác là chính danh , và ngược lại . Người ta viện vào Di chúc để so tài cao thấp , để đánh nhau , sát phạt , thanh trừng nhau không phải là hiếm .

    Các ông Giáo sư tuyên giáo ngồi đó bày ra hội thảo này nọ , hẳn là muốn làm cho mình “ Sáng “ hơn , “ Thấm nhuần “ hơn , “ Minh triết “ hơn kẻ khác - Bản di chúc như một thứ áo giáp chắc bảo vệ mỗi cá nhân và chế độ . Vì thế mà người ta luôn rầm rộ tổ chức thành những “ Phong trào “ như những lớp sóng nối tiếp nhau , rồi lại tổng kết , “ Thu hoạch “ các đợt thi đua đó , tổng kết theo “ Đợt “ hoặc theo “ Chiến dịch “ , theo “ Mùa “ theo mỗi năm , hoặc 10 năm , 20 năm , tùy theo sức tưởng tượng của ai đó . Người đã viết ra di chúc đó thì không thể can ngăn được nữa , vì vậy mà việc “ Học tập , làm theo “ chỉ là sự tùy hứng của những người đang sống .

    Người ta “ Nghiện “ bàn về di chúc như thể không thể sống nếu không có nó . Người ta “ Ghanh tỵ “ nhau về cái sự thuộc , và “ Ngấm “ di chúc , tưởng như đất đang sụt lở dưới chân , dân tộc sẽ tàn lụi , nếu không có bản di chúc thiêng liêng .

    Trong suy tư của HCM khi viết bản di chúc là ở thời điểm có những bất đồng sâu sắc trong phe XHCN , Nó nghiêm trọng đến mức người sắp qua đời phải dùng đến từ “ Đau lòng “ ( tôi càng tự hào với sự lớn mạnh của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế bao nhiêu, thì tôi càng đau lòng bấy nhiêu vì sự bất hoà hiện nay giữa các đảng anh em ! - Di chúc của Chủ Tịch Hồ Chí Minh 1969 ).

    Ngay trong chính nội bộ ĐCSVN thời điểm đó , cũng xuất hiện rất nhiều vấn đề nội bộ do bất đồng quan điểm , do bè cánh , phe phái , vùng miền ……..Điều này không chỉ đến khi sắp mất , ông Hồ Chí Minh mới nhận ra , mà ngay từ 1945 ông đã nói : “ Tây cũng không đáng sợ, Tàu cũng không đáng sợ… Đáng sợ nhất là các chú! “ ( Theo Hoài Thanh tuyển tập )

    Vì vậy không phải ngẫu nhiên mà trong bản di chúc , sau phần nói về đảng , là phần nói đến sự đoàn kết trong đảng . Chắc hẳn đó là quan tâm thiết yếu sau cùng và rất hệ trọng . Người ta thường biến mọi chuyện thành to tát để nó “ Xứng tầm thời đại “ , nhưng nhiều khi nó được khởi nguồn từ những điều nhỏ nhặt nhất . Dường như mọi cố gắng dựa vào uy tin rất lớn trong đảng , trong quân đội của ông HCM để hàn gắn sự đoàn kết trong đảng đã không thành công .

    ( Còn tiếp )

    Để gió cuốn đi )

    Trả lờiXóa
  28. ( tiếp theo )

    Người ta thường nói về sự vĩ đại của lãnh đạo ĐCSVN như : , “ ánh sáng soi đường để dân tộc thoát khỏi đêm đen “, “ Đảng là mùa xuân bất diệt “ , “ Đầu tầu “ , “ Hòn đá tảng “ …… Nhưng ít ai nghĩ rằng chuyện “ Bếp núc “ của họ cũng đầy rẫy vấn đề - Đó là sự mất đoàn kết . Sự bất đồng có thể đến từ những điều rất nhỏ :

