Translate

Trang BVB1

Thứ Tư, 6 tháng 8, 2014

Sự thất bại của giáo dục đại học VN

     * Gs. NGUYỄN VĂN TUẤN 
Giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học, có lẽ là đề tài bàn luận muôn thuở. Ở VN, người ta bàn về vấn đề giáo dục đại học từ rất lâu, từ mô hình tổ chức đến phương pháp giảng dạy, và giảng viên & giáo sư.
Không phải như thời trước 1975 ở miền Nam, đại học là những trung tâm dành cho giới tinh hoa của đất nước, thường chỉ tồn tại ở thành phố lớn.
Thời tôi còn đi học, chỉ có một tỉ lệ nhỏ tốt nghiệp trung học, và chỉ 10%(?) trong số tốt nghiệp trung học vào được đại học. Nói cách khác, đại học ngày đó thu hút học sinh tinh hoa của tinh hoa. Còn ngày nay đại học mọc lên từ làng xã ra thành phố. Ai cũng tốt nghiệp trung học, thì phải tìm nơi cho họ học đại học. Có thể nói VN đang trải qua một phong trào "phổ thông hoá" đại học. Hiện nay, VN có 207 trường đại học được công nhận, và con số này vẫn còn tăng. Công chúng phải phải đặt câu hỏi về vai trò của đại học vì công chúng là người gián tiếp nuôi đại học qua tiền thuế. 
Có lẽ câu hỏi cơ bản đặt ra là: giáo dục đại học tồn tại để làm gì? Câu hỏi này cũng là một cách định hình và phân biệt giữa đại học và cao đẳng dạy nghề. Trong một bài viết cách đây 4-5 năm gì đó, tôi có phát biểu rằng trong một xã hội hiện đại, giáo dục bậc đại học có bốn chức năng chính: 
(a) đáp ứng nhu cầu tri thức của công chúng và giúp công chúng tự khai thác tiềm năng của mình và cống hiến lại cho xã hội; 
(b) sáng tạo ra tri thức mới qua nghiên cứu khoa học, và chuyển giao những tri thức này đến xã hội; 
(c) cung cấp cho xã hội một lực lượng lao động có trình độ chuyên môn cao, cần thiết cho sự phát triển của một nền kinh tế hiện đại; và 
(d) vận hành như là một trung tâm văn hoá, với chức năng khai hóa xã hội, hướng dẫn dư luận, cố vấn về đường lối và chính sách cho nhà nước.
Nếu nhìn chức năng của đại học theo cái nhìn đó và đối chiếu với thực tế, tôi nghĩ đại học VN thất bại gần hết. Tôi sẽ giải thích tại sao, còn nguyên nhân thì sẽ bàn trong một dịp khác. 
Đại học VN hiện nay vẫn tồn tại như là một ốc đảo, thiếu sự tương tác với công chúng, xã hội, và kĩ nghệ. Ai đã từng ghé thăm và làm việc các đại học VN, dù là đại học “hoành tráng” nhất, sẽ thấy rất rõ đó là những công sở, với cổng kính tường cao, và giờ mở cửa y như một cơ quan hành chính của Nhà nước. Thư viện thì hầu như chẳng có sách để đọc và tham khảo, mà hình như nhà trường cũng chẳng quan tâm đến thư viện (do thiếu ngân sách). Người dân rất khó tiếp cận đại học, và không có hi vọng gì để được vào đọc sách trong thư viện. Ngược lại, các đại học phương Tây là những thiết chế của cộng đồng, của người dân, ai cũng có thể ghé qua và có thể tham gia những hội thảo dành cho công chúng. Người dân cảm thấy tự hào đó là một cơ sở khoa học và văn hoá của cộng đồng mà họ đóng góp tạo dựng nên. 
