Translate

Trang BVB1

Thứ Hai, 11 tháng 8, 2014

Bài toán con cừu và ông thuyền trưởng – Lời xin lỗi dù muộn màng

               Bài toán như sau “Trên tàu có 45 con cừu, 5 con bị rơi xuống nước. Hỏi ông thuyền trưởng bao nhiêu tuổi?”. Rất nhiều tranh cãi diễn ra quanh bài toán này, thậm chí có cả một làn sóng cười cợt, mỉa mai chê bai sự dốt nát của ông thầy nào đã ra đề bài ấy.
Chỉ sau vài ngày, khi câu chuyện bài toán “cừu và thuyền trưởng” này gây nên cơn sốt, tác giả của bài toán là giáo sư Phạm Đình Thực – nguyên Trưởng Bộ môn phương pháp dạy Toán Tiểu học của Trường ĐH Sài Gòn đã cho biết đó là một trong những bài toán cố ý nhằm tạo nên tính phản biện của học sinh, tránh cách học máy móc và lối mòn.
Và ông rất buồn rằng sự phi lý của đề bài đã hầu như không có một học trò nào phản ứng điều đó chứng minh rằng tư duy phản biện trong nhà trường đang bị triệt tiêu. Đây là một cảnh báo rất nghiêm túc của một nhà sư phạm có tâm huyết.

Giáo sư Phạm Đình Thực đã đưa ra bài toán "Con cừu và thuyền trưởng" nhằm tạo nên tính phản biện của học sinh - Ảnh: TL (motthegioi)
Giáo sư Phạm Đình Thực đã đưa ra bài toán “Con cừu và thuyền trưởng” nhằm tạo nên tính phản biện của học sinh – Ảnh: TL (motthegioi)
Khác với giai đoạn bùng nổ cười cợt, miệt thị vì đề toán này, sau sự tường trình “à ra thế” của người ra đề bài thì có một sự thật không kém đau lòng “bục” ra đó là như sự yên lặng và quên lãng với câu chuyện mà nhiều người vừa ào ào thịnh nộ.
Trên các mạng xã hội rất ít phản hồi về cái sự thật mới được đưa ra thậm chí là một lời tâm tình xin lỗi tác giả, khi biết được sự thật chỉ được giới thiệu một phân nửa cũng hầu như vắng bóng.
Câu chuyện đơn giản này đang phác họa một xã hội Việt Nam rõ nét trong thời kỳ hiện đại: Con người đang dễ dàng chỉ trích, hạ thấp một ai đó, nhưng khi tìm ra điều đó là một sai lầm trong phản biện của mình thì dễ dàng né tránh bỏ qua.
Con người đang hời hợt trong cuộc sống, nhanh nhạy tham gia những phong trào miệt thị đồng loại để chứng minh mình có lẽ phải, nhưng rồi quay mặt rất nhanh khi nhận ra là mình đã bước hụt chân.
Có phải con người Việt Nam hôm nay đã ích kỷ hơn, đã thiếu đi sự tử tế, chân thành khi không biết cất lên lời xin lỗi cho những gì mình gây ra?
Trong vô số những lời miệt thị công việc lặng lẽ của vị giáo sư, sau đó, khi mọi chuyện được lý giải, hầu như tôi không tìm thấy một sự ân hận nào. Dĩ nhiên, trong muôn vàn cách nói, có thể lý giải rằng do việc bài toán “cừu và thuyền trưởng” đã được đưa ra thiếu một nửa sự thật ở phía sau khiến gây hiểu lầm, nhưng rõ ràng là có một sự thật hoàn hảo là đám đông chúng ta đã không buồn cất công tìm hiểu, và cũng rất sợ trễ chuyến tàu xu thời, nên vội góp ngay một bình luận cay độc, trước khi nhận biết đủ.