    “Tôi được biết từ năm 1966, cứ mỗi buổi chiều thứ bảy, Bác lại cho làm cơm và nói : ” Mấy chú cứ đến đây ăn cơm vui vẻ với nhau, có gì khúc mắc cứ nói hết ra. Không nên để bụng “. Anh Nguyễn Chí Thanh làm thư kí cho những cuộc đó cho đến khi anh đi vào Nam. Sau anh Lê Văn Lương nói lại với tôi là họ cứ đến ăn cơm, chén hết rồi họ về, chẳng ai nói với ai điều gì. Nếu không biết việc này thì không hiểu hết tại sao trong di chúc Bác lại dặn phải đoàn kết toàn Đảng, từ Trung ương đến địa phương. Trên mà đã đoàn kết rồi thì cần gì nói đến cơ sở nữa. Trên đoàn kết mà dưới không thì lôi thôi to, các ông trị cho chết. Chính vì thế mà Bác rất buồn. Có thể có một vài hiện tượng, có đồng chí nào đó muốn vượt Bác. Bác biết hết nhưng Bác không quan tâm.” – Trích hồi ký Hoàng Tùng ) .

    Ngay trong giới chóp bu nắm quyền điều hành đất nước mà : “họ cứ đến ăn cơm, chén hết rồi họ về, chẳng ai nói với ai điều gì “ – Tức là không còn muốn nhìn mặt nhau , thì có thể coi đó là một đại họa cho dân tộc . “ Các Chú “ xưa mà đã như vậy , hỏi “ Các Chú “ ngày nay ghê gớm đến đâu , nhất là không còn Hồ Chí Minh bên cạnh . Lớp “ Trò “ trước luôn có Thầy dìu dắt bên cạnh mà còn vậy , lớp “ trò “ ngày nay , không có người kèm cặp , chỉ dựa vào bản di chúc mà thôi – Họ thành tinh hết rồi .


    Để gió cuốn đi

    Trả lờiXóa
  29. Hồ chí Minh là nói chung trong đó có di chúc của HCM đây chính là cái phao cứu sinh cho cái chế độ toàn trị này bám víu. Vậy thì cơ quan tuyên truyền nhà nước làm sao mà không tìm hết mọi cách thường xuyên liên tục hết lời để quảng bá, ca ngợi, tôn vinh?!

    Trả lờiXóa
  30. Cac ban oi dung hiệu lam đi chúc của bác de lai khác con ho lam la y khác cua ho dung do cho bác la oan day

    Trả lờiXóa
  31. Chỉnh sửa di chúc thay đổi luôn cả ngày qua đời nguyên một người đứng đầu nhà nước, còn luôn được gọi là "vị cha già dân tộc" đến thế là cùng. Vậy thì việc gì người ta không dám làm, việc gì còn bị che dấu nói không đúng sự thật nửa đây???

    Trả lờiXóa
  32. Sinh thời Hồ Chí Minh là người luôn đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân, tệ sùng bái cá nhân. Trớ trêu thay đến khi ông mất rồi thì HCM lại trở thành hiện thân cho chủ nghĩa cá nhân sùng bái cá nhân. Được truyền thông nhà nước không lúc nào ngơi nghỉ để ca ngợi hết lời. Người dân Việt nam phải học tập HCM suốt đời. Tầng tầng lớp lớp các chỉ thị nghị quyết năm này qua năm khác cứ phải học tập tấm gương HCM. Thi viết bài về HCM, Thi kể chuyện về HCM, hội thảo về HCM vân vân và vv…
    “Đôi dép cao su đôi dép Bác Hồ” một hình tượng để muốn nói lên sự giản dị và hết sức tiết kiệm của HCM. Thế nhưng khi ông mất thì cái lăng HCM phải nói từ cổ chí kim, các Pha ra ông (Ai cập) cho đến lăng mộ Tần Thủy Hoàng (Trung quốc) đều phải chịu bái phục trước qui mô của nó. Lăng mộ dù lớn lao đến mấy cũng chỉ phải tốn kém một lần, đội quân canh gác cũng chỉ bằng đất nung! Lăng HCM sử dụng nguyên người sống để mà bảo trì bảo dưỡng dùng cả một đội quân chuyên dụng canh gác “nâng giấc ngủ cho Người” đến muôn đời! Khác lạ chưa? đây mới chính hiệu cái đáng gọi là “Vô tiền khoáng hậu” thế giới này chỉ một và chỉ có một mà thôi. Người dân suốt đời phải nai lưng trả tiền thuế để nuôi sống kiểu lăng tẩm như thế này!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái lăng này là cụ của các Pharaon ! Ôi cái lăng .

      Xóa