Khả năng sáng tạo ra tri thức mới của đại học VN cũng không đáng kể. Một thước đo về đóng góp vào tri thức khoa học là số công trình nghiên cứu trên các tập san quốc tế. Trong tổng số bài báo khoa học từ VN trên các tập san quốc tế (hiện nay ~2300 bài), các đại học đóng góp chưa đến 50%. Thật ra, trong số hơn 200 đại học, chỉ có khoảng 20 đại học là có đóng góp vào công bố quốc tế, và cũng chỉ tập trung các trường lớn. Những trường nhỏ và mới như Tôn Đức Thắng, ĐH Quốc tế, ĐH Nha Trang, ĐH Đồng Tháp, v.v. cũng có đóng góp khiêm tốn (mỗi trường đóng góp từ 5-20 bài mỗi năm). Tổng số bài báo khoa học từ tất cả các đại học VN còn thấp hơn 1 đại học của Thái Lan (như Chiang Mai hay Chulalongkorn). Tổng số bài báo khoa học từ VN chưa bằng phân nửa số bài báo của một đại học bên Singapore! Về sáng tạo, các đại học VN cũng chẳng có đăng kí bằng sáng chế quốc tế. Con số là 0. Nói chung, nghiên cứu khoa học và khả năng sáng tạo của các đại học VN chưa đáng kể. Ở đây, chúng ta chưa bàn nguyên nhân, chỉ nêu sự thật. 
Những sinh viên mà đại học VN đào tạo khó tìm được việc vì không đáp ứng nhu cầu của giới kĩ nghệ. Ngay cả những người tìm được việc vẫn phải cần đào tạo lại. Một viên chức người Việt thuộc Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) nhận xét: "Hệ thống GD-ĐT [giáo dục và đào tạo] lâu nay của Việt Nam còn bất cập. Tỉ lệ người được đào tạo ra đạt tiêu chuẩn quốc tế là rất ít." Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo ở trong nước, hàng năm có khoảng 20.000 sinh viên tốt nghiệp đại học và cao đẳng. Trong số này, chỉ có 50% sinh viên tốt nghiệp kiếm được việc làm sau khi tốt nghiệp; và trong số tìm được việc, chỉ có 30% tìm được việc đúng ngành nghề. Ngay cả những sinh viên đã tìm được việc làm, họ đều phải được huấn luyện lại, nhất là ở các công ti ngoại quốc. Trong nhiều công ti liên doanh với Việt Nam, như Intel chẳng hạn, hầu hết sinh viên Việt Nam đều phải được đào tạo lại cả về chuyên môn lẫn kĩ năng giao tiếp. Do đó, đại học Việt Nam không sản xuất được một lực lượng lao động có đủ trình độ đáp ứng cho nhu cầu kinh tế và xã hội Việt Nam.
Nhưng điều này có lẽ không ngạc nhiên, vì đầu vào còn khá thấp. Theo một nghiên cứu về kĩ năng tiếng Việt trong các sinh viên khoa ngữ văn năm 1997-1998 tại Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, trong số 752 sinh viên từ năm thứ nhất đến năm thứ tư (những cử nhân văn chương tương lai), chỉ có 45% đạt yêu cầu về chính tả và 26% đạt yêu cầu về cú pháp. Do đó, không ngạc nhiên khi đầu ra cũng thấp. Trong một cuộc hội thảo với chủ đề "Toán, lí, hóa trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước" trước đây vài năm, một đại biểu của Hội Toán học Việt Nam đánh giá trình độ sinh viên tốt nghiệp trong nước như sau: "Có thể nói không quá đáng rằng, trình độ đại học hiện nay chỉ bằng đại học đại cương (hai năm đầu của đại học nước ngoài), cao học bằng đại học, và phó tiến sĩ chỉ bằng cao học". 