Sự phi lý của đề bài đã hầu như không có một học trò nào phản ứng - Ảnh:TL
Sự phi lý của đề bài đã hầu như không có một học trò nào phản ứng – Ảnh:TL
Giữa một xã hội lâu nay chỉ nhìn thấy vô số những sai lầm của sách giáo khoa, của phát ngôn từ ngành giáo dục… Con người Việt Nam có thể đã chai lì và quá ngán ngẩm trước hiện thực của đời mình, con cháu mình, thì chuyện giữa mênh mông hiện tại những điều đáng vứt đi, việc tìm thấy một tư duy tốt đẹp cho con người như vậy, dù nhỏ bé, điều đó cũng xứng đáng được cúi đầu kính trọng.
Lâu  nay trên báo chí, truyền hình… người ta thấy không ít người Việt trở nên tầm thường, tranh ăn giữa sảnh thượng lưu, cướp giật giữa phố khi gặp cảnh đánh rơi, thậm chí đền đài, thờ phượng cũng tràn ngập tiền bạc và mua vui.
Giữa biển cả xuống cấp đó, bài toán lặng lẽ giải ước mơ, cho trẻ con có tính phản biện và logic của cuộc sống, quả là một món quà ẩn giấu kỳ diệu, khó tin trong một thời đại đầy công thức và chỉ biết lo bảo toàn bản thân ích kỉ. Tác giả bài toán đó lẽ ra phải được nhận một lời xin lỗi
Tôi muốn gửi đến giáo sư Phạm Đình Thực một lời xin lỗi. Vì tôi cũng đã cười khi nhìn bài toán đó, đã vô tâm không đi tìm lý do vì sao nó lại được in ra. Dĩ nhiên, tôi cũng giống như rất nhiều người đã mệt mỏi và ngao ngán trước nền giáo dục Việt Nam bấy lâu nay, nhưng đó không thể là lý do nếu tôi đánh đồng sai lầm với sự tận tụy – dù nhỏ bé – của một nhà giáo có lương tâm.
Đất nước đã ngàn năm tuổi, vì vậy người Việt cũng cần lớn lên để thoát khỏi trạng thái ích kỷ trẻ con, có thể vì một vấn nạn giáo dục nào đó đã hằn vào não nhiều thế hệ trên đất nước này, khiến đang ngày càng bùng lên như một khối u đau nhức.
Lời xin lỗi trong suy nghĩ của người Việt cần phải được dựng lại từ hôm nay, vì xin lỗi một bài toán nhỏ có thể là khởi đầu cho những phục hưng lớn lao hơn. Để một lúc nào đó, chúng ta có thể mạnh dạn xin lỗi lịch sử, xin lỗi hiện tại và xin lỗi lẫn nhau… vì chúng ta đã vui cười, tận hưởng trong vô tâm…
Tuấn Khanh 
(motthegioi.com)
-------------------

31 nhận xét:

  1. Nó cũng là bức tranh chung của toàn XH
    bị "ghét" kiểu gì cũng chết, cũng ra tội
    "iêu" thế nào cũng thoát một cách ngoạn mục

    Trả lờiXóa
  2. Cám ơn Nhạc sĩ Tuấn Khanh. Chúc ông sức khỏe và hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
  3. GS Thực đừng ngụy biện. Phải đến độ tuổi nào đó, học sinh mới đủ tầm nhận thức việc phản biện mang tính động não.
    Các nhà khoa học thế giới đã đưa ra kết luận, tới lớp 6 mới nên cho trẻ học ngoại ngữ. Nay ở VN mẫu giáo cũng khuyến khích học tiếng Anh rồi? Như vậy, cả tiếng Việt lẫn tiếng Anh trẻ sẽ chẳng nắm được chắc chắn!
    Đừng vô lý đòi hỏi sự hối hận của cộng đồng xã hội với chuyện dở hơi này. Rồi lúc ấy các ông, thừa thắng xông lên, lại đưa ra đủ chuyện ngớ ngẩn rồi cho là "trí tưệ"? Đừng biến họ thành con rối! Đủ rồi!