Đại học VN khó trở thành một trung tâm văn hoá. Chương trình giảng dạy (nhất là các môn khoa học xã hội và nhân văn) đều chịu dưới sự kiểm soát của một cơ chế vô hình nào đó. Một báo cáo của chuyên gia nước ngoài nhận xét rằng “các trường đại học Việt Nam vẫn ở trong tình trạng bị bóp nghẹt về tri thức, trong khi công chúng đang phản ứng ngày càng lớn." Vụ Nhã Thuyên vừa qua là một ví dụ tiêu biểu về bóp chết tự do học thuật. Thiếu tự do học thuật làm cho các đại học VN không thể nào hoàn thành sứ mệnh khai hóa xã hội.
Nói tóm lại các đại học VN đã thất bại trong việc thực hiện những chức năng của một đại học hiện đại. Nếu một đại học mà chỉ đào tạo và không quan tâm hay không hoàn có những hoạt động liên quan đến sáng tạo tri thức mới và đóng vai trò trung tâm văn hoá, thì có lẽ nên xem đó là trường cao đẳng. Mà, quả vậy, có thể nói không ngoa rằng, chiếu theo những tiêu chuẩn học thuật nghiêm túc, phần lớn các đại học VN chỉ là các trường cao đẳng chứ không phải đại học đúng nghĩa.
Sự thất bại này là tiền đề để suy nghĩ về việc sắp xếp lại hệ thống đại học – cao đẳng. Theo tôi, trước hết phải phân tầng các đại học thành 3 nhóm: nhóm elite, nhóm đào tạo, và nhóm địa phương. Nhóm elite gồm những đại học có thể tự chứng minh đạt được 4 chức năng tôi đề cập trên đây, đặc biệt là nghiên cứu koa học. Nhóm đào tạo không cần ưu tiên làm nghiên cứu khoa học mà chỉ tập trung đào tạo chuyên gia có phẩm chất chuyên môn tốt. Tôi nghĩ đến nhóm này như là những “college of advanced education” (CAE) của Úc thời thập niên 1980-1990. Còn nhóm “địa phương” là những đại học do địa phương quản lí, họ cũng đào tạo và ở mức độ khiêm tốn làm nghiên cứu khoa học, nhưng chức năng của họ là phục vụ phát triển kinh tế - xã hội - văn hoá của địa phương là chính. Dĩ nhiên, không ai ngăn cản một CAE hay đại học địa phương không vươn tầm trở thành một đại học elite, nhưng tạm thời phải có phân tầng chứ không thể theo chủ nghĩa bình quân được. 
Tôi nghĩ sự thất bại của đại học VN có nguồn từ sự lẫn lộn giữa đại học và cao đẳng dạy nghề. Đại học là một thiết chế dành cho những “learned people” (tạm xem là học giả), nó không chỉ đơn thuần là nơi đào tạo chuyên gia kĩ thuật, càng không đơn giản là nơi dạy nghề. Nếu chỉ đào tạo chuyên gia thì nên xem đó là viện công nghệ. Đại học theo cái nhìn của tôi không thể có những môn học vốn thuộc sở trường của các cơ sở dạy nghề như “hospitality”, du lịch, nhà bếp, tiếp tân. Một đại học đúng nghĩa theo tôi phải có những môn học mà phương Tây gọi chung là liberal studies như nghệ thuật, ngôn ngữ cổ và kim, văn hoá, văn học, v.v. hay những tri thức phổ quát. Sinh viên y không chỉ học y học mà còn phải học các môn học liberal studies. Nhưng ở VN, người ta lẫn lộn giữa giáo dục đại học, đào tạo chuyên môn, và cao đẳng. Điều này dẫn đến những tranh cãi có khi vô bổ về vai trò của “đại học”, và làm cho nền giáo dục đại học thật sự bị thất bại trong vai trò đáp ứng nhu cầu tri thức và văn hoá của người dân, thất bại trong sáng tạo ra tri thức mới, và thất bại trong việc đóng góp cho nền kinh tế quốc dân.
 