    Trả lờiXóa
  4. Tôi luôn cảnh giác với mưu đồ bành trướng của bọn Tàu nhưng không vì thế mà gạt bỏ cả một nền văn hóa Trung Hoa. Đạo Khổng đã có nhiều điều lạc hậu với xã hội hiện đại nhưng cũng có vài điều đáng để ta nghiền ngẫm. Ví dụ như Ngũ thường(Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín), nếu không có những vấn đề ấy, ta sẽ là gì? Ta không học Mao nhưng cũng nên học Khổng tử một cách có chọn lọc.
    Với bài viết này, tác giả buồn bã mà nói ràng tính phản biện xã hội đã bị thui chột, mất đi. Cũng đúng thôi khi mà những ý tưởng mới luôn bị quy vào "Phản động, Suy thoái" rồi phải chịu hàng trăm mũi tấn công của các thế lực"Không thù địch". Gương tày liếp của các bậc Trí giả đã khiến lớp trẻ ngày nay thun vòi, chạy theo "Xu thế thời đại" là nhắm mắt làm theo, là nịnh hót a dua, là chạy quyền chạy chức. Có tiền là có tương lai- Quả là đáng sợ.

    Trả lờiXóa
  5. […Và ông, giáo sư Phạm Đình Thực – rất buồn rằng sự phi lý của đề bài đã hầu như không có một học trò nào phản ứng điều đó chứng minh rằng tư duy phản biện trong nhà trường đang bị triệt tiêu. Đây là một cảnh báo rất nghiêm túc của một nhà sư phạm có tâm huyết.]
    Có tâm huyết xin hãy có tầm nữa. Đừng suy luận ai (học sinh - HS) cũng siêu cũng giỏi như mình, với lại “một con én không làm nổi mùa xuân”. Tầm ở đây là cái nhìn mặt bằng xã hội trong giáo dục. Cái cần bây giờ là bỏ lối dạy “nuôi gà công nghiệp” vốn ăn sâu vào đầu các nhà giáo, phải dạy tư duy cá nhân. Muốn dạy “tư duy cá nhân - tức chủ thể” thì phải dạy các thầy các cô trước. Việc này không đơn giản, không phải một sớm một chiều là ra rản phẩm. Trong giáo dục từ phổ thông đến đại học có hàng vạn sáng tạo, hàng vạn công trình được khen thưởng, được đánh giá là “rất khoa học, có tính ứng dụng cao”. Nhưng tính ứng dụng ở đây chỉ là để giải ngân đề tài thôi, cuối cùng chỉ là tạo “công ăn việc làm” cho mấy nhân viên thủ thư – quét bụi hàng ngày.
    Việc dạy “nuôi gà công nghiệp” là “rất hay” và “rất tiết kiệm” sức lao động và tư duy của các thầy cô giáo, lại tiện cho việc kiểm tra “ai học, ai không - học thêm”. Đọc cho 1 lớp chừng 50 HS chép 1 bài văn mẫu. Thế là khi chấm “tòi ra” “ai theo thầy cô, ai không – ai đi học thêm, ai lánh lớp”. Và, chỉ chấm 1 nội dung - dễ ợt, không phải chau mày vì các tư duy “tản mạn” của HS. Lại nữa những năm 60 thế kỉ trước khi tôi còn học tiểu học, một (HS) bạn tôi đưa ra một lời giải toán ngắn hơn, dễ hiểu hơn thế là thầy dỗi, bảo với HS đó: “hay hơn, dễ hiểu hơn thì về tự học lấy, đừng đến lớp nữa” và đuổi ra khỏi lớp.
    Với cơ chế thị trường, nhà trường và ngành GD cũng thị trường hoá, bởi vậy dạy “nuôi gà công nghiệp” đang phổ biến nhất. Nó giảm gánh nặng tư duy, thu nhập khá, nhất là khi các chủ thể luôn đối mặt với đủ loại “kiêng, nể” trong chi/thu hàng ngày.
    Vậy nên vội trách ai làm chi. Cổ nhân dạy: "Tiên trách kỉ, hậu trách nhân". Hãy trách chủ thể trước đã. Chủ thể ở đây là các nhà sư phạm, các nhà “tâm huyết’, các nhà quản lí GD.
    Cảm ơn tác giả và ĐT BỒNG !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. phân tích rất sâu sắc và hợp tự nhiên.