------------------

29 nhận xét:

  1. VN có 207 trường đại học được công nhận. Hỏi TT Dũng xem thằng nào ký quyết định mà dở hơi và vô trách nhiệm vậy ???
    Mấy cán bộ xã huyện mà tôi được biết họ học lấy bằng Đại học và bằng Thạc sĩ rất nhàn và rất nhanh. Thế thì cơ chế lưu manh của thằng nào tạo ra đây ???
    Đã thế công tác cán bộ lại bị thao túng bởi tiền, bởi ê kíp nhóm và con cha cháu ông rất nghiêm trọng. Thế thì làm sao mà chẳng loạn.
    VN tôi đâu? Vinh quang tìm ở đâu hỡi ĐCS VN ???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cái học ngày nay đã hỏng rồi/ 9 thằng đi học 8 thằng chơi/ 1 thằng ít học làm quan lớn/ Sai thằng có học chạy tơi bời/ Cái học ngày nay đã hỏng rồi/ 8 thằng đi học 7 thằng lười/ 2 thằng không học thì vinh hiển/ Quyền cao chức trọng đã lên đời/ Cái học ngày nay thật hỏng rồi/ 7 thằng tới lớp 6 thằng thôi/ 3 thằng ít học thành quan lớn / Vỗ ngực rằng tao tiến sĩ rồi/Cái học ngày nay đã nói rồi/ 6 thằng cắp cặp 5 muốn thôi/ 4 thằng trèo cao có chức lớn/Đầy thằng có học chạy hụt hơi/ Cái học ngày nay hỏng quá rồi/ 5thằng đang học 4 xin thôi/ 5 thằng không học "nhờ ơn đảng"/ Tham quan tham nhũng hưởng lộc trời/ Cái học ngày nay chuyện cũ rồi/ 4 em tới lớp 3 em chơi/ 6 người ít học thành ông chủ/ Rủng rỉnh tiền đô hưởng sự đời/ Cái học ngày nay biết hết rồi/ Chi hai ba đứa tới lớp ngồi/ Nhưng chỉ 1 thằng còn chăm chỉ/ Nhìn tới nhìn lui lại muốn thôi/ Cái học thì ai cũng biết rồi/ Không thần không thế thì ôi thôi/ Chẳng quyền chẳng lực ngồi trơ mỏ/ Nằm nhà chỏng cẳng để vợ nuôi.

      Xóa
  2. Đóng góp cho nhân loai ,công nghẹ khoa học phát minh sáng ché, tài chính,văn minh tiến bộ... thì VN xếp ở cuối bảng....
    Nhưng mấy mát về sinh mạng thì VN đứng ở đầu bảng?
    NGLUY

    Trả lờiXóa
  3. Cháu tôi tốt nghiệp đại học ngành tài chính ngân hàng. Xin vào 1 ngân hàng "lớn", tuy giảm so với hồi hoàng kim của ngân hàng, nhưng vẫn bị đòi 60 triệu! Không tiền chạy, vậy là nó đang bưng bê phở cho khách, việc không cần học hành cũng làm được.
    Tương lai của nó? "Cháu chả biết... Tới đâu hay tới đó..."
    "Nếu cháu có học thương mại, cháu phải biết là, một xã hội vĩ mô xấu mà đòi hỏi vi mô tốt là chuyện không tưởng?"
    "Học hành bây giờ chán lắm chú ơi, cứ lệt bà lệt bệt. Chúng cháu có nhớ là CNXH không tưởng gì đó? Vậy ta đi theo cái không tưởng làm gì?"

    Trả lờiXóa
  4. Sinh viên VN có chăm học không? Giữa những năm 1970, họ đã hát "Đời là mấy tí, anh em ơi, học làm gì? Đời là mấy tí, để mà rong chơi!...". Họ gọi đó là "Bài ca SVVN"!
    (Cựu SV ĐH Thuỷ Lợi Hà Nội)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thực ra đến đầu những năm 80 gdục đại học còn khá.tôi học ở Đại học tổng hợp chứng kiến ở lớp tôi trong 1 bài kiểm tra viết có một nữ sinh viên người Hà nội đem tài liệu vào phòng-lúc đó là sách chứ đâu có photo,bị thầy giáo bắt được.Nữ sv bị đem ra kiểm điểm trong họp lớp, họp chi đoàn thanh niên đã phải khóc.Nhiều môn thi vấn đáp cho vài chục câu hỏi về ôn.Trong 1 môn thi, thằng bạn tôi chỉ học 32 cầu, bỏ 2 câu vì không thích và đoán chắc không sao, vậy mà khi bắt thăm lại trúng vào câu không học nên phải thi lại.Làm luận án tốt nghiệp chúng tôi chỉ mua vài bao thuốc lá cho thầy hướng dẫn, còn thầy gs phản biện thì không.Không biết từ khi nào thì có chuyện sv photo cả tập tài liệu mang vào để chép?

      Xóa
  5. .....Còn một nguyên nhân về sự thất bại của đại học việt nam nữa đó là các sinh viên còn phải học khá nhiều các môn linh tinh như chính trị ,kinh tế triết học mác lê.....và các môn mất thời gian khác...

    Trả lờiXóa
  6. Ông thầy tôi, một Gs ở Học viện quân y tâm sự
    -Sau buổi bảo vệ thanh công, tại bàn tiệc, tao hỏi thằng tân PTS vừa bảo vệ đạt điểm xuất sắc về cột sống cổ: "Cậu vẽ cho tôi cái đốt cổ 4", mày biết không... nó không vẽ được...!
    Tôi có cô em làm hiệu trưởng một trường mầm non, tối ngày lo việc đối đãi với các quan quận, phòng, sở... hết ăn nhậu lại ca ra ô kê. Ngày kỷ niệm nào cũng đến đủ lượt để biếu quà từ rằm tháng 7 đến nhày TBLS, ngày thanh lập quân đội ...

    Cả hệ thống giáo dục đã hỏng từ rất lâu rồi, có tý chất xám nào thì tự lo chảy máu hết. Có ai muốn đứa con rất giỏi của mình làm cho cơ quan nhà nước không, để bị chèn ép đến thui chột hay buộc phải thoái hóa biến chất?
    Mà hệ thống giáo dục cũng nằm trong cơn bão xã hội này thôi.
    Đại họa!

    Trả lờiXóa
  7. Thành công lớn của giáo dục Việt Nam là tạo ra đội ngũ đông đảo những người có bằng cấp từ đại học đến thạc sỹ, tiến sỹ nhuần nhuyễn tư tưởng Mác-Lê, không tư duy phản biện, mù mờ về nhận thức xã hội.

    Trả lờiXóa
  8. Thất bại của giáo dục nói chung hay của bậc Đại học nói riêng sẽ cứ thất bại MÃI - MÃI và có hàng TỈ lí do .... để mà phân tích .Tất cả duy nhất là do THỂ CHẾ là nguyên nhân mà ra.

    Trả lờiXóa
  9. Đại học như Hồng đức,ĐH công nghiệp tp HCM ở Thanh hóa chỉ vớ bở mấy hiệu photo ở xung quanh trường. sinh viên lấy luận văn khoa trước chép nộp thầy mà vẫn điểm cao.thi cử thì photo thu nhỏ tài liệu đem vào nhan nhản. rồi trò mua điểm, thầy bán điểm, cấy điểm phổ biến mọi khoa.Ở Thanh hóa còn có vụ nộp tiền chống trượt tại 1 trung tâm giáo dục khi tuyển thi cao học nữa.Nói chung giáo dục quá thối.

    Trả lờiXóa
  10. Ôi giáo dục, gióa dục....lại giáo dục.......
    Ở VN nó mục ruỗng từ cấp mẫu giáo
    bác Tuấn ơi, đứa trẻ 3 tuổi đi học đã phải phong bì kẹp nách đi học rồi
    đừng nghĩ quá xa và quá nhanh như thế

    Trả lờiXóa
  11. Chỉ có, cái vô lý, 3 triệu đảng viên cộng sản, mà có tới hơn 91% nghế, trong quốc hội, mà cả cái dân tộc Việt nam này, chấp nhận, thi " bài báo khoa học từ tất cả các đại học VN", để làm cái gì ?

    Trả lờiXóa
  12. Chúng ta cũng nên mừng cũng vì thế mà nước ta là một quốc gia có nhiều Tiến sĩ và Thạc sĩ nhất thế giới, ví dụ Thủ tướng NTD của nước ta cũng ít nhất cử nhân Luật !