      Xóa
  6. Thế có ai thông cảm và xin lỗi Tố Hữu về câu thơ "Tiếng đầu đời con gọi Xít-Ta-Lin!" chưa?
    Chắc chắn là không!
    Quan đểm, góc nhìn của NS Tuấn Khanh không thể là của cộng đồng. Họ không tiếp tục kết án ông GS Biết Tuốt đó là lịch sự rồi đấy.

    Trả lờiXóa
  7. Không biết phản biện nên phải cho cơ hội phản biện
    là đúng nhưng nhắm mắt mà bắt chước nước ngoài
    thì lại càng tệ hại hơn.
    Bài này được sao chép từ tài liệu cúa nước ngoài,
    chứ không phải do ông PĐT.nghĩ ra.Do đó,nhạc sĩ
    TK.cám ơn ông Thực có lẽ... trật đường rầy !

    Trả lờiXóa
  8. 6 ông/bà cho nhận xét đều nặc danh. Tại sao vậy? Từ lúc nào ta e sợ khi nói lên những điều mình nghĩ? Ai đã doạ ta khi muốn nói lên tiếng nói từ trái tim mình?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bà xã tôi dọa đấy! Bà ta còn nghiên cứu hồ sơ của Đại tá đây, thấy tính cách mạng của Bác, bà không nói gì. Bà ta sợ tôi tham gia tổ chức khủng bố, giật mìn phá cầu, nổ bom giết hại thuờng dân.

      Xóa
  9. Thà ra câu hỏi "Con gì càng lớn càng nhỏ?" (con cua) còn khơi gợi sự động não của trẻ nhỏ.
    Đối vớ người lớn, có câu trả lời mở "Đó là Con Tham Nhũng."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 3 cô gái ăn kem cây
      cô cắn, cô liếm, cô mút
      Hỏi cô nào đã có chồng?
      Bài nầy thực tế, thú vị, gần gũi, khơi gợi động não gấp tỉ lần bài đầu cừu, mông thuyền trưởng.

      Xóa
    2. Trả lời:
      Ba cô đều là
      Phụ nữ Việt Nam vốn hay làm hay làm...
      Có đảng chỉ đường đã bừng đôi mắt sáng...
      (Theo đúng tinh thần phản biện đấy nhé...)

      Xóa
  10. Chưa phải lúc bàn đến ND hay chính danh. Hãy nghiêm túc xem các phản hồi có thiện ý hay không, có tâm huyết với GD như GS bít tuốt không. Dùng ND để khỏi ngồi khai báo lằng nhằng mà thế hệ đầu 7 đuôi chơi vơi chúng tôi thì "dốt" bấm máy lắm bạn ơi. Chính vì thế mà chủ trang mạng đã dành cho chúng tôi sự ưu ái này đấy. Cảm ơn chủ trang mạng BVB!!!

    Trả lờiXóa
  11. THỰC ĐẠO
    VN chỉ học đạo đức không học VĂN HÓA[ VĂN HÓA không phải học vấn như trước kia chúng ta khai lý lịch]. Đạo đức là cái riêng[cá nhân]còn VĂN HÓA là cái chung[ xã hội]. Đó là nguyên nhân mà xh VN đang phải gánh chịu. Còn một vấn đề nữa là Việt Nam chỉ có vh cảm ơn[ cho nhau,quà cáp,biếu xén] chứ VN không có vh xin lỗi[ va quẹt,xích mích...]và còn rất nhiều vấn đề nữa...

    Trả lờiXóa
  12. Bác Tuấn Khanh mượn bài toán cừu -thuyền trưởng để đặt vấn đề văn hóa cảm ơn,xin lỗi;tuy nhiên bác cứ xa xôi quá ,hiểu được bác cũng khó.

    Thường thì người ta có thói quen học làm sang,học người sang mà ngày nay người sang trong xã hội chính là cán bộ đảng viên.Thật đáng tiếc là rất nhiều nhiều cán bộ đảng viên và kể cả tổ chức ĐCSVN các cấp có khá nhiều sai phạm lớn với nhân dân,hoặc gây án oan sai nặng nề hoặc gây thành những sai lầm có tầm cỡ lịch sử nhưng chỉ khi còn cụ Hồ Chí Minh, đảng có xin lỗi nhân dân và có sửa sai dù việc sửa sai còn chưa xứng tầm lỗi lầm .

    Sau khi cụ HCM mất chưa có khi nào đảng CSVN nói mình có sai lầm ,những việc đảng đề ra nhưng không làm được thì đảng có xin lỗi cũng là chiếu lệ,xin thì có mà sửa lỗi thì không nên cái sai không được chỉnh sửa ,thậm chí xin lỗi xong thì lỗi ngày càng nặng nề hơn như chuyện lộng quyền tham nhũng mua quan bán chức... chẳng hạn.Là những người SANG trong xã hội mà văn hóa ứng xử của cán bộ đảng viên kém như thế nên xin đừng trách mà oan dân bác Tuấn Khanh ạ.

    Còn việc dạy,việc học thì cái sai lớn nhất là biến việc dạy việc học thành thành ngón nghề kiếm tiền,từ in sách giáo khoa để bán hàng năm cho đến việc ra đề kiểm tra ,đề thi mà nếu không học thêm đến bố học sinh không làm được bài...Ngày nay internet và máy tính là kho tư liệu vô cùng lớn lao,vậy bắt học sinh nhớ ngày nhớ tháng ,nhớ dấu chấm dấu phẩy...một cách máy móc thông qua việc thi cử để làm gì nếu không phải là sự vụ lợi của nghành giáo dục.

    Hãy học tư duy giáo dục của các nước tiên tiến đấy là dạy cho học sinh cách học,cách phân tích để nhớ những nguyên tắc,những kết luận chính yếu của bài giảng để mà vận dụng sáng tạo trong thực tiễn sau này ,tức là chủ yếu dạy học sinh cách đọc ,cách thâu tóm kiến thức trong sách vở thư viện...Học sinh VN lý thuyết làu làu nhưng dời trường đại học nhiều bạn còn chưa biết viết một lá đơn cho đúng cách hay trình bày báo cáo công việc cho gãy gọn ,chưa biết đấu một bảng điện đơn giản trong nhà...và đặc biệt không biết cãi ,ngại tranh luận vậy làm sao mà có sáng kiến,làm sao tiếp cận được công việc và thế là DN ,cơ quan lại phải kèm cặp,dạy lại mất cả năm trời ...Hãy dạy học sinh trước hết kiến thức thực tế trong đời sống,sau nữa là cách đọc sách ,cách học hỏi làm việc tập thể tìm hiểu cái cũ để cải tiến sáng tạo ra cái mới tân tiến hơn.Đừng dạy học sinh ảo tưởng về một cái gì đó chưa tồn tại trong thực tiễn....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Học sinh Mỹ "rất cảm phục" học sinh VN vì học sinh VN thuộc bảng cửu chương làu làu. "Chúng tao không tốn 6 tháng; 180 ngày để nhồi bảng cửu chương vào đầu, chỉ cần một cái calculator (máy tính) giá vài đồng."