    Trả lờiXóa
  13. Xin đừng đòi hỏi nhiều: Hãy nhìn vào hệ thống lãnh đạo từ 70 năm qua, họ là người xuất thân từ thành phần bần cố nông, lại có cách hành xử như du côn tàn ác trong việc cải cách ruộng đất, với trò đấu tố tiêu diệt những phú hào, nên thành phần tinh hoa đã bị triệt tiêu, đánh tư sản ở miền Nam đã làm cho giới tinh hoa cũng chạy hết ra nước ngoài,nên nếu đại học tổ chức có căn cơ,khó khăn như miền Nam trước năm 1975 sẽ không có học sinh đủ tiêu chuẩn theo học.

    Trả lờiXóa
  14. Trương Minh Tịnhlúc 07:28 7 tháng 8, 2014

    Giáo dục hay gì gì đi nữa thì cũng thất bại.Nếu nó hay thì Liên-Xô,Đông Đức,Ba-Lan v.v.....đâu có sụp đổ. Và Cu-Ba,Bắc Hàn đâu có thãm hại như ngày nay.

    Trả lờiXóa
  15. Sự thất bại của giáo dục VN.là tất yếu,nếu nền tảng
    triết lý giáo dục là NGHỊ QUYẾT của đảng,như người
    cầm đầu Bộ giáo dục từng thú nhận !
    Nghị quyết của đảng có mục đích nhồi sọ và tẩy não,
    nhằm biến học sinh-sinh viên thành bầy tôi phục vụ
    đảng,như thời phong kiến.Đó là lý do chủ yếu tại sao
    nền giáo dục đó phải thất bại.

    Trả lờiXóa
  16. Ở VN thì : Học cho lắm thì tắm cũng ở truồn, học luồng xuồng thì cũng ở truồn tắm. Học cho lắm thì cũng ăn cơm mắm với cà, học là tà thì cũng ăn cơm cà với mắm ". Đó là sự thật, tôi tốt nghiệp TC kế toán KN 3 năm vì cty giải thể nên nghỉ mà giờ đi đâu nó cũng đéo nhận, cả 3 tháng trời mà kết quả cũng tròn trĩnh như con số O, chỗ nào cũng đòi tiếng Hoa hết . và cũng đang ngồi ăn cơm mắm với cà cùng với 1 thằng cũng đang thất nghiệp. " Đó là sự thật"

    Trả lờiXóa
  17. Các vị cứ vẽ chuyện? học để làm gì? VN cần gì phải học? mấy cái vị hoạn lợn, đốn rừng, cầm bơm tiêm ... còn làm được lãnh đạo.
    Các vị học lắm để làm Thánh sống à? mà xã hội lắm Thánh thì người Dân thờ cúng sao nổi?

    Trả lờiXóa
  18. Giáo dục VN trong hiện tại thưc chất là một nền giáo dục ngu dân,không thể nói sửa hay cải cách gì được,mà phải nói là hủy bỏ hoàn toàn để làm một cái mới ! nhiều và rất nhiều điều phải nói,phải giải bày minh bạch !(nó phải tuân mệnh của dân tộc và đất chứ không phải để phục vụ cho ý đồ thấp kém của một cá nhân hay một đảng phái nào !!! )

    Trả lờiXóa
  19. Ở VN nếu còn độc đảng thì lĩnh vực nào cũng "thất bại" , thậm trí "siêu thất bại" , đâu chỉ có GD. Quí vị thử ngẫm lại mà xem!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cha mẹ ơi! Nó sờ sờ trước mắt, khỏi ngẫm!

      Xóa
  20. Tôi hoàn toàn đồng ý với Nặc danh 13:51 / 07.08.2014 .