      Xóa
    2. "Sau khi cụ HCM mất chưa có khi nào đảng CSVN nói mình có sai lầm"
      Có chứ, họ có thú nhận là mình đã sai lầm và hứa sửa sai... Nhưng "chữa lợn què yhành lợn chết".
      Còn các nước dân chủ phát triển không bao giờ sửa sai lầm - vì các bố ấy đâu có sai lầm mà phải sửa!

      Xóa
    3. Trừ cụ HCM trước đây có nhận sai lầm về chủ trương cải cách ruộng đất và có sửa sai ,kỷ luật người chủ trì công việc ,cho đến nay,Đảng CSVN chưa bao giờ nhận mình đã sai lầm trong cương lĩnh chủ trương xây dựng ,phát triển kinh tế xã hội sau chiến tranh kết thức 1975.

      Như đường lối kiên định tư tưởng CNXH (định hướng XHCN)mà theo đó sự thất bại đã hiển nhiên của kinh tế xã hội gắn với DNNN ,với hàng loạt cửa lộng quyền phê, duyệt, xin,cho,cấp,phát... mở lối vẽ đường cho tham nhũng ăn cắp của công nhưng TBT cũng chỉ xin lỗi vì khâu điều hành kém chứ không có nhận đoạn chủ trương chỉ đạo của đảng là sai.

      Như thế thì đổi mới cũng mới chỉ là con lợn què(đổi mới kinh tế chưa đổi mới chính trị) ,đâu đã chọn được lợn lành mà chữa thành què.

      Chung quy cũng chỉ là công thần thiếu dân chủ sinh bảo thủ mà ra.

      Nếu thực sự cầu thị,đảng CSVN cần tôn trọng dân chủ ngay trong đảng,theo đó quyền được tự ứng cử đề cử ở mọi cấp của mỗi đảng viên phải được tôn trọng(đã có quyền đề cử ứng cử sao lại phải được chi bộ,đảng bộ đồng ý?????) .Đảng CSVN chỉ cần đưa ra tiêu chuẩn cụ thể cho từng chức danh lãnh đạo đảng là đủ.

      Để gút danh sách bầu cử đúng cách dân chủ,đảng CSVN cần tổ chức bầu hai vòng ở mỗi cấp,vòng một lấy đủ số ứng cử viên cần có,vòng hai mới là căn cứ chọn người trúng cử.

      Khi có bầu cử dân chủ ,những đảng viên đảng CSVN có tâm,có tầm mới có cơ hội tham gia lãnh đạo đảng ,ngược lại,thực tế là ghế lãnh đạo chỉ giành cho ccccc hoặc do CSTQ cơ cấu nên mấy TBT khóa vừa rồi đều thiếu tâm ,kém tầm,thậm chí có bác còn kém cả đức và do vậy mà kinh tế xã hội VN không thoát được bế tắc thụt hậu.

      Xóa
    4. "những đảng viên đảng CSVN có tâm,có tầm"?
      Đại khái, chuyện này giờ dân chúng coi như cổ tích ở xứ sương mù...

      Xóa
  13. Chỗ tôi có câu chuyện thế này:Khi Trung quốc đem giàn khoan HD981 vào khoan ở biển Hoàng sa,nhiều người bức xúc,nhưng cũng lắm người "bình chân như vại".Người bức xúc hỏi:
    -Ông tính thế nào?
    Người bình chân thủng thẳng trả lời:"Để đảng,nhà nước lo".Ông kia vặc lại "Các ông rõ ngu! Nó đến,nó đè con gái ông ra nó hiếp,thế ông cũng "để đảng,nhà nước lo"?,đến lúc con ông có chửa ông cũng "để đảng,nhà nước lo"?
    Vâng,ngày nay con người "tuyệt đối tin vào đảng,nhà nước",nên mới có hiện tượng bài toán con dê và ông thuyền trưởng,và người bức xúc trong xã hội như câu chuyện trên không nhiều

    Trả lờiXóa
  14. Ông GS này sai lầm trong cách giáo dục.
    Theo tôi, với lứa tuổi tiểu học, chúng ta phải nói thẳng "Khi có một đề toán sai, các em phải nói: Bài toán sai thầy ơi".
    Thay vì vậy, ông ta lại tưởng tượng học sinh tiểu học toàn là Einstein tương lai.
    Người xin lỗi xã hội phải là ông ta. Còn không, mọi chuyện sẽ ngày càng mù mịt cho giáo dục VN.

    Trả lờiXóa
  15. Tôi không việc gì phải xin lỗi người gây ra lỗi! Vớ vẩn quá!

    Trả lờiXóa
  16. Lỗi tại cơ chế lỗi có hê thống... Ngành GD thực thi và phat huy các lỗi đó khi k có sự giám sát của chế độ Dân Chủ ,nói như bà Kim Tiền ...cái đó phải hỏi Ông NHÀ NƯỚC???
    ngluy

    Trả lờiXóa
  17. Bài này mang quan điểm cá nhân nhiều quá. Tác giả kêu gọi "Dĩ hòa vi quý; thái độ ba phải; v.v..."
    Quên cái vụng về của ông GS, khỏi cần ông ta phân trần - đó là thái độ rất hợp lý của đám đông. NS Khanh biện minh làm chi cho nó kéo dài sự dở...

    Trả lờiXóa
  18. Một xã hội ì ạch thì một quả đại pháo sẽ có tác dụng hơn những lời dễ nghe hợp lý. Việt Nam cần một quả pháo đánh vào rất nhiều thứ. Chỉ trích GS mà làm lơ kết quả không học sinh nào phản biện lại thì đều ngụy biện. Một đứa trẻ biết đèn xanh thì chạy, đèn đỏ thì ngừng thì cũng đồng thời phân biệt được đèn hiệu và hành động rõ ràng kết hợp.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Học sinh lớp 2 mà bạn đòi hỏi chúng phải "phản biện" bài toán này? Bạn có lặp lại từ "hạ đặt" giàn khoan mà không hề thấy sự vô lý của nó chứ? Và bàn không hề nghĩ tới sự phản biện - "Đó là XÂM PHẠM chứ không phải HẠ ĐẶT!".
      Nhiều người già còn không hiểu chuyện đơn giản, vậy đừng bắt con nít hành xử như nhà bác học Newton.

      Xóa
    2. Vậy là ta cứ đưa ra cho các em nhỏ những thứ mơ hồ, rồi che chúng dốt khi "không biết phản biện" - trong khi chúng còn chưa hiểu từ "phản biện" là cái chi chi?
      Trẻ em là trong trắng, chứ đừng bắt chúng là phải đầy mưu mẹo, thậm chí cáo già...

      Xóa
    3. ["Đó là XÂM PHẠM chứ không phải HẠ ĐẶT!".]
      "Lời nói chẳng mất tiền mua
      Lựa lời mà nói thì lừa được nhau"
      Là cả xã hội bị lừa thế đấy!!!

      Xóa
  19. Thực chất bài toán này như sau: "Thuyền trưởng có 26 con cừu và 10 con dê. Hỏi Thuyền trưởng năm nay bao nhiêu tuổi". Bài này dựa vào hai tác người Bỉ và một người Nauy. Xin mời ai biết tiếng Anh nên đọc bài này http://www.jstor.org/discover/10.2307/3483286?uid=3739320&uid=2129&uid=2&uid=70&uid=4&sid=21104083258941.

    Trả lờiXóa
  20. Bài này tác giả dành cho học sinh elementery (Tiểu học). Nên tìm hiểu rồi hẵng phê phán. Thì sẽ khôn lên nhiều các bạn ạ.

    Trả lờiXóa