    Trả lờiXóa
  21. Còn một sự thật mà chưa thấy còm nào phản ánh. Tại đại hội đảng các cấp, anh nào có bằng ĐH chính quy thì hãy coi chừng đứng lớ rớ ứng cử làm lãnh đạo. Học chính quy hay nước ngoài về thì đứng có cậy tiền, không có người đỡ đầu thì vứt. Hầu hết cán bộ đều chuyên tu, hàm thụ cả. Chuyên tu và hàm thụ mà đạt cả bằng Tiến sỹ nữa cơ. Nói tóm lại, học giỏi, đại học có uy tín thì hay thật đấy nhưng để làm gì (mà còn rất khó tiến thân)? Đó là chưa kể để vào đảng đối với sinh viên chính quy thì hãy đợi đấy. Đây không phải là chính sách của ĐCS mà là sự cạnh tranh tại nơi anh làm việc. Mà không vào đảng thì suốt đời làm lính nhé. Đây cũng là một lý do tại sao người du học không muốn trở về nước để "cống hiến". Nói ra lại buồn... Cơ chế phải là đảng viên mới được trọng dụng và sự cạnh tranh của những người xung quanh (khi anh muốn vào đảng) chính là cỗ máy tiêu diệt tận gốc nhân tài Việt.

    Trả lờiXóa
  22. Tôi nhất trí cao với 13:51/ 7- 8 - 2014 không chỉ GD. Y tế càng tồi tệ hơn ốm đi viện mà 2 người một giường thử hỏi yêu cái CNXH này thế Đ.. nào được, trong khi bệnh viện thiếu như thế thì không xây thêm nhưng đền chùa thì chi hàng nhiều nghìn tỉ đồng để xây mới, đúng là nói một đằng làm một nẻo.

    Trả lờiXóa
  23. Chúng tôi ngồi nhậu. Có 2 ông tóc bạc trông đầy uyên thâm. Một ông nói:
    - Muốn tiến lên CNXH phải trải qua giai đoạn CNTB để có cơ sở vật chất đầy đủ cho xã hội. Không làm vậy, chết là phải!
    Cả bàn gật gù, đồng ý.
    Ông kia nói:
    - Làm gì có CNTB? Thế giới chỉ có các chế độ Cộng hoà, Quân chủ và Cộng sản. Nước nào phát triển bình thường được gọi là “CNTB”. Còn phát triển không bình thường là đi theo con đường “CNXH”. Chứ làm gì có cái vụ qua giai đoạn CNTB sẽ tới giai đoạn CNXH, CNCS?! Tóm lại, đó là hai con đường khác hẳn nhau!
    Mọi người đập bàn:
    - Đúng! Hay! Đó gọi là “Đường quang không đi, đâm quàng bụi rậm!”

    Trả lờiXóa
  24. Hàng ngày tôi đọc báo thấy chỗ này giết người yêu,chỗ kia chồng cũ chặn đánh vợ...dù nạn nhân đã nhiều lần báo chính quyền,sự việc đau lòng vẫn xảy ra đủ biết giáo giục Việt nam ta vẫn ăn lông ở lỗ vẫn là man rợ nên luật pháp chẳng ra gì.quan chức toan bằng đểu đến là nhục!!!

    Trả lờiXóa
  25. Theo tôi thì GS Tuấn đã chủ quan khi cho rằng Giáo dục đại học tại Việt Nam thất bại. GD ĐH cũng như giáo dục nói chung ở Việt Nam có mục đích đào tạo ra con người "vừa hồng vừa chuyên". Có lẽ GS nghiêng nhiều về bên chuyên nên mới cho nó là thất bại. GDVN cần đào tạo con người "Hồng" trước "Chuyên" sau. Hồng tức là (đào tạo ra người) cách mạng, là công sản là trung thành với đảng. Xét như thế thì GDVN nói chung đã đạt mục đích của nó và không hề thất bại.

    Trả lờiXóa
  26. Bản chất thối nát của GD VN thực ra đã được THẦY ĐỖ VIỆT KHOA cho mọi người thấy rõ qua Video. Chỉ có ĐCS VN vẫn tự sướng thôi.
    Còn thanh hóa thì nói cả ngày cũng không hết chuyện tầm phào của ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC
    Thanh hóa 90% cán bộ có bằng đại học đều học ngắn hạn tại các TTGD TX của các huyện. Chính vậy Thanh hóa đã sớm trở thành 1 tỉnh KIỂU MẪU !!!

    Trả lờiXóa